Luật hôn nhân và gia đình: Tập 1 - Nguyễn Ngọc Điện - 15


MỤC II. CHẾ TÀI

******

Thực hiện bắt buộc. Trong luật hiện hành, nghĩa vụ cấp dưỡng được bảo đảm thực hiện theo luật chung, nghĩa là không được bảo đảm một cách đặc biệt. Trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng không tự giác thực hiện nghĩa vụ của mình, thì người có quyền có thể yêu cầu cưỡng chế thực hiện bằng cách tiến hành kê biên và bán các tài sản của người có nghĩa vụ.

Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 Điều 20. Buộc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng:

1. Trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật hôn nhângia đình không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thì theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 55 của Luật hôn nhân và gia đình, Toà án ra quyết định buộc người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó. Thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng thoả thuận; nếu không thoả thuận được, thì thời điểm đó được tính từ ngày ghi trong bản án, quyết định của Toà

án82.

2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của Toà án không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình, thì người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án buộc người có nghĩa vụ cấp dưỡng thực hiện nghĩa vụ đó. Thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được tính từ ngày ghi trong bản án, quyết định của Toà án.

3. Theo quyết định của Toà án, cơ quan, tổ chức trả tiền lương, tiền công lao động, các thu nhập thường xuyên khác cho người có nghĩa vụ cấp dưỡng có trách nhiệm thực hiện việc khấu trừ khoản cấp dưỡng để chuyển trả cho người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó theo đúng mức và phương thức cấp dưỡng do người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó và người có nghĩa vụ cấp dưỡng thoả thuận hoặc theo mức và phương thức cấp dưỡng do Toà án quyết định.

Chế tài khác. Người vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng cũng có thể bị phạt hành chính. Nếu vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính mà vẫn tiếp tục vi phạm, thì người có nghĩa vụ có thể bị chế tài về hình sự (BLHS 1999 Điều 152).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Người có nghĩa vụ cấp dưỡng mà đồng thời cũng được xếp vào một hàng thừa kế theo pháp luật được gọi của người được cấp dưỡng có thể bị mất quyền hưởng di sản của người sau này, nếu việc vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng để lại hậu quả nghiêm trọng (BLDS 2005 Điều 643 khoản 1 điểm b).


Luật hôn nhân và gia đình: Tập 1 - Nguyễn Ngọc Điện - 15

82Nhắc lại rằng các bản án, quyết định sơ thẩm có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm.


MỤC III. CHẤM DỨT NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG

******

Các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng. Theo Luật hôn nhân và gia

đình năm 2000 Điều 61, nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây.

1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động;

2. Người được cấp dưỡng có thu nhập hoặc tài sản để tự nuôi mình;

3. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;

4. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;

5. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;

6. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn với người khác;

7. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Có hai nhận xét.

- Nếu bên được cấp dưỡng chỉ chung sống như vợ, chồng với người khác mà không đăng ký kết hôn hoặc chỉ có quan hệ tình cảm, xác thịt với người khác, thì không rơi vào trường hợp thứ 6 trên đây. Vấn đề sẽ trở nên rắc rối, một khi người được cấp dưỡng có con từ quan hệ chung sống như vợ chồng hoặc quan hệ xác thịt với người khác: ta biết rằng những đứa con ấy không có quan hệ thân thuộc với người có nghĩa vụ cấp dưỡng.

- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật cho đến nay chưa được dự kiến trong luật viết. Tục lệ, về phần mình, luôn cho rằng không thể tiếp tục đòi cấp dưỡng người đã có hành vi xâm phạm nghiêm trọng thân thể, danh dự, nhân phẩm của người có nghĩa vụ cấp dưỡng. Trong thực tế, còn có trường hợp người được cấp dưỡng xâm phạm tính mạng, danh dự, nhân phẩm không phải của người có nghĩa vụ cấp dưỡng mà của những người thân của người này; tuy nhiên, có vẻ như các hành vi ấy không ảnh hưởng đến quan hệ nghĩa vụ cấp dưỡng.

Thủ tục chấm dứt. Luật không có quy định cụ thể về thủ tục chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng. Trong các trường hợp 3,4,5,6 trên đây, nghĩa vụ cấp dưỡng có thể chấm dứt một cách đương nhiên, do hiệu lực của sự kiện pháp lý dự kiến. Trong các trường hợp còn lại, việc cấp dưỡng có thể được chấm dứt theo thoả thuận giữa các bên; nếu không thoả thuận được, thì một trong hai bên sẽ kiện ra Toà án83.

Trong điều kiện không có quy định cụ thể của luật viết, ta nói rằng việc thoả thuận chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng có thể được đạt tới một cách mặc nhiên: người có nghĩa vụ cấp dưỡng ngưng cấp dưỡng và người được cấp dưỡng không yêu cầu, không


83Thông thường, người có nghĩa vụ cấp dưỡng muốn chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng mà không đạt được thoả thuận với người được cấp dưỡng, thì sẽ tự động ngưng hoặc cắt giảm mức cấp dưỡng. Khi đó, người được cấp dưỡng mà không đồng ý với việc ngưng cấp dưỡng hoặc cắt giảm mức cấp dưỡng sẽ kiện ra Toà án và ta có một vụ kiện về vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng.


nhắc nhở, cũng không than phiền. Tuy nhiên, sẽ rất khó cho thẩm phán, nếu các bên chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng theo thoả thuận mặc nhiên rồi sau đó một thời gian, người có quyền được cấp dưỡng lại yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng trở lại, thậm chí, cấp dưỡng cả cho thời gian giữa ngày thoả thuận mặc nhiên và ngày yêu cầu cấp dưỡng lại. Nói chung, thực tiễn giao dịch thừa nhận khái niệm “cấp dưỡng không liên tục”: nếu đến kỳ hạn cấp dưỡng mà người có nghĩa vụ cấp dưỡng không thực hiện nghĩa vụ và người được cấp dưỡng không yêu cầu, không đốc thúc mà cũng không nêu lý do, thì có thể coi như người được cấp dưỡng không có nhu cầu được cấp dưỡng; đến hạn kế tiếp, người được cấp dưỡng có yêu cầu, thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải đáp ứng, nhưng người được cấp dưỡng chỉ có quyền đòi phần cấp dưỡng tương ứng với kỳ hạn đó chứ không thể đòi cả phần cấp dưỡng của kỳ hạn trước đó (mà mình đã không đòi).

Hiệu lực của việc chấm dứt nghĩa vụ. Việc chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ có hiệu lực về sau. Vả lại, nghĩa vụ cấp dưỡng, sau khi chấm dứt, vẫn có thể được xác lập lại một khi lại có một bên lâm vào cảnh túng thiếu và bên kia có khả năng, điều kiện cấp dưỡng. Nhưng quy tắc này chắn chắn không được áp dụng cho trường hợp người được cấp dưỡng là vợ hoặc chồng đã ly hôn và đã kết hôn với người khác.


TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

******


Bénabent A., Droit civil - La famille (gia đình), Litec, 1998.

Bùi Tường Chiểu, La polygamie en droit annamite (chế độ đa thê trong luật Việt Nam), luận án Paris, 1933.

Comité consultatif de jurisprudence, Recueil des avis sur les coutumes des Annamites au Tonkin en matière de droit de famille, de successions et de biens cultuels (tập ý kiến về tục lệ của người Việt Nam tại Bắc Kỳ trong các lĩnh vực gia đình, thừa kế và tài sản thờ cúng), Hà Nội, 1930.

Cornu G., Droit civil-La famille (gia đình), Montchrestien,

Hồ Đắc Diệm, La puissance paternelle dans le droit annamite (phụ quyền trong luật Việt Nam), luận án Paris, 1928.

Lê Văn Hổ, La mère de famille en droit annamite (người mẹ trong luật Việt Nam), luận án Paris, 1932.

Malaurie Ph. và Aynès L., Droit civil - La famille (gia đình), Cujas, 1995.

Nguyễn Phú Đức, La veuve en droit vietnamien (người vợ goá trong luật Việt Nam), luận án Hà Nội, 1952.

Nguyễn Thế Giai, Luật hôn nhân và gia đình, trả lời 120 câu hỏi, nxb Pháp lý, 1991.

Nguyễn Văn Thông, Hỏi đáp về Luật hôn nhân và gia đình, nxb Tổng hợp Đồng Nai, 2001.

Phan Đăng Thanh. Trương Thị Hoà, Pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam xưa và nay, nxb Trẻ-TPHCM, 2000.

Philastre P.-L.-F., Code annamite (Bộ luật Gia Long), Leroux, 1909.

Sicé E., Le mariage en Pays d’Annam (hôn nhân ở Việt Nam), Dijon, 1906.

Trần Quang Dung, Tìm hiểu Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, nxb Tổng Hợp

Đồng Nai, 2000.

Trịnh Đình Tiêu, La femme mariée en droit vietnamien (người đàn bà có chồng trong luật Việt Nam), Toulouse, 1958.

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Hà Nội, 1994.

Viện Sử học Việt Nam, Bộ Quốc triều hình luật, nxb Pháp lý, 1991.


Vũ Văn Hiền, Chế độ tài sản trong gia đình Việt Nam, Bộ quốc gia giáo dục, Sài Gòn, 1960, t. 1 và 2.

Vũ Văn Mẫu, Dân luật Việt Nam lược khảo, quyển thứ nhất - Gia đình, Sài Gòn, 1962

Vũ Văn Mẫu, Cổ luật Việt Nam lược khảo, quyển thứ nhất, Sài Gòn, 1971.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/02/2024