Định Hướng Về Thị Trường Mục Tiêu Của Khu Vực Đông Bắc


Đối với khu vực Đông Bắc, mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, du lịch các tỉnh tiểu vùng Đông Bắc nói riêng và vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ nói chung có hệ thống sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh; mang đậm bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc, hấp dẫn khách du lịch, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa các dân tộc vùng núi. Đẩy mạnh hơn nữa về liên kết phát triển sản phẩm du lịch trong tiểu vùng với nhau hoặc giữa tiểu vùng Đông Bắc với Tây Bắc, Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Đồng bằng sông Hồng để tạo thành tam giác phát triển du lịch Hà Nội và các tỉnh Đồng bằng sông Hồng – Đông Bắc – Tây Bắc, là một trong những chương trình du lịch đặc sắc của ngành du lịch Việt Nam.

Trong thời gian tới, Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch của các tỉnh Đông Bắc phải tích cực tham mưu cho UBND tỉnh về lĩnh vực phát triển du lịch của địa phương trong chiến lược phát triển du lịch chung của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030; tăng cường phát triển du lịch với các tỉnh vùng Đông Bắc và các Công ty du lịch lữ hành lớn; đẩy mạnh thực hiện liên kết du lịch theo vùng; việc liên kết giữa các địa phương vùng Đông Bắc sẽ cho phép khai thác những lợi thế của các tỉnh để tạo nên sức hấp dẫn về du lịch mang tính đặc thù toàn vùng. Trong những năm tới, các tỉnh trong tiểu vùng Đông Bắc tăng cường hơn nữa công tác đầu tư xúc tiến, giới thiệu, quảng bá du lịch giữa các tỉnh nhằm phát triển các sản phẩm du lịch mới, hạn chế sự trùng lặp về sản phẩm du lịch giữa các tỉnh với nhau. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch trong tiểu vùng tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và đảm bảo phát triển hài hòa, bền vững.

- Phát triển du lịch dựa trên sự phát huy nội lực, sức mạnh tổng hợp của các ngành, các thành phần kinh tế, tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài để ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho ngành du lịch nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế


của các tỉnh trong vùng. Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp vì vậy cần phát huy, khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực nội lực. Ngoài ra cần tranh thủ sự giúp đỡ bên ngoài đặc biệt từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Có như vậy du lịch Đông Bắc mới phát triển đúng hướng và đạt được mục tiêu đề ra.

- Phát triển du lịch Đông Bắc phải đặt trong mối quan hệ với sự phát triển du lịch của các tỉnh/vùng phụ cận (Tây Bắc, vùng trung du miền núi Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc). Trong phát triển du lịch cần chú trọng thị trường khách du lịch nội địa, đặc biệt là phân khúc thị trường có khả năng chi trả cao nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch cho các tỉnh Đông Bắc.

3.1.2. Định hướng về thị trường mục tiêu của khu vực Đông Bắc

Thị trường là nhân tố quan trọng của sự phát triển, để đẩy nhanh tốc độ phát triển cần có những sản phẩm phù hợp với từng loại thị trường và không ngừng mở rộng, phát triển thị trường. Với đặc thù về tài nguyên du lịch của Đông Bắc, các tỉnh trong vùng định hướng phát triển thị trường như sau:

3.1.2.1. Thị trường du lịch quốc tế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Khu vực châu Á:

- Thị trường Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan và Hồng Kông): chiếm thị phần lớn so với các thị trường khách quốc tế đến Việt Nam nói chung và vùng Đông Bắc nói riêng. Đặc điểm chính của thị trường khách Trung Quốc là khả năng chi tiêu thấp; thường sử dụng các dịch vụ chất lượng trung bình, giá rẻ. Tuy nhiên, dù tiêu dùng du lịch thấp hơn các thị trường khác nhưng với việc gia tăng số lượng khách ngày càng chọn Việt Nam làm điểm đến thì Trung Quốc vẫn là thị trường chủ yếu của du lịch Việt Nam.

Liên kết xúc tiến du lịch khu vực Đông Bắc - 11

- Thị trường Nhật Bản: đây là thị trường có khả năng chi trả cao cho chuyến đi du lịch, tuy nhiên cũng yêu cầu rất cao về chất lượng của các sản phẩm du lịch và dịch vụ, chú trọng đến các vấn đề về an ninh, môi trường, về


vệ sinh an toàn thực phẩm… Khách du lịch Nhật Bản quan tâm nhiều đến các sản phẩm du lịch văn hóa và thích mua sắm hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ.

