Chu Trình Tiền Lương Và Nhân Viên Với Vấn Đề Kiểm Toán

Mục tiêu

Đảm bảo các khoản mục hàng tồn kho là có thực, thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp; được hạch toán đầy đủ, chính xác, đúng niên độ và đánh giá theo giá trị thuần; và trình bày trên báo cáo tài chính phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.

Nguồn gốc số liệu

BCTC, sổ sách của đơn vị và báo cáo kiểm toán năm 2013 của AAC. Trong đó sổ sách bao gồm:

- Bảng cân đối kế toán năm 2013 (sau kiểm toán).

- Bảng cân đối kế toán năm 2014 (trước kiểm toán).

- Bảng tổng hợp nhập xuất tồn

- Sổ chi tiết tài khoản 152, 153, 156

- Hợp đồng mua hàng

- Thông báo giá

- Đơn đặt hàng

- Biên bản giao nhận

Nội dung thực hiện kiểm toán hàng tồn kho


CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN - AAC


Tên khách

hàng:

Công ty CP XYZ

Người lập

Ngày

D540.2


Chủ đề:

Hàng tồn kho

Thiện

19/03/2015



(Kiểm tra các

Người kiểm tra

Ngày


nguyên tắc kế toán


được áp dụng)

Niên độ:

Năm 2014

Trần Hiền

19/03/2015

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

Kiểm toán tài chính - 16

Kiểm toán viên dùng phương pháp phỏng vấn kết hợp với việc xem xét sổ sách của đơn vị về các vấn đề:

- Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá thấp hơn và giá trị thuần có thể thực hiện được.

- Giá gốc hàng tồn kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền (bình quân tháng) và được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Kết luận: Các nguyên tắc kế toán được áp dụng nhất quán và phù hợp.


CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN - AAC


Tên khách

hàng:

Công ty CP XYZ

Người lập

Ngày

D540.3


Chủ đề:

Hàng tồn kho

(Đối chiếu số liệu đầu năm)

Thiện

19/03/2011


Người kiểm

tra

Ngày

Niên độ:

Năm 2014

Trần Hiền

19/03/2011

Thực hiện: Đối chiếu số liệu đầu năm



Báo cáo tài chính 31/12/2013

Sổ sách đơn vị 1/1/2014

Chênh lệch

TK 152

1.180.000

1.180.000

-

TK 153

9.207.500

9.207.500

-

TK156

4.316.286.425

4.316.286.425

-

Kết luận: Khớp với số liệu năm trước chuyển qua.


CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN - AAC


Tên khách hàng:

Công ty CP XYZ

Người lập

Ngày

D540.4

Chủ đề:

Hàng tồn kho

(Thủ tục phân tích)

Thiện

19/03/2015


Người kiểm

tra

Ngày


Niên độ:

Năm 2014

Trần Hiền

19/03/2015




Chỉ tiêu


Năm 2013(sau KT)


Năm 2014(trước KT)

Chênh lệch

Mức

%

Hàng tồn kho


4.326.673.925


5.208.927.751


882.253.826


16,94

Kết luận: Giá trị hàng hóa tồn kho tăng so với năm trước: 882.253.826 đồng tương ứng với tỷ lệ 16,94%. Chủ yếu là do mặt hàng xăng dầu và thép. Tuy lượng tồn kho tăng nhưng tỷ trọng hàng tồn kho so với tổng tài sản ngắn hạn năm nay không cao hơn năm trước và các nghiệp vụ trước, sau ngày khóa sổ không có gì bất thường.

CÂU HỎI ÔN TẬP


Câu 1. Kiểm toán viên Hồ được giao kiểm toán khoản mục hàng tồn kho của công ty thương mại hóa chất Sao Việt cho niên độ kế toán kết thúc vào ngày 31/12/200X. Công ty Sao Việt áp dụng phương pháp kiểm kê định kì trong hạch toán hàng tồn kho và sử dụng phương pháp nhập trước - xuất trước để tính giá hàng tồn kho. Giá bán các hoá chất thường được xác định bằng giá mua cộng lãi gộp bán hàng (thặng số thương mại là 25%).

Kiểm toán viên Hồ nhận thấy rằng vào ngày 31/12/200X, phiếu nhập kho cuối cùng mang số 1.063 và không có chuyến gửi hàng nào cho hóa đơn bán hàng có số lớn hơn 968. Tài liệu trích từ Nhật kí bán hàng và Nhật kí mua hàng của công ty năm 200X như sau:

Nhật kí bán hàng


Ngày tháng ghi sổ

Hoá đơn


Diễn giải


Ghi Nợ

Ghi Có TK

Doanh thu bán hàng

Ngày

Số

1/1 đến 26/12





658.320

27/12 đến 31/12

27/12

965

Tổng cộng bán

5.195


28/12

966

hàng từ 27/12

19.270


28/12

967

đến 31/12

1.302


31/12

969


5.841


31/12

970


7.922


31/12

971


2.010






699.860

Nhật kí mua hàng


Ngày tháng ghi sổ

Phiếu nhập

kho

Diễn giải

Tài khoản ghi Nợ

(hàng hoá)

Phải trả người bán

(Ghi Có)

Ngày

Số

1/1 đến 27/12



Tổng cộng

360.300



28/12

1059


3.100


30/12

1061

Mua hàng từ

8.965


31/12

1062

28/12 đến 31/12

4.861


31/12

1063


8.120






385.346

Khi chứng kiến kiểm kê vào ngày 31/12/200X và đối chiếu với các tài liệu trên sổ sách kế toán, kiểm toán viên Hồ chú ý đến một số nghiệp vụ là:

Trên thẻ kho, có một số hoá chất đã mua, đã nhận (phiếu nhập kho số 1060) nhưng do hoá đơn bị thất lạc nên kế toán đã không ghi nhận vào sổ. Số hàng này trị giá

2.183.000 đồng.

Trong kho có một số hàng công ty đã bán và đã được khách hàng trả tiền, được phản ánh trên hoá đơn số 965 nhưng khách hàng chưa nhận. Số hàng này không được đếm khi kiểm kê và hàng được bảo quản riêng.

Ngoài hàng hoá chứa trong kho, còn một số hàng khác trên xe (nằm tại bãi đậu xe của công ty) không được kiểm kê bao gồm:

1. Xe 50-AR-3816 nhận hàng từ nhà cung cấp, hàng được bốc dỡ vào 2/1/200X+1. Số hàng nhận được ghi trên phiếu nhập kho số 1.063. Nhà cung cấp chịu phí tổn chuyên chở.

2. Xe 54-AE-7412 chở hàng giao cho khách hàng. Số hàng này công ty đã bán và đã được khách hàng trả tiền, được phản ánh trên hoá đơn số 968. Xe rời khỏi công ty vào 2/1/200X+1. Giá bán là 12.700.000 đồng, khách hàng chịu phí chuyên chở.

3. Xe 54-BC-1902 chở hàng giao cho khách hàng B theo hoá đơn bán hàng số 966, điều kiện bán hàng: hàng giao tại kho người mua.

4. Vào cuối ngày 31/12, một xe chở hàng đến công ty, số hàng nhận được đã ghi trong phiếu nhập kho số 1064.

5. Khi quan sát kiểm kê, kiểm toán viên phát hiện một số hàng hư hỏng và không bán được có giá gốc là 1.250.000 đồng.

Yêu cầu:

Bạn hãy nhận xét về phương pháp xử lí của công ty đối với các trường hợp mà kiểm toán viên Hồ phát hiện và bạn hãy đề nghị các bút toán điều chỉnh (nếu cần thiết) đối với các bút toán ghi sai. Giả sử không xem xét đến ảnh hưởng của thuế giá trị gia tăng.

Câu 2. Nêu ảnh hưởng của những vấn đề sau tới báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/N:

1. Lượng hàng trị giá 100.000.000 đồng được chuyển đến từ kho nguyên vật liệu thô cho khu vực sản xuất vào 31/12/N. Hàng này không được tính vào hàng tồn kho nguyên liệu thô, nhưng do thiếu sót nên giá trị lô hàng này cũng không được tính vào chi phí khu vực sản xuất. Hàng hóa được sử dụng để sản xuất ngày 02/01/N+1.

2. Thành phẩm có chi phí xuất xưởng 150.000.000 đồng chuyển đến kho thành phẩm vào 12h30 chiều ngày 31/12/N. Nhóm kiểm kê hàng tồn kho tại nhà máy đã kết thúc việc kiểm kê kho thành phẩm vào 12h00 và cho đến tận 2h00 vẫn chưa bắt đầu kiểm kê tại phân xưởng.

3. Lượng hàng trị giá 300.000.000 đồng được gửi cho khách hàng vào ngày 02/01/N+1 nhưng được làm hóa đơn vào ngày 31/12/N. Lượng hàng này được tính vào hàng tồn kho trong kho thành phẩm với giá trị là 200.000.000 đồng.

4. Công ty tiến hành mua một lượng hàng hóa trị giá 250.000.000 đồng của nhà cung cấp AFD và đã nhận được hóa đơn của nhà cung cấp. Công ty chuyển lô hàng đó cho đại lí của công ty mà không làm thủ tục nhập về kho. Kế toán của công ty đã không ghi nhận giá trị hàng hóa của lô hàng trên vào hàng tồn kho. Biết rằng công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và thuế suất thuế GTGT của các mặt hàng của công ty kinh doanh đều là 10%. Giá trị các nghiệp vụ trên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Câu 3. Trong khi kiểm toán hàng tồn kho tại công ty ABC cho năm kết thuc 31/12/N, KTV phát hiện những thông tin sau:

a. Một lô hàng với giá mua 57.000.000 đồng được nhập kho và ghi sổ kế toán vào ngày 03/1/N+1 chứng từ kèm theo của lô hàng trên bao gồm biên bản giao nhận hàng hóa và hóa đơn mua hàng. Biên bản giao nhận chỉ ra rằng Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Phú đã giao số gỗ cho công ty ABC vào 29/12/N. Chi phí vận chuyển là

2.000.000 đồng công ty ABC phải thanh toán.

b. Một lô phụ tùng thay thế trị giá 60.000.000 đồng được nhận vào ngày 28/12/N, đã nhận được hóa đơn và hóa đơn này vẫn chưa được vào sổ. Hơn nữa, lô hàng này lại được đánh dấu kí hiệu là hàng gửi nên chưa được kiểm kê.

c. Một kiện hàng trị giá 100.000.000 đồng đang chờ tại cảng để chuyển đi trong khi hàng tồn kho được kiểm kê. Do vậy, số hàng đó đã không được tính vào hàng tồn kho vì nó được đánh dấu riêng là “ Hàng chờ vận chuyển”. Bạn điều tra vấn đề này và được biết đơn đặt mua hàng của khách hàng để ngày 18/12/ N nhưng hàng hóa thực tế được chuyển đi và lập hóa đơn cho khách hàng vào ngày 10/01/N+1.

d. Một lô hàng trị giá 300.000.000 đồng nhập kho ngày 06/1/N mua của Công ty KAPP và được vào sổ nhật kí các khoản phải trả vào ngày 07/01/N+1. Thực tế trên hóa đơn chỉ ra rằng số gỗ này được công ty KAPP giao cho công ty ABC vào ngày 31/12/N. Vì hàng chưa về nhập kho vào ngày 31/12/N nên công ty ABC không tính vào hàng tồn kho.

e. Có một lượng hàng hóa nhỏ được phát hiện là bị hư hỏng. Tìm hiểu thêm rằng được biết số hàng hóa này không thể bán được theo giá gốc nhưng có thể bán đồ phế thải với giá bằng khoảng 30% giá gốc. Sổ sách hàng tồn kho chỉ ra rằng số hàng trên mua với giá ban đầu là 200.000.000 đồng.

Yêu cầu:

1. Nêu ảnh hưởng của những sai sót trên (nếu có) tới các khoản mục trên báo cáo tài chính.

2. Thực hiện các bước điều chỉnh cần thiết.

3. Lập các bút toán điều chỉnh.

Câu 4. Tại công ty TNHH Hoàng Hải, Kiểm toán viên Thắng phát hiện vấn đề:

1. Trong năm chi phí vật liệu xuất dùng để sản xuất loại sản phẩm A vượt định mức cho phép là 150.000.000 đồng doanh nghiệp hạch toán hết vào giá thành sản phẩm, biết rằng số sản phẩm đó đang sản xuất dở trên dây chuyền.

2. Do áp dụng không nhất quán phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho, kế toán đã tính thiếu 60.000.000 đồng về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong năm. Số thành phẩm được tạo ra từ số nguyên vật liệu này đã tiêu thụ trong năm 50%, còn tồn kho 50%.

3. Tháng 12/ 200N, tổng số tiền chiết khấu thanh toán công ty được hưởng do bên bán chi trả là 110.000.000 đồng, công ty đã hạch toán giảm giá hàng mua, biết số hàng mua về vẫn tồn ở kho.

4. Do tính sai giá hàng hoá xuất kho nên công ty đã hạch toán vào giá vốn tăng lên 276.000.000 đồng.

5. Ngày 29/12/200N, một kho hàng của công ty đã bị cháy. Sau khi dập cháy, số hàng được xác định đã hỏng hoàn toàn là 1.000.000.000 đồng, công ty chưa mua bảo hiểm cho số hàng này. Tuy nhiên, kế toán chưa xử lí gì đối với số hàng trên.

6. Ngày 30/12/200N, đơn vị có xuất một số công cụ dùng cho bộ phận văn phòng, trị giá 30.000.000 đồng. Kế toán đã phản ánh toàn bộ số công cụ trên vào chi phí nguyên vật liệu trong kì. Số sản phẩm được kế toán phân bổ chi phí nguyên vật liệu ở trên vẫn đang trong quá trình sản xuất.

7. Trong kì, lương của nhân viên quản lí phân xưởng được kế toán phản ánh vào chi phí quản lí doanh nghiệp là 40.000.000 đồng. Số sản phẩm được sản xuất ra đã được tiêu thụ hết trong năm.

8. Trong năm, đơn vị xuất dùng một số công cụ, dụng cụ cho bộ phận sản xuất có giá trị 80.000.000 đồng (số công cụ, dụng cụ này thuộc loại phân bổ 2 năm). Kế toán đã hạch toán toàn bộ số công cụ này vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong kì, số sản phẩm sản xuất ra vẫn đang trên dây chuyền.

9. Đơn vị chưa tính tiền lương tháng 12/200N cho công nhân sản xuất, nên kế toán chưa phản ánh chi phí nhân công trực tiếp, đến tháng 1/200N+1, kế toán ghi nhận chi phí lương công nhân sản xuất tháng 12/200N là 600.000.000 đồng. Cho biết, chi phí lương phân bổ cho sản phẩm dở dang là 15%, sản phẩm hoàn thành nhập kho là 85%, trong đó 50% số sản phẩm đã được tiêu thụ.

Yêu cầu:

1. Nêu ảnh hưởng của những sai sót trên (nếu có) tới các khoản mục trên báo cáo tài chính.

2. Thực hiện các bước điều chỉnh cần thiết.

3. Lập các bút toán điều chỉnh.

CHƯƠNG 5. KIỂM TOÁN CHU TRÌNH TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN


5.1. Chu trình tiền lương và nhân viên với vấn đề kiểm toán

5.1.1. Bản chất của chu trình tiền lương và nhân viên

Tiền lương chính là phần thù lao lao động được biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng và chất lượng công việc. Về bản chất, tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động. Mặt khác, tiền lương còn là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần hăng hái lao động, kích thích và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả công việc của họ. Tiền lương có thể được trích lập căn cứ vào khối lượng sản phẩm hoàn thành, theo thời gian hoặc theo phương pháp khác được chấp nhận.

Ngoài tiền lương, người lao động còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cũng như các khoản tiền thưởng và các khoản khác theo quy định hiện hành.

Chu trình tiền lương và nhân viên đóng một vai trò quan trọng do các lí do sau:

Thứ nhất, chi phí về tiền lương và các khoản trích trên tiền lương là một khoản chi phí lớn trong hầu hết các doanh nghiệp cũng như các tổ chức.

Thứ hai, chi phí tiền lương được xem là một khoản mục trọng yếu khi xác định giá trị hàng tồn kho của các công ty sản xuất và xây dựng vì nếu việc phân loại và phân bổ chi phí tiền lương mà không đúng đắn cho các đối tượng chịu chi phí thì sẽ dẫn đến sai sót trọng yếu về giá trị sản phẩm dở dang và trị giá hàng tồn kho và tất nhiên ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ ba, tiền lương là một lĩnh vực có thể chứa đựng gian lận của nhân viên làm cho một lượng tiền lớn của công ty bị sử dụng kém hiệu quả hoặc bị thất thoát.

Với những lí do trên nên kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên thường được kiểm toán viên chú trọng trong các cuộc kiểm toán tài chính.

5.1.2. Chức năng của chu trình tiền lương và nhân viên

Các chức năng liên quan tới chu trình tiền lương và nhân viên bao gồm Thuê mướn và tuyển dụng nhân viên; Phê duyệt thay đổi mức lương; Bậc lương và các khoản phúc lợi; Theo dòi và tính toán thời gian lao động, khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành của nhân viên; Tính toán và lập bảng lương, ghi chép sổ sách; thanh toán tiền lương.

- Thuê mướn và tuyển dụng nhân viên: tuyển dụng và thuê mướn nhân viên được thực hiện bởi bộ phận nhân sự. Tất cả những trường hợp tuyển dụng và thuê mướn đều được ghi chép trên một bản báo cáo do Ban quản lí phê duyệt. Báo cáo này cần chỉ rò về phân công vị trí và trách nhiệm công việc, mức lương khởi điểm, các khoản thưởng, các khoản phúc lợi và các khoản khấu trừ. Bản báo cáo này được lập thành hai bản, một bản

dùng để vào sổ nhân sự và hồ sơ nhân viên lưu ở phòng nhân sự. Bản còn lại được gửi xuống phòng kế toán để kế toán tiền lương làm căn cứ tính lương.

Việc phân chia tách bạch giữa chức năng nhân sự với chức năng thanh toán tiền lương là hết sức cần thiết nhằm kiểm soát rủi ro trong việc thanh toán cho những nhân viên khống. Bởi vì chỉ có phòng nhân sự mới có điều kiện để đưa thêm danh sách các nhân viên vào sổ nhân sự và chỉ có phòng kế toán tiền lương mới có điều kiện tiến hành thanh toán lương cho người lao động. Nên việc tách bạch trách nhiệm này sẽ hạn chế nhân viên của bộ phận nhân sự làm các hồ sơ nhân sự giả tạo, đồng thời các nhân viên bộ phận tiền lương chỉ có thể thanh toán cho những ai có tên trong danh sách của sổ nhân sự với các mức lương đã được ấn định cụ thể. Sự kết hợp của hai chức năng này làm một sẽ tạo điều kiện để gian lận và sai phạm nảy sinh.

- Phê duyệt thay đổi mức lương, bậc lương, thưởng và các khoản phúc lợi: những thay đổi mức lương, bậc lương và các khoản liên quan thường xảy ra khi nhân viên được thăng chức, thuyên chuyển công tác hoặc tăng bậc tay nghề..v.v. Khi đó, quản đốc hoặc đốc công sẽ đề xuất với Ban quản lí về sự thay đổi mức lương hoặc bậc lương cho cấp dưới của họ. Tuy nhiên, tất cả các sự thay đổi đó đều phải được kí duyệt bởi phòng nhân sự hoặc người có thẩm quyền trước ghi vào sổ nhân sự. Việc kiểm soát đối với những thay đổi này nhằm đảm bảo tính chính xác về các khoản thanh toán tiền lương.

Bộ phận nhân sự cũng cần phải công bố những trường hợp đã mãn hạn hợp đồng hoặc bị đuổi việc hoặc thôi việc nhằm tránh tình trạng những nhân viên đã rời khỏi công ty rồi nhưng vẫn được tính lương.

- Theo dòi và tính toán thời gian lao động và khối lượng công việc, sản phẩm hoặc lao vụ hoàn thành: việc ghi chép, phản ánh kịp thời, chính xác số ngày công, giờ công làm việc thực tế hoặc ngừng sản xuất, nghỉ việc và số lượng công việc/lao vụ hoàn thành của từng người lao động, từng đơn vị sản xuất, từng phòng ban trong doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn trong quản lí lao động tiền lương. Đây chính là căn cứ dùng để tính lương, thưởng và các khoản trích trên tiền lương cho nhân viên.

Đối với các doanh nghiệp áp dụng Chế độ kế toán Việt Nam thì chứng từ ban đầu sử dụng để hạch toán thời gian lao động và khối lượng công việc/lao vụ hoàn thành là Bảng chấm công (Mẫu số 02 - LĐTL - Chế độ chứng từ kế toán) và Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc lao vụ hoàn thành (Mẫu số 06 - LĐTL - Chế độ chứng từ kế toán), Hợp đồng giao khoán (Mẫu số 08 - LĐTL - Chế độ chứng từ kế toán). Ngoài ra, doanh nghiệp còn sử dụng các chứng từ khác có liên quan như thẻ thời gian, Giấy chứng nhận nghỉ ốm, thai sản, hoặc nghỉ phép v.v…để làm căn cứ tính lương và các khoản theo lương.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/06/2022