Phương Pháp Sơ Chế, Bảo Quản Nguyên Liệu Cá

Trong quá trình bảo quản tôm được rửa tự nhiên bằng nước đá tan chảy từ lớp tôm trên cùng xuống lớp dưới và thoát ra ngoài qua các lỗ ở đáy thùng.

Chi phí thấp, dễ áp dụng.

+ Nhược điểm

Nếu bảo quản trong thời gian dài có thể xảy ra hiện tượng tôm bị biến đen.

Phải cẩn thận khi bảo quản để tránh hiện tượng làm lạnh không đồng đều vì chỗ không có đá, chỗ quá nhiều đá.

- Bảo quản lạnh tôm bằng nước đá xay hoặc nước đá vảy trong thùng cách nhiệt không có chỗ thoát nước ở đáy thùng.

+ Cách tiến hành: Phương pháp này tương tự như phương pháp trước chỉ có điểm khác là thùng bảo quản không có lỗ thoát nước ở đáy do đó nước đá tan chảy trong quá trình bảo quản bị đọng lại ở đáy thùng nên phải dùng lượng nước đá nhiều hơn để làm lạnh phần nước lạnh ở đáy thùng. Nếu thời gian bảo quản dài thì lớp tôm ngập trong nước ở đáy thùng có thể bị trương nước, long đầu, giãn đốt, mềm vỏ và thịt. Phương pháp này thường dùng để bảo quản nguyên liệu chế biến tôm bóc vỏ.



Hình 2 4 Bảo quản tôm trong thùng cách nhiệt không thoát nước ở đáy thùng Bảo 1

Hình 2.4: Bảo quản tôm trong thùng cách nhiệt không thoát nước ở đáy thùng

- Bảo quản lạnh tôm bằng nước đá xay hoặc nước đá vảy và nước sạch trong thùng cách nhiệt.

+ Cách tiến hành: Tôm được ướp với nước đá theo từng lớp, đầu tiên rải một lớp nước đá ở đáy thùng, sau đó cứ rải một lớp tôm lại đến một lớp nước đá cho đến khi đầy thùng. Cho nước sạch đã được làm lạnh đến gần 0oC vào trước khi phủ lớp nước đá trên cùng, đậy kín nắp thùng. Để đảm bảo làm lạnh tôm được đồng đều thì lớp nước đá ở đáy thùng và lớp nước đá ở trên cùng phải dày hơn 5cm, các lớp tôm không dày quá 10 cm.

Cần chú ý lượng nước sử dụng với tỉ lệ là 3kg tôm : 1 lít nước.

Hình 2 5 Bảo quản tôm bằng nước và đá lạnh Ưu điểm  Làm lạnh tôm rất 2

Hình 2.5: Bảo quản tôm bằng nước và đá lạnh

+ Ưu điểm

Làm lạnh tôm rất nhanh và đồng đều, trong vòng 2 giờ kể từ khi ướp đá có thể hạ nhiệt độ tôm xuống dưới 5oC và sau 4 giờ có thể hạ nhiệt độ tôm xuống 0oC

Hiện tượng tôm bị biến đen xảy ra chậm.

Chi phí thấp, dễ áp dụng.

+ Nhược điểm

Tỷ lệ tôm bị trương nước, long đầu, giãn đốt, bạc màu cao.

Vận chuyển khó khăn, chi phí vận chuyển tôm nguyên liệu tăng do số thùng bảo quản tăng lên

2.2. Bảo quản nguyên liệu mực

- Mực sau khi đánh bắt (nhất là mực lưới giả) phải nhặt bỏ hết đất đá, cát sạn, rong rêu, vỏ cua, vỏ ốc... Nhặt các loại tôm, cá và đặc sản khác ra. Phân riêng mực nang và mực ống. Phân cỡ mực một cách tương đối

- Rửa sạch bùn đất, cát sạn và nhớt bẩn

- Xử lí nguyên liệu

+ Đối với mực nang: Phải thắt túi mực, xong rửa lại và ngâm vào thùng nước

đá lạnh

+ Đối với mực ống: Không phải thắt túi mực, chỉ ngâm vào thùng nước đá lạnh

Chú ý: Thời gian từ khi kéo mực lên đến lúc ngâm nước đá lạnh khoảng 10 - 15 phút. Nếu ngâm quá sớm, khi mực còn sống, sau này thân mực sẽ có đốm đỏ, râu mềm. Ngược lại ngâm quá muộn thì chất lượng bị giảm nghiêm trọng.

Nước đá lạnh: Cho đá vào nước biển quấy mạnh đến mức đá không thể tan và còn dư lại. Luôn luôn để đá dư lại, nổi trên mặt nước. Đá còn tan là nước chưa đạt tới 0 - 2oC.

- Ngâm: Ngâm khoảng 2 - 3 giờ, thân mực đã lạnh cóng, nhiệt độ đạt 0 - 2oC thì vớt ra tiếp tục bảo quản khô. Không ngâm quá lâu. Da mực dễ bị tái nhợt.

- Bảo quản: Bảo quản khô ở nhiệt độ ổn định 0 - 2oC

+ Tỉ lệ đá và mực:


Thời gian bảo quản dưới 24 giờ

Thời gian bảo quản trên 24 giờ

1/1

2/1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.



đá.

+ Cách tiến hành

Mở nút lỗ thoát nước thùng bảo quản

Trải dưới đáy một lớp đá dày 4 – 5 cm

Dùng bao polietylen để gói mực

Vớt từng con, cầm dốc đầu xuống và vẩy cho hết nước, xong cho vào bao và gấp bao lại.

Mực nang mỗi con một bao. Mực ống mỗi bao 2 – 3 con

Xếp mực vào thùng theo thứ tự một lớp mực, một lớp đá.

Chú ý: Không xếp mực xít vào nhau, mà phải để hở một ít, chỗ hở cũng cho đầy


Bao mực ống chứa 3 con, dùng các ngón tay để tách rời từng con một, không để

chúng áp sát vào nhau, nếu mực quá nhỏ cho mỗi bao khoảng 1kg và cố gắng dàn đều. Khi xếp vào thùng, giàn đá cho phẳng, xếp mực vào và cho đá chèn vào giữa các con mực, lắp đầy đá xung quanh con mực

Khi xếp mực, phần bao gấp hướng xuống dưới vần để mực đè lên: Cứ 1 lớp mực một lớp đá, dải cho phẳng đến khi đầy. Trên cùng phủ một lớp đá dày 5 - 10 cm

Đậy nắp và kiểm tra độ kín của nắp

Xếp thùng mực vào hầm cách nhiệt hoặc phòng bảo quản

Theo dõi thường xuyên, xử lí sự cố và bổ sung đá.

Để bảo quản nhanh, có thể xếp mực thành lớp mỏng lân tấm PE, trên lại phủ một tấm khác, hoặc dùng tấm PE bọc kín lớp mực, xong đổ đá lên và dàn đều. Nguyên tắc là: Mực không được tiếp xúc với mực, mà chỉ tiếp xúc với đá qua lớp PE, còn nước đá tan, phải chảy ra ngoài và không thấm vào mực

Những tàu thuyền khai thác mực ống, nếu có điều kiện sau khi đã ngâm mực vào nước đá lạnh, vớt ra, vẩy ráo, cho vào khay, đậy nắp, rồi xếp thành lớp. Cứ một lướp khay một lớp đá. Lúc xếp khay cũng phải đảm bảo không để con này chồng lên con kia và mực có cùng kích cỡ xếp với nhau để con mực nào cũng được áp sát với đá.

2.3. Phương pháp sơ chế, bảo quản nguyên liệu cá



Đánh bắt (thu hoạch)

Giết chết Xả máu

Loại bỏ nội tạng Rửa sạch

Bảo quản


Câu hỏi và bài tập thực hành Câu hỏi

Câu 1: Trình bày nguyên lý bảo quản lạnh thủy sản và bảo quản đông thủy sản Câu 2: Trình bày phương pháp sơ chế tôm nguyên liệu

Câu 3: Trình bày các bước trong quy trình bảo quản thủy sản bằng phương pháp ướp đá ướt

Câu 4: Trình bày các bước trong quy trình bảo quản thủy sản bằng phương pháp ướp đá khô

Bài tập thực hành

Bài 1: Hãy thực hiện các bước phân loại tôm thẻ chân trắng khi thu mua, sơ chế bỏ đầu, sau đó bảo quản lạnh tôm đạt tiêu chuẩn bằng phương pháp ướp đá khô

Bài 2: Hãy thực hiện các bước phân loại tôm thẻ chân trắng khi thu mua, sơ chế bỏ đầu, sau đó bảo quản lạnh tôm đạt tiêu chuẩn bằng phương pháp ướp đá ướt.

Bài 3: Hãy thực hiện các bước phân loại tôm sú khi thu mua, sơ chế bỏ đầu, sau đó bảo quản lạnh tôm đạt tiêu chuẩn bằng phương pháp ướp đá ướt.

Bài 4: Hãy thực hiện các bước phân loại tôm sú khi thu mua, sơ chế bỏ đầu, sau đó bảo quản lạnh tôm đạt tiêu chuẩn bằng phương pháp ướp đá khô.

Ghi nhớ:

Cần chú ý một số nội dung trọng tâm

- Phương pháp sơ chế nguyên liệu trước khi bảo quản

- Các phương pháp bảo quản nguyên liệu thủy sản


Giới thiệu

Bài 3

TIẾP NHẬN NGUYÊN LIỆU THỦY SẢN

Mã bài: B03

Bài này cung cấp cho người học những kiến thức về quy trình tiếp nhận nguyên liệu thủy sản đúng yêu cầu kỹ thuật.

Mục tiêu

- Nêu được các hạng mục kiểm tra phẩm chất để áp dụng vào kiểm tra đánh giá nguyên liệu

- Trình bày được các phương pháp kiểm tra độ tươi của nguyên liệu từ đó phân hạng và đánh giá phẩm chất của nguyên liệu để xử lý, chế biến và lợi dụng cho từng mặt hàng

- Xác định và chuẩn bị đúng, đủ số lượng, chủng loại dụng cụ thiết bị, phương tiện,

vật tư


- Kiểm tra được độ tươi của nguyên liệu bằng phương pháp cảm quan

- Xác định được loại nguyên liệu phù hợp với quy trình sản xuất

- Đánh giá, phân cỡ, phân loại nguyên liệu chính xác theo tiêu chuẩn

- Sử dụng thuần thục các loại dụng cụ, thiết bị có liên quan

- Bảo quản lại đạt yêu cầu, nhiệt độ bảo quản đảm bảo ổn định

Nội dung

1. Chuẩn bị nhà xưởng, nơi tiếp nhận

Trước khi tiếp nhận nguyên liệu, cần phải chuẩn bị nơi tiếp nhận theo các bước sau

- Dọn dẹp khu vực tiếp nhận nguyên liệu: Chuyển hết những nguyên liệu còn ở phòng tiếp nhận ra khỏi khu vực, che những phần nhạy cảm của thiết bị, máy móc khỏi bị nước bắn vào.

- Nhặt, quét những mảnh thủy sản còn sót.

- Thu gom những dụng cụ cần làm vệ sinh

- Dội nước sạch.

- Dội nước chlorine nồng độ 200ppm, để tác dụng 15 phút.

- Dội lại bằng nước sạch

2. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị

- Sổ ghi chép

+ Sổ ghi chép dùng để ghi nhận lại thông tin tình trạng lô hàng sau khi kiểm tra, ghi nhận lại khối lượng nguyên liệu tiếp nhận, thời gian tiếp nhận nguyên liệu.

+ Sổ ghi chép phải được lưu giữ cẩn thận, và chỉ một người ghi chép trong cùng một ca làm việc. Như vậy sẽ đảm bảo được tính chính xác của các thông tin.

+ Sổ phải có kẻ ô, chia các cột tiêu đề, ghi chép cẩn thận, rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy

xoá.

+ Sau khi kết thúc mỗi ca làm việc, cần có bàn giao sổ cho ca làm việc kế tiếp

và ký nhận để đảm bảo sổ được bảo quản cẩn thận, thông tin được xác thực

Lưu ý: Sổ cần phải được bảo quản cẩn thận, tránh bị ướt vì tính chất môi trường làm việc thường xuyên tiếp xúc với nước, bao bìa chắc chắn, hạn chế rách nát, nho chữ

- Rổ

Hình 4 1 Rỗ Máy tính tay xác Máy tính tay dùng để tính toán số liệu nhanh chóng 3

Hình 4.1: Rỗ

- Máy tính tay


xác.

+ Máy tính tay dùng để tính toán số liệu nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo tính chính


+ Vì là máy tính điện tử nên hạn chế tiếp xúc với nước, nên bao lớp PE chống thấm

nước bên ngoài.

+ Công nhân khi sử dụng máy tính để tính toán số liệu nên lau sạch tay trước khi sử

dụng.


+ Khi sử dụng xong nên cất giữ đúng nơi qui định, hạn chế hư hỏng, mất mát

- Thước

+ Trong tiếp nhận nguyên liệu nhuyễn thể chân đầu, cần dùng thước để chiều dài

thân nguyên liệu, kiểm tra cỡ nguyên liệu.

+ Phải chọn loại thước nhựa hoặc inox để dễ vệ sinh và không bị lây nhiễm vi sinh vật vào nguyên liệu.

+ Nên có nhiều loại thước có thể đo nhiều độ dài khác nhau thủy theo từng mẻ nguyên liệu cho phù hợp.

+ Vạch chia độ dài phải rõ ràng để quá trình thực hiện được nhanh chóng và chính.



hồ.

- Cân

+ Tuỳ theo lượng nguyên liệu hàng ngày cân mà chọn cho hợp lý: cân bàn, cân đồng

+ Cân phải có phần đĩa cân phẳng, nhẵn, dễ làm vệ sinh


Hình 4 2 Cân đồng hồ Hình 4 3 Cân Đặt cân lên mặt phẳng thăng bằng Điều 4


Hình 4.2. Cân đồng hồ

Hình 4 3 Cân Đặt cân lên mặt phẳng thăng bằng Điều chỉnh để kim chỉ đúng 5

Hình 4.3. Cân

+ Đặt cân lên mặt phẳng thăng bằng.

+ Điều chỉnh để kim chỉ đúng vị trí số 0.

+ Khi sử dụng cân: không cân vượt quá giới hạn khối lượng cho phép của cân.

+ Vệ sinh cân sạch sẽ sau khi cân

- Bàn tiếp nhận nguyên liệu

+ Bàn phân loại bằng inox, thường dốc vào giữa để thoát nước. Các chi tiết đơn giản, dễ làm vệ sinh. Hiện nay có thể đặt các bàn inox theo ý của người sử dụng.

+ Tại khu tiếp nhận nguyên liệu, bàn chế biến được sử dụng trong công đoạn phân loại, phân cỡ sơ bộ nguyên liệu trước khi tiếp nhận nguyên liệu.

+ Sau khi kết thúc công việc, bàn phải được chà rửa bằng dung dịch sát trùng, xịt

nước, vệ sinh sạch sẽ và để ráo

Hình 4 4 Bàn chế biến Xe đẩy Xe đẩy với kích thước nhỏ gọn là phương 6

Hình 4.4: Bàn chế biến

- Xe đẩy

+ Xe đẩy với kích thước nhỏ gọn là phương tiện vận chuyển nguyên liệu thuận lợi nhất trong phân xưởng.

+ Với kích thước nhỏ gọn, xe đẩy đễ dàng lưu thông trong phân xưởng.

+ Dùng xe đẩy cũng an toàn, tiết kiệm được sức lao động, vận chuyển được khối lượng lớn nguyên liệu trong cùng thời điểm

- Giá kê

+ Giá kê dùng để kê các rổ nguyên liệu, không cho nguyên liệu tiếp xúc trực tiếp với

sàn.


+ Có thể đặt nhiều rổ nguyên liệu lên mỗi giá kê

Hình 4 5 Giá kê 3 Chuẩn bị nguyên vật liệu Nguyên liệu Xe chở nguyên liệu về 7

Hình 4.5: Giá kê


3. Chuẩn bị nguyên vật liệu

- Nguyên liệu

Xe chở nguyên liệu về, trước khi được lấy ra để tiếp nhận phải được vệ sinh sạch sẽ bên ngoài. Sau đó mới di chuyển xe về xưởng tiếp nhận

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/10/2023