thu hút đầu tư; đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến, hợp tác phát triển du lịch; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch; tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường tại các khu, điểm du lịch, dịch vụ khách sạn, nhà hàng… Phối hợp xây dựng kế hoạch chung trong việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch, phát triển sản phẩm du lịch, đảm bảo môi trường du lịch điểm đến an toàn, thân thiện là thương hiệu chung cho 6 tỉnh Việt Bắc; tăng cường chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các dự án khu, đỉêm, hạ tầng du lịch; kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện thu hút các thành phần kinh tế, nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư phát triển du lịch tại các tỉnh trong vùng Việt Bắc.
Kiến nghị các tỉnh Đông Bắc nhanh chóng thành lập Ban chỉ đạo chung về vấn đề du lịch. Đây là nhiệm vụ quan trọng, then chốt đối với việc liên kết xúc tiến du lịch khu vực Đông Bắc. Bên cạnh đó, các tỉnh phải nhanh chóng có chính sách cụ thể về ưu đãi đầu tư phát triển du lịch, đặc biệt tại các khu vực khó khăn, miễn thuế cho các dự án đầu tư phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp.
Kiến nghị UBND các tỉnh chỉ đạo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch trực thuộc phối hợp với các cấp, các ngành trong toàn khu vực triển khai rà soát lại những quy hoạch chi tiết, nhữngdự án khả thi phát triển du lịch đã được thực hiện trong thời gian qua đồng thời triển khai quy hoạch chi tiết những khu vực đã được xác định. Đặc biệt, cần quan tâm chú trọng đối với việc thực hiện quy hoạch chi tiết phát triển các khu du lịch quốc gia trong vùng như ATK Định Hóa, hồ Ba Bể, thác Bản Giốc, Công viên địa chất toàn cầu – Cao nguyên đá Đồng Văn, Mẫu Sơn…
Cần quản lí nghiêm túc việc thực hiện đầu tư và xây dựng theo quy hoạch cũng như tiến độ triển khai dự án, có các biện pháp kiên quyết với các
dự án chậm triển khai, thu hồi quỹ đất và giao cho các nhà đầu tư có năng lực và tâm huyết; đồng thời, căn cứ vào quy hoạch, chỉ đạo các cấp chính quyền ở các tỉnh, phối hợp với ngành chức năng bảo vệ tốt tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường cảnh quan thiên nhiên là những nguồn lực vô giá để phát triển bền vững du lịch của địa phương, của vùng. Đặc biệt, cần chú trọng vấn đề phát triển bền vững, đảm bảo các dự án mang lại hiệu quả không chỉ về mặt kinh tế mà còn có ích lợi đối với bảo tồn phát huy văn hóa truyền thống, cải thiện đời sống người dân và bảo vệ môi trường.
Tiểu kết chương 3
Có thể bạn quan tâm!
- Định Hướng Về Thị Trường Mục Tiêu Của Khu Vực Đông Bắc
- Các Sản Phẩm Du Lịch Tương Thích Với Từng Phân Khúc Thị Trường Du Lịch Đông Bắc
- Đối Với Chính Quyền Và Cơ Quan Quản Lý Du Lịch Các Tỉnh Đông Bắc
- Liên kết xúc tiến du lịch khu vực Đông Bắc - 15
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
Du lịch khu vực Đông Bắc trong thời gian gần đây có những chuyển biến đáng kể, tuy nhiên vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có. Một trong các nguyên nhân của hạn chế đó là vấn đề liên kết xúc tiến du lịch chưa thực sự hiệu quả, thiếu tính nhất quán, mạnh ai nấy làm. Chính vì vậy, chương 3 của luận văn đã tập trung vào việc đưa ra một số giải pháp khả thi và những kiến nghị cần thiết nhằm tăng cường hiệu quả liên kết xúc tiến du lịch 6 tỉnh khu vực Đông Bắc.
KẾT LUẬN
Trong chiến lược phát triển kinh tế hiện nay, du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn nhờ tiềm năng du lịch của Việt Nam nói chung và khu vực miền núi Đông Bắc nói riêng. Ý thức được điều đó, 6 tỉnh thuộc khu vực Đông Bắc mà luận văn nghiên cứu đã cố gắng đẩy nhanh tốc độ đầu tư phát triển và tiêu thụ các sản phẩm du lịch. Công tác xúc tiến điểm đến du lịch ngày càng giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh, sức hấp dẫn của điểm đến nhằm cạnh trạn thu hút khách du lịch. Bên cạnh đó, nhìn dưới quy mô vùng, thì hoạt động liên kết trong xúc tiến du lịch cũng càng ngày càng trở nên cấp thiết.
Du lịch Đông Bắc đang trong điều kiện phát triển, điều đó thể hiện một cách toàn diện qua nhiều chỉ tiêu như số lượng khách, doanh thu, cơ sở vật chất kỹ thuật… Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của hoạt động du lịch trong những năm gần đây còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh Đông Bắc, cũng như chưa tương xứng với tiềm năng du lịch và vị trí địa lý của khu vực đối với chiến lược phát triển du lịch chung của vùng trung du, miền núi Bắc Bộ và của cả nước. Hoạt động xúc tiến du lịch nói chung và liên kết trong xúc tiến du lịch giữa các tỉnh trong khu vực nói riêng còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân chính của những hạn chế chủ yếu là do thiếu cơ chế, chính sách, thiếu nguồn đầu tư tài chính, thiếu sự phối hợp giữa các tỉnh cũng như các cấp chính quyền của các tỉnh trong khu vực.
Chính vì vậy, du lịch khu vực Đông Bắc muốn phát triển thực sự phát huy hết nguồn lực vốn có của mình thì cần phải có sự phối kết hợp của các cấp, các ngành cùng với sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và cư dân địa phương trong việc xây dựng các sản phẩm du lịch cũng như thực hiện công tác liên kết xúc tiến du lịch trong khu vực.
Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề tổng quan về hoạt động xúc tiến du lịch nói chung và liên kết xúc tiến du lịch nói riêng của khu vực Đông Bắc, luận văn đã góp phần giải quyết một số vấn đề chủ yếu sau:
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về xúc tiến du lịch, liên kết xúc tiến du lịch.
- Luận văn đã khảo sát và phân tích khái quát trạng hoạt động liên kết xúc trạng liên kết du lịch khu vực Đông Bắc dựa trên cơ sở tài nguyên du lịch và kết quả hoạt động kinh doanh du lịch của các tỉnh trong vùng. Từ đó, đã đánh giá những kết quả đã đạt được cũng như chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân để từ đó tìm ra phương hướng giải quyết.
- Trên cơ sở những phân tích trên đồng thời dựa vào căn cứ về quan điểm và định hướng phát triển du lịch của các tỉnh khu vực Đông Bắctrong thời gian tới, luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động liên kết xúc tiến du lịch của vùng:
+ Liên kết trong nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm du
lịch
+ Xây dựng cơ chế liên kết và nâng cao năng lực cho đội ngũ
cán bộ làm công tác xúc tiến
+ Liên kết trong các hoạt động truyền thông, tuyên truyền, quảng
bá du lịch
+ Liên kết trong việc huy động và tập trung các nguồn lực
+ Các hoạt động liên kết khác…
Trong tương lai, cùng với những nỗ lực ở hiện tại thì du lịch Đông Bắc sẽ phát huy được những điều kiện thuận lợi vốn có cùng với ngành du lịch của cả nước nhanh chóng hội nhập vào thị trường du lịch sôi động trong khu vực và trên thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2008), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020
2. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2009), Thông báo số 3205/TB-BVHTTDL về định hướng hợp tác phát triển du lịch bốn tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn và Cao Bằng
3. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2010), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
4. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2013), Đề án tổ chức định kỳ “Ngày hội, giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào các dân tộc thiểu số” theo khu vực và toàn quốc giai đoạn 2013 – 2020
5. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2014), Chiến lược marketing du lịch đến năm 2020
6. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2014), Thông tư liên tịch 163/2014/TTLT- BTC-BVHTTDL
7. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2014), Tài liệu hướng dẫn về Hệ thống nhận diện Thương hiệu Du lịch Việt Nam
8. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2015), Quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
9. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2013), Quyết định số 4686/QĐ- BVHTTDL
10. Nguyễn Văn Dung (2009) “Chiến lược, chiến thuật quảng bá marketing du lịch”
11. Đại học Thương mại Hà Nội (2004), Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia “Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch Việt Nam
12. Nguyễn Văn Đảng (2007), Hoàn thiện hoạch định chiến lược xúc tiến điểm đến của ngành du lịch Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Thương mại Hà Nội
13. Hà Nam Khánh Giao (2011), Giáo trình marketing du lịch, Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh
14. Lê Thế Giới (2010), Quản trị marketing, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
15. Luật Du lịch (2005), Nhà xuất bản chính trị quốc gia
16. Nguyễn Văn Lưu (2008), Thị trường du lịch, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
Hoàng Lê Minh (2008), Tiếp thị trong kinh doanh du lịch, Nxb Thống kê
17. Nguyễn Hữu Minh (2006), Trao đổi về cơ chế hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch, Tạp chí du lịch Việt Nam, số 3/2006
Trần Ngọc Nam – Hoàng Anh (2009), Cẩm nang nghiệp vụ tiếp thị du lịch & quy định pháp luật mới về kinh doanh du lịch, nhà hàng, khách sạn, Nxb Trẻ
18. Phillip Kotler (tái bản 2014), Quản trị marketing, Nxb Thống kê.
19. UBND tỉnh Cao Bằng, Chương trình số 12-CTr/TU về Phát triển du lịch Cao Bằng giai đoạn 2011 – 2015
20. UBND tỉnh Hà Giang, Kết luận số 71-KL/TW về phát triển tỉnh Hà Giang đến năm 2020
21. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Giang (2009), Biên bản thoả thuận khung về hợp tác phát triển du lịch 4 tỉnh Hà Giang – Tuyên Quang – Bắc Kạn – Cao Bằng
22. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Tuyên Quang (2012), Biên bản ghi nhớ v/v hợp tác giữa Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Tuyên Quang và các doanh nghiệp lữ hành các tỉnh Đông Bắc
23. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bắc Kạn (2015), Kế hoạch tổ chức ngày hội Văn hóa Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần IX
24. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Tuyên Quang (2012), Kế hoạch tổ chức ngày hội Văn hóa Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần VIII
25. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Giang (2009), Kế hoạch tổ chức chương trình “Qua những miền di sản Việt Bắc”
26. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Tuyên Quang (2010), Kế hoạch tổ chức chương trình “Qua những miền di sản Việt Bắc”
27. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bắc Kạn (2011), Kế hoạch tổ chức chương trình “Qua những miền di sản Việt Bắc”
28. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Cao Bằng (2012), Kế hoạch tổ chức chương trình “Qua những miền di sản Việt Bắc”
29. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lạng Sơn (2013), Kế hoạch tổ chức chương trình “Qua những miền di sản Việt Bắc”
30. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thái Nguyên (2014), Kế hoạch tổ chức chương trình“Qua những miền di sản Việt Bắc”
31. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Giang (2015), Kế hoạch tổ chức chương trình “Qua những miền di sản Việt Bắc”
32. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2005) “Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam tại một số thị trường du lịch quốc tế trọng điểm”
33. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2015), Kết luận về buổi Tọa đàm liên kết phát triển du lịch vùng Đông Bắc
Tiếng Anh
34. Davidson R. and Maitland R. (1997), Tourism destination
35. Eric Law (1995), Tourist destinional management
36. Ernie H. & Geofrey W.(1992), Marketing Tourism Destination
37. Lawton và Weaver (2005) “Tourism management”
38. Steven Pike(2008) “Destination Marketing”