Một số giải pháp chiến lược phát triển dịch vụ du lịch tại khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn - Huyện Mỹ Đức - Thành phố Hà Nội đến năm 2020 - 16



+ Cần tạo ra sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành liên quan trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch. Đặc biệt chú ý đến vấn đề tham gia của cộng đồng trong quá trình lập quy hoạch cũng như quá trình thực hiện quy hoạch.

+ Trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch phải xác định rõ trách nhiệm hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thẩm định các dự án khả thi đặc biệt về mặt thời gian, cơ chế quản lý và các chính sách hỗ trợ đầu tư.

Trước mắt, cần tiến hành việc điều chỉnh lại quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hương Sơn. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch ở Hương Sơn được lập từ năm 1996 đến nay đã trải qua thời gian 15 năm. Trong thời gian qua, quy hoạch này đã bộc lộ một số hạn chế trong quá trình thực hiện do đó đã dẫn đến tình trạng du lịch đại chúng phát triển quá mạnh gây ra những tác động tiêu cực làm suy giảm môi trường du lịch. Mặt khác, các hoạt động du lịch cũng như những điều kiện thực tế của Hương Sơn đã có rất nhiều thay đổi do vậy việc điều chỉnh lại quy hoạch phát triển du lịch Hương Sơn là một việc làm cần thiết.

Cùng với việc điều chỉnh quy hoạch tổng thể, một vấn đề quan trọng trong công tác quy hoạch ở khu di tích thắng cảnh Hương Sơn nhằm mục đích phát triển bền vững các hoạt động ở Hương Sơn là việc tiến hành lập các quy hoạch chi tiết triển khai nội dung của quy hoạch tổng thể phát triển du lịch. Các quy hoạch này sẽ tập trung vào lĩnh vực đang phát triển chưa tràn lan của Hương Sơn hiện nay đó là dịch vụ. Theo đó, Hương Sơn cần xây dựng quy hoạch khu dịch vụ tập trung để tổ chức di dời các hàng quán dọc theo đường lên Hương Tích để tránh ách tắc, tránh ô nhiễm môi trường, trả lại cảnh quan cho Hương Sơn đồng thời thực hiện việc quản lý tốt hơn các hoạt động thương mại, dịch vụ.

Đầu tư cho việc xây dựng cơ chế, chính sách và luật pháp cho sự phát

triển du lịch

+ Hoàn thiện môi trường pháp lý đảm bảo cho hoạt động du lịch diễn ra

thuận lợi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Môi trường pháp lý là vấn đề rất quan trọng có ảnh hưởng lớn đến sự phát

triển của doanh nghiệp, hoàn thiện môi trường pháp lý là biện pháp nhằm mục đích

Một số giải pháp chiến lược phát triển dịch vụ du lịch tại khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn - Huyện Mỹ Đức - Thành phố Hà Nội đến năm 2020 - 16



tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động và phát triển thuận lợi. Biện pháp này bao gồm các nội dung:

- Hệ thống hoá, cập nhật hoá các quy định pháp lý về du lịch và hoạt động

kinh doanh khác có liên quan.

- Tổ chức phổ biến, giáo dục, cung cấp các thông tin pháp luật cần thiết liên quan đến các hoạt động kinh doanh du lịch. Đặc biệt là các quy định về quyền, lợi ích hợp pháp, nghĩa vụ của các doanh nghiệp, thủ tục pháp lý khi xảy ra tranh chấp.

- Xây dựng bổ sung các quy định còn thiếu, nhất là các quy định cụ thể hoá, liên quan đến kích thích vật chất trong kinh doanh du lịch; ban hành các quy chế khuyến khích hỗ trợ phát triển du lịch phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của thành phố và địa phương.

+ Hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước về du lịch tại khu di tích thắng

cảnh Hương Sơn

Hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước về du lịch là một yêu cầu khách quan. Trong giai đoạn hiện nay, việc nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Hương Sơn cùng việc bảo đảm quyền tự do kinh doanh có vai trò rất quan trọng nhằm hướng các hoạt động kinh doanh du lịch theo đúng định hướng, hạn chế và xoá bỏ dần các hành vi kinh doanh thiếu văn minh, cạnh tranh không lành mạnh hoặc đơn thuần chạy theo lợi nhuận phá hoại môi trường sinh thái, môi trường xã hội gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với hình ảnh của khu di tích thắng cảnh Hương Sơn.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch đòi hỏi thực hiện tốt công tác này trên mọi lĩnh vực, phải thiết lập được trật tự, kỷ cương thông qua hệ thống các quy định buộc mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia kinh doanh du lịch phải tuân thủ để đưa các hoạt động du lịch theo đúng định hướng phát triển du lịch bền vững đồng thời bảo đảm quyền tự do kinh doanh, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của các chủ thể. Cần xây dựng những cơ chế và mô hình tổ chức quản lý điều hành hoạt động du lịch phù hợp với những điều kiện thực tế của Hương Sơn.



+ Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch để

nâng cao hiệu quả quản lý.

Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước có liên quan đến hoạt động du lịch sẽ tạo ra hiệu quả rộng lớn hơn, thúc đẩy tăng trưởng các yếu tố tích cực hạn chế, khắc phục các yếu tố tiêu cực do hoạt động kinh doanh du lịch mang lại. Trong giải pháp này cần tập trung vào một số nội dung chủ yếu:

- Trong công tác quy hoạch phát triển cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc xác định các định hướng phát triển phù hợp, sự phân bố không gian thích hợp với điều kiện đặc điểm của khu vực dựa trên nguyên tắc phát triển hài hoà, kết hợp các lợi ích kinh tế với nhiệm vụ bảo tồn tài nguyên và bảo đảm sự phát triển bền vững của hoạt động du lịch.

- Trong hoạt động quản lý và bảo vệ tài nguyên, môi trường cần có sự phối hợp chặt chẽ để xây dựng các quy chế, tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các hoạt động du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật liên quan đến tài nguyên, môi trường ở Hương Sơn. Trong quá trình xây dựng các chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững và các chỉ tiêu môi trường thích hợp với điều kiện của Hương Sơn.

+ Khai thác phương diện quản lý của vé thắng cảnh

Vé thắng cảnh là yếu tố do chủ thể quản lý có thể chi phối và nó không chỉ là một nguồn thu nhập cho điểm đến du lịch mà chúng ta cần xem xét nó dưới góc độ một công cụ quản lý hữu hiệu đối với hoạt động du lịch.

Về mặt nguyên tắc, có thể sử dụng vé thắng cảnh như một công cụ quản lý và có thể phân phối khách du lịch tránh khỏi những thời điểm nhạy cảm khi số lượng khách du lịch vượt quá năng lực của điểm đến do đó giảm thiểu được những tác động tiêu cực đối với môi trường sinh thái, văn hoá - xã hội... Điều kiện thích hợp nhất để sử dụng vé thắng cảnh như một công cụ là khi vé thắng cảnh chiếm tỷ trọng đủ lớn trong cơ cấu chi phí cho chuyến du lịch để tác động đến quyết định của du khách. Theo kinh nghiệm của một số nước, vé thắng cảnh có thể được sử dụng theo nhiều cách hay chính sách khác nhau. Nhìn chung có các chính sách cơ bản như sau:



Chính sách thứ nhất là chính sách áp dụng mức giá thấp để tối đa hoá số lượng khách du lịch. Việc duy trì một chính sách giá thấp có thể chấp nhận về mặt xã hội do nó tối đa hoá lượng khách tham quan và do đó phát sinh thu nhập lớn nhất cho kinh tế địa phương từ đó thúc đẩy sự phát triển của địa phương. Nhưng có thể chính sách này thất bại trong việc bảo vệ môi trường địa phương khỏi những tác động do vượt quá năng lực khi có một lượng khách lớn hơn năng lực đáp ứng của nó. Đặc biệt có thể mức thu nhập từ vé thắng cảnh sẽ không đủ bù đắp chi phí quản lý.

Ngược lại với chính sách duy trì mức giá thấp là chính sách giá tối đa doanh thu. Việc tăng giá vé thắng cảnh ở điểm du lịch có thể dẫn đến sự suy giảm trong số lượng khách tham quan và nó chuyển thành những thiệt hại đáng kể đối với kinh tế xã hội địa phương. Tuy nhiên đổi lại có thể là việc hạn chế được các tác động tiêu cực đối với môi trường địa phương và thu nhập của cơ quan quản lý tăng lên và việc đầu tư cải tạo cơ sở hạ tầng được tiến hành từ nguồn thu vé thắng cảnh.

Một số nước và cả một số điểm du lịch ở Việt Nam đang áp dụng chính sách giá hai giá phân biệt giữa khách nước ngoài với khách Việt Nam. Tuy nhiên, chính sách này khó có thể áp dụng ở Hương Sơn khi nó vướng phải những rào cản về mặt chính sách pháp luật.

Hiện nay, giá vé thắng cảnh ở Hương Sơn do UBND thành phố ấn định, chính sách giá áp dụng là chính sách không phân biệt và mức giá vé là 55.000 đồng/khách áp dụng cho cả khách quốc tế lẫn khách nội địa (trong đó vé tham quan là 30.000 đồng, vé đò là 25.000 đồng). Đây là mức giá vé không cao trong điều kiện hiện nay. Mặc dù vậy, vé thắng cảnh ở khu di tích thắng cảnh Hương Sơn vẫn là nguồn thu chính cho ngân sách địa phương. Trong quá trình nghiên cứu tác giả nhận thấy một chính sách thích hợp nhất đối với đa số các khu, điểm du lịch, trong đó có Hương Sơn là một chính sách giá thực hiện được 3 mục tiêu: Tăng thu nhập cho cơ quan quản lý; Không gây suy giảm quá nhiều cho hoạt động kinh tế địa phương; Đồng thời quản lý được lượng khách du lịch phù hợp với năng lực của khu du lịch.



Để sử dụng vé thắng cảnh như một công cụ quản lý hiệu quả ở Hương Sơn cần chú

ý tập trung vào một số biện pháp cơ bản sau:

- Tiến hành nghiên cứu đánh giá chỉ số PEI1 cơ bản trong nhu cầu của khách du lịch đến Hương Sơn để từ đó xây dựng được mức giá thích hợp đáp ứng được ba mục tiêu nêu trên.

- Thực hiện hệ thống bán vé đa dạng hơn thông qua nhiều kênh phân phối ví dụ như bán vé qua bưu điện, bán vé qua các đại lý, qua hệ thống Internet... Các biện pháp này sẽ có lợi khi tránh được ách tắc giao thông ở khu vực cửa vào đồng thời hạn chế hiện tượng thất thoát vé.

- Thực hiện chính sách giá phân biệt theo thời vụ, giá vé trong thời kỳ lễ hội sẽ cao hơn so với trong thời kỳ ngoài lễ hội. Biện pháp này sẽ giảm bớt được lượng du khách trong thời kỳ cao điểm từ đó hạn chế được các tác động tiêu cực do lượng du khách quá tập trung trong mùa lễ hội.

- Đề xuất với UBND thành phố trong việc chuyển vé thu phí đò thành vé dịch vụ vận chuyển để nâng cao thu nhập cho nhân dân và tạo sự cạnh tranh trong việc nâng cao chất lượng phục vụ du khách.

+ Tổ chức quản lý vận hành hệ thống đò và dịch vụ vận chuyển.

Tính đến năm 2011, số lượng đò tham gia hoạt động vận chuyển khách trên suối Yến khoảng 4.500 chiếc. Những chiếc đò này tạo công ăn việc làm và thu nhập khá lớn cho cư dân địa phương tuy nhiên đang nảy sinh một số vấn đề ảnh hưởng chất lượng dịch vụ, hình ảnh của khu di tích thắng cảnh Hương Sơn đối với khách du lịch do đó tác giả đề xuất giải pháp tổ chức quản lý vận hành hệ thống đò và dịch vụ vận chuyển với mục đích nâng cao chất lượng hoạt động vận chuyển khách du lịch trên Suối Yến. Nội dung của giải pháp tập trung vào các công việc chính như:

- Xây dựng chương trình giáo dục cộng đồng nâng cao nhận thức về vai trò của văn minh trong kinh doanh dịch vụ chở đò.

