Kiểm Soát Nội Bộ Và Trắc Nghiệm Đạt Yêu Cầu Trong Kiểm Toán Tài Sản Cố Định

trong việc xác định chi phí cấu thành nguyên giá TSCĐ, chi phí sửa chữa, chi phí khấu hao tài sản. Những sai sót trong việc tính các chi phí này thường dẫn đến những sai sót trọng yếu trên Báo cáo tài chính. Chẳng hạn, việc trích khấu hao TSCĐ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh thường bị trích cao hoặc thấp hơn so với tỷ lệ khấu hao quy định làm tăng hoặc giảm chi phí so với thực tế, từ đó ảnh hưởng đến chỉ tiêu chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp, việc không phân biệt loại chi phí sửa chữa được ghi tăng nguyên giá TSCĐ với chi phí sửa chữa được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kì cũng dẫn đến những sai lệch trong khoản mục TSCĐ hoặc khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh… Các khoản đầu tư cho TSCĐ vô hình như chi phí thành lập doanh nghiệp, quyền sử dụng đất, giá trị phát minh, sáng chế, chi phí nghiên cứu phát triển, chi phí về lợi thế thương mại thường có nhiều sai sót trong quá trình tập hợp và rất khó đánh giá chính xác giá trị. Chính vì vậy, TSCĐ vô hình luôn được quan tâm trong quá trình kiểm toán.

Kiểm toán tài sản cố định thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát những vấn đề liên quan đến thực trạng tài sản cũng như tình hình tăng giảm TSCĐ trong kì của đơn vị. Với sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật, TSCĐ ngày càng giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của đơn vị. Vì vậy, kiểm tra TSCĐ không chỉ phát hiện các sai sót trong các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ mà còn góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lí TSCĐ.

Đầu tư tài chính dài hạn: bao gồm đầu tư vào công ty con (TK 221), vốn góp liên doanh, liên kết (TK 222) và đầu tư dài hạn khác (TK 228) và dự phòng tổn thất tài sản (TK 2292).

Đầu tư vào công ty con (TK 221) bao gồm các tài khoản đầu tư vào cổ phiếu và các khoản đầu tư vốn dưới hình thức góp vốn bằng tiền, tài sản khác vào công ty con hoạt động theo loại hình công ty nhà nước, công ty TNHH một thành viên, công ty cổ phần nhà nước và các loại hình doanh nghiệp khác. Tài khoản này được sử dụng khi nhà đầu tư nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết và có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm thu được lợi ích từ các hoạt động của doanh nghiệp đó.

Vốn góp liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết (TK 222) phản ánh toàn bộ số vốn góp liên doanh dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát và tình hình thu hồi lại vốn góp liên doanh khi kết thúc hợp đồng liên doanh. Vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát bao gồm tất cả các loại tài sản, vật tư, tiền vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp kể cả tiền vay dài hạn dùng vào việc góp vốn. Đầu tư vào công ty liên kết phản ánh giá trị khoản đầu tư trực tiếp của nhà đầu tư vào công ty liên kết (khoản đầu tư khi nhà đầu tư nắm giữ trực tiếp từ 20% đến dưới 50% quyền biểu quyết) và tình hình biến động tăng, giảm giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết.

Đầu tư dài hạn khác (TK 228) phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng giảm các loại đầu tư dài hạn khác (ngoài các khoản đầu tư vào công ty con, vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, đầu tư vào công ty liên kết) như đầu tư trái phiếu, đầu tư cổ phiếu hoặc đầu tư vào các đơn vị khác mà chỉ nắm giữ dưới 20% vốn chủ sở hữu (dưới 20% quyền biểu quyết) … và thời hạn thu hồi hoặc thanh toán vốn trên một năm.

Dự phòng tổn thất tài sản (TK 2292) đựơc tạo ra khi giá trị thuần có thể thực hiện được (giá thị trường) hoặc khoản đầu tư có thể thu hồi được với giá ghi trên sổ kế toán.

6.2. Kiểm soát nội bộ và trắc nghiệm đạt yêu cầu trong kiểm toán tài sản cố định

Để quản lí tốt tài sản cố định, mỗi đơn vị đều phải xây dựng các quy định, các nguyên tắc và thủ tục về việc bảo quản TSCĐ. Mọi bộ phận của đơn vị phải tôn trọng và thực hiện nghiêm túc các quy định đó. Các định hướng cơ bản cho quy định đó bao gồm:

- Tách biệt công tác bảo quản với công việc ghi chép các nghiệp vụ. Theo đó người quản lí tài sản không được đồng thời là kế toán tài sản cố định. Nếu không tách rời hai loại nghiệp vụ này sẽ dễ dàng xảy ra sai phạm hoặc giới hạn khả năng kiểm soát.

- Quy định rò thẩm quyền của từng cấp quản lí đối với việc phê chuẩn các nghiệp vụ kinh tế liên quan tới TSCĐ như mua mới, điều chuyển, thanh lí, nhượng bán TSCĐ. Do tài sản cố định có giá trị lớn nên nguyên tắc này cần đặc biệt coi trọng.

- Cách ly quyền phê chuẩn với việc bảo quản tài sản cố định, tránh tình trạng người bảo quản sử dụng TSCĐ cũng chính là người quyết định việc mua bán, thuyên chuyển tài sản, dễ dẫn tới rủi ro, thất thoát tài sản do lạm dụng quyền hành tự do mua bán thuyên chuyển hoặc thanh lí TSCĐ.

- Xây dựng hệ thống bảo quản TSCĐ, quy định thủ tục chặt chẽ về việc đưa TSCĐ ra khỏi doanh nghiệp.

Những yêu cầu cơ bản về quản lí TSCĐ được quy định trong chế độ hiện hành của nước ta như sau:

+ TSCĐ cần được tổ chức theo dòi đến từng đơn vị TSCĐ riêng biệt. Mỗi đối tượng TSCĐ phải có bộ hồ sơ riêng để theo dòi toàn diện từ khi hình thành đến khi thanh lí hoặc nhượng bán. Mỗi TSCĐ phải được đánh số hiệu riêng. Khi có biến động về TSCĐ, phải căn cứ vào các biên bản, các chứng từ có liên quan đến ghi sổ.

+ Trong từng nhóm tài sản cố định theo chế độ tài chính quy định, các doanh nghiệp phân loại chi tiết TSCĐ phù hợp với yêu cầu quản lí của doanh nghiệp mình.

+ Khi thanh lí, nhượng bán TSCĐ, doanh nghiệp cần phải lập hội đồng xác định giá bán TSCĐ để xác định giá trị thu hồi khi thanh lí, tổ chức việc thanh lí, nhượng bán TSCĐ theo quy định hiện hành.

+ Doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng TSCĐ dựa vào tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ theo thiết kế, hiện trạng TSCĐ, mục đích và hiệu suất sử dụng ước tính của

TSCĐ. Đối với TSCĐ còn mới hoặc đã qua sử dụng mà giá trị thực tế còn từ 90% trở lên phải xác định căn cứ vào khung thời gian sử dụng TSCĐ đã được quy định của Bộ tài chính. Doanh nghiệp không được thay đổi thời gian sử dụng TSCĐ đã xác định và đăng kí với cơ quan thuế trực tiếp quản lí.

+ Doanh nghiệp phải tiếp tục thực hiện việc quản lí, sử dụng đối với TSCĐ đã khấu hao nhưng vẫn tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với TSCĐ đang sử dụng, doanh nghiệp phải theo dòi sử dụng và trích khấu hao TSCĐ theo chế độ quy định. Đối với TSCĐ thuê tài chính, doanh nghiệp phải theo dòi, quản lí, sử dụng chúng như đối với TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp mình.

+ Tài sản cố định của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, tỷ lệ trích khấu hao khác nhau, phải lập nhiều chứng từ, sổ sách để quản lí tài sản. Vì vậy, hạch toán các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến TSCĐ thường được các kiểm toán viên quan tâm nhằm phát hiện ra các gian lận và sai sót trong công tác hạch toán.

+ Do TSCĐ có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài nên việc quản lí TSCĐ đòi hỏi rất chặt chẽ ngay từ khâu mua sắm, chuyển giao đến khâu thanh lí.

Gian lận trong các nghiệp vụ về tài sản cố định có thể là:

- Làm tài liệu giả, thay đổi ghi chép chứng từ, sửa chữa chứng từ, bịt đầu mối thông tin nhằm tham ô, biển thủ công quỹ. Trong lĩnh vực kiểm toán TSCĐ, gian lận loại này thường là lập hóa đơn giả, ghi tăng giá mua TSCĐ so với thực tế, sửa chữa chứng từ, làm chứng từ giả liên quan tới chi phí thu mua làm tăng nguyên giá TSCĐ để biển thủ công quỹ, kế toán ghi chi phí sửa chữa TSCĐ cao hơn thực tế để khi hạch toán vào chi phí kinh doanh sẽ làm tăng chi phí, đồng thời chiếm đoạt phần chênh lệch so với thực tế.

- Cố tình giấu giếm hồ sơ tài liệu, bỏ sót kết quả các nghiệp vụ nhằm đạt lợi ích riêng cho doanh nghiệp hoặc cho bản thân. Chẳng hạn, người ghi chép nghiệp vụ cố tình bỏ sót các nghiệp vụ doanh thu nhằm giảm thuế phải nộp cho nhà nước và các khoản phải nộp cho cấp trên của doanh nghiệp. Trong quan hệ đó, kế toán TSCĐ cố tình không ghi số tiền thu được do thanh lí TSCĐ đã khấu hao hết để chiếm đoạt phần thu này.

- Ghi chép các nghiệp vụ không có thật, đây là trường hợp rất hay xảy ra. Ví dụ: cố tình ghi chép các nghiệp vụ không có thật liên quan đến chi phí mua sắm TSCĐ để biển thủ công quỹ. Đặc biệt doanh nghiệp có thể dễ dàng ghi chép các nghiệp vụ không có thật liên quan đến TSCĐ vô hình - một đối tượng rất khó kiểm tra và đánh giá.

- Áp dụng sai chế độ kế toán và các văn bản khác của nhà nước. Chẳng hạn một công ty nhận TSCĐ của doanh nghiệp khác cũng hạch toán phụ thuộc trong tổng công ty. Chi phí liên quan đến việc điều chuyển TSCĐ theo chế độ lẽ ra phải hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kì thì doanh nghiệp lại cố tình hạch toán tăng nguyên giá

TSCĐ. TSCĐ mua về đợi lắp đặt đưa vào sử dụng nhưng doanh nghiệp đã ghi tăng nguyên giá TSCĐ. Ngoài ra, một vấn đề nổi cộm phải quan tâm là điều chỉnh chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, điều chỉnh chỉ tiêu lãi và thuế phải nộp cho ngân sách, cố tình tiếp tục trích khấu hao TSCĐ đã khấu hao hết.

Đối với các sai sót, kiểm toán viên sẽ dễ dàng phát hiện hơn những gian lận. Sai sót trong các nghiệp vụ về tài sản cố định có thể là:

- Sai sót do quên không ghi một nghiệp vụ kế toán mà đáng lẽ phải ghi vào sổ. Chẳng hạn doanh nghiệp mua một TSCĐ bằng quỹ phát triển kinh doanh hay nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kế toán chỉ ghi tăng TSCĐ như trường hợp mua bằng quỹ khấu hao hoặc nguồn vốn kinh doanh mà không ghi nghiệp vụ kết chuyển nguồn vốn. Doanh nghiệp mua một thiết bị công nghệ tiên tiến gồm có một phần là máy móc thiết bị, một phần là chuyển giao công nghệ. Kế toán lẽ ra phải ghi tăng TSCĐ hữu hình phần máy móc thiết bị và ghi tăng TSCĐ vô hình phần giá trị công nghệ, song kế toán chỉ ghi tổng số tiền mua vào nguyên giá TSCĐ hữu hình…

- Định khoản sai trong trường hợp lẽ ra phải ghi nợ hoặc ghi có một TK này nhưng lại ghi và TK khác hoàn toàn không phù hợp với nghiệp vụ phát sinh. Trong khi kiểm toán TSCĐ, kiểm toán viên phải chú ý các trường hợp sửa chữa TSCĐ. Khi doanh nghiệp tiến hành sửa chữa nhỏ TSCĐ, chi phí sửa chữa lẽ ra phải hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kì qua ghi nợ tài khoản chi phí sản xuất chung (TK 627), chí phí quản lí doanh nghiệp (TK 642), chi phí bán hàng (TK 641)… thì kế toán lại ghi vào bên Nợ TK TSCĐ (TK 211) làm tăng giá trị khoản mục TSCĐ trên bảng cân đối kế toán.

- Sai sót trong quá trình ghi sổ và chuyển sổ. Đây là dạng sai sót phổ biến của kế toán mà kế toán TSCĐ phải quan tâm. Trong việc ghi sổ kế toán có thể sơ ý ghi số tiền sai lệch, lộn số so với số tiền ghi trong chứng từ, kế toán cũng có thể nhầm lẫn trong khi chuyển số liệu từ Nhật kí sang Sổ cái.

- Sai sót do trùng lắp. Sai sót này xảy ra do ghi nhiều lần một nghiệp vụ phát sinh do tổ chức sổ chưa tốt nên đã ghi một nghiệp vụ phát sinh vào các sổ khác nhau. Chẳng hạn, doanh nghiệp sử dụng hình thức kế toán Nhật kí chung để hạch toán các nghiệp vụ trong kì. Khi có nghiệp vụ thanh lí TSCĐ phát sinh, kế toán vừa ghi sổ Nhật kí thu tiền, vừa ghi sổ Nhật kí chung số tiền thu được trong quá trình thanh lí.

- Sai sót do trình độ yếu kém của nhân viên kế toán dẫn tới ghi sai các nghiệp vụ phát sinh vào sổ hoặc khi chế độ mới ban hành kế toán chưa nắm hết được nội dung hoặc chưa hiểu hết nghiệp vụ nên đã dẫn tới những sai sót trong quá trình hạch toán.

Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ gian lận và sai sót được quy thành ba nhóm chủ yếu đó là:

- Các yếu tố về quản lí.

- Các yếu tố về kinh doanh.

- Các yếu tố thuộc nghiệp vụ tài chính.

Đối với các khoản đầu tư dài hạn: về nguyên tắc, nếu trong thực tế doanh nghiệp có sở hữu các tài sản thì các công cụ này phải mang tên doanh nghiệp và do doanh nghiệp kiểm soát. Tuy nhiên, vận dụng nguyên tắc trên trong các trái phiếu hoặc giấy chứng nhận cổ phiếu có đặc điểm riêng. Thực tế, doanh nghiệp có thể duy trì một tài khoản với đại lí hoặc nhà đầu tư chịu trách nhiệm về các công cụ tài chính đó trên danh nghĩa của doanh nghiệp theo cách thức ngân hàng thường dùng để theo dòi tiền gửi của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp phải mở sổ phụ theo dòi cho từng hạng mục đầu tư dài hạn. Sổ phụ đó phản ánh giá vốn đầu tư và khi cần thiết phải tồn trong quy luật “ngang giá” của các khoản đầu tư, có tính đến lãi suất, ngày đáo hạn, các mức phí hoặc chiết khấu thanh toán và tỷ lệ phần trăm vốn trong liên doanh.

Rủi ro tiềm tàng thường có là rủi ro ghi tăng tài sản thông qua việc vào sổ sách các chứng khoán đầu tư dài hạn không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hoặc bằng cách ghi tăng giá thực tế cả tài sản.

Ngoài ra còn có thể có rủi ro do phân loại sai TSCĐ thành các khoản đầu tư dài hạn.

Công việc kiểm toán đòi hỏi kiểm toán viên phải hiểu biết về hệ thống kế toán và các quy chế kiểm soát nội bộ có liên quan. Kiểm toán viên cũng phải nghiên cứu, đánh giá sự hoạt động của những quy chế kiểm toán nội bộ mà kiểm toán viên dựa vào để xác định nội dung, thời gian của các phương pháp kiểm toán khác. Nơi nào kiểm toán viên xác định rằng có thể dựa vào hiệu lực của kiểm soát nội bộ thì thường ít phải sử dụng phương pháp kiểm toán cơ bản hơn. Trong trường hợp đó, nội dung và thời gian kiểm toán cũng có thể được giới hạn trong phạm vi hẹp hơn. Vì vậy, trắc nghiệm đạt yêu cầu tạo khả năng nâng cao hiệu quả kiểm toán.

Mục đích của trắc nghiệm đạt yêu cầu (khảo sát kiểm toán): nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán chứng minh cho các chế độ và thể thức đặc thù góp phần vào đánh giá rủi ro kiểm toán. Kiểm toán viên thực hiện khảo sát kiểm soát thông qua các phương thức kiểm soát chủ yếu là quan sát việc quản lí và sử dụng TSCĐ ở đơn vị, phỏng vấn những người có liên quan về các thủ tục và quy định của đơn vị đối với TSCĐ, kiểm soát các chứng từ sổ sách, làm lại thủ tục kiểm soát TSCĐ của đơn vị. Đối với TSCĐ mua trong kì, cần xem xét việc thực hiện đầy đủ các thủ tục xin duyệt mua, phỏng vấn các nhà lãnh đạo về việc phê chuẩn giá trị TSCĐ mua, xem xét các hồ sơ chứng từ liên quan tới TSCĐ ở phòng kế toán và phòng quản lí cơ giới của công ty, xem xét sự tách biệt giữa bộ phận quản lí và bộ phận ghi sổ TSCĐ. Đối với TSCĐ tăng qua xây dựng cơ bản, cần soát xem lại quá trình kiểm soát nội bộ của đơn vị đã thực hiện đối với quá trình tập hợp chứng từ, tính giá thành công trình. Đối với các

nghiệp vụ giảm TSCĐ, quá trình kiểm soát nội bộ diễn ra thông qua báo cáo với người lãnh đạo cao nhất về việc nhượng bán thanh lí, góp vốn liên doanh bằng TSCĐ. Các khoản về nhượng bán, thanh lí, góp vốn liên doanh phải được phê chuẩn và phù hợp với chế độ tài chính hiện hành. Các nghiệp vụ tài sản cố định phải được ghi sổ một cách đúng đắn. Kiểm toán viên phải kiểm tra toàn bộ quá trình nêu trên để xem xét hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán.

Ngoài ra, căn cứ vào mục tiêu kiểm toán và quá trình khảo sát nghiệp vụ chủ yếu, kiểm toán viên cũng thực hiện các khảo sát kiểm soát. Bảng 6.1 sẽ khái quát hóa các quá trình kiểm soát nội bộ chủ yếu và khảo sát phổ biến đối với TSCĐ.

Bảng 6.1. Quá trình kiểm soát nội bộ chủ yếu với khảo sát kiểm soát phổ biến

Mục tiêu

KSNB

Quá trình kiểm soát nội bộ chủ yếu

Các khảo sát kiểm soát phổ

biến


- TSCĐ ghi trong sổ sách hiện do

- Quan sát TSCĐ ở đơn vị và


doang nghiệp (DN) quản lí sử dụng.

xem xét sự tách biệt giữa các


Tính độc lập bộ phận quản lí TSCĐ

chức năng quản lí và ghi sổ với


và việc tách biệt bộ phận này với bộ

bộ phận bảo quản TSCĐ


phận ghi sổ.

- Kiểm tra chứng từ, sự luân

Tính hiệu

- Sự thật của công văn xin đề nghị

chuyển của chứng từ và dấu

lực

mua TSCĐ, công văn duyệt mua,

hiệu của KSNB


hợp đồng mua, biên bản bàn giao

- Kiểm tra dấu hiệu của sự hủy


TSCĐ đưa vào sử dụng và thẻ TSCĐ

bỏ.


- Các chứng từ thanh lí nhượng bán



TSCĐ được hủy bỏ, tránh việc sử



dụng lại.



Mỗi TSCĐ có một bộ hồ sơ, được

Kiểm tra tính đầy đủ của chứng


ghi chép từ khi mua, nhận TSCĐ về

từ có liên quan đến TSCĐ.

Tính đầy

đơn vị cho tới khi nhượng bán, thanh


đủ

lí TSCĐ. Việc ghi chép, tính nguyên



giá TSCĐ đều dựa trên cơ sở chứng



từ hợp lệ nêu trên.



TSCĐ thuộc sở hữu của đơn vị được

Kết hợp giữa việc kiểm tra vật


ghi chép vào khoản mục TSCĐ,

chất (kiểm kê TSCĐ) với việc

Quyền và

được doanh nghiệp quản lí và sử

kiểm tra chứng từ, hồ sơ pháp lí

nghĩa vụ

dụng. Những TSCĐ không thuộc

về quyền sở hữu của tài sản.


quyền sở hữu của doanh nghiệp thì



được ghi chép ngoài Bảng cân đối kế


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

Kiểm toán tài chính - 20

toán.



Phê chuẩn từ các nghiệp vụ tăng,

- Phỏng vấn những người có

Sự phê

giảm, trích khấu hao TSCĐ được

liên quan.

chuẩn

phân cấp đối với các nhà quản lí

- Kiểm tra dấu hiệu của sự phê


doanh nghiệp.

chuẩn.


Tất cả các chứng từ liên quan tới việc

- Xem xét dấu hiệu kiểm tra của


mua, thanh lí… TSCĐ ở đơn vị đều

hệ thống KSNB.

Chính xác máy móc

được phòng kế toán tập hơn và tính toán đúng đắn.

Việc cộng sổ chi tiết và sổ tổng hợp

- Cộng lại một số chứng từ phát sinh của TSCĐ.


TSCĐ là chính xác và được kiểm tra



đầy đủ.



Việc ghi sổ và cộng sổ TSCĐ được

Kiểm tra tính đầy đủ và kịp thời

Tính kịp

thực hiện kịp thời ngay khi có nghiệp

của việc ghi chép.

thời

vụ phát sinh và đáp ứng yêu cầu lập



báo cáo kế toán của doanh nghiệp.



- Doanh nghiệp có quy định về việc

- Phỏng vấn những người có


phân loại chi tiết TSCĐ phù hợp với

trách nhiệm để tìm hiểu quy

Phân loại và trình bày

yêu cầu quản lí.

- Các quy định về trình tự ghi sổ các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ từ sổ chi tiết đến sổ tổng hợp.

định phân loại TSCĐ trong doanh nghiệp.

- Kiểm tra hệ thống tài khoản

và sự phân loại sổ sách kế toán.



- Xem xét trình tự ghi sổ và dấu



hiệu của KSNB.


6.3. Các trắc nghiệm chi tiết

6.3.1. Các trắc nghiệm chi tiết (nghiệp vụ) và trắc nghiệm trực tiếp số dư TSCĐ

Trắc nghiệm nghiệp vụ TSCĐ: trắc nghiệm này chủ yếu tập trung vào những nghiệp vụ có nhiều nghi vấn như số liệu so sánh không phù hợp với thực tế, thiếu các yếu tố pháp lí cần thiết của chứng từ liên quan đến TSCĐ - mục tiêu của trắc nghiệm chi tiết nghiệp vụ là tìm ra những điểm bất hợp lí của nghiệp vụ, sai số trong hạch toán và những sai sót do thực hiện nghiệp vụ vô nguyên tắc. Ngoài ra, quá trình khảo sát nghiệp vụ cần tập trung xem xét một số nghiệp vụ làm tăng giảm số trích khấu hao TSCĐ nhằm thu nhập các bằng chứng chứng minh cho tính chính xác của nghiệp vụ.

Thủ tục khảo sát nghiệp vụ TSCĐ thường qua xem xét mối quan hệ giữa các tài khoản có liên quan với nhau. Kiểm toán viên tiến hành đối chiếu số liệu phát sinh của các tài khoản phản ánh TSCĐ với các tài khoản có liên quan. Chẳng hạn kiểm toán viên đối chiếu giữa TK 211, TK 213 với các TK vốn bằng tiền, TK 411 - Vốn đầu tư

của chủ sở hữu, TK 414 - Quỹ đầu tư phát triển , TK 441 nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, TK 241 - Xây dựng dở dang… để xem xét các nghiệp vụ tăng TSCĐ. Kiểm toán viên đối chiếu giữa TK 211 - TSCĐ với TK 411, TK 811 - Chi phí khác, TK 138

- Phải thu khách hàng, để thấy những biến động TSCĐ, đối chiếu giữa TK 131 - phải thu khách hàng, để thấy những biến động TSCĐ, đối chiếu giữa TK 214 - hao mòn TSCĐ với TK 627 - chi phí quản sản xuất chung, TK 641 - chi phí bán hàng, TK 642 - chi phí quản lí doanh nghiệp để thấy những biến động TSCĐ, đối chiếu giữa TK 641 - chi phí bán hàng, TK 642 - chi phí quản lí doanh nghiệp… để thấy việc hạch toán các nghiệp vụ trích khấu hao TSCĐ. Ngoài ra, thủ tục khảo sát nghiệp vụ còn được thực hiện thông qua đối chiếu giữa số dư trên các TK TSCĐ với số liệu kiểm kê thực tế.

Để thiết kế các khảo sát nghiệp vụ TSCĐ, kiểm toán viên phải thực hiện công việc sau:

- Tìm hiểu quá trình KSNB của đơn vị.

- Đánh giá mức độ rủi ro kiểm soát.

- Thiết kế các khảo sát nghiệp vụ thỏa mãn các mục tiêu kiểm toán.

Ở bước này, kiểm toán viên cần xem xét cần xem xét các thủ tục kiểm toán, xác định các khoản mục được chọn và quy mô mẫu phù hợp, vận dụng kỹ thuật lấy mẫu và tiến hành kiểm tra trên mẫu đã chọn. Kết quả của cuộc khảo sát nghiệp vụ là yếu tố quyết định chủ yếu phạm vi của các cuộc khảo sát chi tiết số dư.

Việc thiết kế khảo sát nghiệp vụ (trắc nghiệm chi tiết nghiệp vụ) TSCĐ phù hợp với mục tiêu kiểm toán được thể hiện trên bảng 6.2.

Bảng 6.2. Mục tiêu kiểm toán với khảo sát nghiệp vụ tài sản cố định


Mục tiêu kiểm toán

Khảo sát nghiệp vụ thông thường

1. Mục tiêu hiệu lực

Số liệu phản ánh giá trị TSCĐ hữu hình, vô hình và số khấu hao của những TSCĐ là có thật.

- Xem xét các chứng từ gốc, sổ nhật kí và sổ cái các TK 211, TK 213 đối với những TSCĐ có giá trị lớn và phát sinh không theo dự toán TSCĐ của đơn vị.

- Đối chiếu chiếu giữa chứng từ gốc và các số nêu trên.

- Đối chiếu giữa các sổ TSCĐ và các sổ

kế toán có liên quan.

2. Mục tiêu đầy đủ

Các nghiệp vụ tăng, giảm, khấu hao TSCĐ đều được ghi sổ đầy đủ.

- Đối chiếu hợp đồng, biên bản và các chứng từ liên quan khác với sổ nhật kí.

- Đối chiếu giữa sổ nhật kí với sổ cái

TSCĐ.

3. Quyền và nghĩa vụ.

Các TSCĐ ghi sổ đều thuộc quyền sở

- Xem xét các hợp đồng, các biên bản bàn

giao TSCĐ.


4. Sự phê chuẩn

Việc mua sắm, điều chuyển, thanh lí TSCĐ đều được phê chuẩn.

- Xem xét việc phê chuẩn có phù hợp với

chính sách của đơn vị hay không.

- Kiểm tra tính đúng đắn của chứng từ phê chuẩn.

5. Tính chính xác máy móc

Nguyên giá TSCĐ hữu hình, việc trích khấu hao TSCĐ đều được tính toán chính xác.

- Xem xét các chứng từ gốc liên quan đến

việc mua sắm, nhượng bán… và trích khấu hao TSCĐ

- Đối chiếu chứng từ với các sổ cái tài khoản có liên quan.

6. Tính kịp thời

Các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ được ghi sổ kịp thời đúng lúc.

- So sánh hợp đồng, biên bản và các

chứng từ khác với ngày tháng ghi nghiệp vụ vào sổ kế toán.

7. Phân loại và trình bày

- Đối chiếu chứng từ gốc với sổ cái của

từng loại tài khoản TSCĐ.

- Xem xét tính chính xác trong công việc ghi sổ chi tiết, so sánh với các sổ tổng hợp TSCĐ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/06/2022