- Tháng 1/1981 thành lập Công ty Thắng cảnh Hương Sơn thuộc Sở Văn hoá
Thông tin Hà Tây.
- Tháng 3/1985 sáp nhập Ban Quản lý thắng cảnh Hương Sơn thành Công ty thắng cảnh Hương Sơn thuộc UBND huyện Mỹ Đức với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là quản lý, bảo vệ và tôn tạo khu thắng cảnh đồng thời tổ chức hướng dẫn, kinh doanh phục vụ khách.
- Tháng 4/1996 thành lập lại doanh nghiệp nhà nước là Công ty Du lịch thắng cảnh Hương Sơn thuộc Sở Du lịch Hà Tây với chức năng bảo vệ, tôn tạo di tích và kinh doanh dịch vụ du lịch.
- Năm 1997, UBND tỉnh Hà Tây (cũ) có Quyết định thành lập Ban quản lý khu Di tích thắng cảnh Hương Sơn thuộc UBND tỉnh Hà Tây (cũ) là đơn vị sự nghiệp có thu với nhiệm vụ:
+ Quản lý khách tham gia xuân hội chùa Hương và khách du lịch ngoài lễ hội
phát hành và tổ chức bán vé thắng cảnh.
+ Xây dựng kế hoạch bảo tồn, giữ gìn, bảo vệ khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn.
+ Tổ chức, giới thiệu về ý nghĩa, giá trị khu Di tích, bảo vệ, giữ gìn, phát huy giá trị khu Di tích - Thắng cảnh Hương Sơn.
- Tháng 6/2000 đến nay thành lập Ban quản lý Di tích và thắng cảnh Hương Sơn thuộc UBND huyện Mỹ Đức là đơn vị sự nghiệp (chuyển giao từ Tỉnh về Huyện quản lý)
SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA BAN QUẢN LÝ KHU DI TÍCH VÀ THẮNG CẢNH HƯƠNG SƠN, HUYỆN MỸ ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
UBND HUYỆN MỸ ĐỨC
PHÓ TRƯỞNG BAN
TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN
Tổ bán vé, quản lý khách và tuyên truyền khu vực trung tâm
Tổ bán vé, quản lý khách và tuyên truyền khu vực Bến Đò
Tổ hành chính tổng hợp (kế toán, thủ quỹ, thủ kho, văn thư…)
Tổ quản lý
DT-TC, vệ
sinh môi trưởng tuyến Long Vân, Tuyết Sơn, Thanh Sơn
Tổ quản lý
DT-TC vệ
sinh môi trường tuyến Thiên Trù – Hương Tích
Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ phối hợp
Vào mùa lễ hội hàng năm tỉnh Hà Tây cũ và thành phố Hà Nội hiện nay đều có quyết định thành lập Ban chỉ đạo hội chùa gồm thành viên của một số ngành như: Công an thành phố, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch , UBND huyện Mỹ Đức; UBND xã Hương Sơn để cùng quản lý tại khu vực này.
Như vậy trước năm 1985 hoạt động dịch vụ du lịch tại khu DT-TC Hương Sơn không có những vấn đề nổi cộm là do:
+ Kinh doanh du lịch chỉ do nhà nước đảm nhiệm, ngoài Công ty thắng cảnh Hương Sơn, Công ty ăn uống dịch vụ Hà Sơn Bình, Công ty Thương nghiệp huyện Mỹ Đức và khách sạn Hương Sơn (thuộc Công ty du lịch Hà Tây) hầu như không có tổ chức nào kinh doanh du lịch tham gia.
+ Mật độ du lịch chưa đáng kể, ngay cả trong những tháng mùa vụ tình trạng lôn xộn cũng ít xảy ra.
Sau năm 1995 và nhất là thời gian gần đây, cơ chế chính sách và luật pháp
của Nhà nước đã có nhiều đổi mới trong đời sống kinh tế- xã hội:
+ Đường lối đổi mới và cải cách kinh tế của Nhà nước cho phép và thừa nhận
các thành phần kinh tế đều được bình đẳng sản xuất kinh doanh.
+ Chính sách giao quyền sử dụng đất và tài nguyên, phân cấp quản lý khai
thác di sản văn hoá...
+ Luật ngân sách đã khoán thu để đảm bảo kế hoạch chi và cho phép trích lại một tỷ lệ thu cho ngân sách địa phương (tỉnh, huyện, xã).
+ Cuộc sống, ý thức vươn lên làm giàu và cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân như một thực tế cuốn hút.
Tất cả những điều đó, như một thực tế khách quan khó có thể ngăn cản được sức cuốn hút rất mạnh của các tổ chức, cá nhân từ tỉnh đến huyện, xã, làng, thôn, xóm và cá nhân người lao động tham gia vào việc quản lý, khai thác nguồn lợi tự nhiên không phải đầu tư này thông qua các quyền hạn hành chính của mình, thông qua các dịch vụ thu vé vào cửa, lưu trú, ăn uống, vận chuyển và bán những hàng hoá thông dụng khác... để thu lợi trang trải cho ngân sách các cấp và đạt đến lợi ích kinh tế tối đa.
Phương diện tổ chức quản lý khu di tích thắng cảnh Hương sơn:
- Chưa có một cơ chế, mô hình tổ chức quản lý điều hành thống nhất gồm thành phố, huyện và xã. Hoạt động quản lý bị chia cắt, mỗi cấp chỉ chịu trách nhiệm một mảng nên dẫn đến thực trạng nhiều cấp chỉ huy quản lý nhưng không đủ mạnh, đủ quyền lực và sức thuyết phục.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa,
du lịch, không chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự an toàn xã hội trong khu du lịch.
- Huyện, xã thì có trách nhiệm quản lý về an ninh, trật tự an toàn xã hội, nghĩa
vụ thì nhiều nhưng quyền hạn bị hạn chế.
- Ban quản lý di tích thắng cảnh Hương Sơn tuy đã có cơ chế hoạt động tạm
thời song thực chất hoạt động hiệu quả còn chưa cao.
- Các tổ chức kinh tế nhà nước, tập thể và tư nhân chỉ chú trọng kinh doanh, khai thác tối đa các nguồn tài nguyên dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh làm mất trật tự an toàn xã hội, tổn hại đến môi trường sinh thái, nếp sống văn hoá bị xuống cấp. Điều này là một trong những nguyên nhân dẫn đến môi trường dịch vụ du lịch ở khu vực này kém hấp dẫn và gây khó khăn cho công tác quản lý.
Phương diện hoạt động khai thác kinh doanh du lịch tại khu di tích thắn cảnh Hương Sơn.
Do tính chất sở hữu, quyền sử dụng đất, tài nguyên du lịch, cộng với cơ chế chính sách kinh tế mở nhiều thành phần nhưng lại chưa được thống nhất quản lý nên thực trạng khai thác kinh doanh dịch vụ du lịch ở đây cũng nảy sinh những bất cập đáng quan tâm.
Mọi hoạt động du lịch ở đây là thuần tuý khai thác, cạnh tranh tối đa, ít quan tâm đến nghĩa vụ đầu tư để đảm bảo sự bền vững của thắng cảnh, di tích và môi trường du lịch. Hoạt động khai thác kinh doanh không lành mạnh thể hiện qua sự tranh mua, tranh bán, giành giật khách hàng; tuỳ tiện về giá cả, mất trật tự và an ninh xã hội; chất lượng dịch vụ kém; văn minh phục vụ thấp; tình trạng trốn lậu thuế, tránh sự quản lý của Nhà nước là phổ biến.
Quan hệ xã hội cũng nảy sinh rất nhiều phức tạp: Nhiều mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế trong việc khai thác du lịch nảy sinh giữa những đơn vị, tổ chức được quyền sử dụng, sở hữu, quản lý tài nguyên di tích; giữa những người bản xứ với những người ở nơi khác đến kinh doanh tại Hương Sơn; nhiều tệ nạn xã hội, tiêu cực trong quan hệ giao tiếp, quản lý kinh doanh diễn ra rất phức tạp.
Thực trạng quản lý hoạt động phục vụ du lịch tại khu di tích thắng cảnh Hương Sơn.
Khách du lịch tại khu di tích thắng cảnh Hương Sơn.
- Khách du lịch: Trung tâm Hà Nội là nơi phân phối khách du lịch lớn của phía Bắc, nên hiện nay khách du lịch quốc tế đến Hương Sơn chủ yếu là khách du lịch đến từ trung tâm Hà Nội.
Khách du lịch quốc tế đến Hương Sơn cũng tập trung chủ yếu là khách du lịch đi trong ngày, thông qua các công ty lữ hành tại trung tâm Hà Nội.
Khách du lịch nội địa đến Hương Sơn chủ yếu từ trung tâm Thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
Bảng 2.3: Thống kê số liệu khách du lịch đến Hương Sơn
từ năm 2007 - T12/2011
Đơn vị: Lượt khách
2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | |
- Quốc tế | 34.579 | 32.516 | 26.055 | 25.232 | 30.000 |
- Nội địa | 949.777 | 1.126.831 | 1.235.945 | 1.274.782 | 1.300.001 |
Tổng số | 984.356 | 1.159.347 | 1.262.000 | 1.300.014 | 1.330.001 |
Có thể bạn quan tâm!
- Giới Thiệu Tổng Quan Về Khu Di Tích Và Thắng Cảnh Hương Sơn
- Tăng Trưởng Gdp Của Việt Nam Từ Năm 2000 Đến Năm 2010
- Thống Kê Cslt Tại Khu Di Tích - Thắng Cảnh Hương Sơn Tính Đến T12/2011.
- Cơ Cấu Vé Thắng Cảnh Và Vé Đò Ở Khu Di Tích Thắng Cảnh Hương Sơn (Áp Dụng Từ Năm 2009)
- Đánh Giá Môi Trường Kinh Doanh Dịch Vụ Du Lịch Đối Với Khu Di Tích Và Thắng Cảnh Hương Sơn - Huyện Mỹ Đức, Thành Phố Hà Nội.
- Đánh Giá Chung Về Hiện Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Và Quản Lý Dịch Vụ Du Lịch Hương Sơn .
Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.
Nguồn:Ban QLDTTC Hương Sơn
Tuy nhiên, số lượt khách nghỉ lại qua đêm tại Hương Sơn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số lượt khách đi du lịch tại đây. Giai đoạn 2007- 2011 tỷ lệ này vào khoảng 1,9-2,0% đối với cả khách quốc tế và khách nội địa.
- Doanh thu và giá trị GDP du lịch: Trong thời kỳ 2007 - 2011, theo điều tra sơ bộ, trung bình một khách du lịch quốc tế chi tiêu trong một ngày đến Hương Sơn là 1.300.000 đồng, còn khách nội địa là 310.000 đồng.
Bảng 2.4 : Doanh thu xã hội từ du lịch tại khu DT-TC Hương Sơn
Từ 2007 - T12/2011
Đơn vị tính: Triệu đồng
2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | |
Doanh thu xã hội từ du lịch | 200.000 | 220.000 | 250.000 | 270.000 | 300.000 |
Nguồn: Phòng TC-KH huyện Mỹ Đức.
Nam 2011
Nam 2010
Nam 2009
Nam 2008
Nam 2007
0 50 100 150 200 250 300
Bảng 2.5 : Doanh thu vé thắng cảnh tại khu DT-TC Hương Sơn
Từ 2007 - T12/2011
Đơn vị tính: Triệu đồng
2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | |
Doanh thu vé thắng cảnh | 22.148 | 34.201 | 37.224 | 38.350 | 39.235 |
Nguồn: Phòng TC-KH huyện Mỹ Đức
Bảng 2.6 : Doanh thu vận chuyển ở khu DT-TC Hương Sơn
Từ 2007 - T12/2011
Đơn vị tính: Triệu đồng
2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | |
Doanh thu vé vận chuyển (vé đò) | 19.687 | 28.984 | 31.550 | 32.500 | 34.300 |
Nguồn: Phòng TC-KH huyện Mỹ Đức
40
30
20
10
0
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
DT vận chuyển
Lao động phục vụ khách du lịch và công tác quản lý lao động tại khu di tích
thắng cảnh Hương Sơn.
- Tình hình dân cư và lao động khu vực Hương Sơn. Dân cư:
Khu vực Hương Sơn có số dân là khoảng 40.000 người chiếm hơn 21% so với dân số huyện Mỹ Đức. Dân số ở đây phân bố không đều, xã Hương Sơn có diện tích lớn nhất (chiếm 50% diện tích khu vực) tập trung gần 50% dân số. Với hơn 21.000
dân, Hương Sơn còn là một trong những xã đông dân nhất khu vực Đồng bằng Bắc bộ. Mật độ phân bố dân cư khu vực là 400 người/km2, hai xã của huyện Mỹ Đức có diện tích nhỏ nhất là An Tiến và Hùng Tiến có mật độ phân bố là 500 và 700 người/km2.
Lao động:
Tổng số người trong độ tuổi lao động ở Hương Sơn tính đến năm 2011 đạt hơn
17.000 người chiếm tỷ trọng hơn 36% so với dân số khu vực. Nông nghiệp vẫn là khu vực kinh tế thu hút nhiều lao động nhất với hơn 70% số lao động trong độ tuổi ở Hương Sơn. Số lao động tại đây tham gia sản xuất thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng hơn 5% và 20%. Trong các xã, Hương Sơn có tỷ trọng lao động trong khu vực phi nông nghiệp cao nhất khu vực: với hơn 8% lao động trong tiểu thủ công nghiệp và hơn 40% lao động trong thương mại dịch vụ. Nguyên nhân do Hương Sơn có du lịch phát triển nên có các dịch vụ phục vụ nhu cầu của du khách như: dịch vụ lưu trú, ăn uống, bán hàng lưu niệm, giải khát.
Về chất lượng lao động của khu di tích thắng cảnh Hương Sơn hiện nay còn tương đối yếu về chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ. Sự chênh lệch về chất lượng của đội ngũ cán bộ giữa các thành phần kinh tế là rất lớn. Đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên thực sự có nghiệp vụ, tay nghề và trình độ ngoại ngữ để đảm bảo yêu cầu kinh doanh, phục vụ còn chiếm tỷ lệ nhỏ, do hoạt động thiếu hiệu quả nên không có điều kiện thu hút được những lao động có năng lực, được đào tạo chuyên nghiệp hơn nữa thu nhập bình quân của người lao động trong các công ty du lịch nói chung là thấp; Đối với các hộ tư nhân do tính mùa vụ và để giảm bớt chi phí nên chủ yếu sử dụng lao động phổ thông tham gia vào các hoạt động phục vụ du lịch như: chở đò, bán hàng, cho thuê trọ, giữ xe... lực lượng lao động này chưa được đào tạo nghiệp vụ du lịch nhưng lại chiếm một tỷ lệ cao trong cơ cấu lao động tại Hương Sơn. Do đó đã làm ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh du lịch tại điểm đến nổi tiếng này và có tác động tiêu cực trong quá trình phát triển triển kinh tế - xã hội trong đó có du lịch, một ngành kinh tế đòi hỏi chất lượng dịch vụ cao.
- Công tác quản lý lao động: Công tác quản lý lực lượng lao động tham gia vào hoạt động du lịch ở đây chưa được quan tâm nhiều, mạnh ai người ấy làm, chưa giao