Bảng Ma Trận Đánh Giá Các Yếu Tố Bên Trong (Ife)



Theo Bảng 3.1 tổng số điểm quan trọng của các yếu tố này là 2,821 > 2,5 cho thấy các phản ứng của lĩnh vực phát triển dịch vụ du lịch ở dưới mức trên trung bình trong việc theo đuổi các chiến lược nhằm tận dụng các cơ hội và giảm thiểu các đe doạ từ môi trường bên ngoài.

3.3.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)


Để xác định được những điểm mạnh và điểm yếu quan trọng cũng như đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đối với lĩnh vực phát triển dịch vụ du lịch, tác giả đã kết hợp lý thuyết và phương pháp chuyên gia để phân tích. Mức độ quan trọng của các yếu tố thể hiện ở cột trọng số được tổng kết từ ý kiến của các chuyên gia (bằng cách tính trung bình có làm tròn). Qua phân tích thực trạng môi trường kinh doanh dịch vụ du lịch tại khu DT-TC Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, từ những mặt mạnh, mặt yếu chính rút ra, tiến hành xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên trong. Ma trận này sẽ giúp chúng ta thấy ngành du lịch của Tỉnh đã khai thác tốt các thế mạnh của mình hay chưa? Thông qua việc tham khảo ý kiến (cách thức xin ý kiến và danh sách các chuyên gia đã tham khảo xin xem phụ lục….) của các chuyên gia trong ngành du lịch, các nhà hoạch định chiến lược. Bảng 3.2 cho thấy kết quả đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố từ môi trường bên trong đến lĩnh vực phát triển dịch vụ du lịch tại khu di tích và Thắng cảnh Hương Sơn.



Bảng 3.2 Bảng ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)



STT


Tiêu chí đánh giá

Mức độ quan

trọng

Phân loại (1-4)

Số điểm quan

trọng

I

Điểm mạnh




1

Lợi thế về vị trí địa lý

0,053

3,4

0,1802

2

Có nguồn tài nguyên tự nhiên đa dạng, phong phú

0,118

3,7

0,4366

3

Có sức thu hút vốn đầu tư lớn vào ngành này

0,072

3,6

0,2592

4

Cơ sở hạ tầng và cơ sở lưu trú khá tốt

0,066

3,2

0,2112

5

Đã nổi tiếng từ lâu như là một nơi du lịch tâm linh

0,065

3,4

0,221

6

Được sự quan tâm đặc biệt của khu DT-TC Hương Sơn trong quá trình phát triển

0,035

3,7

0,1295

7

Môi trường xã hội tại các khu du lịch được cải

thiện mạnh mẽ

0,046

1,3

0,0598

8

Môi trường xã hội tại các khu du lịch an toàn

0,047

3,6

0,1692

9

Nguồn tài nguyên nhân văn đa dạng

0,044

3,3

0,1452

II

Điểm yếu




1

Quỹ đất dành cho phát triển du lịch rất lớn

0,075

2,2

0,165

2

Sản phẩm du lịch chưa phong phú, hấp dẫn, chất

lượng chưa cao

0,038

2,3

0,0874

3

Môi trường tự nhiên đang bị ô nhiễm

0,043

1,9

0,0817

4

Tài nguyên nhân văn chưa được khai thác hiệu quả

0,040

2,4

0,096

5

Quản lý nhà nước chưa theo kịp sự phát triển

0,049

1,5

0,0735

6

Ngành du lịch tại khu DT-TC Hương Sơn mới chỉ

quan tâm phát triển theo chiều rộng

0,042

1,6

0,0672

7

Chất lượng nguồn nhân lực trong ngành còn hạn

chế

0,046

1,2

0,0552

8

Còn yếu trong công tác tuyên truyền quảng bá

0,047

2,1

0,0987

9

Sự phối hợp giữa các ban ngành chưa chặt chẽ,

vốn đầu tư còn dàn trải hiệu quả cao.

0,034

1,8

0,0612

10

Chính sách đất đai hay thay đổi, thủ tục thuế đất

giao đất còn phức tạp

0,04

1,9

0,076


Tổng cộng

1


2,6738

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Một số giải pháp chiến lược phát triển dịch vụ du lịch tại khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn - Huyện Mỹ Đức - Thành phố Hà Nội đến năm 2020 - 15



Tổng số điểm quan trọng của các yếu tố này là 2,6738>2,5 trên mức trung bình một chút. Mặc dù lĩnh vực phát triển dịch vụ du lịch có một số điểm mạnh như vị trí địa lý; nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú; là nơi du lịch tâm linh; nguồn tài nguyên nhân văn đa dạng nhưng lĩnh vực dịch vụ còn nhiều điểm yếu chưa giải quyết được ảnh hưởng lớn đến sự thành công trong kinh doanh như có những biến động lớn về sản phẩm du lịch chưa phong phú, chất lượng chưa cao, môi trường tự nhiên đang bị ô nhiễm; chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế; sự phối hợp giữa các ban nghành còn chưa chặt chẽ…. Do vậy lĩnh vực dịch vụ cần chú trọng tổ chức nhiều giải pháp nhằm khắc phục những điểm yếu còn tồn đọng này.

3.3.4. Phân tích SWOT

Từ việc phân tích và đánh giá các cơ hội và nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu ở Chương II, sử dụng ma trận SWOT để phối hợp các mặt mạnh, mặt yếu với các cơ hội và thách thức một cách thích hợp để hình thành các chiến lược phù hợp cho Khu di tích và Thắng cảnh Hương Sơn, cụ thể như sau:


Bảng 3.3. Ma trận SWOT



PHÂN TÍCH SWOT

CƠ HỘI (O)

O1: Chính sách mở cửa của Việt Nam. O2: Việt Nam có ưu thế về tự nhiên, chính trị ổn định.

O3: Kinh tế tăng trưởng cao.

O4: Được Nhà nước quan tâm.

THÁCH THỨC (T)

T1: Ngành du lịch Việt Nam đang trong giai đoạn đầu.

T2: Tâm lý lo ngại của khách do tình hình thế giới biến động.

T3: Cạnh tranh từ đối thủ.

T4: Khả năng liên kết

ĐIỂM MẠNH (S)


Sử dụng thế mạnh bên trong, nắm bắt cơ


Sử dụng thế mạnh, hạn chế nguy cơ để

S1: Lợi thế về vị trí địa lý.

hội bên ngoài để thực hiện chiến lược:

thực hiện chiến lược:

S2: Tài nguyên tự nhiên đa dạng, phong phú.

Giữ gìn tôn tạo và phát triển tài nguyên

“Thu hút khách nội địa và thực hiện chiến

S3: Khả năng thu hút đầu tư lớn

du lịch, thu hút khách du lịch trong và

lược đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tăng

S4: Cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú lớn.

ngoài nước và tăng trưởng tập trung theo

lợi thế cạnh tranh cho ngành du lịch của

S5: Đã nổi tiếng từ lâu

hướng phát triển sản phẩm du lịch”.

khu DT - TC Hương Sơn”.

S6: Được sự quan tâm của thành phố.






PHÂN TÍCH SWOT

CƠ HỘI (O)

O1: Chính sách mở cửa của Việt Nam. O2: Việt Nam có ưu thế về tự nhiên, chính trị ổn định.

O3: Kinh tế tăng trưởng cao.

O4: Được Nhà nước quan tâm.

THÁCH THỨC (T)

T1: Ngành du lịch Việt Nam đang trong giai đoạn đầu.

T2: Tâm lý lo ngại của khách do tình hình thế giới biến động.

T3: Cạnh tranh từ đối thủ.

T4: Khả năng liên kết

ĐIỂM YẾU (W)



W1: Sản phẩm du lịch chưa đa dạng, phong

Khắc phục điểm yếu bên trong, tận dụng


phú.

cơ hội bên ngoài, thực hiện chiến lược

Khắc phục điểm yếu bên trong, hạn chế

W2: Môi trường tự nhiên đang bị ô nhiễm.

Nâng cao chất lượng nguồn lực hơn nữa

nguy cơ bên ngoài, thực hiện chiến lược

W3: Tài nguyên nhân văn chưa được khai thác

cho việc đầu tư phát triển lĩnh vực dịch vụ

“ Nâng cao chiến lược quản lý, kiện toàn

hiệu quả.

du lịch, đặc biệt là các hoạt động còn yếu

cơ cấu tổ chức nhà nước và đa dạng hóa,

W4: Quản lý nhà nước chưa theo kịp sự phát

kém nhằm từng bước nâng cao năng lực

phong phú tài nguyên nhân văn. Phát triển

triển.

và liên doanh liên kết cùng phát triển”

bền vững”.

W5: Mới chỉ phát triển theo chiều rộng chứ



chưa theo chiều sâu.





3.4 Các phương án lựa chọn chiến lược định hướng phát triển dịch vụ du lịch

tại khu di tích và Thắng cảnh Hương Sơn

Xác định khu di tích thắng cảnh Hương Sơn là một trong những điểm có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển dịch vụ du lịch của thành phố Hà Nội và của cả nước.

Khu di tích thắng cảnh Hương Sơn có những chức năng cơ bản sau:

+ Là trung tâm du lịch quan trọng của thành phố Hà Nội, vùng du lịch Bắc Bộ

và của cả nước.

+ Là điểm du lịch mang tính chất lễ hội lâu đời và sâu sắc nhất của khu vực miền Bắc cũng như của cả nước, với những truyền thống văn hoá chung của cả dân tộc cùng những nét riêng của vùng.

+ Là điểm du lịch tham quan, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng cuối tuần của thủ đô Hà Nội và vùng phụ cận.

3.4.1. Chiến lược “Giữ gìn tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch”

Quan điểm của ngành du lịch Việt Nam rất rõ ràng, phát triển du lịch bền vững. Tức là phát triển các hoạt động du lịch đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhưng phải quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên. Tài nguyên tự nhiên nếu bị khai thác cạn kiệt là điều tất nhiên. Tài nguyên nhân văn nếu không được giữ gìn, tôn tạo, phát triển đúng mức thì rất dễ bị mai một trong tương lai. Thấy được vai trò quan trọng của tài nguyên trong chiến lược phát triển ngành du lịch, ngành du lịch Thành phố phải quyết tâm theo đuổi chiến lược tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch. Đảm bảo cho ngành du lịch phát triển bền vững phải nằm trong chiến lược phát triển chung của Tỉnh. Việc làm đầu tiên là phải phân loại, đánh giá, quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên theo từng cấp, các quy định về bảo vệ, duy trì các tiềm năng du lịch, phát triển bền vững.

Ngay từ bây giờ quản lý nhà nước phải nỗ lực nhiều hơn đảm bảo môi trường tự nhiên tránh khỏi bị ô nhiễm, tác động của quá trình đô thị hóa, môi trường xã hội an toàn, thân thiện. Trong công tác của mình những nhà quản lý phải kết hợp hài hòa giữa xử lý nghiêm khắc những vi phạm với tuyên truyền giáo dục. Các khu



du lịch phải có biện pháp giữ gìn môi trường sinh thái của mình, đầu tư phát triển du lịch nhưng không được phá vỡ cảnh quan môi trường. Tuyên truyền giáo dục ý thức người dân tại những khu du lịch là cần thiết, phải giáo dục cho họ thấy được ảnh hưởng của môi trường đến sự phát triển chung của xã hội như thế nào. Quản lý tốt các khu du lịch, cơ sở hạ tầng, dịch vụ, hướng các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cam kết giữ gìn vệ sinh môi trường, cạnh tranh lành mạnh, cùng vì mục tiêu chung của ngành du lịch khu DT-TC Hương Sơn. Các nhà kinh doanh du lịch, người dân vi phạm sẽ bị phạt tùy theo mức độ nghiêm trọng mà họ gây ra.

3.4.2. Chiến lược “Liên doanh liên kết cùng phát triển du lịch”

Liên doanh liên kết cùng phát triển với các doanh nghiệp khác để triển khai

hoạt động phát triển dịch vụ du lịch để đẩy mạnh khả năng cạnh tranh của ngành.

Thực hiện chiến lược liên doanh, liên kết là cần thiết để đẩy mạnh khả năng cạnh tranh của ngành này. Trong khi đầu tư từ nguồn ngân sách còn hạn hẹp thì việc kêu gọi đầu tư từ các thành phần kinh tế trong nước cũng như từ nước ngoài để đa dạng hóa sản phẩm du lịch sẽ tạo điều kiện cho ngành này phát triển. Các lĩnh vực mà Thành phố cần chú ý khuyến khích đầu tư là: cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, dịch vụ du lịch, kết cấu hạ tầng, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo ra các sản phẩm du lịch mới có sức hấp dẫn hơn.

Chiến lược liên doanh, liên kết được thực hiện giữa các doanh nghiệp kinh doanh tại Thành phố với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch của các địa phương khác hoặc giữa các nhà đầu tư với Thành phố thông qua các chính sách ưu đãi về thuế, tiền thuê đất. Chính sách mời gọi đầu tư hấp dẫn sẽ khuyến khích được nhiều nhà đầu tư đến với ngành du lịch của Thành phố. Khả năng thu hút đầu tư vào ngành này tại khu DT-TC Hương Sơn là khá cao, chính vì thế Thành phố cần phải phát huy lợi thế này cho mục tiêu phát triển của mình.

Ngành du lịch Thành phố cũng cần thực hiện liên doanh liên kết với các Tỉnh thành lân cận, để tổ chức nhiều tour du lịch hoàn chỉnh, trao đổi khách du lịch, hỗ trợ quảng bá ngành du lịch của nhau. Cùng liên kết với nhau để trở thành một trung tâm du lịch lớn, đủ khả năng cạnh tranh với các nước có ngành du lịch phát triển



trong khu vực. Sự liên kết cũng giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại Thành phố nhận được sự hỗ trợ về kinh nghiệm, kỹ thuật cũng như tận dụng được lợi thế của nhau để phát triển.

Đào tạo nhân lực trong ngành du lịch của Thành phố còn yếu, thực hiện liên kết với các trung tâm đào tạo du lịch, các trường cao đẳng, đại học trong và ngoài nước để đào tạo nghiệp vụ du lịch cho nhân lực tại địa phương, sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu phát triển ngành du lịch trong tương lai là hết sức cần thiết.

3.5. Một số giải pháp chiến lược nhằm phát triển kinh doanh dịch vụ du lịch

3.5.1 Giải pháp 1: Quy hoạch tổng thể phát triển khu DT-TC Hương Sơn

Đầu tư cho việc quy hoạch phát triển

Đây là một giải pháp quan trọng là cơ sở cho việc phát triển khu du lịch Hương Sơn trong tương lai. Quy hoạch chính là sự bố trí, sắp xếp các nguồn nhân lực tương ứng theo thời gian và không gian để thực hiện các mục tiêu được đặt ra. Quy hoạch là cơ sở để xây dựng và thực hiện các hoạt động đầu tư, các kế hoạch phát triển du lịch….như vậy quy hoạch chính là hành lang cho hoạt động phát triển. Nội dung của các giải pháp này tập trung vào những nội dung cơ bản sau:

+ Nâng cao chất lượng công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch thông qua việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đảm nhiệm công tác này. Để nâng cao chất lượng quy hoạch đảm bảo yêu cầu quy hoạch được xây dựng phải đánh giá được những điều kiện hiện tại, nắm bắt được đòi hỏi của tương lai, phù hợp với những yêu cầu phát triển đặt ra, xây dựng được các giới hạn tác động có thể chấp nhận của các hoạt động du lịch, xác định được các giải pháp phát triển và các biện pháp thực hiện đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững.

+ Phổ biến rộng rãi những quy chuẩn bắt buộc phải tuân theo trong việc xây dựng quy hoạch phát triển du lịch là biện pháp nhằm mục đích nâng cao chất lượng quy hoạch. Biện pháp này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng cũng như phê duyệt quy hoạch khắc phục những hạn chế đối với quá trình đầu tư.

+ Cần quán triệt mục đích của việc lập quy hoạch không chỉ là xây dựng các định hướng phát triển mà còn phải bao hàm cả việc đưa ra những hạn chế đối với sự phát triển vượt quá năng lực của khu du lịch.

Xem tất cả 159 trang.

Ngày đăng: 27/06/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí