Trong quá trình trao đổi thông tin báo hiệu R2- MFC có hai phương thức truyền thông tin báo hiệu đó là:
Báo hiệu kiểu bắt buộc (compelled signaling)
Báo hiệu kiểu không bắt buộc (non-compelled signaling)
Báo hiệu kiểu bắt buộc (compelled signaling)
Khi thực hiện quá trình trao đổi thông tin báohiệu giữa hai tổng đài, kiểu báo hệu bắt buộc là khi tổng đài chủ gọi phát đi một thông tin nào đó, tổng đài bị gọi nhận được thông tin đó phải trả lời cho chủ gọi bằng một tổ hợp tín hiệu báo hiệu nhất định. Khi đó tổng đài chủ gọi mới tiếp tục phát đi tín hiệu tiếp theo.
Ta có sơ đồ mô tả kiểu bắt buộc:
Tổng
Đài A
Tổng
ĐÀI B
Thông tin địa chỉ (con số thứ nhất)
Công nhận đã nhận được con số thứ nhất
Thông tin địa chỉ (con số thứ hai)
ACK đã nhận được con số thứ hai
Thông tin địa chỉ (con số thứ n)
iểu không bắt buộc (non-compelle
Báo hiệu k d signaling)
ACK ĐÃ NHẬN ĐƯỢC CON SỐ THỨ N
Khác với báo hiệu kiểu bắt buộc, tổng đài chủ gọi gửi đi một vài con số tới tổng đài đối phương, tổng đài đối phương gửi tín hiệu công nhận (ACK) sau khi nhận được tín hiệu đó. Tổng đài chủ gọi lại gửi đi một vài con số tiếp theo.
Và cứ như vậy cho đến kết thúc phát các thông tin địa chỉ tới tổng đài đối phương.
Phương thức báo hiệu kiểu bắt buộc có độ tin cậy cao nhưng thời gian báo hiệu lớn hơn so với phương thức báo hiệu kiểu không bắt buộc.
Phương thức báo hiệu kiểu không bắt buộc chỉ được sử dụng đối với các cuộc gọi qua vệ tinh do khoảng cách từ các trạm vệ tinh tới mặt đất rất lớn, ảnh hưởng tới thời gian truyền đưa tín hiệu báo hhiệu – có nghĩa là cũng ảnh hưởng tới thời gian thiết lập cuộc gọi.
Nhận xét về báo hiệu kênh riêng:
Phần trên chúng ta vừa cùng nhau phân tích cấu trúc, các đặc điểm của hệ thống báo hiệu kênh kết hợp CAS, cụ thể là báo hiệu R2 CCITT. Qua đó chúng ta thấy rằng hệ thống báo hiệu R2 đáp ứng được các nhu cầu về thông tin thoại. Tuy nhiên hệ thống báo hiệu này còn bị hạn chế so với sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật viễn thông – tin học cũng nhgư đòi hỏi ngày càng cao về các dịch vụ trên mạng viễn thông. Cụ thể hệ thống báo hiệu R2 mới cung cấp được các dịch vụ cơ bản là trao đổi thông tin thoại, các dịch vụ mới, tính năng bảo dưỡng còn bị hạn chế nhiều. Đó là do các tổ hợp báo hiệu được sử dụng cho quá trình báo hiệu giữa hai tổng đài chỉ là 60 tổ hợp báo hiệu (cho cả hai huớng đi/về). Mặt khác thời gian báo hiệu cho một cuộc gọi liện đài khá dài, đặc biệt đối với cuộc gọi phải đi qua nhiều Nodes chuyển mạch (9 – 14 sec/cuộc).
Chúng ta hãy cùng nhau xem xét một phương thức báo hiệu mới, phương thức báo hiệu này không những đáp ứng được dịch vụ thoại mà còn cung cấp nhiều dịch vụ phi thoại, các tính năng khai thác bảo dưỡng mạng báo hiệu phong phú, thời gian thiết lập cuộc gọi nhanh hơn so với báo hiệu kênh kết hợp CAS. Đó là hệ thống báo hiệu kêng chung số 7 (CCS – Common Channel Signaling). Hiện nay hệ thống báo hiệu kênh chung số 7 (CCS No 7) được sử dụng rộng rãi trên phạm vi tồn thế giới, ở Việt Nam hệ thống báo hiệu này cũng đã được đưa vào sử dụng ở một số tổng đài lớn.
