Các Doanh Nghiệp Thành Công Nhờ Áp Dụng Chiến Lược Đại Dương Xanh.

Theo những số liệu thống kê của Quỹ tiền tệ Thế giới IMF trong năm 2007, thì GDP của Hoa Kỳ đứng đầu Thế giới với tổng sản phẩm quốc nội đạt mức 13,543 nghìn tỉ USD. Với dân số chiếm ít nhất 5% dân số Thế giới, khoảng 302 triệu người, nước Mỹ chiếm từ 20% - 30% tổng GDP của toàn Thế giới

Triển vọng trung - dài hạn: Nền kinh tế Hoa Kỳ tiếp tục đạt hiệu quả tăng trưởng lâu dài. Chính phủ trông đợi GDP sẽ tăng mạnh năm 2010, lạm phát được giữ ở mức cũ và thị trường lao động được đẩy mạnh. GDP thực tế dự kiến sẽ tăng với tỷ lệ trung bình hàng năm 3,3% trong vòng 4 năm từ 2005

- 2008. Tỷ lệ thất nghiệp dự tính sẽ dưới mức 5,4% vào cuối năm 2004 và dưới 5,1% năm 2006. Kinh tế tăng trưởng với mức 3,2% năm 2007, 2008 và ở

mức 3,15% năm 2009, 2010.

Thu nhập bình quân đầu người hiện nay của Hoa Kỳ (2007) là 45.150 USD. Tuy nhiên, càng ngày nền kinh tế Hoa Kỳ càng chịu nhiều tác động từ các nền kinh tế năng động khác. Hiện nay, nước Mỹ vẫn đang phải đối mặt với những thách thức đến từ bên trong lẫn bên ngoài.[23]

Về văn hóa xã hội, Hoa Kỳ là một quốc gia đa văn hóa, đa sắc tộc. Người Mỹ luôn quan niệm rằng quyền cá nhân được ưu tiên hơn quyền tập thể. Bởi vậy mà Hoa Kỳ là một quốc gia tôn trọng quyền dân chủ của nhân dân.

Người tiêu dùng Mỹ cũng được coi là “cỗ máy tiêu dùng” bởi cho dù giá xăng, giá lương thực tăng cao, họ vẫn tìm đến các cửa hàng ô tô sang trọng, các siêu thị bán lẻ, và các trung tâm mua sắm. Thương mại điện tử ở Mỹ đang rất phát triển. Việc bán hàng qua hệ thống mạng Internet đã trở nên vô cùng phổ biến và quen thuộc với người dân ở quốc gia này.

Người tiêu dùng Mỹ rất đề cao chất lượng sản phẩm, thương hiệu của sản phẩm đó. Chính vì vậy mà họ đã từ chối sử dụng mặt hàng của một số

quốc gia trong đó có Trung Quốc với lý do nghi ngại về vấn đề chất lượng và an toàn trong tiêu dùng.

1.2 Các doanh nghiệp thành công nhờ áp dụng chiến lược Đại dương Xanh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

1.2.1. Amazon.com : Website thương mại điện tử hàng đầu.

Nắm bắt kịp thời và đánh đúng nhu cầu để tạo ra Đại dương Xanh

Mô hình chiến lược Đại dương xanh và thực tế áp dụng đối với các doanh nghiệp Việt Nam - 7

Vào những năm 1994, khi Internet vẫn còn là một khái niệm rất mới mẻ, tình cờ đọc được một nghiên cứu dự đoán về xu hướng sử dụng Internet trong thời gian kế tiếp sẽ bùng nổ mạnh mẽ, Jeff Bezos - (chức vụ)- đã phán đoán rằng chẳng bao lâu nữa, người ta sẽ bắt đầu mua bán qua mạng. Sau khi nghiên cứu một số loại sản phẩm có thể bán qua mạng, trong số rất nhiều chủng loại hàng hóa, sản phẩm, sách đã được Jeff chọn là mặt hàng chủ lực bởi đó là mặt hàng dễ kinh doanh qua mạng nhất vì khó bị hư hại, không đòi hỏi các điều kiện bảo quản khắt khe và tương đối dễ vận chuyển. Từ đó, Amazon đã được đặt trụ sở ở Seattle vì ở đây có nhiều kỹ sư phần mềm và cách thành phố Roseburg không xa, nơi có hệ thống nhà kho lưu trữ sách lớn nhất nước Mỹ.

Trong 30 ngày đầu hoạt động, Amazon đã bán được sách ở 50 bang và 45 nước trên Thế giới. Đến tháng 9 cùng năm, doanh thu của Amazon đã đạt

20.000 USD một tuần. Công việc kinh doanh đã tiến triển nhanh đến mức không ai có thể ngờ tới. Hai năm sau khi công ty được công bố chính thức với công chúng (1997), thị phần của Amazon đã lớn hơn cả hai nhà sách truyền thống là Barnes và Noble và Borders cộng lại.[24]

Amazon.com đã tạo ra một Đại dương Xanh hoàn toàn mới trong lĩnh vực kinh doanh sách qua hệ thống mạng Internet. Lợi thế của mô hình này so với việc kinh doanh truyền thống đó là cho phép người tiêu dùng tiếp cận với một kho sách khổng lồ mà người ta không thể có đủ thời gian, chi phí và kiên nhẫn

để đi qua từng cửa hàng hay từng nhà kho lưu trữ. Trong khi đó, doanh nghiệp này lại không phải tốn chi phí mở cửa hiệu và xây dựng kho lưu trữ sách. Với một xuất phát điểm vô cùng thuận lợi, Amazon.com đã không ngừng mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh doanh với những chiến lược khôn ngoan.


