Kiểm Toán Tài Sản Cố Định Và Đầu Tư Dài Hạn


STT


Thủ tục

Người

thực hiện

Tham chiếu

4.3

Kiểm tra cách phân bổ chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương giữa bảng lương và Sổ Cái để đảm bảo chi phí tiền lương đã được phân bổ phù hợp vào giá thành và chi phí sản xuất kinh doanh.



5.

Đối chiếu các khoản khấu trừ lương (BHXH, BHYT, BHTN) với các biên bản quyết toán số phải nộp trong năm, kiểm tra các chứng từ nộp tiền và xác định tính hợp lí của số dư còn phải trả cuối năm.



6.

Đối với doanh nghiệp hưởng lương theo đơn giá lương hoặc quỹ lương đã được duyệt (1): KTV lập ước tính độc lập quỹ lương và so sánh với quỹ lương đã trích vào chi phí, với tiền lương đã chi thực tế và với tiền lương đã được phê duyệt. Yêu cầu giải trình những chênh lệch và kiểm tra sự phê duyệt (nếu cần).



7.

Kiểm tra chính sách nhân sự của doanh nghiệp thỏa ước lao động tập thể, đảm bảo các khoản phải trả cho người LĐ đã được ghi nhận đầy đủ, đúng kì như tiền thưởng, tiền hoa hồng, v.v…



8.

Đối chiếu tiền lương phải trả cuối năm với Bảng lương đã được phê duyệt hoặc chứng từ chi trả lương phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán, đánh giá các chênh lệch (nếu có).

Kiểm tra, đối chiếu với tờ khai quyết toán thuế TNDN để đảm bảo đã loại trừ khỏi chi phí tính thuế đối với khoản tiền lương đã trích nhưng chưa thanh toán cho đến thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm.



9.

Kiểm tra, đánh giá sự phù hợp và ghi chép lại các giao dịch, số dư về tiền lương, thưởng, phụ cấp, thu nhập khác, các khoản trích theo lương của các bên liên quan (thành viên Hội đồng quản trị, Ban Giám Đốc,…)




10.

Đối với các khoản lương có gốc ngoại tệ (1): Kiểm tra việc áp dụng tỷ giá quy đổi, xác định và hạch toán chênh lệch tỷ giá đã thực hiện/chưa thực hiện đối với các nghiệp



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

Kiểm toán tài chính - 19


STT


Thủ tục

Người

thực hiện

Tham chiếu


vụ phát sinh trong kì và số dư cuối kì.




11.

Kiểm tra việc trình bày các khoản lương phải trả, các khoản trích theo lương trên Báo cáo tài chính.



IV. Các thủ tục kiểm toán khác










[Lưu ý: (1) Thủ tục tùy chọn căn cứ vào đặc điểm khách hàng, thực tế cuộc kiểm toán và các phát hiện của KTV].

D. KẾT LUẬN

Theo ý kiến của tôi, trên cơ sở các bằng chứng thu thập được từ việc thực hiện các thủ tục ở trên, các mục tiêu kiểm toán trình bày ở phần đầu của chương trình kiểm toán đã đạt được, ngoại trừ các vấn đề sau:

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

Chữ kí của người thực hiện:_


Kết luận khác của Thành viên BGĐ và/hoặc Chủ nhiệm kiểm toán (nếu có):

....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

CÂU HỎI ÔN TẬP


Câu 1. Giải thích đúng hoặc sai cho các câu hỏi dưới đây:

1. Để tiết kiệm chi phí tiền lương và giảm thiểu được sai sót chức năng nhân sự và chức năng thanh toán tiền lương nên được thực hiện bởi chỉ một bộ phận trong đơn vị.

2. Việc phê duyệt thay đổi mức lương, bậc lương, thưởng và các khoản phúc lợi nên được kí duyệt bởi người có thẩm quyền trong đơn vị.

3. Chức năng theo dòi thời gian lao động, khối lượng công việc, sản phẩm hoặc lao vụ hoàn thành nên thực hiện bởi bộ phận kế toán để việc tính và trả lương được chính xác.