- Nghiên cứu tiến tới áp dụng kiểu đò thích hợp về kiểu dáng, vật liệu, phương

thức hoạt động (cơ chế quản lý), giá cả... cho đặc thù chùa Hương. Biện pháp tiến



hành, theo tác giả là tổ chức cuộc thi thiết kế mẫu mã đò chở khách trên suối Yến để

tạo thành đặc trưng riêng của Chùa Hương.

- Nghiên cứu ban hành các quy chuẩn về đò hoạt động trên suối Yến như: trang thiết bị trên đò (ghế ngồi, đèn, phao cứu sinh...), trang phục người lái đò, thẻ tên, số hiệu, chứng chỉ cho người lái đò...

- Nghiên cứu ban hành các quy định (nội quy) hoạt động của đò trên suối Yến để bảo đảm an toàn trong giao thông trên suối Yến.

- Đầu tư xây dựng hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống loa thông tin đáp ứng nhu cầu đi thuyền trên suối Yến vào ban đêm nhằm mục đích khai thác được vẻ đẹp của suối Yến về ban đêm tạo thành sản phẩm du lịch mới góp phần đa dạng hoá sản phẩm du lịch ở Chùa Hương đồng thời bảo đảm an toàn cho du khách.

+ Tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ tại khu di tích thắng cảnh Hương Sơn

Ngoài dịch vụ vận chuyển đã nêu ở phần trên, hoạt động kinh doanh dịch vụ ở khu di tích thắng cảnh Hương Sơn tập trung vào 3 loại hình dịch vụ chính: dịch vụ ăn uống, dịch vụ bán hàng hoá và dịch vụ lưu trú. Tuy nhiên loại hình dịch vụ gây nhiều tác động tiêu cực đến du lịch ở Hương Sơn chính là 2 loại hình: dịch vụ ăn uống và dịch vụ bán hàng hoá, đặc biệt là các hàng quán trong khu vực từ Thiên Trù lên đến động Hương Tích.

Hiện nay, riêng ở khu vực từ Thiên Trù lên đến động Hương Tích tập trung khoảng trên 300 hàng quán các loại được duyệt quy hoạch hàng năm, ngoài ra còn có một số hộ dân tự lấn chiếm mở kinh doanh. Các hàng ăn tập trung chủ yếu ở khu vực Thiên Trù còn lại các quán bán hàng hoá lưu niệm, giải khát... tập trung ở dọc đường lên động Hương Tích. Các hàng quán này đang tạo ra hình ảnh xấu về khu di tích thắng cảnh Hương Sơn khi chúng làm mất cảnh quan, chất lượng hàng hoá và dịch vụ thấp, giá cả đắt đỏ, chất lượng vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường không đảm bảo, vấn đề văn minh thương mại còn chưa được quan tâm. Trong khi đó, sau khi dự án nạo vét suối Yến hoàn thành, hiện nay ở khu vực bến thuyền Thiên Trù có



khu đất rộng khoảng hơn 2 ha có thể tổ chức thành trung tâm dịch vụ nhằm mục đích di chuyển tất cả các hàng quán từ trong khu vực từ Thiên Trù đến động Hương Tích ra khỏi khu vực di tích để trả lại cảnh quan cho khu di tích Hương Sơn.

Nội dung giải pháp này tập trung vào việc: Nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết khu dịch vụ bến Thiên Trù làm cơ sở xây dựng dự án đầu tư xây dựng khu trung tâm thương mại bến Thiên Trù; Nghiên cứu xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn được hoạt động thương mại như: trang phục của người bán hàng, niêm yết giá cả, văn minh thương mại, các loại hàng hoá cấm bán... Song song với các biện pháp trên cần tiến hành thường xuyên chương trình giáo dục nâng cao nhận thức và chất lượng dịch vụ cho các đối tượng tham gia kinh doanh trong khu vực cũng như Ban quản lý di tích thắng cảnh hương Sơn cần có chế tài để xử lý những vi phạm của các đối tượng tham gia hoạt động dịch vụ ở Chùa Hương.

Những lĩnh vực đầu tư trong khu di tích thắng cảnh:

+ Đầu tư cho cơ sở hạ tầng trong khu du tích thắng cảnh.

Hiện tại Hương Sơn chỉ đơn thuần là khu lễ hội, hành hương lớn. Tuy nhiên căn cứ vào các tiềm năng du lịch ở Hương Sơn cần đầu tư, khai thác phát triển các loại hình du lịch sau:

+ Du lịch sinh thái

+ Du lịch nghỉ ngơi, thư giãn cuối tuần

+ Du lịch tham quan nghiên cứu, văn hoá, lịch sử

+ Du lịch vui chơi giải trí kết hợp với thể thao.

Căn cứ vào tiềm năng, sự phân bố tài nguyên và các điều kiện có liên quan, tổ chức không gian du lịch Hương Sơn sẽ bao gồm các khu chức năng chính là:

Khu đón tiếp: bao gồm toàn bộ khu bến đò Yến Vĩ, khu dân cư và dịch vụ tư nhân (3 thôn Đục Khê, Yến Vĩ, Hội Xá), khu Đền Trình và một phần núi Ngũ Nhạc: diện tích 100ha, đây là đầu mối đi các khu chức năng khác.

Cụm du lịch tham quan, lễ hội Hương Tích với diện tích 900ha: Bao gồm các đền chùa hang động phía Bắc Thiên Trù, Hương Tích, Giải Oan, dịch vụ du lịch, khu nghỉ dưỡng, khu dự trữ phát triển, rừng cảnh quan, rừng bảo vệ...



Cụm du lịch tham quan lễ hội Hinh Bồng, Long Vân, Động Người Xưa, diện tích hơn 400ha, gồm khu đền chùa, dịch vụ du lịch, rừng cảnh quan và rừng bảo vệ.

Cụm du lịch tham quan lễ hội Tuyết Sơn: Bao gồm các đền chùa, hang động, cảnh quan vùng núi Tuyết Sơn nằm ở Đông Nam núi Hương Tích, diện tích toàn khu gần 300ha.

Khu du lịch sinh thái rừng: Nằm giữa khu Thiên Trù và khu Long Vân, Hinh Bồng; diện tích hơn 2000ha vùng đệm phòng hộ 500ha gồm các rừng cây hoang dã, các thung mơ, các bãi đất ở trung tâm dãy núi Hương Tích.

Cụm du lịch sinh thái hồ là cầu nối giữa khu Hương Tích và khu Tuyết Sơn:

diện tích 150ha và không gian đệm 200ha.

+ Khu trung tâm đón tiếp, dịch vụ du lịch:

* Vị trí:

- Trên cơ sở quy hoạch tổng thể đã xác định, trung tâm đón tiếp của điểm đến du lịch Hương Sơn, gồm các thôn Đục Khê, Hội Xá, Yến Vĩ với diện tích hơn 100ha.

- Ranh giới khu trung tâm đón tiếp, dịch vụ được xác định: Đông giáp sông Đáy,

Bắc giáp thôn Hội Xá, Tây giáp đền Trình, Nam là đất thổ canh của xã Hương Sơn.

* Mục tiêu:

1. Phát triển khu vực thành một trung tâm dịch vụ du lịch với chức năng: đón

tiếp lưu trú, phục vụ... cho mọi đối tượng khách hành hương và khách du lịch.

2. Đảm bảo việc giải quyết cơ bản tình trạng ách tắc giao thông cả đường bộ và đường thuỷ cho khu vực lễ hội tồn tại từ trước đến nay.

3. Điều hoà lợi ích của 3 thôn: Đục Khê, Hội Xá, Yến Vĩ trong việc khai thác

dịch vụ tư nhân cho lễ hội Hương Tích và các hoạt động du lịch ở đây.

* Cơ cấu, phân khu chức năng: Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ, căn cứ vào nhu cầu và thực trạng của khu vực, khu đón tiếp bao gồm các công trình với chức năng sau:

Xem tất cả 159 trang.

Ngày đăng: 27/06/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí