Việc cài đặt các phiên bản Visual Studio.Net có nhiều lựa chọn khác nhau về cơ bản ta tiến hành như sau:
- Chuẩn bị đĩa chương trình Visual Studio.Net và mã bản quyền sử dụng phần mềm
- Đọc tệp tin yêu cầu phần cứng trước khi cài đặt.
- Chạy tệp tin setup.exe làm theo hướng đẫn trên màn hình trong quá trình cài đặt.
1.3.3. Giao diện Visual Studio.NET
Visual Studio sử dụng IDE chung cho toàn bộ ngôn ngữ lập trình (ASP.NET, VB.NET, C#,…). Điều này đảm bảo tính nhất quán cho các ngôn ngữ trên nền .NET.
Hình 1.4. Giao diện chính của môi trường phát triển
- Tab Design để hiển thị trang Web ở chế độ Design, tức là cho phép sửa chữa nội dung trang Web trực quan.
Hình 1.5. Mở trang ở chế độ Design
- Tab Source: Mở trang ở chế độ mã nguồn HTML. Tại đây người dùng có thể soạn thảo trực tiếp các thẻ HTML.
Hình 1.6. Mở trang ở chế độ Source
- Tab Split: Cho phép xem trang Web đồng thời ở cả hai chế độ.
Hình 1.7. Mở trang ở 2 chế độ Design và Source
Chuyển chế độ Design Chuyển chế độ Code Copy website lên server
Hình 1.8. Mở cửa sổ soạn Code
- Ngoài thao tác trực tiếp thông qua hệ thống menu, nút lệnh, người dùng còn có thể sử dụng tổ hợp các phím tắt. Ví dụ: Shift+F7 để xem ở chế độ Design, F7 xem ở chế độ Code, F4 Focus tới Properties….
Tool bar
Menu bar
Vùng duyện các web form và code fille
Các điều khiển
Các thuộc tính của điều khiển
Các chế độ xem
Các thuộc tính của điều khiển
Hình 1.9. Giao diện IDE của Visual Studio
1.4. Xây dựng ứng dụng Web
1.4.1. Tạo mới ứng dụng Web
Vào menu File -> New Website hoặc biểu tượng trên thanh công cụ cửa sổ New Website xuất hiện.
Hình 1.10. Các thành phần để tạo mới ứng dụng web
1.4.2. Lưu ứng dụng Web
- Nhấn Ctrl-S để lưu trang hiện tại
- Nhấn Ctrl-Shift-S để lưu toàn bộ các trang.
1.4.3. Chạy ứng dụng Web
Đối với ASP.NET, toàn bộ ứng dụng Web có thể biên dịch thành file nhị phân để chạy. Tuy nhiên ASP.NET cũng cho phép người dùng chạy từng trang riêng biệt.
- Nhấn F5 (Hoặc biểu tượng trên thanh công cụ) để chạy ứng dụng và cho phép Debug trên trình duyệt.
- Nhấn Ctrl-F5 để chạy ứng dụng nhưng không cho Debug trên trình duyệt.
- Trong trường hợp muốn chạy chương trình và gỡ rối ở mức dòng lệnh/ thủ tục thì có thể nhấn F8, Shift-F8.
- Người dùng có thể chạy (Browse) trang Web bất kỳ bằng cách chọn, sau đó click chuột phải và chọn mục View In Browser (hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl- Shift-W). Trong trường hợp có nhiều trình duyệt trong máy thì có thể chọn trình duyệt mặc định khi View In Browser bằng cách click chuột phải lên trang và chọn Browse With như hình dưới.
Hình 1.11. Chọn trình duyệt
1.5. Bài tập
1. Khi .NET ra đời đã đem lại những thuận lợi gì cho người lập trình ứng dụng?
2. Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa xây dựng phần mềm bằng ngôn ngữ truyền thống và .NET.