4. Căn cứ để xác định quỹ tiền lương của đơn vị căn cứ trên cơ sở cơ bản là thời gian lao động, khối lượng công việc, sản phẩm và lao vụ hoàn thành của người lao động hoàn thành.

5. Doanh nghiệp không cần phải trả lương nhân viên đến từng người lao động mà chỉ cần trả lương đến từng bộ phận sử dụng lao động. Làm như vậy vừa tiết kiệm thời gian thanh toán lương mà vẫn đảm bảo tính chính xác.

Câu 2. Khi kiểm toán báo cáo tài chính kết thúc ngày 31/12/N của công ty Thanh Thúy, Kiểm toán viên phát hiện:

1. Tỷ lệ chi phí tiền lương trên tổng doanh thu của đơn vị được đăng kí với cơ quan thuế là 50% tuy nhiên trong năm tài chính N, Công ty đã chi quá tiền lương so với tỷ lệ trên tương đương với số tiền là 300.000.000 đồng. Giám đốc của công ty giải thích rằng, việc chi quá tiền lương như vậy nhằm để giữ nhân viên của đơn vị không sang doanh nghiệp khác làm việc.

2. Trong năm, công ty có quyết định khen thưởng cho một số nhân viên có thành tích xuất sắc bằng sản phẩm. Được biết số sản phẩm này có giá vốn là 50.000.000 đồng. Kế toán công ty đã hạch toán như sau:

Nợ TK353: 50.000.000

Có TK155: 50.000.00

3. Một số khoản chi phí điện nước sinh hoạt cho cán bộ công nhân viên của công ty trong khu tập thể đã được hạch toán vào chi phí quản lí doanh nghiệp với số tiền là

15.000.000 đồng.

4. Các khoản chi lễ, tết, hiếu hỉ trong năm đã được kế toán của đơn vị hạch toán vào chi phí quản lí doanh nghiệp 40.000.000 đồng.

5. Khi kiểm tra việc trích bảo hiểm xã hội cho người lao động của đơn vị có một số công nhân viên ở bộ phận sản xuất đã kết thúc giai đoạn thử việc và kí hợp đồng lao động với công ty từ tháng 6/N (hợp đồng lao động dài hạn). Tuy nhiên từ tháng 6/N công ty vẫn chưa trích BHXH cho họ với số tiền tương ứng là 15.000.000 đồng.

6. Tiền lương và các khoản trích theo lương của đội bảo vệ của công ty từ tháng 1 đến tháng 12/N đã được hạch toán vào chi phí sản xuất chung với tổng số tiền là 36.0000.0000 đồng.

7. Công ty đã nộp hộ thuế thu nhập cho một số chuyên gia nước ngoài đang làm việc tại doanh nghiệp với số tiền 60.000.000 đồng. Tuy nhiên số thuế nộp hộ này công ty không giảm trừ thu nhập của họ mà ghi tăng chi phí quản lí doanh nghiệp trong năm N.

Yêu cầu:

1. Phân tích ảnh hưởng của các sai phạm trên đến các khoản mục trong báo cáo tài chính và các tỉ suất tài chính liên quan.

2. Trình bày thủ tục kiểm toán thích hợp để phát hiện các sai phạm trên.

3. Thực hiện các bút toán điều chỉnh cần thiết.

CHƯƠNG 6. KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN


6.1. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn với vấn đề kiểm toán

Tài sản cố định: là những tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài. Với những loại tài sản này, cần có chế độ bảo quản và quản lí riêng nhằm sử dụng có hiệu quả, đồng thời có kế hoạch đổi mới khi tài sản hết hạn sử dụng.

