nhân văn và mang đậm bản sắc của các dân tộc thiểu số các vùng miền nhằm phát triển du lịch vùng một cách bền vững.
Ngoài sản phẩm du lịch đặc thù, các tỉnh miền núi Đông Bắc cần tiếp tục đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch bổ trợ. Các sản phẩm bổ sung này vừa có tác dụng nâng cao sức cạnh tranh, sức hấp dẫn của sản phẩm đặc thù còn có tác dụng thu hút thêm các thị trường khách mới, nhằm đa dạng hóa thị trường khách, đảm bảo tính bền vững, ổn định, tăng cường khả năng chống đỡ với các diễn biến phức tạp của thị trường du lịch (khủng hoảng kinh tế, thiên tai, dịch bệnh…).
Từ những định hướng về thị trường khách mục tiêu trong nước và quốc tế, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch các tỉnh Đông Bắc cần có kế hoạch và tổ chức các chương trình nghiên cứu chuyên sâu về thị trường khách mục tiêu này, trong đó tập trung vào các thị trường khách quốc tế trọng điểm. Khi nghiên cứu thị trường cần xác định đặc điểm tiêu dùng cụ thể của từng thị trường để có thể nhận biết nhu cầu, thị hiếu, quy mô… của từng thị trường khách du lịch; khảo sát thống kê khách du lịch đến từng địa phương của Đông Bắc...từng tháng, quí, năm; lên kế hoạch phân loại khách hàng mục tiêu, khảo sát nhu cầu, thị hiếu của nhóm khách hàng mục tiêu; liên kết quảng bá du lịch ở các thị trường trọng điểm trong và ngoài nước. Ví dụ: cùng tổ chức Roadshow, tuần lễ văn hóa du lịch…
Bảng 3.1. Các sản phẩm du lịch tương thích với từng phân khúc thị trường du lịch Đông Bắc
STT
Thị trường | Sản phẩm du lịch | |
1 | Trung Quốc | + “Tour địa chỉ đỏ” thăm quan an toàn khu ở các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Lạng Sơn; + Thăm quan công viên địa chất toàn cầu – Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) + Thăm quan/trải nghiệm tại các bản du lịch cộng đồng |
Có thể bạn quan tâm!
- Thời Gian Và Đơn Vị Đăng Cai Tổ Chức Chương Trình “Qua Những Miền Di Sản Việt Bắc”
- Một Số Chương Trình Ngày Hội Văn Hóa Thể Thao Và Du Lịch Các Dân Tộc Vùng Đông Bắc Giai Đoạn 2008 - 2015
- Định Hướng Về Thị Trường Mục Tiêu Của Khu Vực Đông Bắc
- Đối Với Chính Quyền Và Cơ Quan Quản Lý Du Lịch Các Tỉnh Đông Bắc
- Liên kết xúc tiến du lịch khu vực Đông Bắc - 14
- Liên kết xúc tiến du lịch khu vực Đông Bắc - 15
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
… + Cung cấp đặc sản và sản phẩm lưu niệm chủ yếu như: chè Thái Nguyên, chè Tuyên Quang, lá thuốc tắm của người dân tộc, rượu men lá, thịt lợn/trâu sấy, quýt Bắc Kạn, cam Tuyên Quang, hạt dẻ Cao Bằng… | ||
2 | Nhật Bản | + Thăm quan/trải nghiệm giá trị văn hóa tộc người + Thưởng thức văn hóa – văn nghệ dân gian (Hát Then – đàn tính…) + Tham quan phiên chợ vùng cao (chợ tình Khâu Vai…) + Thưởng thức ẩm thực Đông Bắc, + Lễ hội truyền thống (Lồng tồng của người Tày; nhảy Lửa của người Pà Thẻn; Tết Nhảy của người Dao…) + Du lịch tâm linh (chủ yếu tại Lạng Sơn)… |
3 | Hàn Quốc | + Du lịch tham quan thắng cảnh + Du lịch sinh thái – trải nghiệm thiên nhiên hùng vĩ + Du lịch nghiên cứu các giá trị văn hóa + Du lịch thương mại biên mậu… |
4 | Mỹ | + Du lịch lịch sử “thăm chiến khu xưa” + Du lịch văn hóa + Du lịch nghỉ dưỡng núi (Mẫu Sơn) + Du lịch sinh thái (vườn quốc gia Ba Bể, khu du lịch quốc gia Mẫu Sơn…) + Du lịch di sản cao nguyên đá Đồng Văn. |
5 | Canada | + Du lịch sinh thái – thưởng ngoạn khí hậu núi cao: Mẫu Sơn – Lạng Sơn, Yên Minh, Hoàng Su Phì – Hà Giang + Du lịch sinh thái – ngắm cảnh theo mùa nông nghiệp: * Tháng 2 – hoa đào/mận trên toàn khu vực * Tháng 5 – ruộng bậc thang mùa tưới nước * Tháng 8 – thu hoạch na Lạng Sơn * Tháng 9 – ruộng bậc thang mùa lúa chín Hoàng Su Phì Hà Giang * Tháng 10/11 – hoa tam giác mạch Hà Giang |
* Tháng 12 đến tháng 2 – thu hoạch cam canh/cam sành Hà Giang và Tuyên Quang, quýt bắc Sơn – Lạng Sơn. + Du lịch sinh thái – trải nghiệm cảnh quan hùng vĩ (hồ Ba Bể, vườn quốc gia Ba Bể, thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, núi Đôi, núi Cô Tiên, sông Nho Quế, cổng trời Quản Bạ…) + Du lịch chinh phục thiên nhiên – Thể thao mạo hiểm: cụ thể là leo núi Pu Ta Leng, Kiều Liên Ti, Tây Côn Lĩnh… + Du lịch di sản cao nguyên đá Đồng Văn | ||
6 | Châu Âu | + Du lịch nghỉ dưỡng (Mẫu Sơn) + Du lịch leo núi (Hà Giang, Cao Bằng) + Du lịch trải nghiệm, thử thách bản thân: * Đi bộ xuyên rừng * Trekking thăm bản * Chinh phục các cung đường, đường đèo (Mã Pì Lèng) - Du lịch thưởng ngoạn khí hậu núi cao (Mẫu Sơn – Lạng Sơn, Hà Giang, Cao Bằng) + Du lịch sinh thái – ngắm cảnh theo mùa nông nghiệp: * Tháng 2 – hoa đào/mận trên toàn khu vực * Tháng 5 – ruộng bậc thang mùa tưới nước * Tháng 8 – thu hoạch na Lạng Sơn * Tháng 9 – ruộng bậc thang mùa lúa chín Hoàng Su Phì Hà Giang * Tháng 10/11 – hoa tam giác mạch Hà Giang * Tháng 12 đến tháng 2 – thu hoạch cam canh/cam sành Hà Giang và Tuyên Quang, quýt bắc Sơn – Lạng Sơn |
7 | Nội địa | - Chinh phục thiên nhiên – Thể thao mạo hiểm + Đi bộ, leo núi |
+ Trải nghiệm, thử thách bản thân: chinh phục các cung đường, đường đèo, đỉnh núi… + Thể thao mạo hiểm: lượn dù, vượt thác - Tìm hiểu, trải nghiệm cuộc sống cộng đồng các dân tộc thiểu số + Tìm hiểu, tham quan làng bản dân tộc thiểu số trong ngày + Trải nghiệm cuộc sống tại làng bản: ngủ tại nhà dân, tìm hiểu và tham gia cùng các hoạt động thường nhật của đồng bào. + Tham gia các phiên chợ, lễ hội vùng cao: tham quan tìm hiểu, tham gia các hoạt động lễ hội, mua sắm. + Thưởng thức ẩm thực địa phương - Du lịch sinh thái – Trải nghiệm thiên nhiên hùng vĩ + Thưởng ngoạn khí hậu núi cao + Ngắm cảnh theo mùa nông nghiệp + Trải nghiệm cảnh quan hùng vĩ - Du lịch lịch sử: + “Thăm lại chiến khu xưa” + Chinh phục các điểm cực của Tổ quốc - Du lịch sinh thái nông nghiệp + Tham quan, tìm hiểu nông trại/ruộng đồng + Tìm hiểu, trải nghiệm các quy trình sản xuất nông nghiệp |
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Các cơ quan quản lý du lịch cần phải nghiên cứu thị trường khách một cách nghiêm túc và khoa học thì mới có cơ sở để xây dựng sản phẩm du lịch, chương trình xúc tiến du lịch phù hợp với từng thị trường khách; cần phải có sự quản lý chặt chẽ, xây dựng và hoàn thiện các mẫu biểu về khách. Ngoài ra cần lấy ý kiến của các doanh nghiệp du lịch khi xây dựng chiến lược, kế hoạch dài hạn của địa phương vì chính doanh nghiệp du lịch sẽ đóng góp
những ý kiến sát với nhu cầu thực tế nhất để chiến lược, kế hoạch có tính hiệu quả.
3.2.2 Giải pháp liên kết trong hoạt động truyền thông, tuyên truyền, quảng bá du lịch
Liên kết trong lĩnh vực xúc tiến, quảng bá du lịch là một xu thế tất yếu của mỗi địa phương, mỗi khu vực và của mỗi quốc gia, trong đó có liên kết giữa Trung ương và địa phương; Liên kết giữa các địa phương với nhau; Liên kết giữa ngành du lịch với các ngành có liên quan; Liên kết giữa cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch với các doanh nghiệp; Liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau v.v.. Trong đó, muốn đẩy mạnh được liên kết vùng cần coi trọng vấn đề quảng bá, xúc tiến du lịch. Việc liên kết quảng bá, xúc tiến du lịch sẽ tiết kiệm được chi phí và sẽ tạo được hiệu ứng lớn hơn, thu hút được sự quan tâm đông đảo hơn và cũng sẽ tạo được lòng tin lớn của du khách. Do vậy công tác quảng bá xúc tiến sẽ đạt được hiệu quả cao hơn.
Các tỉnh miền núi Đông Bắc cần phối hợp tổ chức và tham gia nhiều sự kiện quảng bá, xúc tiến du lịch chung tại các thị trường trọng điểm ở trong nước như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, và ngoài nước Trung Quốc, Pháp; nghiên cứu xây dựng logo, xây dựng website bằng tiếng Việt và tiếng Anh và tổ chức tham gia nhiều hội chợ quốc tế… Nhờ quảng bá chung thì các tỉnh mới có thể tạo ra được sức mạnh và hiệu quả trong công tác quảng bá, xúc tiến cho thương hiệu du lịch chung của toàn vùng.
Do nhiều nguyên nhân mà hoạt động du lịch ở các tỉnh miền núi Đông Bắc chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Công tác xúc tiến, tuyên truyền quảng bá chưa được triển khai có hiệu quả nên gặp nhiều hạn chế trong hợp tác đầu tư, phát triển thị trường.
Để góp phần đẩy nhanh sự phát triển của ngành du lịch, trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá cho du lịch. Xúc
tiến, quảng bá cần trở thành nội dung quan trọng không chỉ đối với hoạt động kinh doanh du lịch mà với cả hoạt động quản lý Nhà nước ở các ngành các cấp; người dân có ý thức tự hào về đất nước, con người và thiên nhiên của địa phương mình. Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo du lịch: là tạo ra sự nhận biết về các hình ảnh của điểm đến theo từng giai đoạn khác nhau một cách khác biệt và hấp dẫn để thu hút khách du lịch đến hoặc trở lại với điểm đến. Hiện nay, các tỉnh miền núi Đông Bắc chưa có logo và khẩu hiệu chung, đó cũng là một trong những lý do du lịch vùng chưa thực sự được.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông phục vụ xúc tiến du lịch, cần đầu tư phát triển các trang web cung cấp đầy đủ thông tin cập nhật về du lịch địa phương và các sản phẩm du lịch mới. Thiết kế ấn phẩm du lịch cho vùng Đông Bắc (tập gấp, đĩa DVD, danh bạ du lịch, cẩm nang hướng dẫn du lịch) bằng nhiều ngôn ngữ phù hợp với thị trường mục tiêu.
3.2.3. Giải pháp liên kết trong việc xây dựng thương hiệu du lịch vùng
3.2.3.1. Thương hiệu du lịch vùng thể hiện qua sản phẩm du lịch
Tài nguyên tại Đông Bắc hết sức phong phú, đa dạng nhưng để thực hiện phát triển thương hiệu, cần được chọn lọc và xác định trên bình diện tổng thể cả nước các giá trị và sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng nhất của từng vùng. Định hướng phát triển thương hiệu du lịch vùng nhằm mục tiêu tổ chức quản lý tại các vùng, địa phương theo cấu trúc vững mạnh, hình thành rõ nét các thương hiệu vùng.
- Thương hiệu sản phẩm du lịch Đông Bắc gắn với các giá trị đặc trưng về du lịch sinh thái núi và bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số.
- Thương hiệu sản phẩm du lịch Đông Bắc gắn với hình ảnh và giá trị đặc trưng là du lịch lịch sử.
Như vậy, có thể xây dựng hình ảnh và thương hiệu vùng Đông Bắc dựa trên những yếu tố:
+ Hình ảnh chủ đạo của vùng: các dãy núi cao hùng vĩ, cung đường đèo uốn lượn ngoạn mục, sắc màu đa dạng của trang phục đồng bào các dân tộc thiểu số
Thương hiệu du lịch Đông Bắc được nhận diện tốt nhất bởi những giá trị và hình ảnh về sự phong phú của thiên nhiên trong những bản sắc văn hoá đậm nét của các dân tộc thiểu số. Những giá trị đó cũng được củng cố bởi nhiều giá trị của các thương hiệu về các sản phẩm du lịch tiêu biểu khác.
+ Du lịch sinh thái: hệ sinh thái phong phú tạo ra nhiều hoạt động và trải nghiệm quan trọng về du lịch sinh thái hấp dẫn và khác biệt với các vùng du lịch khác.
+ Du lịch tìm hiểu văn hóa, đời sống: các giá trị văn hoá địa phương, hoạt động sinh hoạt cộng đồng của dân tộc thiểu số.
+ Nghỉ dưỡng núi: là một thương hiệu quan trọng, đặc biệt với thị trường khách du lịch nội địa. Sản phẩm đặc trưng này đã có quá trình phát triển và hình thành thương hiệu. Cần có những biện pháp duy trì, thúc đẩy để quảng bá cho thương hiệu sản phẩm du lịch này nằm trong hệ thống thương hiệu vùng và đặc trưng trên cả nước.
+ Du lịch dựa vào thiên nhiên: đây là một nhánh thương hiệu du lịch sinh thái với hình ảnh hoạt động du lịch tham quan thưởng ngoạn thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ.
+ Du lịch lễ hội: phát huy các giá trị và sức mạnh thương hiệu đã định hình là festival Trà Quốc tế Thái Nguyên, Lễ hội hoa Tam giác mạch…
+ Du lịch sinh thái nông nghiệp: với thiên nhiên trù phú và nhiều sản vật quý, hình ảnh của các sản vật, sản phẩm của địa phương giữa văn hóa, đời sống và thiên nhiên hoang sơ và hùng vĩ là những yếu tố hình ảnh hết sức phong phú và hấp dẫn để hình thành thương hiệu. Mỗi địa điểm sinh thái nông nghiệp là một thương hiệu để hình thành thương hiệu sản phẩm sinh thái
nông nghiệp. Thương hiệu sinh thái nông nghiệp, du lịch cộng đồng sẽ là những thương hiệu nhánh hỗ trợ cho hình ảnh và thương hiệu chính của vùng.
Hình ảnh và thương hiệu du lịch cũng cần dựa vào các thương hiệu đã thành danh của địa phương: chè Thái Nguyên, chè Tuyên Quang…
3.2.2.2. Tập trung nguồn lực xây dựng thương hiệu du lịch vùng
Cần nhanh chóng nâng cấp giao thông nối các tỉnh trong vùng, đặc biệt là đường giao thông nối một số tỉnh như Cao Bằng, Hà Giang …đi lại hết sức khó khăn. Một số khu, điểm du lịch chưa có đường ô tô nối tuyến. Vì vậy, từng tỉnh cần ưu tiên tập trung nguồn lực đầu tư hoàn thiện các tuyến đường giao thông đến các khu di tích Quốc gia đặc biệt, khu du lịch trọng điểm, cửa khẩu Quốc tế nối với tỉnh Quảng Tây, Vân Nam (Trung Quốc), đặc biệt là các tỉnh có điểm tham quan là công trình thủy điện. Cần tập trung nâng cấp các tuyến đường giao thông hiện có và đầu tư xây dựng các tuyến đường mới để kết nối giao thông thuận lợi giữa các tỉnh, các khu, điểm du lịch trong vùng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch.
Trong bối cảnh khó khăn chung như hiện nay, việc thống nhất nhận thức về tính cấp bách, vai trò của liên kết vùng trong hoạt động liên kết xúc tiến du lịch các tỉnh Đông Bắc cần được đẩy mạnh. Đội ngũ lãnh đạo chủ chốt của các địa phương trong vùng phải là những người tiên phong nhận thức rõ về tính cấp thiết và sự tất yếu của liên kết, giữ vai trò xúc tác và chỉ đạo triển khai thực hiện các nội dung liên kết đối với từng địa phương. Cần sớm nghiên cứu, hình thành cơ chế phối hợp giữa các đầu mối, xúc tiến du lịch của các tỉnh Đông Bắc với nhau ngay từ khâu nghiên cứu xây dựng chương trình, kế hoạch liên kết xúc tiến đầu tư du lịch đến các khâu tổ chức thực hiện và đánh giá hiệu quả. Theo đó, mọi hoạt động xúc tiến đầu tư du lịch cần sự điều phối chung, thống nhất của Trung ương về thời gian và địa điểm nhằm tránh sự chồng chéo, trùng lặp giữa các địa phương, đồng thời gắn kết với chương