- Thị trường Hàn Quốc: hiện nay, thị trường này đến Đông Bắc còn chưa thực sự nhiều nhưng đang có xu hướng tăng và có khả năng thanh toán cao… do vậy cần xác định đây là một thị trường tiềm năng. Cũng như người Nhật, người Hàn cũng có yêu cầu rất cao về chất lượng các sản phẩm du lịch, dịch vụ, vệ sinh môi trường và về an ninh… Các đối tượng chính của thị trường Hàn Quốc cần tiếp thị là các nhà đầu tư, sinh viên…

Khu vực Bắc Mỹ:

- Thị trường Mỹ: đây là thị trường có khả năng thanh toán cao, đòi hỏi chất lượng các sản phẩm và dịch vụ du lịch rất cao… Hiện nay, thị trường này đến Đông Bắc bắt đầu tăng. Các đối tượng cần được quan tâm khai thác của thị trường Mỹ là các cựu chiến binh, các nhà đầu tư, Việt kiều.

- Thị trường Canada: đây cũng là một thị trường tiềm năng, có khả năng chi tiêu tương đối lớn. Các đối tượng cần khai thác chủ yếu là những khách thuộc tầng lớp thanh niên, trung niên.

Thị trường Châu Âu:

- Khách Pháp: là thị trường chính, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số khách Châu Âu đến Đông Bắc. Các đối tượng khách của thị trường Pháp rất đa dạng và thuộc nhiều tầng lớp xã hội khác nhau (thương nhân, nhà nghiên cứu, sinh viên, người già, người trẻ…). Khách Pháp đòi hỏi chất lượng các dịch vụ du lịch cao, có khả năng chi trả cao, thích những sản phẩm và dịch vụ mang phong cách truyền thống và phong cách Pháp… Tuy nhiên, họ rất thực dụng, chỉ chấp nhận giá cả tương xứng với chất lượng dịch vụ.

- Các thị trường châu Âu khác: sau thị trường Pháp, các thị trường Tây Âu có nhiều khách đến Đông Bắc. Cũng như khách Pháp, các thị trường này


có những tâm lý, sở thích, những đòi hỏi rất cao về chất lượng dịch vụ du lịch. Các thị trường Đông Âu bắt đầu phát triển trong vài năm trở lại đây và sẽ là những thị trường tiềm năng của du lịch Đông Bắc. Các sản phẩm ưa thích của thị trường Đông Âu là: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tham quan…

3.1.2.2. Thị trường khách du lịch nội địa

Đây là thị trường cần được quan tâm đặc biệt trong giai đoạn phát triển đến năm 2020. Khách du lịch nội địa rất đa dạng, gồm nhiều tầng lớp xã hội, nhiều địa vị và nhiều nghề nghiệp khác nhau. Họ có thể tổ chức đi du lịch theo gia đình, theo nhóm lẻ, hoặc theo đoàn… Mục đích chính của khách du lịch nội địa đến Đông Bắc là tham gia vào các loại hình du lịch sau: tham quan thắng cảnh, du lịch cuối tuần, du lịch lễ hội tín ngưỡng, du lịch sinh thái, du lịch công vụ…

- Khách du lịch tham quan thắng cảnh: chiếm một tỷ trọng đáng kể, đến từ khắp mọi miền đất nước với đủ các thành phần xã hội, nghề nghiệp và lứa tuổi song nhiều nhất là sinh viên, thanh niên, trung niên.

- Khách du lịch cuối tuần: hiện nay, hình thức du lịch này đang phát triển rất nhanh, nhất là ở các thành phố lớn – nơi mà áp lực của cuộc sống, áp lực của công việc rất lớn, ảnh hưởng đến cường độ và chất lượng lao động của người lao động. Do vậy, vào những ngày nghỉ cuối tuần, các tầng lớp lao động thường tập trung vào những điểm du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí để thư giãn, tìm cảm giác thoải mái sau mỗi tuần lao động và tái phục hồi sức lao động.

- Khách du lịch sinh thái: các hoạt động mang bản chất du lịch sinh thái ở các tỉnh Đông Bắc hiện nay đang phát triển rất mạnh. Đối tượng chính của loại hình du lịch này là các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên, thanh niên, những người thích khám phá, yêu thiên nhiên. Các hoạt động du lịch sinh thái


cũng thường được diễn ra quanh năm, ít chịu ảnh hưởng bởi tính mùa vụ trong du lịch.