Tài sản cố định (TSCĐ) là cơ sở vật chất kỹ thuật của đơn vị. Nó phản ánh năng lực sản xuất hiện có và trình độ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động của đơn vị. Tài sản cố định là một trong những yếu tố quan trọng tạo khả năng tăng trưởng bền vững, tăng năng suất lao động, từ đó, giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm dịch vụ. Trong thời gian sử dụng, tài sản cố định bị hao mòn dần. Giá trị của chúng được chuyển dịch dần vào chi phí hoạt động. Với hoạt động kinh doanh, giá trị này sẽ được thu hồi sau khi bán hàng hóa, dịch vụ. Trong điều kiện này, để chế tạo ra những sản phẩm tốt đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, doanh nghiệp cần phải đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại đồng thời cần quản lí và sử dụng tài sản cố định tốt. Ngoài việc sử dụng hợp lí công suất để phát triển sản xuất, thu hồi vốn đầu tư nhanh nhằm tái sản xuất, đổi mới tài sản cố định, doanh nghiệp phải tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định. Tùy theo quy mô sửa chữa và theo loại tài sản cố định, chi phi sửa chữa được bù đắp khác nhau. Về nguyên tắc, tài sản cố định được phân loại theo nhiều cách. Căn cứ vào những tiêu thức nhất định người ta chia tài sản cố định ra thành nhiều nhóm để quản lí tài sản cố định một cách hiệu quả:

Theo công dụng kinh tế, TSCĐ bao gồm 4 loại:

- Tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh

- Tài sản cố định hành chính sự nghiệp

- Tài sản cố định phúc lợi

- Tài sản cố định chờ xử lí

Theo cách phân loại này là cơ sở để phân tích tình hình sử dụng TSCĐ nhằm đầu tư, phát triển theo chiều sâu. Ngoài ra còn giúp người sử dụng có đủ thông tin về cơ cấu TSCĐ, từ đó, phân bổ chính xác khấu hao theo đối tượng sử dụng và biện pháp giải quyết đối với TSCĐ chờ xử lí.

Theo nguồn hình thành, TSCĐ được chia thành 4 loại:

- Tài sản cố định được mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước cấp.

- Tài sản cố định được mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn vay.

- Tài sản cố định được mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn tự bổ sung.

- Tài sản cố định nhận liên doanh, liên kết với đơn vị khác.

Theo cách phân loại này, người quản lí xác định được chính xác nguồn hình thành và thu hồi vốn về tài sản cố định trong đơn vị đồng thời có biện pháp huy động và sử dụng có hiệu quả vốn về TSCĐ.

Theo tính chất sở hữu, TSCĐ được chia thành 2 loại:

- Tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của đơn vị.

- Tài sản cố định thuê ngoài.

Cách phân loại này giúp cho người sử dụng phân biệt quyền và nghĩa vụ của đơn vị trong quản lí TSCĐ.

Trong tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của đơn vị, phân loại theo tính chất và đặc trưng kỹ thuật của tài sản là cách phân loại được sử dụng phổ biến hiện nay trong công tác hạch toán và quản lí TSCĐ ở các doanh nghiệp. Theo cách phân loại này, TSCĐ được chia thành tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình và tài sản cố định thuê tài chính.

- Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể. TSCĐ hữu hình có thể là từng đơn vị có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định. Trong hạch toán tài sản cố định được chia thành những nhóm khác nhau và sử dụng những tài khoản, tiểu khoản khác nhau.

- Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể, thể hiện một lượng chi phí mà doanh nghiệp đã đầu tư hoặc một giá trị lâu dài và được hưởng quyền lợi kinh tế lâu dài về nó. Các chi phí đầu tư được phân bổ dần trong nhiều năm và được coi như trích khấu hao Tài sản cố định vô hình.

- Tài sản cố định thuê tài chính là những tài sản cố định doanh nghiệp thuê của các đơn vị, các công ty tài chính thảo mãn điều kiện về thuê tài chính.

Tài sản cố định là cơ sở vật chất chủ yếu, giúp cho doanh nghiệp đạt được các mục tiêu về hoạt động và tài chính trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp là phải tăng cường công tác quản lí TSCĐ nhằm đạt hiệu quả cao. Đồng thời nhờ việc quản lí tốt TSCĐ doanh nghiệp sẽ phát triển sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm, hạ giá thành tăng vòng quay của vốn và đổi mới trang thiết bị, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

Một đặc điểm riêng của tài sản cố định là trong quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu nhưng giá trị của nó giảm dần sau mỗi chu kì sản xuất kinh doanh. Vì vậy, trong công tác quản lí TSCĐ các doanh nghiệp cần theo dòi cả về mặt hiện vật và mặt giá trị của TSCĐ.

Quản lí về mặt hiện vật: bao gồm cả quản lí về số lượng và chất lượng của TSCĐ. Về số lượng, bộ phận quản lí TSCĐ phải bảo đảm cung cấp đầy đủ về công suất, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Về mặt chất lượng, công

tác bảo quản phải bảo đảm tránh được hỏng hóc, mất mát các bộ phận chi tiết làm giảm giá trị TSCĐ. Để thực hiện tốt vấn đề này, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng nội quy bảo quản TSCĐ và sử dụng một cách hợp lí, phù hợp với đặc điểm hoạt động của mình. Đồng thời để sử dụng có hiệu quả TSCĐ, các đơn vị cần xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật đối với từng loại, từng nhóm TSCĐ. Trên cơ sở đó, giao kế hoạch cụ thể, hợp lí cho các bộ phận và từng người quản lí TSCĐ phù hợp với yêu cầu quản lí và đặc điểm của đơn vị. Với đơn vị có quy mô lớn, có thể lựa chọn quy mô quản lí tập trung TSCĐ và khi cần có thể điều động tới các bộ phận. Với đơn vị có quy mô nhỏ, thường áp dụng quy mô quản lí phân tán, theo đó TSCĐ được giao cho từng bộ phận để bảo quản và sử dụng. Với đơn vị có quy mô vừa, mô hình quản lí TSCĐ kết hợp giữa tập trung và phân tán từng thích hợp hơn cả: trong trường hợp này, những TSCĐ là máy móc thiết bị có giá trị lớn, sử dụng ở nhiều bộ phận khác nhau được quản lí ở kho chung; những TSCĐ có đặc thù riêng phù hợp với hoạt động ở các bộ phận thì được giao trực tiếp cho các bộ phận quản lí. Tổ chức quản lí TSCĐ phù hợp với yêu cầu quản lí và đặc điểm hoạt động sẽ tạo điều kiện thuận lợi để hợp lí hóa hoạt động, cải tiến kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ.

Quản lí về mặt giá trị: là xác định đúng nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ đầu tư, mua sắm, điều chuyển. Đơn vị phải tính toán chính xác và đầy đủ chi phí khấu hao TSCĐ và phân bổ chi phí khấu hao và giá thành sản phẩm. Đồng thời, đơn vị phải theo dòi chặt chẽ tình hình tăng, giảm giá trị TSCĐ khi tiến hành sửa chữa, tháo dỡ, nâng cấp, cải tiến TSCĐ và đánh giá lại TSCĐ. Trên cơ sở quản lí về mặt giá trị TSCĐ, đơn vị sẽ có kế hoạch điều chỉnh TSCĐ (tăng hoặc giảm TSCĐ) theo loại tài sản phù hợp theo yêu cầu hoạt động của đơn vị.

Với các doanh nghiệp sản xuất, hoạt động kinh doanh đang phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu, đòi hỏi phải có một lượng TSCĐ thích hợp cho kinh doanh. Do đó, vấn đề quản lí TSCĐ càng trở nên phức tạp. Thông qua kiểm toán, kiểm toán viên có thể xem xét, đánh giá việc đầu tư, quản lí, sử dụng TSCĐ và đưa ra kiến nghị giúp cho doanh nghiệp cải tiến nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lí TSCĐ.

Giá trị khoản mục TSCĐ trong tổng tài sản của đơn vị thay đổi phù hợp tùy theo từng ngành nghề tùy loại hoạt động. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, khoản mục TSCĐ phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật nói chung và máy móc thiết bị nói riêng và thường có giá trị lớn. Vì vậy, kiểm toán khoản mục TSCĐ thường chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình kiểm toán Bảng khai tài chính. Mặt khác, chi phí mua sắm, đầu tư cho TSCĐ lớn, quay vòng vốn chậm. Để bảo đảm hiệu quả của việc đầu tư TSCĐ, kiểm toán nghiệp vụ TSCĐ sẽ đánh giá tính kinh tế và tính hiệu quả của việc đầu tư, định hướng cho đầu tư và nguồn sử dụng để đầu tư cho có hiệu quả cao nhất. Đồng thời, kiểm toán TSCĐ sẽ góp phần phát hiện ra các sai sót

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/06/2022