2.4 Báo hiệu kênh chung (Common channel signaling):
Khái niệm về báo hiệu kênh chung CCS:
Định nghĩa:
Báo hiệu kêng chung là hệ thống báo hiệu sử dụng chung hoặc một số đường số liệu báo hiệu (Signaling Data Link) để truyền thông tin báo hiệu phục vụ cho nhiều đường trung kế thoại/số liệu.
Định nghĩa trên được tổng quát từ sơ đồ sau:
Kênh báo hiệu Nhóm kênh báo hiệu
(Link set)
Tổng
Đài
A
Tổng
Đài
B
SP
SP
Nhóm trung kế
SPC =
SPC =
Trong đó : SP: Signaling point: Điểm báo hiệu
SPC: Signaling point code: Mã điểm báo hiệu
Các thành phần cơ bản của mạng báo hiệu kêng chung và các thành phần cơ bản của nó:
SPC=x
SPC=y
Tổng
Đài
A
Tổng
Đài
B
Nhóm trung kế
Kênh báo hiệu
SPa
SPb
Nhóm kênh báo hiệu (Link set)
Tổng
đài C
SPc
STP
u SDL (S
SPC=z
1o : Đường số liệu báohiệ ignaling Data Link)
Đường số liệu báohiệu SDL hoặc còn gọi là kênh báo hiệu, đó là tuyến nối xác định được sử dụng để truyền đi những thông tin báo hiệu theo một thủ tục được xác định giữa hai tổng đài.
Link set: Một số kênh báo hiệu được nhóm lại là tập hợp các kênh báo hiệu hoặc còn được gọi là nhóm kênh báo hiệu.
2o : Điểm báo hiệu SP (Signaling point)
Mỗi tổng đài trong mạng báo hiệu kênh chung được gọi là SP, mỗi điểm báo hiệu SP trong mạng báo hiệu được đặc trưng bởi một mã điểm báo hiệu (Signaling Point Code). Tạo nhận xử lý bản tin.
3o :Điểm chuyển tiếp báo hiệu STP (Signaling Transfer Point)
SPT là điểm chuyển tiếp báo hiệu, STP không có chức năng xử lý cuộc gọi. STP thực hiệbn chức năng chuyển tiếp bản tin báo hiệu giữa điển báo hiệu đi (Spa) và điểm báo hiệu đích (SPb).
Tổ chức, phân cấp mạng báo hiệu kênh chung CCS
Tuỳ theo cách tổ chức mạng báo hiệu mà ta có mạng báo hiệu kiểu kết hợp (Associated Mode) và kiểu cận kết hợp (Quasi – Associated Mode).
Mạng báo hiệu kiểu kết hợp (Associated Mode)
Nhóm trung kế
TĐ B | |
SPa | SPb |
Có thể bạn quan tâm!
- Mạch tự động ghi và trả lời điện thoại - 1
- Mạch tự động ghi và trả lời điện thoại - 2
- / Hệ Thống Báo Hiệu Kênh Kết Hợp Cas Trong Mạng Số Hợp Nhất:
- / Máy Điện Thoại Nhân Công: Các Loại Máy Liên Lạc Nhau Qua Tổng Đài Nhân Công Gồm 2 Loại:
- Nhiễu Nhiệt Và Tạp Âm : (Do Sự Phát Xạ Của Linh Kiện Trong Bộ Khuếch Đại) Là Tiếng Ồn Ngẫu Nhiên Dải Rộng, Được Tạo Ra Do Sự Chuyển Động Và Dao
- Mạch tự động ghi và trả lời điện thoại - 7
Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.
Đường báo hiệu
Hình mạng báo hiệu kiểu kết hợp
Đó là mạng báo hiệu mà giữa hai tổng đài ngồi các kêng trung kế thoại được đấu nối trực tiếp còn có các kênh báo hiệu được đấu nối trực tiếp. Mạng báo hiệu kiểu kết hợp thường được sử dụng trong trường hợp lưu lượng thoại giữa hai tổng đài lớn (số các được trung kế thoại lớn).
Mạng kiểu cận kết hợp (Quasi – Associated Mode)
Nhóm trung kế
Kênh báo hiệu
Nhóm kênh báo hiệu (Link set)
SPa
SPb
SPC=x
SPC=y
Tổng
Đài
A
Tổng
Đài
B
Tổng
đài
C
SPc STP
SPC=z
Trong kiểu tổ chức mạng báo hiệu này, giữa tổng đài Đi và tổng đài Đích chỉ có các kênh thoại, còn thông tin báo hiệu không được chuyển trực tiếp mà phải qua điểm báo hiệu làm chức năng điểm chuyển tiếp báo hiệu – SPT.
Phân cấp mạng báo hiệu:
Về lý thuyết ta có thể tổ chức một vài kiểu cấu trúc mạng có khả năng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu báo hiệu giữa các tổng đài đấu nối với nhau. Chẳng hạn, một cấu trức mà tất cả các tổng đài trong mạng đều mang chức năng làm SPT. Một cấu trúc khác có hình sao, với một tổng đài làm chức năng SPT để chuyển thông tin báo hiệu đến các tổng đài khác chỉ có chức năng SP. Trên thực tế, người ta sử dụng một kiểu cấu trúc kết hợp cả hai cấu trúc nói trên. Mạng này sử dụng một số tổng đài làm chức năng STP. Việc trao đổi thông tin giữa các tổng đài ở các vùng lân cận như vậy hình thành một mạng báo hiệu đường trục. Do đó chúng ta có cấu trúc gồm 3 mức:
Mức 1 STP quốc gia Mức 2 STP khu vực
Mức 3 điểm đầu cuối báo hiệu SP
STP
quốc gia
STP
vùng
Hình vẽ dưới đây minh hoạ một mạng báo hiệu với cấu trúc phân cấp
SP1
STP
quốc gia
STP
STP
STP
Bản tin báo hiệu trong báo hiệu số 7
Đơn vị báo hiệu (Sinaling Unit)
Đơn vị báo hiệu là một bản tin báo hiệu (Message) được truyền trên kênh báo hiệu giữa hai điểm báo hiệu. Tuỳ theo tình trạng truyền bản tin báo hiệu mà giữa hai SP sử dụng các loại đơn vị báo hiệu. Tổng quát đơn vị báo hiệu bao gồm các phần:
Có 3 kiểu đơn vị báo hiệu được sử dụng truyền trên kênh báo hiệu: 1o – Đơn vị tin báo MSU (Message Signaling Unit)
2o – Đon vị báo hiệu trạng thái kênh báo hiệu LSSU (Link Status Signaling Unit)
3o – Đơn vị báo hiệu lấp đầy FISU (Fill- in Signaling Unit) Trong đó:
Đơn vị tin báo MSU
MSU chứa những bản tin báo hiệu, những bản tin này được trao đổi giữa hai tổng đài, đó là các thông tin liên quan đến quá trình thiết lập cuộc gọi.
Đơn vị báo hiệu trạng thái kênh báo hiệu LSSU
Chứa những thông tin liên quan đến sự hoạt động của kênh báo hiệu (ví dụ như đồng chỉnh khung).
LSSU chỉ được phát đi khi khung báo hiệu không sẵn sàng truyền tải thông tin báo hiệu.
Đơn vị báo hiệu lấp đầy FISU
Được sử dụng để phát hiện lỗi truyền dẫn trên kênh báo hiệu trong trường hợp không có MSU nào được truyền.
Nhận xét:
Trên đây chúng ta vừa xem xét một số khái niệm về mạng báo hiệu kênh chung, cấu trúc cơ bản báo hiệu kênh chung số 7 … Đây là vấn đề lý thú nhưng cũng rất phức tạp, do đó cần khá nhiều thời gian về vấn đề này.
3. Vai trò của hệ thống báo hiệu kênh chung số 7
Năm 1968, Hội đồng tư vấn về điện báo điện thoại quốc tế (CCITT, nay là ITU-T) đã đưa ra khuyến nghị về hệ thống báo hiệu kênh chung đầu tiên, đó là hệ tống báo hiệu kênh chung số 6 (CCIS), được thiết kế tối ưu cho lưu lượng liên lục địa, sử dụng các đường trung kế Analog. Các trung kế làmviệc với tốc độ thấp 2,4 Kbps. Với độ dài các bản tin bị hạn chế và khônhg có cấu trúc phân mức mà có cấu trúc đơn nên hệ thống này không đáp ứng được với sự phát triển của mạng lưới.
Những năm 79/80 CCITT đã giới thiệu một hệ thống báo hiệu kênh chung mới, đó là hệ thống báo hiệu số 7 (CCS 7), được thiết kế tối ưu cho mạng quốc gia và quốc tế sử dụng các trung kế số. Tốc độ đạt 64 Kbps. Trong thời gian này, giải pháp phân lớp trong giao tiếp thông tin đã được phát triển tương đối hồn chỉnh, đó là hệ thống giao tiếp (OSI), và giải pháp phân lớp trong mô hình OSI này đã được ứng dụng trong báo hiệu số 7 cũng có thể sử dụng trên các đường analog.
Hệ thống báo hiệu số 7 được thiết kế không chỉ cho điều khiển thiết lập, giám sát các cuộc gọi điện thoại mà cả các dịch vụ phi thoại. Với các ưu điểm sau:
Tốc độ cao: thời gian thiết lập gọi nhỏ hơn 1s trong hầu hết các trường hợp.
Dung lượng lớn: mỗi đường báo hiệu có thể mang thông tin báo hiệu cho đến vài trăm cuộc gọi đồng thời .
Độ tin cậy cao: bằng sử dụng các tuyến dự phòng, mạng báo hiệu có thể hoạt động với độ tin cậy cao.
Tính kinh tế: so với hệ thống báo hiệu truyền thống, hệ thống báo hiệu số 7 cần rất ít thiết bị báo hiệu.
Tính mềm dẻo: hệ thống gồm rất nhiều tín hiệu, do vậy có thể sử dụng rất nhiều mục đích khác nhau, đáp ứng được sự phát triển của mạng trong tương lai.
Vì những lý do này, trong tương lai CCS7 sẽ đóng vai trò rất quan trọng đối với các dịch vụ mới trong mạng như:
- Mạng điện thoại công cộng – PSTN
- Mạng số liên kết đa dịch vụ – ISDN
- Mạng trí tuệ – IN
- Mạng thông tin di động số – PLMN
Trên mạng viễn thông Việt Nam trong những năm gần đây hệ thống báo hiệu số 7 cũng được đưa vào sử dụng nhiều R2 – CCITT và đồng thời đang khai thác thử nghiệm báo hiệu số 7 giữa các tổng đài trên mạng. Trong tương lai với những ưu điểm sẵn có, hệ thống báo hiệu số 7 sẽ được sử dụng rộng rãi trongmạng viễn thông Việt Nam.
VI. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG ĐÀI:
Khái niệm về quá trình xử lý các cuộc gọi:
a. Cuộc gọi nội bộ:
Là cuộc gọi xảy ra giữa hai thuê bao thuộc cùng một tổng đài.
b. Cuộc gọi ra:
Là cuộc gọi giữa một thuê bao ở tổng đài này gọi đến một thuê bao
ở tổng đài khác.
c. Cuộc gọi vào:
Là cuộc gọi từ một tổng đài khác gọi đến thuê bao của tổng đài đang xét.
d. Cuộc gọi chuyển tiếp:
Là cuộc gọi giữa hai thuê bao thuộc hai tổng đài trên mạng nhưng cuộc gọi đó phải được đi qua tổng đài đang xét (cuộc gọi này là tập hợp cuộc gọi vào và cuộc gọi ra).
Chú ý:
Các thuật ngữ về các cuộc gọi như: cuộc gọi nội hạt, cuộc gọi đường dài, cuộc gọi quốc tế là đề cập đến cự ly, phân vùng địa lý của các cuộc gọi đó. Với các cuộc gọi vừa được định nghĩa ở trên sẽ có những mối liên hệ nhất định với việc các cuộc gọi theo vùng địa lý như vừa trình bày.
Đối với cuộc gọi nội bộ (Local Call) Thuê bao nhấc máy (Off – Hook):
Khi thuê bao nhấc máy gọi đi, mạch điện đường dây thuê bao kín mạch, trên đường dây thuê bao có dòng điện mạch vòng khoảng 20mA, bộ thuê bao sẽ nhận biết được trạng thái thuê bao nhấc máy (chức năng giám sát S) nhờ bộ điều khiển mạch điện thuê bao này và thông báo cho điều khiển trung tâm. Điều khiển trung tâm sẽ thực hiện việc xác định: số máy thuê bao, loại máy điện thoại, các dịch vụ mà thuê bao cài đặt…