Đối Với Chính Quyền Và Cơ Quan Quản Lý Du Lịch Các Tỉnh Đông Bắc


trình xúc tiến đầu tư du lịch Quốc gia để tạo ra “lợi thế động”, sức mạnh chung cho toàn vùng.

Cần thống nhất xây dựng các tóm tắt (profile) dự án cơ hội, tổ chức các Hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch cấp vùng; đoàn đi xúc tiến du lịch ở nước ngoài ít nhất 1 - 2 năm/lần (trên cơ sở phối hợp Đại diện xúc tiến đầu tư du lịch tại các địa bàn trọng điểm Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc…); xúc tiến đầu tư vào một số địa bàn, dự án trọng điểm; hỗ trợ nhau trong việc tiếp đón nhà đầu tư đến khảo sát, tìm kiếm cơ hội đầu tư; thành lập tổ liên ngành, liên vùng giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp…

Các tỉnh cần phối hợp trong thực thi chính sách thu hút, ưu đãi đầu tư của Trung ương và địa phương nhất quán và minh bạch, chăm sóc tốt nhà đầu tư tại chỗ…,chú trọng nâng cấp trang website phục vụ công tác xúc tiến đầu tư du lịch của các tỉnh Đông Bắc theo hướng chuyên nghiệp. Cần đề xuất sự hỗ trợ của Tổng cục Du lịch từ nguồn vốn của Chương trình xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn 2013 – 2020 theo Quyết định số 2151/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ, cũng như tích cực kiếm tìm sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực du lịch như EU, WB, AECID, … về tài chính, về kỹ thuật để nâng cao năng lực hoạt động và thúc đẩy sự liên kết hợp tác giữa các.

Thành lập Quỹ xúc tiến du lịch chung của các tỉnh Đông Bắc

- Đơn vị chủ trì: Sở VHTTDL; Trung tâm xúc tiến du lịch trực thuộc tỉnh; Hiệp hội du lịch các địa phương.

- Định hướng phát triển du lịch, xây dựng sản phẩm đặc thù, các hoạt động quảng bá phù hợp với đặc điểm từng vùng…

- Có cơ chế hỗ trợ kinh phí cho các đơn vị chủ trì

Nguồn quỹ có thể từ 2 nguồn: nguồn kinh phí các địa phương đóng góp. 6/6 tỉnh Đông Bắc có thể trích đóng góp 50% kinh phí để xây dựng quỹ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

họat động theo từng năm, còn lại 50% đề nghị Tổng Cục Du lịch, Bộ Văn hóa

- Thể thao – Du lịch hỗ trợ. Năm đầu tiên, mỗi tỉnh đóng góp 100.000.000 đồng, có tất cả 6 tỉnh thành nên sẽ có tổng cộng: 600.000.000 đồng + 600.000.000 đồng ngân sách hỗ trợ. Vậy tổng quỹ xúc tiến du lịch Đông Bắc năm 1 có: 1.200.000.000 đồng.

Liên kết xúc tiến du lịch khu vực Đông Bắc - 13

Các tỉnh sẽ thay phiên quản lý quỹ theo định kỳ dưới sự giám sát của 2 cơ quan là Tổng Cục du lịch và Trung tâm xúc tiến du lịch chung của cả vùng (nghiên cứu để thành lập sớm). Tỉnh nào được chọn ngẫu nhiên vào cuối năm trước đó sẽ lên kế hoạch xúc tiến cụ thể cho cả Đông Bắc, gửi cho được các thành viên, Tổng cục góp ý. Sau khi thống nhất, tỉnh đó sẽ chủ trì họat động và mời các thành viên cùng tham gia. Hoạt động mỗi năm có thể phong phú, khác nhau nhưng cơ bản bao gồm một số hoạt động như:

- Biên sọan, in ấn tài liệu tuyên truyền quảng bá du lịch chung cho khu vực Đông Bắc (yêu cầu các Tỉnh cung cấp nội dung)

- Tham gia hội chợ du lịch uy tín hoặc chương trình quảng bá du lịch lớn với tư cách khu vực Đông Bắc trong nước hoặc quốc tế (chọn lựa thị trường mục tiêu)

- Tổ chức hoạt động đón các Đoàn Famtrip, Fresstrip Miền Trung, Miền Bắc và quốc tế từ 2 đến 3 ngày để giới thiệu các điểm du lịch Đông Bắc, ưu tiên khám phá những nét mới, những tour du lịch liên kết có khả năng khai thác hiệu quả để giới thiệu cho khách.

Như vậy, để hoạt động liên kết hợp tác giữa các tỉnh Đông Bắc đạt được hiệu quả cao, cần có sự quan tâm hỗ trợ của Tổng cục Du lịch, của các cấp lãnh đạo của từng địa phương, các tổ chức quốc tế và đặc biệt cần sự quyết tâm, sự cố gắng nỗ lực của các Trung tâm Thông tin - Xúc tiến du lịch trong khu vực.


Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực xúc tiến du lịch

Du lịch là ngành dịch vụ, dịch vụ có nhân lực chủ yếu là con người với những kỹ năng nghề, phong cách phục vụ, giao tiếp, tính hiếu khách, trình độ ngoại ngữ… Do vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nguồn nhân lực du lịch đóng vai trò quyết định cho sự phát triển. Trước mắt các tỉnh trong vùng căn cứ vào nhu cầu, điều kiện cụ thể có thể phối hợp tổ chức các khóa tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho lực lượng lao động của ngành. Về lâu dài các tỉnh cần phải xây dựng một chiến lược phát triển nguồn nhân lực, để từ đó xây dựng lộ trình thực hiện kế hoạch hàng năm nhằm không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh du lịch. Các tỉnh cùng nhau phối hợp mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch. Đây là công việc yêu cầu phải được tiến hành một cách thường xuyên liên tục và không ngừng. Cán bộ làm công tác xúc tiến phải thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ của mình. Cụ thể:

- Người làm công tác xúc tiến phải am hiểu mọi vấn đề thuộc phạm vi mình chịu trách nhiệm và những công việc khác có liên quan.

- Cần phải có khả năng ngoại giao, có tài ứng xử và biết cách thuyết phục người nghe. Khả năng diễn thuyết trước đám đông cũng là một yêu cầu quan trọng.

- Để có khả năng thành công cao trong lĩnh vực xúc tiến thì người làm công tác này cần có đủ bản lĩnh để luôn có thể chịu đựng được áp lực công việc.

- Ngoài trình độ chuyên môn tốt, người làm công tác xúc tiến cần phải có một trình độ ngoại ngữ nhất định. Trong thời buổi toàn cầu hóa, công việc giao dịch xuyên quốc gia không còn mới mẻ, do vậy nếu được trang bị một


kiến thức nhất định về ngoại ngữ thì khả năng chủ động trong công việc mới được nâng lên.

Đặc biệt, phát triển thương hiệu du lịch vùng cần sự tham gia của các địa phương, đòi hỏi sự cam kết – sự phối hợp – sự thống nhất. Các nguyên tắc đã được nêu về tính nhất quán, thường xuyên và có lộ trình khi triển khai ở từng địa phương để đảm bảo được sự nhất quán và thường xuyên về thông tin truyền thông là hoàn toàn không đơn giản, đòi hỏi sự cam kết, tính phối hợp cao và sự thống nhất chung giữa các địa phương trong vùng. Đồng thời cần liên kết với các ngành, lĩnh vực để quảng bá thương hiệu du lịch trong các sự kiện và hoạt động của các ngành lĩnh vực mà có thể tạo ra ảnh hưởng tích cực cho thương hiệu du lịch, sử dụng tầm ảnh hưởng của những cá nhân có tầm ảnh hưởng trong cộng đồng như những người nổi tiếng để ủng hộ, giới thiệu cho các giá trị thương hiệu du lịch vùng, tầm ảnh hưởng của những người nổi tiếng có khả năng tạo sức lan toả cho thương hiệu du lịch vùng.

Cuối cùng là yêu cầu rất quan trọng đối với việc phát triển thương hiệu du lịch, đó là công tác quản trị thương hiệu. Việc quản trị thương hiệu là hoạt động mới mẻ đối với thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước về du lịch. Đặc biệt, đối với thương hiệu du lịch vùng mà ở Việt Nam không có cơ quan hành chính quản lý cấp vùng. Chính vì vậy, cần phải bổ sung thêm nhiệm vụ và nâng cao năng lực cho cán bộ của các Trung tâm xúc tiến du lịch hoặc phòng Nghiệp vụ du lịch của các địa phương trong các vùng về công tác quản trị thương hiệu. Quản trị thương hiệu giúp việc giám sát thực hiện các kế hoạch phát triển thương hiệu, nghiên cứu thị trường định kỳ tìm hiểu về các nhận định của thị trường về thương hiệu để có sự điều chỉnh khi cần thiết, lập kế hoạch và ngân sách trong thời gian tiếp theo, phối hợp với các địa phương khác trong vùng để thực hiện phát triển thương hiệu du lịch của địa phương và của cả vùng. Các địa phương trong vùng mỗi vùng cũng cần nghiên cứu


các phương án để cùng bàn thảo, thống nhất hình thành cơ quan điều phối du lịch vùng để làm đơn vị đầu mối kết nối các địa phương và thực hiện công tác phát triển thương hiệu du lịch vùng.

3.2.4. Giải pháp liên kết trong quản lý điểm đến

Cùng với xu hướng toàn cầu hóa, với đặc điểm vị trí thuận lợi, nguồn tài nguyên du lịch phong phú đa dạng, du lịch các tỉnh Đông Bắc có nhiều điều kiện thuận lợi liên kết, phối hợp, hợp tác với các tỉnh thành trong cả nước và quốc tế. Do đó, các tỉnh trong vùng cần tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến du lịch xác định đây là hoạt động quan trọng, được nhìn nhận là một việc đầu tư dài hạn, nhằm thu hút số lượng lớn khách du lịch tiềm năng, tăng số lượng khách quay trở lại với một điểm đến, góp phần thu hút đầu tư du lịch đến Đông Bắc. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quảng bá xúc tiến du lịch rất cần được sự quan tâm, chỉ đạo của Lãnh đạo các cấp, các ngành tạo điều kiện thuận lợi để chương trình Du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” đem lại hiệu quả cho ngành du lịch 6 tỉnh nói riêng và ngành du lịch Việt Nam nói chung.

3.2.4.1. Xây dựng cơ chế liên kết

- Mục tiêu: tạo ra mối liên kết tích cực và hiệu quả giữa các địa phương trong vùng để triển khai các hoạt động xúc tiến du lịch phù hợp với chiến lược, quy hoạch và các đề án phát triển du lịch của vùng; đồng thời, tạo ra diễn đàn để bàn bạc, thảo luận, thống nhất kế hoạch liên kết phát triển du lịch nói chung và liên kết xúc tiến du lịch nói riêng giữa các địa phương trong vùng, giảm thiểu tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. Đây cũng là cơ hội để các địa phương du lịch trọng điểm liên kết hợp tác để giúp đỡ các địa phương còn gặp nhiều khó khăn trong xúc tiến du lịch nói riêng và trong phát triển du lịch nói chung.

- Nguyên tắc liên kết:


+ Chấp hành: Thực hiện những nội dung chỉ ra trong quy hoạch vùng/đề án phát triển du lịch có liên quan đến liên kết xúc tiến vùng (có địa phương mình tham gia).

+ Tự nguyện: các địa phương trong vùng tự nguyện xét thấy nhu cầu và lợi ích của mình tự quyết định tham gia hoặc không tham gia liên kết với các địa phương khác.

+ Đồng thuận: các vấn đề đi đến quyết định phải được sự nhất trí của cả các bên tham gia liên kết.

+ Bình đẳng: các địa phương không phân biệt lớn/nhỏ, phát triển hay chậm phát triển, mạnh hay yếu về tiềm lực đều bình đẳng như nhau; việc phân công vai trò điều phối hoặc thực hiện vì vậy sẽ luân phiên.

+ Cùng có lợi: các chương trình hành động liên kết phải mang lại lợi ích thiết thực cho tất cả các bên tham gia, các bên cùng nhau hưởng lợi trong những hoạt động chung.

+ Chia sẻ: các bên tham gia tự nguyện chia sẻ nguồn lực tùy theo lợi thế so sánh của mình tuy nhiên không cưỡng ép hay áp đặt bởi bất cứ ràng buộc nào. Nguyên tắc chia sẻ tạo nên sự hài hòa và đoàn kết trong hợp tác.

- Cơ chế và mô hình liên kết:

+ Hoạt động liên kết xúc tiến du lịch các tỉnh miền núi Đông Bắc muốn có hiệu quả cao cần phải xây dựng được cơ chế liên kết (có Ban chỉ đạo, nguồn kinh phí đóng góp chung, phương hướng, dự án phát triển chung và có bộ máy chuyên trách hoạt động của cả vùng…). Các Sở VHTTDL phải bố trí các chuyên viên làm việc theo chế độ bán chuyên trách; cố gắng tranh thủ tối đa được một số nguồn vốn của các dự án nước ngoài và kinh phí của các tỉnh.

+ Đây là giải pháp mang tính toàn diện không chỉ là những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, về môi trường sinh thái đối với cán bộ quản


lý và kinh doanh du lịch mà còn đối với du khách và cộng đồng dân cư địa phương, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong trong việc giáo dục thường xuyên thành ý thức hệ đối với mọi thành viên trong tổ chức bảo vệ môi trường và tài nguyên cho phát triển du lịch.

+ Cần phải xúc tiến việc thành lập câu lạc bộ Trung tâm Thông tin - Xúc tiến du lịch khu vực Đông Bắc. Trước mắt, các Trung tâm Thông tin

- Xúc tiến du lịch cần thống nhất chọn một Trung tâm làm trưởng nhóm chủ trì, điều phối các hoạt động liên kết hợp tác. Các trung tâm bố trí cán bộ có năng lực làm đầu mối để trực tiếp tham mưu và triển khai các nhiệm vụ liên kết hợp tác. Các Trung tâm Thông tin - Xúc tiến du lịch phải thống nhất nội dung và ký kết Chương trình liên kết hợp tác, Quy chế hợp tác,… Có như vậy việc triển khai các nội dung liên kết hợp tác mới thuận lợi và bền chặt.

3.2.4.2. Xây dựng nội dung liên kết quản lý điểm đến

Cần xây dựng kế hoạch các hoạt động chung cho vùng từ đầu năm (xúc tiến, quảng bá, phát triển sản phẩm du lịch, cơ sở hạ tầng giao thông, đào tạo nguồn nhân lực). Trong xây dựng kế hoạch hoạt động, cần xác định rõ mục tiêu của từng hoạt động tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch, các hoạt động trong kế hoạch cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa các tỉnh theo chương trình hợp tác để đảm bảo các hoạt động được thống nhất và đẩy mạnh triển khai các hoạt động đó trong cả năm, cuối mỗi năm sẽ tổ chức tổng kết, đánh giá các hoạt động triển khai trong năm làm cơ sở và bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng kế hoạch cho năm sau. Thống nhất trong xây dựng và thực hiện chương trình kích cầu du lịch, khuyến mại giảm giá tại các khu, điểm du lịch, giảm giá phòng nghỉ, dịch vụ ăn uống…để khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành tổ chức kết nối tour du lịch từ các địa phương khác đến các tỉnh Việt Bắc.


Mở rộng và tăng cường hợp tác với các tỉnh bạn và quốc tế, thông qua tổ chức các hoạt động, sự kiện du lịch, xây dựng và hợp tác trong việc khai thác tuyến du lịch mới hấp dẫn trong vùng. Trọng tâm vào các khu vực đang triển khai các chương trình hợp tác phát triển du lịch như với khối 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng, qua đó 6 tỉnh Việt Bắc tăng cường mở rộng giao lưu hợp tác về du lịch với các địa phương này đặc biệt là tăng cường hợp tác quốc tế với 2 tỉnh Vân Nam, Quảng Tây (Trung Quốc).

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Đối với các cơ quan Trung ương

Kiến nghị Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa các dự án phát triển du lịch trọng điểm của khu vực Đông Bắc vào danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước, trong đó coi thu hút vốn và kinh nghiệm đầu tư trong nước là ưu tiên hàng đầu.

Kiến nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch xác định vị trí quan trọng của khu vực Đông Bắc trong chiến lược quảng bá du lịch vùng trung du, miền núi Bắc Bộ và cả nước, từ đó có kế hoạch hỗ trợ về vốn và các chính sách ưu tiên thuận lợi phát triển hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất, chiến lược phát triển sản phẩm, cũng như hỗ trợ du lịch các tỉnh Đông Bắc về công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch và đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là trong vấn đề liên kết xúc tiến du lịch vùng.

3.3.2. Đối với chính quyền và cơ quan quản lý du lịch các tỉnh Đông Bắc

Để thực hiện được các giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả của việc liên kết xúc tiến du lịch các tỉnh Đông Bắc, trách nhiệm của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh trong vùng là chủ động tham mưu kịp thời cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh tăng cường chỉ đạo, đôn đốc các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành các dự án đã và đang đầu tư; tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án đang thực hiện công tác

Ngày đăng: 14/08/2024