Đầu tư cho hệ thống quản lý kho hàng công nghệ cao

Với giá trị khoảng 50 triệu USD cho mỗi nhà kho, việc xây dựng và vận hành hệ thống nhà kho là rất tốn kém. Để có thể kinh doanh thành công, Amazon đã phải phát hành 2 tỷ USD trái phiếu công ty. Song các kho hàng của Amazon không hề giống với các kho hàng truyền thống. Chúng được tin học hóa cao độ. Sau nhà kho của Amazon sử dụng công nghệ cao, đòi hỏi nhiều dòng mã hóa để vận hành và vô cùng phức tạp.

Tỷ lệ luân chuyển hàng hóa của các nhà kho này đạt 20 lần /năm trong khi tất cả các công ty bán lẻ khác chỉ đạt con số dưới 15 lần/năm. Trên thực tế, một trong những thế mạnh lớn nhất hiện nay của Amazon là năng lực quản lý hàng tồn kho, và thậm chí Amazon còn được các công ty bán lẻ khác giao toàn bộ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của mình cho Amazon thầu phụ như các hãng bán lẻ Toys R Us và Target.

Cách thức bán hàng thuận tiện và chuyên nghiệp

“Thỏa mãn người tiêu dùng” là một nguyên tắc mà Amazon luôn luôn duy trì trong nhiều năm qua. Cùng với các chính sách giá rẻ và giao hàng tận nơi, Amazon đã làm gia tăng giá trị của khách hàng, từ đó làm tăng giá trị của chính mình. Chính vì vậy mà Amazon đã chiếm được cảm tình lớn từ phía khác hàng đối với công ty này.

Website Amazon.com được thiết kế một cách thông minh và bắt mắt, được tạo ra để người mua hàng có cảm giác như một trung tâm mua sắm, với những chủng loại hàng hóa được bày bán trước mắt bằng các dòng chữ và hình ảnh, và còn được kết nối với các sản phẩm liên quan hay sản phẩm thay

thế bằng các đường dẫn. Một lợi thế của Website là khách hàng có thể download rất nhanh, thậm chí với tốc độ chậm chạp của kết nối dial-up. Và bằng cách ghi lại để phân tích những cú click chuột của người xem hàng, Amazon đã đưa ra được những nhận định và nắm bắt được tâm lý của người tiêu dùng, từ đó điều chỉnh website một cách phù hợp để hướng họ tới cái mà họ quan tâm.

Hiện nay, đã có hơn 900.000 đại lý bán lẻ bên thứ ba cung cấp sản phẩm của họ lên trang web của Amazon. Với hơn 9000 nhân viên làm việc trên toàn Thế giới, doanh thu của hãng này đã đạt con số 10.7 tỷ USD vào năm 2006.[25]

Đánh giá về việc áp dụng chiến lược Đại dương Xanh của Amazon.com

Hoàn toàn có thể khẳng định rằng Amazon.com đã tạo ra cho mình một chỗ đứng mới, một Đại dương Xanh hoàn toàn mới. Họ chính là những người đi đầu trong lĩnh vực kinh doanh dựa trên hình thức thương mại điện tử vốn rất mới mẻ vào thời điểm mà Internet còn chưa được sử dụng rộng rãi trên toàn Thế giới.

Đánh giá về việc áp dụng chiến lược của mình, Amazon đã thực hiện thành công mô hình Loại bỏ - Cắt giảm - Gia tăng - Hình thành, mà trên cơ sở đó đã tạo ra một mảng thị trường hoàn toàn mới.

Mặc dù, trong những năm gần đây, đã có rất nhiều các doanh nghiệp khác cũng đã áp dụng hình thức kinh doanh tương tự như Amazon.com trên Thế giới. Nhưng với vị thế là người dẫn đầu trong phân mảng thị trường này, Amazon.com đã thực sự xây dựng được cho mình những hệ thống khách hàng trung thành, cũng như thương hiệu trên thị trường. Cùng với sự liên tục đổi mới, nâng cấp trong công nghệ, cải thiện quy trình giao hàng, rút ngắn thời gian chuyển phát, Amazon.com đã thực sự bơi đi rất xa trong Đại dương Xanh đó.

Đây chính là những gì mà Amazon.com đã làm được để tạo cho mình những thuận lợi trong Đại dương Xanh :


Hình 12 - Mô hình Loại bỏ - Cắt giảm - Gia tăng - Hình thành của Amazon.com


Hình 13 - Đường giá trị của Amazon


Trong đó :


(1) : đường giá trị của các hãng khác (2) : đường giá trị của Amazon


1.2.2- Apple: Hãng sản xuất máy tính cá nhân và gia đình hàng đầu

Chớp cơ hội trong giai đoạn bùng nổ phát triển của ngành máy tính

Ngành công nghiệp máy tính tiếp tục quá trình phát triển trong những thập kỷ 60 và 70 của thế kỷ XX. IBM, Digital Equipment Corporation (DEC), Sperry và những công ty mới nhảy vào ngành máy tính đã mở rộng hoạt động ra toàn cầu và đổi mới cũng như mở rộng dòng sản phẩm để mở thêm thị trường thiết bị ngoại vi và dịch vụ. Do đó, vào năm 1978, khi các nhà sản xuất máy tính lớn dự định sản xuất những chiếc máy to và mạnh hơn cho thị trường doanh nghiệp thì Apple Computer đã tạo ra một khoảng thị trường hoàn toàn mới với loại máy Apple II dùng cho gia đình.

Thay đổi mới cho một môi trường mới

Trái ngược với những suy nghĩ kiểu truyền thống, Apple không phải là loại máy tính cá nhân đầu tiên trên thị trường. Trước đó hai năm, Micro Instrumental and Telemetry Systems (MITS) đã giới thiệu máy tính Altair 8800. Máy tính Altar 8800 được tung ra thị trường với kỳ vọng khá cao vào những người đam mê máy tính. Tạp chí Business Week nhanh chóng gọi MITTS là “IBM trong lĩnh vực máy tính gia đình”.

Mặc dù vậy, MITS vẫn chưa thể tạo ra được một Đại dương Xanh. Lý do là bởi, loại máy tính này không có màn hình, không có bộ nhớ cố định, chỉ có bộ nhớ tạm thời 256bit, không có phần mềm và bàn phím. Để nhập dữ liệu,

người sử dụng phải điều chỉnh các nút chuyển đổi ở mặt trước của máy, kết quả chương trình được hiển thị bằng đèn nhấp nháy ở phần phía trước. Điều này giải thích tại sao chiếc máy tính gia đình này lại không thể tìm kiếm được thị trường tiêu thụ. Ông Ken Olsen, Chủ tịch của Digital Equipment đã nói một câu nổi tiếng : “Mọi người chẳng có lý do gì để mua một chiếc máy tính cho gia đình họ”

Hai năm sau đó, Apple II đã khiến Alsen phải nghĩ lại về câu nói đó của mình kho họ tạo ra một Đại dương Xanh trong lĩnh vực máy tính gia đình. Dựa trên công nghệ hiện có, Apple II đã đưa ra một giải pháp mới bằng một mẫu thiết kế có vỏ nhựa, bao gồm cả bàn phím và nguồn điện. Đây là loại máy tính rất dễ sử dụng, Apple II được bán kèm với những phầm mềm từ những phần mềm trò chơi cho đến những phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp như phần mềm xử lý văn bản Apple Writer, bảng tính VisiCalc, khiến cho máy tính trở nên thiết thực với người mua.

Apple đã thay đổi cách suy nghĩ của mọi người về máy tính. Máy tính không còn là sản phẩm dành riêng cho những “chuyên gia tin học”, mà trở thành sản phẩm cần thiết trong các hộ gia đình ở Mỹ.

Chỉ hai năm sau khi Apple II ra đời, doanh số của Apple đã lên tới hơn

200.000 máy mỗi năm, Apple đã được đứng trong danh sách 500 công ty hàng đầu do tạp chí Fortune bình chọn khi mới thành lập được 3 năm, một thành công chưa từng có.

Năm 1980, khoảng 20 công ty trong ngành bán ra được 724.000 máy tính cá nhân, thu lại hơn 1,8 tỉ USD. Năm sau đó, 20 công ty khác bước vào thị trường, và doanh số tăng gấp đôi, lến tới 1,4 triệu máy tính, mang lại khoảng 3 tỉ USD.[26]

HiÖn nay, tuy ®· cã rÊt nhiÒu c¸c c«ng ty s¶n xuÊt m¸y tÝnh kh¸c ®· tham gia vµo thÞ tr•êng nµy, vµ §¹i d•¬ng Xanh ngµy nµo giê ®· trë thµnh

mét §¹i d•¬ng §á, nh•ng th•¬ng hiÖu cđa Apple vÉn lu«n lµ th•¬ng hiÖu hµng ®Çu, vµ lµ lùa chän tèi •u cho nh÷ng ai mong muèn cã sù hoµn thiÖn c¶ vÒ kiÓu d¸ng vµ c«ng nghÖ.

D•íi ®©y lµ s¬ ®å chiÕn l•îc vµ m« h×nh Lo¹i bá - C¾t gi¶m - Gia t¨ng - H×nh thµnh cđa Apple :


Hình 14 - Đường giá trị của Apple


Hình 15 - Mô hình Loại bỏ - Cắt giảm - Gia tăng - Hình thành của Apple

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí