Đánh Giá Chung Về Hiện Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Và Quản Lý Dịch Vụ Du Lịch Hương Sơn .



tác của người dân và phải thường xuyên tu bổ, tôn tạo, trùng tu, bảo tồn tài nguyên phục vụ du lịch.

T7: Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, còn nhiều chồng chéo, hay thay đổi dẫn đến rất khó khăn trong thu hút đầu tư, giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến ngành du lịch.

2.4. Những thành công, hạn chế và nguyên nhân:

2.4.1. Đánh giá chung về hiện trạng hoạt động kinh doanh và quản lý dịch vụ du lịch Hương Sơn .

- Tuy thời gian vừa qua lượng khách du lịch đến Hương Sơn có tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm không nhiều, nhưng tương đối ổn định. Tuy nhiên cũng thể hiện một xu thế là khách đi về trong ngày chiếm phần lớn, ít lưu trú lại.

- Hoạt động du lịch tại điểm đến du lịch Hương Sơn bị ảnh hưởng nhiều do tính mùa vụ, lượng khách dồn nhiều vào thời gian lễ hội, từ tháng 4 âm lịch trở đi hầu như không có khách.

- Doanh thu tại điểm đến du lịch Hương Sơn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế xã hội huyện Mỹ Đức, song chủ yếu là doanh thu từ khách nội địa, tỷ lệ doanh thu từ khách quốc tế còn rất ít.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn nghèo nàn, chất lượng phục vụ còn thấp và chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch còn đơn điệu và ít hấp dẫn nên số lượng khách du lịch quốc tế đến Hương Sơn còn ít, chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của Hương Sơn, ngày lưu trú của khách rất ngắn dẫn đến doanh thu từ dịch vụ lưu trú cũng thấp.

- Tình trạng xây dựng các công trình và kiôt bán hàng còn tràn lan, mang tính chất tự phát chưa theo quy hoạch đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến mỹ quan và trật tự an ninh trong khu vực.

- Đội ngũ cán bộ - công nhân viên trong ngành du lịch còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ. Sự nhận thức của cộng đồng dân cư chưa cao.

- Bộ máy tổ chức quản lý hoạt động thiếu đồng bộ và chưa đạt hiệu quả cao.

2.4.2. Nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt đông kinh doanh và quản lý dịch vụ tại điểm đến du lịch Hương Sơn:



2.4.2.1 Nguyên nhân khách quan:

- Do lễ hội chùa Hương có thời gian kéo dài.

- Lượng khách về tham quan đông và dồn dập, nhất là vào sau tết Nguyên đán.

- Do cơ sở hạ tầng tại đây còn yếu kém và bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu

của du khách.

- Do một số người dân địa phương nhận thức còn hạn chế khi tham gia phục vụ khách du lịch dẫn khách chốn lậu vé, tranh giành khách, bán khách... gây nên tình trạng mất trật tự an ninh.

2.4.2.2. Nguyên nhân chủ quan:

- Tình trạng phân tán, chức năng, nhiệm vụ về tổ chức quản lý, chưa có một bộ

máy tổ chức, điều hành, quản lý thống nhất chung cho toàn khu vực.

- Sự phối hợp giữa các ngành chức năng và chính quyền địa phương trong công

tác quản lý và khai thác chưa chặt chẽ, hoạt động thiếu hiệu quả.

- Việc quản lý và thực hiện quy hoạch khu di tích thắng cảnh Hương Sơn còn nhiều yếu kém, triển khai các dự án đầu tư còn chậm.

- Chưa có những giải pháp điều hoà, phân phối lại lợi ích kinh tế giữa các đơn vị,

cá nhân trong quá trình quản lý và khai thác nguồn tài nguyên du lịch.

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ nhân viên ngành du lịch còn hạn chế, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch còn yếu kém.

- Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức kinh doanh du lịch

và giữa các hộ kinh doanh địa phương.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Trong chương II tác giả đã giới thiệu tổng quan về quá trình hình thành và phát triển khu di tích thắng cảnh Hương Sơn và thực trạng công tác quản lý dịch vụ tại khu di tích thắng cảnh Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội đã được phân tích và đánh giá dựa trên những hoạt động mà du lịch đã tập trung khai thác và đã làm được trong thời gian qua.

Đồng thời tác giả tiến hành phân tích môi trường kinh doanh (môi trường vĩ mô, môi trường ngành và nội bộ doanh nghiệp) nhằm xác định các cơ hội và nguy cơ do môi trường bên ngoài có thể mang lại trong hiện tại và tương lai và nhận định được những điểm mạnh, điểm yếu của khu di tích thắng cảnh Hương Sơn

Nghiên cứu dưới góc độ phân tích từ điều kiện thực tế để phát triển du lịch bao gồm vị trí địa lý, tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phuc vụ du lịch và nhân tố con người (lực lượng lao động), đặc biệt là công tác quản lý dịch vụ du lịch, nhận định ra những thành công và hạn chế trong công tác quản lý để từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể góp phần hoàn thiện công tác quản lý khu di tích thắng cảnh Hương Sơn, giúp cho du lịch Hương Sơn có hướng đi cụ thể, nhất định, thích hợp với xu thế hiện nay.

Kết quả việc phân tích trên là cơ sở để đưa ra một số giải pháp chiến lược cho

phát triển dịch vụ du lịch của Hương Sơn ở chương 3.



CHƯƠNG III

ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH TẠI KHU DI TÍCH THẮNG CẢNH HƯƠNG SƠN - HUYỆN MỸ ĐỨC - THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020


3.1. Định hướng chiến lược phát triển dịch vụ du lịch Hà Nội đến năm 2020

3.1.1. Mục tiêu phát triển:

3.1.1.1. Mục tiêu tổng quát:

Phấn đấu đến năm 2020 đưa Hà Nội trở thành thành phố du lịch mang giá trị của một Thủ đô lâu đời; văn minh, hiện đại; thành phố du lịch hấp dẫn của khu vực. Đưa ngành Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của Thủ đô.

3.1.1.2. Mục tiêu cụ thể.

- Về khách du lịch:

- Năm 2012 đón 1,7 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 10 triệu khách du lịch nội địa. Đến năm 2020 đón 3 triệu lượt khách quốc tế (tăng bình quân hàng năm khoảng trên 7%); 19,6 triệu lượt khách du lịch nội địa (tăng bình quân hàng năm khoảng 7%).

- Về doanh thu xã hội từ du lịch:

Tốc độ tăng trưởng của doanh thu xã hội từ hoạt động du lịch từ nay đến năm 2020 sẽ cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của lượng khách du lịch (khoảng trên 10%/năm). Năm 2011 đạt khoảng 22.000 tỷ đồng, đến năm 2020 đạt khoảng 80.000 tỷ đồng.

3.1.2. Định hướng phát triển:

3.1.2.1. Định hướng phát triển không gian du lịch Hà Nội

- Khu vực Trung tâm: bao gồm các quận nội thành và các huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Trì, Từ Liêm và Gia Lâm tập trung phát triển các sản phẩm chủ yếu như du lịch MICE, dịch vụ vui chơi giải trí, thương mại, tham quan các di tích lịch sử văn hóa, du lịch làng nghề...

- Khu vực Ba Vì - Sơn Tây: tập trung phát triển du lịch sinh thái kết hợp khai



thác các giá trị văn hoá ở Sơn Tây; Thạch Thất, Quốc Oai, Phúc Thọ.Tại khu vực này sẽ tập trung phát triển các loại hình lưu trú gắn với thiên nhiên như các khu resort, biệt thự du lịch, bãi cắm trại… nhằm giảm tải cho khu vực trung tâm.

- Khu vực Hương Sơn - Mỹ Đức khai thác du lịch lễ hội kết hợp với du lịch sinh thái. Tập trung các hoạt động du lịch tại Hương Sơn và hồ Quan Sơn. Bên cạnh đó sẽ phát triển các hoạt động du lịch tại các làng nghề du lịch tại các huyện như: Chương Mỹ, Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng Hòa.

- Khu vực Sóc Sơn - Mê Linh: tập trung khai thác các điểm du lịch sinh thái, vui chơi giải trí; đặc biệt tập trung vào các điểm di tích lịch sử quan trọng như Cổ Loa, đền Gióng, đền thờ Hai Bà Trưng…

3.1.2.2. Định hướng phát triển về loại hình và sản phẩm du lịch

- Du lịch văn hóa, lịch sử, di tích danh thắng:

+ Các di tích lịch sử - văn hóa, công trình kiến trúc công cộng.

+ Các công trình kiến trúc tôn giáo, tâm linh.

+ Khai thác các lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch.

+ Gắn kết các hoạt động du lịch tại các bảo tàng trên địa bàn Hà Nội.

- Du lịch làng nghề, phố nghề, ẩm thực.

- Du lịch MICE.

- Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cuối tuần.

- Bên cạnh các sản phẩm du lịch đặc trưng của Hà Nội trên, trong những năm

tới cần đẩy mạnh việc liên kết tạo ra các sản phẩm du lịch liên vùng…

3.1.2.3. Định hướng phát triển thị trường mục tiêu:

- Thị trường khách du lịch tham quan các điểm di tích, lịch sử, danh lam thắng

cảnh chiếm tỷ trọng lớn nhất (hơn 60% tổng số khách du lịch quốc tế của Hà Nội).

- Thị trường khách du lịch công vụ, Du lịch MICE: chiếm khoảng 30% trong

tổng số khách du lịch quốc tế.

- Du lịch làng nghề, phố nghề, ẩm thực.

- Thị trường khách du lịch sinh thái và vui chơi giải trí: Mục tiêu từ năm 2020

trở đi đưa tỷ trọng thị trường này chiếm khoảng 50% tổng số khách du lịch nội địa.

3.1.2.4.Định hướng đầu tư phát triển



- Chuẩn bị tốt cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

- Tiếp tục ban hành cơ chế chính sách, cải cách thủ tục hành chính để thu hút nguồn vốn xã hội hóa xây dựng các sản phẩm du lịch cao cấp.

3.2. Những quan điểm chủ yếu về phát triển khu di tích thắng cảnh Hương Sơn

3.2.1. Phát triển du lịch bền vững:

Là hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước. Hoạt động phát triển du lịch phải đồng thời đạt hiệu quả về nhiều mặt, kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, gìn giữ và phát huy truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm phát triển du lịch của thế giới, góp phần thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Quan điểm này cần được xuyên suốt trong qui hoạch phát triển khu du lịch Hương Sơn vì đây là một địa bàn quan trọng về kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và môi trường của Hương Sơn.

3.2.2. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp:

Có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao, vì vậy phát triển du lịch ở Hương Sơn nói riêng và Hà Nội nói chung là nhiệm vụ và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội. Chính vì vậy trong quá trình quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch khu di tích thắng cảnh Hương Sơn cần phải có sự thống nhất cao và phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành và tổ chức xã hội địa phương.

3.2.3. Phát triển dịch vụ du lịch với đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội:

Khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn có vị trí nằm trong vùng chiến khu thời chiến tranh, nên phát triển dịch vụ du lịch phải gắn với nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Nghiêm cấm các hoạt động du lịch làm phương hại đến an ninh quốc gia, đến đạo đức thuần phong mỹ tục của nhân dân địa phương.

3.2.4. Đẩy mạnh du lịch trong nước, mở rộng du lịch quốc tế:

Là một điểm du lịch nổi tiếng với vị trí giao lưu thuận lợi, tài nguyên du lịch đa dạng phong phú và độc đáo, việc phát triển du lịch ở đây cần hướng đến thoả mãn nhu cầu du lịch nội địa ngày một cao, cụ thể là đảm bảo tổ chức tốt mùa lễ hội



hàng năm đồng thời tăng cường bổ sung cho mạng lưới các khu tham quan, vui chơi giải trí của thủ đô Hà Nội nhằm khai thác quanh năm thu hút ngày càng nhiều khách trong nước và quốc tế đến Hương Sơn góp phần thiết thực đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu lao động nâng cao mức sống của nhân dân địa phương tại khu vực Hương Sơn.

3.3. Xây dựng và lựa chọn chiến lược phát triển dịch vụ du lịch tại Khu Di tích

thắng cảnh Hương Sơn

3.3.1. Cơ sở lựa chọn phương pháp xây dựng chiến lược

Mục 4 của chương I đã trình bày một số mô hình phân tích chiến lược hiện đang được sử dụng phổ biến. Mỗi một mô hình đều có những ưu điểm và những hạn chế nhất định và được áp dụng trong những điều kiện nhất định.

Mô hình SWOT phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp thực tế đang hoạt động trong trạng thái động và không đặt ra giả thiết nào, nó cho thấy cái nhìn toàn diện về thực trạng môi trường của doanh nghiệp, từ đó kết hợp với mong muốn ước vọng của nhà quản trị để đưa ra các chiến lược phù hợp. Kỹ thuật phân tích SWOT giúp người ta dự báo thay đổi của ngoại cảnh và bên trong của tổ chức, từ đó tổng hợp kết quả nghiên cứu môi trường: nhận diện được những đe doạ, cơ hội, các điểm mạnh, điểm yếu mà doanh nghiệp đang và sẽ đối mặt trong quá trình hoạt động, trên cơ sở đó đề ra chiến lược một cách khoa học.

Như vậy dùng mô hình SWOT để phân tích chiến lược sẽ soạn thảo ra các chiến lược có tính khả thi hơn vì nó phù hợp với thực trạng, khả năng và mục tiêu của doanh nghiệp. Do đó, tác giả đã lựa chọn mô hình SWOT để phân tích và xây dựng các định hướng chiến lược phát triển dịch vụ du lịch tạo Khu di tích và Thắng cảnh Hương Sơn.

3.3.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài

Từ các yếu tố phân tích ở trên, tác giả đã lập được ma trận đánh giá phản ứng của lĩnh vực tư vấn trước các yếu tố môi trường bên ngoài theo ma trận EFE. Cơ sở để cho điểm về mức độ quan trọng và phân loại trong ma trận là sự kết hợp giữa lý thuyết và kết quả khảo sát của 19 chuyên gia thuộc các cơ quan ban ngành của Thành Phố Hà Nội và Huyện Mỹ Đức ( Sở văn hóa thông tin và du lịch Tp. Hà Nội:



3người; Sở tài nguyên và môi trường Tp. Hà Nội: 3người; Hội Phật Giáo Tp. Hà Nội: 3 người; Sở giao thông vận tải Tp. Hà Nội: 2 người; Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Tp. Hà Nội:2 người; Phòng cảnh sát môi trường Tp. Hà Nội: 2 người; Phòng văn hóa thông tin và du lịch Huyện Mỹ Đức:2 người ; Phòng quản lý đô thị Huyện Mỹ Đức: 2 người). Kết quả trong ma trận được tổng hợp bằng cách tính trung bình (có làm tròn) từ kết quả khảo sát các chuyên gia. Bảng 3.1 cho thấy kết quả đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố từ môi trường bên ngoài đến lĩnh vực phát triển dịch vụ du lịch.

Bảng 3.1 - Bảng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)



STT


Tiêu chí đánh giá

Mức độ quan

trọng

Phân loại (1-4)

Số điểm quan

trọng

I

Cơ hội




1

Chính sách mở cửa hội nhập của nhà nước

0,09

3,7

0,333

2

Việt Nam có nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng,

có kỳ quan của thế giới, chính trị ổn định

0,13

3,6

0,468

3

Kinh tế tăng trưởng nhanh, ổn định

0,12

3,3

0,396

4

Ngành du lịch được nhà nước quan tâm rất lớn

0,06

3,4

0,204

5

Tình hình thế giới có nhiều biến động, tâm lý khách

du lịch muốn tìm đến những an toàn hơn

0,07

3,6

0,252

6

Chiến lược phát triển ngành du lịch tại khu DT-TC

Hương Sơn nằm trong chiến lược quốc gia

0,08

2,8

0,224

7

Khu DT-TC Hương Sơn là cửa ngõ giao thương nhiều địa phương khác cũng như quốc tế ngành du lịch Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của sự phát

triển

0,02

2,4

0,048

II

Thách thức




1

Khủng bố, dịch gia cầm, sóng thần, thiên tai đã gây

tâm lý không tốt cho khách du lịch

0,09

2,2

0,198

2

Gây tâm lý không tốt cho khách du lịch

0,08

2,7

0,216

3

Ngành du lịch Việt Nam gặp sự cạnh tranh rất lớn

0,07

1,9

0,133

4

Khả năng liên kết giữa các ngành còn yếu

0,05

1,3

0,065

5

Khả năng đa dạng hóa sản phẩm còn yếu

0,04

2,1

0,084

6

Quản lý yếu kém và ý thức chưa tốt của người dân

0,05

2,3

0,115

7

Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ

0,05

1,7

0,085


Tổng cộng

1


2,821

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Một số giải pháp chiến lược phát triển dịch vụ du lịch tại khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn - Huyện Mỹ Đức - Thành phố Hà Nội đến năm 2020 - 14

Xem tất cả 159 trang.

Ngày đăng: 27/06/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí