Mối Quan Hệ Giữa Lạm Phát, Giảm Phát Và Thiểu Phát


CHƯƠNG 6: LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP

Thất nghiệp là vấn đề kinh tế vĩ mô ảnh hưởng tới con người trực tiếp và nghiêm trọng nhất. Đối với hầu hết mọi người, thất nghiệp đồng nghĩa với giảm mức sống và sức ép tâm lý. Bởi vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi chúng ta thấy thất nghiệp là chủ đề thường được nêu ra trong các cuộc tranh luận chính trị.

Các nhà kinh tế nghiên cứu thất nghiệp để phát hiện ra nguyên nhân gây ra nó và góp phần cải thiện những chính sách của nhà nước đối với người thất nghiệp. Một số chính sách này, ví dụ chương trình dạy nghề, giúp cho người thất nghiệp tránh phần nào khó khăn về kinh tế. Ngoài ra, có những chính sách gián tiếp tác động tới tình trạng thất nghiệp. Ví dụ, hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng luật về tiền lương tối thiểu tạo ra mức thất nghiệp cao hơn. Thông qua việc chỉ ra những tác động phụ không mong muốn của chính sách, các nhà kinh tế giúp cho các nhà hoạch định chính sách đánh giá những phương án chính sách khác nhau.

Bên cạnh đó, nhiều người coi lạm phát là vấn đề xã hội lớn. Tỷ lệ lạm phát – sự gia tăng của mức giá chung – khác nhau đáng kể giữa các thời kỳ khác nhau và các nước khác nhau. Tất nhiên các nhà hoạch định chính sách thường xuyên theo dòi diễn biến của lạm phát.

Trong chương này, chúng ta sẽ xem xét những nguyên nhân, ảnh hưởng của thất nghiệp và lạm phát đồng thời tìm hiểu những tổn thất mà nó gây ra cho xã hội.

Chúng ta bắt đầu nghiên cứu vấn đề về lạm phát bằng cách đặt câu hỏi tại sao lại có lạm phát và những yếu tố nào gây ra lạm phát?

6.1. LẠM PHÁT

6.1.1. Khái niệm

Lạm phát được định nghĩa là sự gia tăng liên tục của mức giá chung (mức giá trung bình) theo thời gian. Điều này không nhất thiết là giá cả của mọi hàng hoá, dịch vụ đồng thời phải tăng lên theo cùng một tỷ lệ mà chỉ cần mức giá trung bình tăng lên. Một nền kinh tế vẫn có thể trải qua lạm phát khi giá của một số hàng hoá giảm nếu như giá cả của các hàng hoá, dịch vụ khác tăng đủ mạnh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Lạm phát cũng có thể được định nghĩa là sự suy giảm sức mua của đồng nội tệ. Trong tình trạng lạm phát, một đơn vị tiền tệ chỉ có thể mua được ngày càng ít hàng hóa, dịch vụ hơn. Hay nói một cách khác, khi có lạm phát chúng ta sẽ phải chi ngày càng nhiều đồng nội tệ hơn để mua một giỏ hàng hoá, dịch vụ cố định.

Nếu thu nhập bằng tiền không theo kịp tốc độ trượt giá thì thu nhập thực tế - sức mua của thu nhập bằng tiền - giảm. Do vậy, thu nhập thực tế tăng lên hay giảm xuống trong bối cảnh có lạm phát phụ thuộc vào điều gì xảy ra với thu nhập bằng tiền, tức là,

Kinh tế học vĩ mô - 19


phải chăng các cá nhân có nhận thêm số đồng nội tệ đã giảm giá trị đủ để bù đắp cho sự gia tăng của mức giá. Mọi người không nhất thiết sẽ trở nên nghèo hơn trong bối cảnh có lạm phát.

Một điều quan trọng mà chúng ta cần nhận thức là lạm phát không chỉ đơn thuần là sự gia tăng mức giá mà đó là sự gia tăng liên tục trong mức giá. Nếu như chỉ có một cú sốc xuất hiện làm tăng mức giá, thì dường như giá cả chỉ đột ngột bùng lên rồi giảm trở lại mức ban đầu ngay sau đó. Hiện tượng tăng giá tạm thời như vậy không được gọi là lạm phát. Tuy nhiên, trong thực tế mỗi cú sốc thường có ảnh hưởng kéo dài tới nền kinh tế và do đó có thể gây ra lạm phát.

Trường hợp ngược lại của lạm phát là giảm phát, diễn ra khi mức giá chung liên tục giảm. Khi đó sức mua trong nước của đồng nội tệ liên tục tăng.

Lạm phát xảy ra khi mức giá cả chung thay đổi. Khi mức giá tăng lên được gọi là lạm phát, khi mức giá giảm xuống được gọi là giảm phát. Vậy lạm phát là sự tăng lên của mức giá cả trung bình theo thời gian.

Lạm phát được đặc trưng bởi chỉ số chung của giá cả và loại chỉ số biểu hiện lạm phát gọi là chỉ số lạm phát hay chỉ số giá cả chung của toàn bộ nền kinh tế đó là GNPdanh nghĩa/GNPthực tế. Trong thực tế thường được thay thế bằng một trong hai loại chỉ số giá thông dụng khác là: chỉ số giá tiêu dùng hoặc chỉ số giá cả sản xuất.

Chỉ số giá phản ánh sự biến động giá cả hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế trong một thời kỳ nào đó:

IP = ∑iPx d (6.1)

Trong đó: IP: Chỉ số giá cả của giỏ hàng hoá

IP: Chỉ số giá cả của từng loại hàng, nhóm hàng d: Tỷ trọng mức tiêu dùng của từng loại

Nhóm hàng trong giỏ sẽ có ∑ d = 1 nó phản ánh cơ cấu tiêu dùng của xã hội. Công thức xác định chỉ số giá đã được giới thiệu ở chương 2

* Các chỉ tiêu tiêu biểu biểu thị chỉ số giá đó là:

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): chỉ tiêu này phản ánh sự biến động giá của các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu đối với đời sống con người như lương thực, thực phẩm, chất đốt… Chỉ số này được tính theo giá sử dụng cuối cùng. Quyền số là tỷ trọng chi tiêu của hộ gia đình cho việc mua sắm một loại hàng, nhóm hàng trong tổng chi tiêu cho tiêu dùng.

Chỉ số giá sản xuất (PPI): nó được xây dựng để tính giá cả trong lần bán đầu tiên và chỉ số này có ích vì nó được tính rất chi tiết. Chỉ số này phản ánh sự biến động của 3 nhóm hàng hóa: (1) lương thực, thực phẩm, (2) các sản phẩm hàng hóa thuộc ngành chế tạo và (3) sản phẩm của ngành khai khoáng.

Chỉ số giảm phát (D): là chỉ tiêu phản ánh biến động của giá tất cả các loại hàng


hóa và dịch vụ trong nền kinh tế. Chỉ số này tính theo giá thị trường hay giá hiện hành được sử dụng trong tính GDP. Chỉ số này được dùng để điều chỉnh GDP danh nghĩa về GDP thực tế vì nhiều khi nó còn được gọi là chỉ số điều chỉnh GDP.

Thường thì người ta lựa chọn một thời kỳ cố định nào đó làm gốc để tính các chỉ số giá cả và tỷ trọng mức tiêu dùng của các loại hàng hoá. Thời kỳ gốc để tính chỉ số giá cả và thời kỳ gốc để tính tỷ trọng tiêu dùng có thể trùng nhau (cùng một năm gốc) hoặc cũng có thể khác nhau (năm gốc tính giá khác với năm gốc tính cơ cấu tiêu dùng).

Khác với tỷ số giá tiêu dùng, chỉ số giá cả sản xuất phản ánh sự biến động giá cả của đầu vào, thực chất là sự biến động của chi phí sản xuất. Xu hướng biến động giá chi phí tất yếu sẽ tác động đến xu hướng biến động hàng hoá trên thị trường. Hiện nay, ở Việt Nam chỉ số giá được dùng để biểu hiện lạm phát là chỉ số giá tiêu dùng (được tính cho hàng tháng, hàng quý, hàng năm).

* Phân biệt lạm phát với giảm phát và thiểu phát

Có thể nói, rất nhiều người ngộ nhận và đánh đồng giữa thuật ngữ giảm phát và thiểu phát, do họ xóa nhòa ranh giới giữa hai học thuyết: lạm phát lưu thong tiền tệ và lạm phát giá cả.

Thuyết lạm phát giá cả xét lạm phát là quá trình tăng mức giá chung, còn giảm phát là quá trình giảm mức giá chung của nền kinh tế. Theo cách hiểu này thì không có chỗ đứng cho khái niệm về thiểu phát.

Thuyết lạm phát lưu thông tiền tệ hay còn gọi là thuyết lạm phát số lượng tiền tệ, thì xét lạm phát là hiện tượng giá cả tăng do bơm quá nhiều tiền vào lưu thông. Ngược lại, việc đưa tiền vào lưu thông ít hơn mức cần thiết, dẫn đến sản xuất và lưu thông trong nền kinh tế bị “nghẹt” do thiếu tiền là hiện tượng thiểu phát hay còn gọi là lạm phát âm (dưới 0). Theo thuyết này, lạm phát zero là thời điểm tại đó xác lập sự cân bằng cung và cầu tiền tệ, lượng tiền phát hành ra phù hợp với mức yêu cầu cần thiết của cầu lưu thông hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế. Khi giảm phát vượt qua ngưỡng này thì nó sẽ biến mất cùng lạm phát và chuyển hóa thành thiểu phát

Giảm phát và thiểu phát ít nhiều có cùng một số hình thức biểu hiện bề ngoài, khó phân biệt vì cùng có xu hướng chung là sụt giảm của mức giá chung. Chính biểu hiện này làm nhiều người lầm tưởng rằng chúng là một, vì vậy thực chất nền kinh tế vẫn đang nằm ở thời kỳ giảm phát nhưng lại lầm tưởng là đang ở thời kỳ thiểu phát.

(+) Thừa tiền

Lạm phát

Giảm phát

Thiểu phát

0 (Lạm phát zero)

(-) Thiếu tiền


Sơ đồ 6.1: Mối quan hệ giữa lạm phát, giảm phát và thiểu phát




Việc phân biệt thời điểm xác định quá trình chuyển hóa từ giảm phát thành thiểu phát có ý nghĩa rất quan trọng đối với điều hành kinh tế vĩ mô, nhất là đối với điều chỉnh chính sách tài chính quốc gia. Làm thế nào để vừa đủ tiền cho lưu thông hàng hóa – có nghĩa là tại thời điểm cân bằng của thị trường hàng hóa và tiền tệ, vừa giữ được tính mềm dẻo cần thiết cho mục tiêu kiềm chế lạm phát vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

Xét trên góc độ thời gian thì thiểu phát rất hiếm thấy trong nền kinh tế thị trường hiện đại, do tình trạng thâm hụt triền miên của ngân sách nhà nước, do chế độ tiền giấy không còn bản vị kim loại, do mối quan hệ ngày càng gắn bó với hệ thống kinh tế...

Phân biệt sự khác nhau giữa các khái niệm này có ý nghĩa thực tiễn rất lớn, vì tránh tình trạng lưỡng lự, cầm chừng thiếu kiên quyết trong kiềm chế lạm phát, mặc dù lạm phát vẫn còn ở mức cao trong thực tế.

Giảm phát xuất hiện như một xu hướng tiềm tàng luôn đi cùng với lạm phát và là kết quả tổng hợp của nhiều giải pháp kiềm chế lạm phát đã được thực thi trong thực tế. Thiểu phát thì có hại vì nó làm cho lưu thông hàng hóa và dịch vụ khó khăn, ứ đọng vì thiếu phương tiện lưu thông, gây tình trạng trì trệ, ách tắc, ảnh hưởng không tốt đến quá trình sản xuất và tiêu dùng. Thiểu phát tạo ra tâm lý quý tiền, sản xuất kinh doanh bị đình trệ, xu hướng những người có tiền chuyển sang cho vay nặng lãi xuất hiện, tiền tệ lên giá, nhiều doanh nghiệp sản xuất thua lỗ, phá sản, thất nghiệp gia tăng. Tuy nhiên, nó lại có lợi cho người hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

6.1.2. Đo lường lạm phát

Để đo lường lạm phát mà nền kinh tế trải qua trong một thời kỳ nhất định, các nhà thống kê kinh tế sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ lạm phát.

Tỷ lệ lạm phát là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ tăng thêm hay giảm bớt của 1

Tỷ lệ lạm phát là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ tăng thêm hay giảm bớt của mức giá chung kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc. Tỷ lệ lạm phát được tính theo công thức sau:

x 100% (6.2)


gp : tỷ lệ lạm phát

Ip1: chỉ số giá cả của kỳ nghiên cứu

Ip0: chỉ số giá cả của kỳ được chọn làm gốc để so sánh

Rò ràng để tính được tỷ lệ lạm phát thì trước hết phải quyết định lựa chọn chỉ số giá nào để phản ánh mức giá. Trong chương 2, chúng ta đã sử dụng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) để đo lường mức giá chung, ngoài ra có thể sử dụng chỉ số điều chỉnh GDP (DGDP). Trên thực tế, các số liệu công bố chính thức về lạm phát thường được tính trên cơ sở CPI.


6.1.3. Phân loại

6.1.3.1. Theo quy mô lạm phát

Lạm phát thường được phân theo tính chất hoặc theo mức độ của tỷ lệ lạm phát. Theo mức độ của tỷ lệ lạm phát, các nhà kinh tế thường phân biệt có 3 loại lạm phát: lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã và siêu lạm phát

a. Lạm phát vừa phải

Lạm phát vừa phải được đặc trưng bởi giá cả tăng chậm và có thể dự đoán trước được.

Đối với các nước đang phát triển, lạm phát ở mức một con số thường được coi là lạm phát vừa phải. Đó là mức lạm phát bình thường mà một nền kinh tế trải qua và ít gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, mọi người vẫn sẵn sàng giữ tiền để thực hiện các giao dịch và ký hợp đồng dài hạn theo đồng nội tệ vì họ tin rằng giá và chi phí của giỏ hàng hoá họ mua và bán sẽ không chệch đi quá xa.

b. Lạm phát phi mã

Lạm phát trong phạm vi hai con số hoặc ba con số một năm được gọi là lạm phát phi mã.

Việt Nam và hầu hết các nước chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường đều phải trải qua lạm phát phi mã trong những năm đầu thực hiện cải cách.

Nhìn chung lạm phát phi mã được duy trì trong thời gian dài sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng. Trong tình trạng đó, đồng tiền bị mất giá rất nhanh, cho nên mọi người chỉ giữ lượng tiền tối thiểu vừa đủ cho các giao dịch hàng ngày. Mọi người có xu hướng tích trữ hàng hoá, mua bất động sản và chuyển sang sử dụng vàng hoặc các ngoại tệ mạnh để làm phương tiện thanh toán cho các giao dịch có giá trị lớn và tích luỹ của cải.

c. Siêu lạm phát

Siêu lạm phát là trường hợp lạm phát đặc biệt cao lên tới ba, bốn con số.

Định nghĩa cổ điển về siêu lạm phát do nhà kinh tế người Mỹ Phillip Cagan đưa ra là mức lạm phát hàng tháng từ 50% trở lên. Trong khi lạm phát 50%/tháng có thể là một con số không thực sự gây ấn tượng nhưng nếu tỷ lệ lạm phát này được duy trì trong suốt 12 tháng liên tục thì tỷ lệ lạm phát cả năm có thể lên tới khoảng 13.000%. Theo định nghĩa này thì cho đến nay thế giới mới trải qua 15 cuộc siêu lạm phát. Một trường hợp được ghi nhận chi tiết về siêu lạm phát là nước Đức sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Giá một tờ báo đã tăng từ 0,3 mác vào 1/1921 lên đến 70 triệu mac chỉ


trong chưa đầy hai năm sau. Giá cả của các thứ khác cũng tăng với tốc độ tương tự. Từ tháng 1/1922 đến 11/1923, chỉ số giá tăng từ 1 lên 10tỷ. Cuộc siêu lạm phát ở Đức có tác động tiêu cực tới nền kinh tế Đức đến mức nó thường được coi là một trong những nguyên nhân làm nảy sinh chủ nghĩa Đức quốc xã và cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.

6.1.3.2. Căn cứ vào quy mô lạm phát và độ dài thời gian

Theo tiêu thức này lạm phát được phân chia thành:

- Lạm phát kinh niên: Thường kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát nhỏ hơn 50%/năm.

- Lạm phát nghiêm trọng: Thường kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát trên 50%/năm.

- Siêu lạm phát là lạm phát kéo dài trên 1 năm với tỷ lệ lạm phát trên 200%/năm.

6.1.3.3. Căn cứ vào lý thuyết và nguyên nhân gây ra lạm phát

a. Lạm phát cầu kéo.

Lạm phát do cầu kéo xảy ra khi tổng cầu tăng lên mạnh mẽ tại mức sản lượng đã đạt hoặc vượt quá tiềm năng. Điều này được minh hoạ trong hình 6.1.

Trong thực tế, khi xảy ra lạm phát người ta thường nhận thấy lượng tiền trong lưu thông và khối lượng tín dụng tăng đáng kể và vượt mức cung hàng hoá.

b. Lạm phát chi phí đẩy

Ngay cả khi sản lượng chưa đạt tiềm năng nhưng vẫn có khả năng và trên thực tế đã xảy ra lạm phát ở nhiều nước, kể cả ở các nước phát triển cao.

Đó là một đặc điểm của lạm phát hiện đại. Kiểu lạm phát này gọi là lạm phát chi phí đẩy, vừa lạm phát vừa suy giảm sản lượng, tăng thêm thất nghiệp nên cũng còn gọi là “lạm phát đình trệ”.

c. Lạm phát dự kiến (lạm phát ì)

Trong nền kinh tế tiền tệ trừ siêu lạm phát và lạm phát phi mã, lạm phát vừa phải có xu hướng tiếp tục giữ mức lịch sử của nó. Giá cả trong trường hợp này tăng đều đều với một tỷ lệ tương đối ổn định. Tỷ lệ lạm phát này được gọi là tỷ lệ lạm phát ì, và vì mọi người đã có thể dự tính trước mức độ của nó nên còn được gọi là lạm phát dự kiến.

6.1.4. Nguyên ngân gây ra lạm phát

Lạm phát là sự tăng giá chung của toàn bộ nền kinh tế và các yếu tố đưa đến giá lại rất đa dạng, phức tạp và mức độ tác động của chúng có thể rất khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm cụ thể của một nền kinh tế trước và trong quá trình xảy ra lạm phát. Vì


vậy phần này chúng ta sẽ đề cập đến một số lý thuyết và quan điểm nhằm lý giải những nguyên nhân gây ra và duy trì thúc đẩy lạm phát.

a. Lạm phát do cầu kéo

Đây chính là hậu quả của việc ấn định chỉ tiêu thất nghiệp quá thấp. Một chỉ tiêu thất nghiệp quá thấp, tương ứng với một chỉ tiêu sản lượng quá cao. Chính phủ làm tăng tổng cầu, dịch chuyển đường tổng cầu sang phải, trong khi đó các đường AS dịch chuyển sang trái và hậu quả là làm tăng liên tục mức giá

Như vậy bản chất của lạm phát cầu kéo là chi tiêu quá nhiều tiền để mua một lượng cung hạn chế về hàng hoá có thể sản xuất được trong điều kiện thị trường lao động đạt cân bằng.

Hình 6.1 cho thấy, khi sản lượng vượt tiềm năng, đường AS có độ dốc lớn khi cầu tăng mạnh, đường AD dịch chuyển lên trên (AD1), giá cả tăng nhanh từ P0 đến P1.

LAS AS1 AS

0

AD

Y1 Y0 Y*

P LAS AS P


P1

P0 P1

AD1 P0



Y* Y1

AD0

Y Y

Hình 6.1: Lạm phát do cầu kéo

b. Lạm phát do chi phí đẩy

Hình 6.2: Lạm phát do chi phí đẩy


Nguyên nhân do các cơn sốt giá hàng hóa đầu vào làm tăng chi phí sản xuất, đẩy đường cung dịch chuyển sẽ làm giá cả tăng lên.

Các cơn sốc giá cả của thị trường đầu vào - đăc biệt là các vật tư cơ bản (xăng dầu, điện…) là nguyên nhân chủ yếu đẩy chi phí lên cao, đường AS dịch chuyển lên trên. Tuy tổng cầu không thay đổi nhưng giá cả đã tăng lên và sản lượng lại giảm xuống.

Giá cả sản phẩm trung gian (vật tư) tăng đột biến thường do các nguyên nhân sau: thiên tai, chiến tranh, sự biến động chính trị, kinh tế… Đặc biệt sự biến động giá dầu lửa do OPEC tạo ra những năm 1970 đã gây ra các cuộc lạm phát đình trệ trầm trọng trên quy mô thế giới.

Hình 6.2 cho thấy, khi các cú sốc giá cả của thị trường đầu vào làm cho đường AS0 dịch chuyển dịch chuyển lên trên (AS1), đường tổn cầu không thay đổi nhưng giá cả tăng nhanh từ P0 đến P1 và sản lượng giảm từ Y0 đến Y1.


Ngoài ra sụt giảm của tổng cung có thể còn do năng lực sản xuất của nền kinh tế giảm, do sự gia tăng của tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Tác động này làm cho đường AS dịch chuyển sang trái cùng với mức giảm của sản lượng tiềm năng.

c. Lạm phát dự kiến

Khi mà giá cả chung của các hàng hóa và dịch vụ tăng đều đều với một tỷ lệ tương đối ổn định, tức là giá cả chung tăng liên tục đều đặn theo thời gian. Mọi hoạt động kinh tế sẽ trông đợi và ngắm vào nó để tính toán điều chỉnh (ví dụ điều chỉnh lãi suất danh nghĩa, tiền lương danh nghĩa, giá cả trong các hợp đồng kinh tế, các khoản chi, tiêu ngân sách…)

Hình 6.3 cho thấy lạm phát dự kiến xảy ra như thế nào. Đó là đường AD và AS dịch chuyển lên trên cùng một tốc độ. Vì lạm phát đã được dự kiến trên chi phí sản xuất (gồm cả tiền lương) và nhu cầu chi tiêu cũng được điều chỉnh cho phù hợp với tốc độ lạm phát. Như vậy, sản lượng vẫn được giữ nguyên nhưng giá cả đã tăng lên theo dự kiến

Tỷ lệ lạm phát dự kiến một khi đã hình thành thì trở nên ổn định và tự duy trì trong 1 thời gian. Những cú sốc mới trong nền kinh tế (có thể từ trong nước hoặc từ nước ngoài) sẽ đẩy lạm phát khỏi trạng thái ì

LAS

AS2

AS1

AS

AD2

0

AD1

AD0

P


P2


P1 P0


d. Siêu lạm phát

Y* Y

Hình 6.3: Lạm phát dự kiến


Có một số điều kiện cơ bản gây ra siêu lạm phát. Thứ nhất, các hiện tượng này chỉ xuất hiện trong các hệ thống sử dụng tiền pháp định. Thứ hai, nhiều cuộc siêu lạm phát đã có xu hướng xuất hiện trong thời gian sau chiến tranh, nội chiến hoặc cách mạng, do sự căng thẳng về ngân sách Chính phủ. Vào những năm 80, các cú sốc bên ngoài và cuộc khủng hoảng nợ của thế giới thứ ba đã đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra siêu lạm phát ở một số nước Mỹ la tinh.

Đặc điểm chung trong mọi cuộc siêu lạm phát là sự gia tăng quá mức trong cung tiền, điều này bắt nguồn từ sự cần thiết phải tài trợ cho thâm hụt ngân sách quá

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/07/2022