Điều Kiện Thực Hiện Sản Phẩm Xã Hội Trong Tái Sản Xuất Giản Đơn

trị và hiện vật của tổng sản phẩm xã hội là hai tiền đề lý luận quan trọng để nghiên cứu tái sản xuất tư bản xã hội.

Nếu trong tái sản xuất ở các doanh nghiệp cá biệt, mặt giá trị có vai trò quan trọng thì trong tái sản xuất tư bản xã hội, với tư cách tổng hoà hành vi tái sản xuất của các doanh nghiệp cá biệt, mặt hiện vật của tổng sản phẩm xã hội lại có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Là hiện vật, tổng sản phẩm xã hội được C.Mác phân chia thành hai loại: tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, và do đó nền sản xuất xã hội được chia thành hai khu vực:

Khu vực I: sản xuất tư liệu sản xuất. Khu vực II: sản xuất tư liệu tiêu dùng.

Mỗi khu vực đó lại bao gồm rất nhiều ngành, và số lượng những ngành này ngày càng tăng lên cùng với sự phát triển của phân công lao động xã hội.

Trên thực tế, ranh giới giữa khu vực I và II không phải lúc nào cũng rõ ràng, có thể một số ngành vừa thuộc khu vực I vừa thuộc khu vực II. Chẳng hạn ngành than vừa sản xuất để luyện thép vừa sản xuất để cho tiêu dùng hàng ngày của nhân dân; hay là ngành nông nghiệp, xét về mặt sản xuất ra lúa, gạo, thịt, sữa... trực tiếp phục vụ cho tiêu dùng của con người thì thuộc khu vực II, nhưng nếu xét về mặt sản xuất ra nguyên liệu, phục vụ cho công nghiệp chế biến, thì nó lại thuộc khu vực I.

Mỗi một khu vực sản xuất xã hội trên đây còn có thể được chia thành các ngành nhỏ nữa. Chẳng hạn khu vực I được chia thành hai nhóm:

- Các ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất để sản xuất ra tư liệu sản xuất.

- Các ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất để sản xuất ra tư liệu tiêu dùng. Khu vực II cũng được chia thành hai nhóm:

- Các ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng cần thiết.

- Các ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng xa xỉ.

Trong mấy thập niên gần đây trên thế giới, do cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã làm xuất hiện và phát triển nhanh chóng khu vực các ngành phi sản xuất vật chất - tức là các ngành dịch vụ phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, nên có quan niệm cho rằng việc phát triển dịch vụ trong chủ nghĩa tư bản hiện đại dẫn đến hình thành ba khu vực: khu vực I - nông nghiệp, khu vực II - công nghiệp, khu vực III - các ngành dịch vụ. Từ đó cho rằng cách phân chia tổng sản phẩm xã hội thành hai khu vực đã lỗi thời.

Cần thấy rằng tuy cùng sử dụng một thuật ngữ "khu vực", nhưng nội hàm có khác nhau, một bên lấy tiêu thức là mục đích sử dụng sản phẩm (đáp ứng nhu cầu sản xuất hay sinh hoạt), còn một bên lấy tiêu thức là nguồn gốc của sản phẩm hay cơ cấu phân ngành tạo ra sản phẩm. Có thể minh hoạ sự khác nhau và mối quan hệ giữa hai cách phân chia trên bằng sơ đồ sau:


Nông


Công


Dịch

Hai khu vực tái sản xuất xã hội

nghiệp

nghiệp

vụ

I Tư liệu sản xuất

TLSX

TLSX

Phục vụ sx

II Tư liệu tiêu dùng

TLTD

TLTD

Phục vụ sh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 258 trang tài liệu này.

Kinh tế chính trị Mác - Lênin - GS.TS. Chu Văn Cập, GS.TS. Phạm Quang Phan, PGS.TS. Trần Bình Trọng - 11

Ba khu vực theo cơ cấu ngành KTQD


Mặc dù hoạt động dịch vụ vô cùng phong phú, đa dạng và có vai trò quan trọng nhưng chúng cũng hoặc là dịch vụ cho sản xuất hoặc là dịch vụ cho tiêu dùng cá nhân. Nếu là dịch vụ cho sản xuất thì nó thuộc khu vực I, nếu là dịch vụ cho tiêu dùng cá nhân thì nó thuộc khu vực II. Như vậy, trong điều kiện hiện đại, quy mô và hình thức biểu hiện của mỗi khu vực trong sơ đồ của C.Mác được mở rộng, trở nên phong phú đa dạng, và việc phân chia nền sản xuất xã hội thành hai khu vực vẫn đúng, vẫn là cơ sở để phân tích tái sản xuất tư bản xã hội.

c) Tư bản xã hội

Tư bản xã hội là tổng hợp các tư bản cá biệt của xã hội vận động đan xen nhau, liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau. Tham gia vận động của tư bản xã hội có cả tư bản công nghiệp, tư bản thương nghiệp, tư bản ngân hàng... Nhưng ở đây nghiên cứu trừu tượng về tái sản xuất và lưu thông của tư bản xã hội, nên C.Mác đã khẳng định tư bản công nghiệp vẫn là một thể thống nhất, chưa xét từng loại tư bản cụ thể.

d) Những giả định khi nghiên cứu tái sản xuất tư bản xã hội

Khi nghiên cứu tái sản xuất tư bản cá biệt ta đã giả định rằng, các nhà tư bản luôn bán được và mua được các yếu tố cần thiết cho sản xuất và tiêu dùng, tức là đã giả định cung = cầu. Trong vấn đề đó, ta bỏ qua vấn đề sản phẩm sẽ bán ở đâu và bán như thế nào; công nhân và nhà tư bản sẽ mua tư liệu tiêu dùng ở đâu, các nhà tư bản mua tư liệu sản xuất ở đâu? Bởi vì vấn đề này không có quan hệ gì đến sự phân tích đó. Nhưng khi nghiên cứu tái sản xuất tư bản xã hội, tình hình trở nên phức tạp hơn. Tư bản xã hội với tư cách là một thể thống nhất, có những khó khăn do việc tự tạo ra những điều kiện cho sự vận động của mình. Trong tái sản xuất tư bản xã hội thì hình thức vật chất của vật phẩm có tầm quan trọng đặc biệt, vì muốn có quá trình tái sản xuất được đổi mới không ngừng, thì cần phải có những tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng theo một tỷ lệ nhất định. Nói cách khác, nghiên cứu tái sản xuất tư bản xã hội là nghiên cứu những điều kiện thực hiện tổng sản phẩm xã hội, tư bản đã tiêu dùng trong sản xuất phải được hoàn trả lại cả về mặt giá trị và hiện vật, tiêu dùng cá nhân của công nhân và nhà tư bản đều được thoả mãn, tức là quan hệ cân bằng giữa tổng cung và tổng cầu về các bộ phận của tổng sản phẩm tư bản xã hội.

Vì vậy, chúng ta lấy tư bản hàng hoá làm căn cứ xuất phát để nghiên cứu tái sản xuất tư bản xã hội, vì chỉ có tư bản hàng hoá mới cho phép ta nhìn trên cả hai mặt: giá trị và hình thức vật chất của sản phẩm. Khi nghiên cứu tái sản xuất tư bản xã hội, C.Mác

đã nêu ra 5 giả định sau đây:

1. Toàn bộ nền kinh tế trong nước là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa thuần tuý, nghĩa là mối quan hệ kinh tế trong xã hội chỉ gồm có mối quan hệ giữa nhà tư bản với công nhân.

2. Hàng hoá luôn được mua và bán theo đúng giá trị, giá cả phù hợp với giá trị.

3. Cấu tạo hữu cơ tư bản không đổi.

4. Toàn bộ tư bản cố định đều chuyển hết giá trị của nó vào sản phẩm trong một

năm.


5. Không xét đến ngoại thương.

Những giả định đó chỉ nhằm mục đích đơn giản hoá việc tính toán, chứ không hề

xuyên tạc bản chất của vấn đề nghiên cứu, vì vậy, đó là những giả định rất khoa học. Chẳng hạn, C. Mác giả định trong nền sản xuất chỉ có sản xuất tư bản chủ nghĩa, do đó, chỉ có hai giai cấp tư sản và vô sản. Nhưng trong thực tế ngay cả những nước tư bản chủ nghĩa phát triển nhất, vẫn còn sản xuất hàng hoá nhỏ, thậm chí vẫn còn sản xuất tự cấp tự túc, còn các giai cấp, tầng lớp xã hội khác ngoài tư sản và vô sản. Song, với người sản xuất tự cấp tự túc, tự tái sản xuất là điều kiện sinh hoạt cho bản thân mình thì sản phẩm của họ không tham gia vào lưu thông nên không ảnh hưởng đến tái sản xuất tư bản xã hội. Sản phẩm của người sản xuất hàng hoá nhỏ tham gia vào lưu thông chung của xã hội, ảnh hưởng đến quan hệ cung - cầu chung của xã hội, nhưng những sản phẩm ấy cũng hoặc là tư liệu sản xuất, hoặc là tư liệu tiêu dùng, tức là thuộc về hoặc khu vực I, hoặc khu vực II. Bởi vậy, việc trừu tượng hoá sản xuất hàng hoá nhỏ cũng không ảnh hưởng gì đến kết quả nghiên cứu. C.Mác giả định không có ngoại thương, nhưng thực tế chủ nghĩa tư bản không thể phát triển mà không có ngoại thương. Chính C.Mác cũng khẳng định không thể hình dung nổi chủ nghĩa tư bản mà không có ngoại thương. Khi phân tích việc thực hiện sản phẩm cụ thể, C.Mác đã nhấn mạnh cần phải có ngoại thương để xuất khẩu hàng hoá thừa và nhập hàng hoá thiếu nhằm tạo ra quan hệ tỷ lệ cân đối giữa cung và cầu. Song, để nghiên cứu quy luật tái sản xuất tư bản xã hội, cần giả định không có ngoại thương, vì nếu đưa yếu tố ngoại thương vào thì chỉ là phân tích tái sản xuất tư bản từ phạm vi một nước mở rộng ra phạm vi toàn thế giới. Do đó chỉ làm cho việc nghiên cứu trở nên phức tạp hơn, còn bản chất vấn đề thì không hề thay đổi.

2. Điều kiện thực hiện sản phẩm xã hội trong tái sản xuất giản đơn

Để nghiên cứu điều kiện thực hiện sản phẩm xã hội, quan hệ giữa tổng cung và tổng cầu về tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng trong điều kiện tái sản xuất giản đơn, C.Mác đưa ra sơ đồ sau:

Khu vực I: 4000c + 1000v + 1000m = 6000 tồn tại dưới hình thức TLSX. Khu vực II: 2000c + 500v + 500m = 3000 tồn tại dưới hình thức TLTD. Tổng sản phẩm xã hội là 9000.

Để cho sản xuất hàng năm có thể lặp lại với quy mô cũ thì toàn bộ sản phẩm của hai khu vực phải được tiến hành như sau:

Trong khu vực I:

- Bộ phận 4000c là giá trị tư liệu sản xuất đã hao phí, nó được bù đắp bằng trao

đổi trong nội bộ khu vực I, lấy trong 6000 sản phẩm của khu vực này là tư liệu sản xuất.

- Bộ phận II (v + m) = (1000v + 1000m) là tiền lương của công nhân và phần giá trị thặng dư của nhà tư bản. Về mặt hiện vật, hai bộ phận này tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất không thể trực tiếp tiêu dùng cá nhân nên được đem trao đổi với khu vực II để lấy tư liệu tiêu dùng.

Trong khu vực II:

- Bộ phận (500v + 500m) là tiền lương của công nhân và phần giá trị thặng dư của nhà tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu tiêu dùng nên được trao đổi trong nội bộ khu vực II, lấy từ 3000 sản phẩm của khu vực này là tư liệu tiêu dùng.

- 2000c là phần để khu vực II bù đắp tư liệu sản xuất đã hao phí. Về mặt hiện vật, bộ phận này tồn tại dưới hình thái tư liệu tiêu dùng nên phải đem trao đổi với khu vực I để lấy tư liệu sản xuất.

Quan hệ trao đổi giữa hai khu vực có thể biểu diễn như sau: I (1000v + 1000m) = II (2000c)

Với việc thực hiện trao đổi trên, sản xuất năm sau sẽ được phục hồi và diễn ra theo quy mô cũ.

Như vậy, các điều kiện thực hiện tái sản xuất giản đơn của tư bản xã hội là:

Điều kiện thứ nhất: I (v + m) = II c

Cung của khu vực I về những tư liệu sản xuất mới tạo ra (ngoài phần để tự bù đắp cầu về tư liệu sản xuất của khu vực I) phải bằng cầu về tư liệu sản xuất của khu vực II; đồng thời cung về tư liệu tiêu dùng của khu vực II (trừ phần để tiêu dùng cho nội bộ khu vực II) phải bằng cầu về tư liệu tiêu dùng của công nhân và nhà tư bản ở khu vực I. Điều kiện này phản ánh quan hệ cung cầu về tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng của hai khu vực trong nền kinh tế. Sự thực hiện này là điều kiện cần thiết để tái sản xuất theo quy mô cũ.

Điều kiện thứ hai: I (c + v + m) = I c + II c

Tổng cung về tư liệu sản xuất của xã hội phải bằng tổng cầu về tư liệu sản xuất của cả hai khu vực. Điều này phản ánh quan hệ cung cầu về tư liệu sản xuất trong xã hội.

Điều kiện thứ ba: II (c + v + m) = I (v + m) + II (v + m).

Tổng cung về tư liệu tiêu dùng của xã hội phải bằng tổng cầu về tư liệu tiêu dùng cả hai khu vực của nền kinh tế. Điều kiện này phản ánh quan hệ cung cầu về tư liệu tiêu dùng trong xã hội.

3. Điều kiện thực hiện sản phẩm xã hội trong tái sản xuất mở rộng

Muốn có tái sản xuất mở rộng phải biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản bất biến phụ thêm (c) và tư bản khả biến phụ thêm (v), nhưng các bộ phận giá trị phụ thêm đó phải tìm được những nguồn cung về tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng phụ thêm dưới hình thái vật chất tương ứng với nhu cầu của nó. Muốn có thêm tư liệu sản xuất thì khu vực I phải sản xuất ra lượng tư liệu sản xuất nhiều hơn trong tái sản xuất giản đơn, để không những phụ thêm tư liệu sản xuất cho khu vực I mà cả cho khu vực II. Ngược lại, khu vực II cũng phải sản xuất ra lượng tư liệu tiêu dùng nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng thêm của cả hai khu vực. Điều đó làm cho cơ cấu sản xuất xã hội có những thay đổi.

Vì vậy, để nghiên cứu điều kiện của tái sản xuất mở rộng tư bản xã hội, C. Mác

đưa ra sơ đồ sau:

I: 4000 c + 1000 v + 1000 m = 6000 (tư liệu sản xuất). II: 1500 c + 750 v + 750 m = 3000 (tư liệu tiêu dùng).

Do việc cung cấp tăng thêm số lượng tư liệu sản xuất có vai trò quyết định nhất đối với tái sản xuất mở rộng, nên điều kiện để thực hiện tái sản xuất mở rộng tư bản xã hội là:

Điều kiện thứ nhất: I (v + m) > II c I (1000 v + 1000 m) > II (1500 c)

Giá trị mới của khu vực I sản xuất ra phải lớn hơn giá trị tư liệu sản xuất của khu vực II đã tiêu dùng.

Giả sử: khu vực I dành 1/2 m (= 500) cho tích lũy để mở rộng sản xuất và nếu cấu tạo hữu cơ không thay đổi là 4/1 thì 500 sẽ chia thành 400 c và 100 v phụ thêm, 400 c phụ thêm tồn tại dưới hình thức tư liệu sản xuất nên được trao đổi trong nội bộ khu vực

I. Còn 100 v phụ thêm tồn tại dưới hình thức tư liệu sản xuất nên phải được trao đổi với khu vực II. Như vậy, khu vực I phải trao đổi với khu vực II tất cả là: 1000 v + 100 v phụ thêm + 500 m (tiêu dùng cá nhân nhà tư bản) = 1600. Số giá trị tư liệu sản xuất mà khu vực I có thể cung cấp cho khu vực II (1600) đã vượt quá quy mô tư liệu sản xuất của khu vực II (1500) là 100 đã tạo điều kiện cho tái sản xuất mở rộng ở khu vực II.

ở khu vực II tư bản phụ thêm sẽ là 100 c + 50 v (cấu tạo hữu cơ vẫn không thay đổi là 2/1) lấy ở giá trị thặng dư.

Cơ cấu mới của hai khu vực là:

I : (4000 + 400) c + (1000 + 100) v + 500 m = 6000 (tư liệu sản xuất).

II: (1500 + 100) c + (750 + 50) v + 600 m = 3000 (tư liệu tiêu dùng).

Gọi m1 là bộ phận giá trị thặng dư để tiêu dùng cho các nhà tư bản, c là bộ phận tư bản bất biến phụ thêm. v là bộ phận tư bản khả biến phụ thêm, có thể thấy qua quá trình trao đổi sản phẩm giữa hai khu vực của nền kinh tế được thực hiện như sau: I (v +

v + m1) = II (c + c).

I (1000 v + 100 v + 500 m) = II (1500 c + 100 c)

Điều kiện thứ hai: I (c + v + m) > I c + II c

Toàn bộ giá trị sản phẩm của khu vực I phải lớn hơn tổng giá trị tư liệu sản xuất đã tiêu dùng của cả hai khu vực. Có như vậy, cả hai khu vực sản xuất của xã hội mới có tư liệu sản xuất phụ thêm để mở rộng sản xuất.

Thực hiện qua trao đổi:

I (c + v + m) = Ic + Ic + IIc + II c

I (4000 c + 1000 v + 1000 m) = I (4000 c) + I (400 c) + II (1500 c + II (100 c).

Tổng cung về tư liệu sản xuất của xã hội phải bằng tổng cầu về tư liệu sản xuất để

thay thế tư liệu sản xuất đã hao mòn và phụ thêm cho tái sản xuất mở rộng.

Điều kiện thứ ba: II (c + v + m) < I (v + m) + II (v + m).

Toàn bộ giá trị mới của cả hai khu vực phải lớn hơn giá trị sản phẩm của khu vực

II. Có như vậy mới có thể dành một phần thu nhập quốc dân để mở rộng sản xuất. Thực hiện qua lưu thông:

II (c + v + m) = I (v + v + m1) + II (v + v + m1)

II (1500 c + 750 v + 750 m) = I (1000 v + 100 v + 500 m1) + II (750 v + 50 v + 600 m).

Tổng cung về tư liệu tiêu dùng của xã hội phải bằng tổng cầu về tư liệu tiêu dùng của xã hội, bao gồm tư liệu tiêu dùng cho công nhân và nhà tư bản cộng với tư liệu tiêu dùng cho bộ phận sức lao động phụ thêm ở cả hai khu vực.

Thực chất của vấn đề nghiên cứu điều kiện thực hiện tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng của tư bản xã hội là nghiên cứu sự trao đổi giữa hai khu vực của nền sản xuất xã hội, tìm ra phương trình trao đổi giữa hai khu vực đó. Vì vậy, trong khi nghiên cứu vấn đề này, C.Mác đã không tính đến sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ của tư bản, mặc dù Mác là người đầu tiên phát hiện ra quy luật đó.

V.I.Lênin đã áp dụng lý luận của C.Mác về tái sản xuất tư bản xã hội để nghiên cứu sự hình thành thị trường tư bản chủ nghĩa do kết quả trực tiếp của việc phát triển lực lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ kỹ thuật. V.I.Lênin đã chú ý đến sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ của tư bản. Trong cả hai khu vực, cấu tạo hữu cơ của tư bản

đều tăng lên, nhưng cấu tạo hữu cơ khu vực I tăng nhanh hơn khu vực II. Căn cứ vào thực tế đó và phân tích sự phát triển của tư bản xã hội trong nhiều năm, cuối cùng Lênin đã nêu lên một biểu so sánh về sự tăng lên của các bộ phận khác nhau của tổng sản phẩm xã hội và kết luận:

"Sản xuất tư liệu sản xuất để tạo ra tư liệu sản xuất phát triển nhanh nhất, sau đến sản xuất tư liệu sản xuất để tạo ra tư liệu tiêu dùng; và cuối cùng chậm nhất là sự phát triển của sản xuất tư liệu tiêu dùng". Đó cũng là nội dung của quy luật ưu tiên phát triển sản xuất tư liệu sản xuất. Quy luật này là quy luật kinh tế của tái sản xuất tư bản mở rộng trong điều kiện kỹ thuật ngày càng tiến bộ.

II- Thu nhập quốc dân và phân phối thu nhập quốc dân trong xã hội tư bản

1. Thu nhập quốc dân

Thu nhập quốc dân là bộ phận còn lại của tổng sản phẩm xã hội sau khi bù đắp những tư liệu sản xuất đã sử dụng, là những giá trị mới do lao động xã hội tạo ra trong một năm.

Về mặt giá trị, thu nhập quốc dân gồm toàn bộ giá trị mới do lao động tạo ra trong một năm, tức là bộ phận v + m trong tổng sản phẩm xã hội.

Về mặt hiện vật, thu nhập quốc dân cũng bao gồm tư liệu tiêu dùng và một phần tư liệu sản xuất dùng để mở rộng sản xuất. Hai nhân tố làm tăng thu nhập quốc dân là số lượng lao động và tăng năng suất lao động. Trong đó, tăng năng suất lao động là nhân tố quyết định nhất.

Có hai phạm trù nói về thu nhập quốc dân: thu nhập quốc dân sản xuất và thu nhập quốc dân sử dụng. Thu nhập quốc dân sản xuất là số thu nhập được sản xuất ra trong nước đó. Thu nhập quốc dân sử dụng bằng thu nhập quốc dân sản xuất cộng với tài sản được chuyển vào trong nước (vay nợ, được trả nợ, thanh toán do xuất siêu và các tài khoản vãng lai, lợi nhuận của những tài sản đầu tư ở nước ngoài, vốn tư bản nước ngoài đầu tư vào trong nước...) trừ đi những tài sản được chuyển ra nước ngoài (trả nợ, cho vay, thanh toán nhập siêu, đầu tư ra nước ngoài và chuyển lợi nhuận của tư bản nước ngoài đầu tư vào trong nước về nước họ). Trong đó, thu nhập quốc dân sử dụng chính là cơ sở quyết định quỹ tích lũy và tiêu dùng của xã hội.

2. Phân phối thu nhập quốc dân trong xã hội tư bản

Quan hệ phân phối của mỗi xã hội do quan hệ sản xuất của xã hội đó quyết định. Phân phối thu nhập quốc dân trong xã hội tư bản trước hết là phân phối giữa những người, những yếu tố tham gia vào quá trình tạo ra thu nhập quốc dân. Phân phối đó diễn ra trong quan hệ giữa tư bản với lao động làm thuê, trong quan hệ cạnh tranh gay gắt giữa những tập đoàn tư bản.

Quá trình phân phối thu nhập quốc dân chia thành phân phối lần đầu và phân phối lại. Thu nhập quốc dân được phân phối lần đầu giữa các giai cấp cơ bản trong xã hội tư sản: một bên là giai cấp tư sản và địa chủ, còn một bên là giai cấp công nhân. Kết quả phân phối lần đầu là giai cấp công nhân nhận được tiền công, còn giai cấp tư sản và địa chủ thì chia nhau giá trị thặng dư: nhà tư bản công nghiệp thu được lợi nhuận công nghiệp, nhà tư bản thương nghiệp thu được lợi nhuận thương nghiệp, nhà tư bản cho vay thu được lợi tức, địa chủ thu được địa tô. Như vậy, là trong quá trình phân phối lần đầu, thu nhập quốc dân được chia thành tiền công, lợi nhuận, lợi tức và địa tô.

Quá trình phân phối lại thu nhập quốc dân được tiến hành thông qua nhà nước tư sản. Nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước tư sản là thuế, công trái... nhà nước tư sản dùng những món tiền huy động được để nuôi bộ máy chính quyền và những người phục vụ: chi tiêu về quân sự, chạy đua vũ trang...

Ngày nay, trong điều kiện chủ nghĩa tư bản đã xuất hiện những quan hệ mới trong phân phối thu nhập quốc dân. Đó là sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp gia đình với các hình thức phân phối tương ứng với nó. Sự phát triển rộng rãi của những công ty cổ phần với sự tham gia mua cổ phiếu của những người lao động làm cho thu nhập của một bộ phận người lao động ngoài tiền công là thu nhập chủ yếu, còn có lợi tức cổ phần. Đặc biệt phần phân phối thu nhập quốc dân qua ngân sách nhà nước thông qua các chương trình giáo dục, đào tạo, y tế, chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ môi trường, trợ cấp và bảo hiểm xã hội... của nhà nước, thu nhập và đời sống của người lao động, của nhiều tầng lớp xã hội có được nâng lên. Tuy nhiên, do trình độ tích tụ và tập trung sản xuất hình thành nên những tập đoàn tư bản khổng lồ, những tổ chức độc quyền quốc gia và quốc tế, trong điều kiện năng suất lao động rất cao do cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đem lại và do tính chất của nhà nước tư sản, quan hệ bóc lột không chỉ diễn ra trong nước, mà còn ở các nước khác, các tổ chức tư bản độc quyền đã thu được những khối lượng lợi nhuận khổng lồ. Trong xã hội tư bản, khoảng cách về thu nhập, về tài sản giữa người lao động với các nhà tư bản ngày càng lớn.

III- Khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản

1. Khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản

Nếu như trong sản xuất hàng hoá giản đơn, với sự phát triển chức năng làm phương tiện thanh toán của tiền tệ đã làm xuất hiện khả năng nổ ra khủng hoảng kinh tế, thì đến chủ nghĩa tư bản khi nền sản xuất đã xã hội hoá cao độ, khủng hoảng kinh tế là điều không tránh khỏi. Từ đầu thế kỷ XIX, sự ra đời của đại công nghiệp cơ khí đã làm cho quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa bị những cuộc khủng hoảng làm gián đoạn một cách chu kỳ. Hình thức đầu tiên và phổ biến trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là khủng hoảng sản xuất "thừa". Khi khủng hoảng nổ ra hàng hoá không tiêu thụ được, sản xuất bị thu hẹp, nhiều doanh nghiệp bị vỡ nợ, phá sản, thợ thuyền bị thất nghiệp, thị

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/11/2023