3. Trình bày các thành phần trong kiến trúc của .NET Framework.
4. Nêu các ưu điểm chính của .NET Framework.
5. Kể tên các phiên bản .NET hiện có.
6. Nêu các bước cài đặt Visual Studio.NET.
7. Kể tên và nêu ý nghĩa các thành phần trong giao diện Visual Studio.NET.
8. Nêu các bước xây dựng ứng dụng Web.
CHƯƠNG 2: NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH C#
2.1. Giới thiệu về ngôn ngữ lập trình C#
Ngôn ngữ C# là một ngôn ngữ được dẫn xuất từ C và C++, nhưng nó được tạo từ nền tảng phát triển hơn. Microsoft thêm vào những đặc tính mới để làm cho ngôn ngữ này dễ sử dụng hơn, nhiều trong số những đặc tính này khá giống với những đặc tính có trong ngôn ngữ Java. Nó có một số đặc điểm cơ bản sau:
- C# là ngôn ngữ đơn giản
Trong C# không có sự phức tạp của những ngôn ngữ như Java và C++, bao gồm việc loại bỏ macro, template, đa kế thừa và lớp cơ sở ảo (virtual base class).
Ngôn ngữ C# đơn giản nó dựa trên nền tảng C và C++ bởi C# khá giống về cú pháp, biểu thức, toán tử và những chức năng khác được lấy trực tiếp từ ngôn ngữ C và C++, nhưng đã được cải tiến để làm cho ngôn ngữ đơn giản hơn. Một trong các cải tiến là loại bỏ các dư thừa, thêm những cú pháp thay đổi.
- C# là ngôn ngữ hiện đại
Những đặc tính như xử lý ngoại lệ, thu gom bộ nhớ tự động, những kiểu dữ liệu mở rộng và bảo mật mã nguồn là những đặc tính được mong đợi trong một ngôn ngữ hiện đại. C# chứa tất cả những đặc tính trên.
- C# là ngôn ngữ hướng đối tượng
Những đặc tính như xử lý ngoại lệ, thu gom bộ nhớ tự động, những kiểu dữ liệu mở rộng và bảo mật mã nguồn là những đặc tính được mong đợi trong một ngôn ngữ hiện đại. C# chứa tất cả những đặc tính trên.
- C# là ngôn ngữ mạnh mẽ và mềm dẻo
Ngôn ngữ C# được sử dụng cho nhiều công việc khác nhau như là tạo ra ứng dụng xử lý văn bản, ứng dụng đồ họa, hay những trình biên dịch cho các ngôn ngữ khác.
- C# là ngôn ngữ ít từ khóa
C# là ngôn ngữ sử dụng giới hạn những từ khóa. Phần lớn các từ khóa được sử dụng để mô tả thông tin.
Bảng sau liệt kê các từ khóa của ngôn ngữ C#
default | foreach | object | sizeof | unsafe | |
as | delegate | goto | operator | stackalloc | ushort |
base | do | if | out | static | using |
bool | double | implicit | override | string | virtual |
Có thể bạn quan tâm!
- Lập trình trên nền Web - 1
- Lập trình trên nền Web - 3
- Lập trình trên nền Web - 4
- Lập trình trên nền Web - 5
Xem toàn bộ 285 trang tài liệu này.
break | else | in | params | struct | volatile |
byte | enum | int | private | switch | void |
case | event | interface | protected | this | while |
catch | explicit | internal | public | throw | |
char | extern | is | readonly | true | |
checked | false | lock | ref | try | |
class | finally | long | return | typeof | |
const | fixed | namespace | sbyte | uint | |
continue | float | new | sealed | ulong | |
decimal | for | null | short | unchecked |
- C# là ngôn ngữ hướng module
Mã nguồn C# có thể được viết trong những phần được gọi là những lớp, những lớp này chứa các phương thức thành viên của nó. Những lớp và phương thức có thể được sử dụng lại trong ứng dụng hay các chương trình khác. Bằng cách truyền các mẫu thông tin đến những lớp hay phương thức để tạo ra những mã nguồn dùng lại có hiệu quả.
2.2. Cấu trúc một chương trình C#
Cách tạo một project trong C#: New >> Project >> Visual C# >> Windows >> Console Application >> đặt tên và nơi lưu; nếu check vào create directory for solution thì Visual Studio sẽ tạo ra thư mục chứa project. Một chương trình C# đơn giản:
using System;
using System.Collections.Generic; using System.Text;
namespace Hello
{
class Program
{
static void Main(string[] args)
{
Console.WriteLine("Xin chao"); Console.Read();
}
}
}
2.3. Các kiểu dữ liệu
C# là ngôn ngữ lập trình mạnh về kiểu dữ liệu, một ngôn ngữ mạnh về kiểu dữ liệu là phải khai báo kiểu của mỗi đối tượng khi tạo (kiểu số nguyên, số thực, kiểu chuỗi, kiểu
điều khiển...) và trình biên dịch giúp cho người lập trình không bị lỗi khi chỉ cho phép một loại kiểu dữ liệu có thể được gán cho các kiểu dữ liệu khác. Kiểu dữ liệu của một đối tượng là một tín hiệu để trình biên dịch nhận biết kích thước của một đối tượng (kiểu int có kích thước là 4 byte) và khả năng của nó (như một đối tượng button có thể vẽ, phản ứng khi nhấn,...).
Tương tự như C++ hay Java, C# chia thành hai tập hợp kiểu dữ liệu chính: Kiểu xây dựng sẵn (built- in) mà ngôn ngữ cung cấp cho người lập trình và kiểu được người dùng định nghĩa (user-defined) do người lập trình tạo ra.
2.3.1. Kiểu dữ liệu xây dựng sẵn
Ngôn ngữ C# đưa ra các kiểu dữ liệu xây dựng sẵn phù hợp với một ngôn ngữ lập trình hiện đại, mỗi kiểu dữ liệu được ánh xạ đến một kiểu dữ liệu được hỗ trợ bởi hệ thống xác nhận ngôn ngữ chung (Common Language Specification: CLS) trong MS.NET. Việc ánh xạ các kiểu dữ liệu nguyên thuỷ của C# đến các kiểu dữ liệu của .NET sẽ đảm bảo các đối tượng được tạo ra trong C# có thể được sử dụng đồng thời với các đối tượng được tạo bởi bất cứ ngôn ngữ khác được biên dịch bởi .NET, như VB.NET.
Mỗi kiểu dữ liệu có một sự xác nhận và kích thước không thay đổi, không giống như C++, int trong C# luôn có kích thước là 4 byte bởi vì nó được ánh xạ từ kiểu Int32 trong .NET.
Bảng sau sẽ mô tả một số các kiểu dữ liệu được xây dựng sẵn
Số byte | Kiểu .NET | Mô tả | |
byte | 1 | Byte | Số nguyên dương không dấu từ 0-255 |
char | 2 | Char | Ký tự Unicode |
bool | 1 | Boolean | Giá trị logic true/ false |
sbyte | 1 | Sbyte | Số nguyên có dấu ( từ -128 đến 127) |
short | 2 | Int16 | Số nguyên có dấu giá trị từ -32768 đến 32767. |
ushort | 2 | Uịnt16 | Số nguyên không dấu 0 – 65.535 |
int | 4 | Int32 | Số nguyên có dấu –2.147.483.647 và 2.147.483.647 |
uint | 4 | Uint32 | Số nguyên không dấu 0 – 4.294.967.295 |
float | 4 | Single | Kiểu dấu chấm động, giá trị xấp xỉ từ 3,4E- 38 đến 3,4E+38, với 7 chữ số có nghĩa.. |
8 | Double | Kiểu dấu chấm động có độ chính xác gấp đôi, gi trị xấp xỉ từ 1,7E-308 đến 1,7E+308, với 15,16 chữ số có nghĩa. | |
decimal | 8 | Decimal | Có độ chính xác đến 28 con số và giá trị thập phân, được dùng trong tính toán tài chính, kiểu này đòi hỏi phải có hậu tố “m” hay “M” theo sau giá trị. |
long | 8 | Int64 | Kiểu số nguyên có dấu có giá trị trong khoảng : -9.223.370.036.854.775.808 đến 9.223.372.036.854.775.807 |
ulong | 8 | Uint64 | Số nguyên không dấu từ 0 đến 0xffffffffffffffff |