- Khách du lịch thương mại, công vụ, biên mậu: đối tượng chính của loại hình du lịch này là các cán bộ công nhân viên trong các cơ quan/doanh nghiệp thường kết hợp giữa công tác và du lịch. Khả năng chi tiêu của họ khá cao, thường sử dụng các dịch vụ du lịch cao cấp. Loại hình này cũng thường diễn ra quanh năm, ít chịu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên.

3.1.3. Định hướng về sản phẩm du lịch của khu vực Đông Bắc

Quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 của các tỉnh Đông Bắc đã chỉ rõ: “Phát triển du lịch là nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; trước mắt cần tập trung cho công tác quy hoạch và đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; khuyến kích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào l nh vực du lịch nhằm khai thác tốt tiềm năng lợi thế của địa phương...” [1]. Dựa trên thế mạnh của mình, các địa phương cần xác định: phát huy tiềm năng du lịch cần tập trung vào 3 vấn đề trọng tâm là du lịch sinh thái, du lịch lịch sử và du lịch văn hóa.

Điểm qua các nguồn tài nguyên du lịch, từ tài nguyên thiên nhiên cho đến tài nguyên nhân văn, Đông Bắc có những lợi thế so sánh khá rõ nét, cho phép du lịch phát triển nhiều loại hình hấp dẫn như: du lịch văn hóa – tâm linh, lễ hội, du lịch cộng đồng, khám phá, leo núi, nghỉ dưỡng, du lịch về nguồn; đặc biệt trên địa bàn có những cửa khẩu, chợ nổi tiếng thuận lợi cho phát triển du lịch biên giới, du lịch mua sắm.

- Du lịch văn hóa: hiện nay đang là xu hướng chung của cả nước vì đem lại giá trị lớn cho cộng đồng và xã hội. Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục tín ngưỡng để tạo sức hút với khách du lịch.


- Du lịch sinh thái: phát triển du lịch sinh thái là hướng tiếp cận tới sự bền vững và là định hướng ưu tiên của du lịch Việt Nam.

3.1.4. Những định hướng chính do luận văn đề xuất

Trên cơ sở các quyết sách của Trung ương và của 6 tỉnh trong khu vực Đông Bắc, căn cứ vào thực trạng phát triển du lịch tại 6 tỉnh khu vực Đông Bắc và kinh nghiệm thực hiện liên kết xúc tiến du lịch của các vùng khác trong cả nước, luận văn đề xuất một số định hướng chính trong liên kết xúc tiến du lịch 6 tỉnh khu vực Đông Bắc như sau:

- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế liên kết xúc tiến du lịch và quản lý điểm đến du lịch: Đề ra mục tiêu, nguyên tắc liên kết, xây dựng cơ chế và mô hình liên kết nhằm quản lý và triển khai hoạt động liên kết xúc tiến du lịch một cách đồng bộ, từ đó có kế hoạch cụ thể tổ chức hoạt động du lịch trên địa bàn 6 tỉnh, quản lý nhân sự, tài nguyên và vốn để thực hiện các hoạt động khác.

- Định hướng phát triển thị trường du lịch, sản phẩm du lịch: Đẩy mạnh phát triển thị trường khách nội địa, lựa chọn chú trọng khách có mục đích tham quan kết hợp tìm hiểu văn hóa bản địa và gần gũi với thiên nhiên, khuyến khích phát triển thị trường khách du lịch có nhu cầu du lịch theo chuyên đề; Lựa chọn thị trường khách quốc tế tiềm năng phù hợp với điều kiện phát triển du lịch của khu vực; Đầu tư nghiên cứu, lựa chọn và phát triển sản phẩm đặc thù, sản phẩm nổi bật và sản phẩm phụ trợ.

- Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư phát triển du lịch: Có biện pháp và cơ chế chính sách ưu tiên đầu tư, thu hút đa dạng cơ cấu nguồn vốn đầu tư, từ đó, nâng cao tổng nguồn vốn đầu tư; Ưu tiên đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật ngành nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch, đặc biệt chú trọng đầu tư hạ tầng giao thông nối liền 6 tỉnh và nối các điểm du lịch trong 6 tỉnh; phát triển nguồn nhân lực phục vụ trong du lịch.


- Tăng cường công tác quảng bá xúc tiến du lịch và xây dựng thương hiệu du lịch vùng: Cần liên kết quảng bá, xúc tiến du lịch nhằm tiết kiệm chi phí, tạo được hiệu ứng lớn hơn, thu hút được sự quan tâm đông đảo hơn và tạo được lòng tin lớn của du khách. Có kế hoạch xúc tiến quảng bá ngắn hạn hàng năm và dài hạn, đa dạng hóa các loại hình quảng bá.

Xây dựng thương hiệu du lịch của từng tỉnh và của cả khu vực.

3.2. Giải pháp liên kết xúc tiến du lịch khu vực Đông Bắc

3.2.1. Giải pháp liên kết trong nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm du lịch

Việc nghiên cứu xây dựng các thương hiệu và các sản phẩm du lịch mang bản sắc của mỗi vùng, mỗi địa phương sẽ giúp cho các tỉnh hiểu rõ về tiềm năng thế mạnh của các tỉnh trong khu vực. Qua đó các tỉnh có điều kiện để xác định xây dựng những sản phẩm du lịch đặc trưng và có thế mạnh của mỗi địa phương tránh trùng lắp với các địa phương khác trong khu vực.

Thực tiễn ở nhiều vùng, sự liên kết du lịch khó hiệu quả vì các địa phương đều có các sản phẩm du lịch na ná giống nhau, ví dụ: cùng thưởng thức ẩm thực Tày, ngủ nhà sàn Tày, mua thổ cẩm của người Dao…,nhưng đến khi triển khai kế hoạch liên kết, mỗi tỉnh lại lựa chọn những nét đặc thù của địa phương, bước đầu quảng bá và tạo sản phẩm du lịch. Tuy cùng là loại hình du lịch sinh thái núi nhưng các hoạt động du lịch của Hà Giang phải khác hẳn với Cao Bằng và cũng không giống với Bắc Kạn. Mỗi tỉnh tìm ra lợi thế riêng, tạo sản phẩm riêng về du lịch là vấn đề quan trọng để phát huy thế mạnh của liên kết vùng.

Để tăng mức độ hấp dẫn của điểm đến trong khu vực miền núi Đông Bắc và nâng tính cạnh tranh du lịch Đông Bắc, cần tập trung xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù của vùng đã được đề xuất trong định hướng. Đây được


xem là giải pháp quan trọng góp phần tạo bứt phá của du lịch Đông Bắc trong giai đoạn phát triển đến năm 2020 – tầm nhìn 2030.

Cần hợp tác xây dựng các chương trình du lịch chung của khu vực Đông Bắc tạo thương hiệu riêng cho vùng, bên cạnh đó chủ động xây dựng và phát triển các chương trình du lịch riêng, mang tính đặc thù của tỉnh. Các tỉnh đề xuất quy hoạch phát triển các chương trình du lịch chung của toàn khu vực trên cơ sở những định hướng đã được xác định trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng Bắc Bộ mà Tổng cục Du lịch đang thực hiện. Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch, chính vì vậy việc xây dựng sản phẩm du lịch của Đông Bắc không thể mạnh ai nấy làm, càng không thể trùng lặp, đơn điệu, nhàm chán. Vì vậy các tỉnh cùng thống nhất xây dựng sản phẩm chung cho cả vùng với mục đích hội tụ đầy đủ tinh hoa, tính hấp dẫn, độc đáo, đặc điểm của từng địa phương, mang tính đặc thù vùng miền nhưng tránh trùng lặp giữa các vùng trong cả nước.

Các tỉnh khu vực Đông Bắc là vùng có cảnh quan du lịch tự nhiên độc đáo, đặc trưng của miền núi với nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên, núi non hùng vĩ, hệ thống hang động thiên nhiên phong phú, đa dạng. Đông Bắc từ xa xưa đã trở thành một khu vực sống tập trung của nhiều nhóm dân tộc thiểu số có những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể độc đáo của các dân tộc, chứa đựng trong đó các giá trị lịch sử, nhân văn sâu sắc. Có thể nói, cảnh quan môi trường sinh thái và những giá trị văn hóa đa dạng của nhiều dân tộc là tiềm năng to lớn tạo nên một Việt Bắc rất riêng, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Vì vậy để khai thác hiệu quả và hợp lý cần rà soát thống kê các loại hình du lịch gắn với di sản văn hóa các dân tộc, sinh thái, tâm linh, cộng đồng... một cách đầy đủ, khoa học; có chính sách đầu tư thoả đáng cho các chương trình, dự án nghiên cứu bảo tồn và phát huy các nguồn tài nguyên trên. Đặc biệt là đầu tư cho công tác sưu tầm, phục dựng Lễ hội giàu tính

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 14/08/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí