Kiểm toán căn bản - 26

Uỷ ban kiểm toán, vừa có trách nhiệm trong tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ (nội kiểm), vừa có trách nhiệm tạo lập mối liên hệ với chủ thể kiểm toán tài chính (ngoại kiểm). Trong trường hợp không có hội đồng quản trị, chủ đầu tư hoặc người được uỷ quyền phụ trách chỉ có chức năng tổ chức, chỉ đạo công việc kiểm toán. Người thực hiện kiểm toán nội bộ là những kiểm toán viên không chuyên nghiệp trong đơn vị hoặc chuyên gia (giám định viên kế toán) từ bên ngoài. Từ đó có thể có 2 mô hình cơ bản là Hội đồng nội kiểm và giám định viên kế toán (hoặc giám sát viên Nhà nước).

- Mô hình: có hai mô hình cơ bản là hội đồng (hay bộ phận kiểm toán nội bộ) và giám định viên kế toán (hoặc là giám sát viên Nhà nước).

+ Hội đồng (hay bộ phận kiểm toán nội bộ): là mô hình phổ biến đặc biệt ở các nước Bắc Mỹ. Thành viên hội đồng là các kiểm toán viên không chuyên nghiệp. Số lượng và cơ cấu các thành viên tuỳ thuộc vào quy mô của đơn vị, vào nhiệm vụ kiểm toán nội bộ cụ thể trong từng thời kỳ. Hội đồng có nhiệm vụ thực hiện tất cả các công việc do uỷ ban kiểm toán giao cho kể cả việc xây dựng hoặc hoàn thành quy chế kiểm toán nội bộ, tổ chức thực hiện đều đặn và có hiệu lực quy chế đã ban hành và cả công việc đột xuất khác.

Mô hình này có nhiều ưu điểm và rất thích hợp với các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp cổ phần, hợp tác xã...Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết để phát huy ưu việt này là chất lượng đội ngũ kiểm toán viên không chuyên nghiệp.

+ Giám định viên kế toán (hoặc giám sát viên Nhà nước): là mô hình được ứng dụng phổ biến ở các xí nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Nó phát huy được thế mạnh nghề nghiệp của các chuyên gia giỏi. Tuy nhiên, trong trường hợp này chi phí kiểm toán thường cao do phải tăng thêm số lượng nhân viên. Mặt khác, do công việc kiểm toán nội bộ cũng do số ít chuyên gia có trình độ cao đảm nhiệm nên cần chú trọng bảo đảm tính khách quan, trung thực của kiểm toán viên, bằng các biên pháp bổ sung như kiểm tra chéo, định kỳ thay đổi vị trí giữa các nhân viên, tăng cường trách nhiệm của kiểm tra bên ngoài...

Ở Việt Nam hiện nay, vấn đề kiểm toán nội bộ còn mới mẻ nên cần quan tâm trước hết đến việc xây dựng đội ngũ kiểm toán viên nội bộ, đặc biệt trong quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên, việc tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ không bắt buộc đối với các doanh nghiệp tính đến thời điểm hiện nay.

CÂU HỎI ÔN TẬP


I. LÝ THUYẾT

Câu 1. Anh (chị) hãy trình bày nội dung tổ chức công tác kiểm toán.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Câu 2.Anh (chị) hãy trình bày nội dung tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ.

Câu 3.Anh (chị) hãy trình bày khái niệm kiểm toán viên? Kiểm toán viên độc lập phải có các tiêu chuẩn như thế nào?

Kiểm toán căn bản - 26

Câu 4.Anh (chị) hãy cho biết ý kiến sau đúng hay sai và giải thích ngắn gọn:

1/Ý kiến tùy thuộc của kiểm toán viên thường liên quan đến các sự kiện xảy ra ở quá khứ.

2/Ý kiến của kiểm toán viên đưa ra trên báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính là sự đảm bảo tuyệt đối rằng không có bất kỳ sự sai sót nào trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán.

3/Thư quản lý nhất thiết phải đính kèm báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính.. 4/Sau khi báo cáo tài chính được công bố phát hiện ra những sự kiện ảnh hưởng

trọng yếu đối với báo cáo tài chính vào thời điểm ký báo cáo tài chính, kiểm toán viên sẽ không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào.

5/Yếu tố tùy thuộc là yếu tố trọng yếu có ảnh hưởng nghiêm trọng tới báo cáo tài chính.

6/Số hiệu báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính là số hiệu phát hành báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính của công ty kiểm toán theo từng cuộc kiểm toán.

II. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Kiểm toán viên sẽ từ chối đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính trong trường hợp:

A. Kiểm toán viên không độc lập

B. Kiểm toán viên không chứng kiến kiểm quỹ do hợp đồng kiểm toán được ký sau ngày kết thúc năm tài chính

C. Kiểm toán viên bất đồng ý kiến với ban giám đốc

D. Công ty khách hàng thay đổi chính sách kế toán mà không thuyết minh trong báo cáo tài chính

Câu 2. Kiểm toán viên không thể chứng kiến kiểm kê nên đã tiến hành các thủ tục thay thế và đã thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp. Các khoản mục khác đều không có sai sót trọng yếu. Ý kiến của kiểm toán viên là:

A. Ý kiến chấp nhận toàn phần

B. Ý kiến chấp nhận từng phần

C. Ý kiến từ chối

D. Ý kiến không chấp nhận

Câu 3. Kiểm toán viên phát hành báo cáo từ chối cho ý kiến khi:

A. Có sự vi phạm trọng yếu các chuẩn mực trình bày trong báo cáo tài chính

B. Có sự thay đổi về chính sách kế toán áp dụng

C. Có những nghi vấn về những thông tin trọng yếu trên báo cáo tài chính mà kiểm toán viên không thể kiểm tra

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 4. Thủ tục phân tích được áp dụng ở giai đoạn:

A. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

B. Giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán

C. Giai đoạn hoàn thành kiểm toán

D. Cả câu A, B, C đều đúng

Câu 5. Ý kiến của kiểm toán viên ngoại trừ do hạn chế về phạm vi kiểm toán cần được lí giải trong:

A. Phần thuyết minh báo cáo tài chính

B. Báo cáo kiểm toán

C. Cả thuyết minh báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán

D. Cả báo cáo tài chính (ngay sau phần đầu đề của những mục hoặc những khoản mục mà không thể được xác minh) và báo cáo kiểm toán

Câu 6. Một công ty khách hàng đã thay đổi các thông lệ trong việc kế toán trong suốt năm, gây ảnh hưởng trọng yếu lên các báo cáo tài chính khiến chúng có những sai sót nghiêm trọng và không phù hợp với các nguyên tắc kế toán. Các kiểm toán viên kiểm tra những báo cáo tài chính này nên:

A. Đưa ra ý kiến trái ngược và các lý do

B. Đưa ra các ý kiến với sự tôn trọng các chuẩn mực nhất quán và trong phần thuyết minh của báo cáo, giải thích những thay đổi và tác động của chúng lên thu nhập thuần

C. Từ chối phát biểu ý kiến và từ đó đưa ra lí do

D. Đưa ra các ý kiến với sự tôn trọng chuẩn mực nhất quán, dựa vào thuyết minh báo cáo tài chính để đáp ứng các yêu cầu khai báo

Câu 7. Báo cáo kiểm toán là hình thức biểu hiện trực tiếp của :

A. Chức năng kiểm toán

B. Kết luận kiểm toán

C. Thư hẹn kiểm toán

D. Cả câu A và B đều đúng

Câu 8. Trong kiểm toán tài chính, có những điểm chưa được xác minh rò ràng hoặc còn có những sự kiện chưa thể giải quyết xong trước khi kết thúc kiểm toán thì kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến loại:

A. Chấp nhận toàn bộ

B. Loại trừ (chấp nhận từng phần)

C. Từ chối

D. Bác bỏ

Câu 9. Khi kiểm toán báo cáo tài chính, ý kiến bác bỏ được đưa ra khi:

A. Không thực hiện được hợp đồng kiểm toán do điều kiện khách quan mang lại

B. Không chấp nhận toàn bộ báo cáo tài chính

C. Có những điểm xác minh chưa được rò ràng hoặc có những sự kiện, hiện tượng chưa thể giải quyết xong trước khi kết thúc kiểm toán

D. Cả ba câu trên đều sai

Câu 10. Báo cáo của kiểm toán viên nội bộ là báo cáo:

A. Có giá trị pháp lý hơn báo cáo của kiểm toán viên độc lập vì nó được chủ doanh nghiệp rất tin tưởng

B. Có giá trị pháp lý hơn báo cáo kiểm toán Nhà nước vì tổ chức kiểm toán nội bộ độc lập với bộ phận được kiểm tra

C. Có giá trị pháp lý hơn các báo cáo kiểm toán khác vì bộ phận kiểm toán nội bộ được uỷ quyền bởi người lãnh đạo cao nhất trong đơn vị

D. Cả câu A và C

Câu 11. Trong quá trình thực hành kiểm toán, khi kiểm toán viên chưa có bằng chứng cụ thể về các sai phạm trong hoạt động tài chính kế toán của doanh nghiệp thì kiểm toán viên sử dụng:

A. Bảng kê chênh lệch

B. Bảng kê xác minh

C. Bảng kê sai sót

D. Tất cả các câu trên đều sai

Câu 12.Trong trường hợp phạm vi kiểm toán bị giới hạn thì ý kiến đưa ra của kiểm toán viên có thể là:

A. Ý kiến không chấp nhận

B. Ý kiến từ chối

C. Ý kiến chấp nhận từng phần

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 13. Kết cấu và hình thức của một báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính được trình bày theo:

A. Quy định của Bộ tài chính

B. Quy định của chuẩn mực kiểm toán

C. Tùy theo quy mô của cuộc kiểm toán

D. Tất cả ý kiến trên đều sai

Câu 14. Ngôn ngữ trình bày trên báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính của công ty kiểm toán hoạt động tại Việt Nam là:

A. Tiếng Việt Nam

B. Tiếng Anh

C. Bất cứ thứ tiếng nào đã được thỏa thuận trên hợp đồng kiểm toán

D. Cả A và C

Câu 15. Trong trường hợp phạm vi công việc kiểm toán bị giới hạn, thiếu thông tin liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục thì ý kiến của kiểm toán viên đưa ra là:

A. Ý kiến chấp nhận toàn phần

B. Ý kiến chấp nhận một phần

C. Ý kiến từ chối

D. Ý kiến trái ngược

Câu 16. Sau khi đơn vị được kiểm toán phát hành báo cáo tài chính, kiểm toán viên phát hiện những sự kiện ảnh hưởng trọng yếu tới báo cáo tài chính, thảo luận với thủ trưởng đơn vị, có ý kiến không đồng ý. Kiểm toán viên phải thông báo đến ai về những hành động mà kiểm toán viên thực hiện để ngăn ngừa khả năng sử dụng một báo cáo tài chính đã phát hành có chứa sai phạm trọng yếu chưa được phát hiện:

A. Kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán

B. Cơ quan chức năng

C. Người có trách nhiệm cao nhất tại đơn vị

D. Công an kinh tế

Câu 17.Người nhận báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính là:

A. Hội đồng quản trị

B. Giám đốc

C. Cổ đông đơn vị được kiểm toán

D. Cả A,B,C đều đúng

Câu 18. Thuật ngữ “ngoại trừ”được sử dụng trong:

A. Ý kiến chấp nhận toàn phần

B. Ý kiến chấp nhận từng phần

C. Ý kiến từ chối

D. Ý kiến không chấp nhận

Câu 19. Kiểm toán viên phải mô tả rò ràng trong báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính những lý do dẫn đến ý kiến:

A. Ý kiến chấp nhận toàn phần

B. Ý kiến chấp nhận từng phần

C. Ý kiến từ chối

D. Cả B,C đều đúng

Câu 20. Theo liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) thì báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính được trình bày:

A. Bằng miệng hoặc bằng văn bản

B. Bằng miệng

C. Bằng văn bản và tuân thủ các quy định về nội dung và hình thức

D. Không câu nào đúng

Câu 21. Trong báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính phải có chữ ký của:

A. Kiểm toán viên chịu trách nhiệm kiểm toán

B. Giám đốc (hay người được ủy quyền) của công ty kiểm toán chịu trách nhiệm phát hành báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính

C. Giám đốc của đơn vị được kiểm toán

D. Cả A và B

Câu 22. Thực hiện kế hoạch kiểm toán là quá trình sử dụng:

A. Các phương pháp kĩ thuật thích ứng với đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán

B. Các phương pháp lí luận thích ứng với đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán

C. Các phương pháp kĩ thuật thích ứng để thực hiện công việc kiểm toán khoa học hơn

D. Cả A và B đều đúng

Câu 23. Xác nhận mở là xác nhận:

A. Yêu cầu minh chứng cho những dữ liệu do khách hàng cung cấp

B. Chỉ yêu cầu trả lời đúng hoặc sai để chứng minh cho dữ liệu cần xác nhận

C. Yêu cầu cung cấp thông tin cho những dữ liệu được cung cấp

D. Yêu cầu trả lời khi người xác nhận không đồng ý với thông tin đưa ra Câu 24. Trong các thứ tự sau đây về độ tin cậy của bằng chứng, thứ tự nào đúng:

A. Thư giải trình của giám đốc> các biên bản họp nội bộ của đơn vị>thư xác nhận công nợ

B. Thư xác nhận công nợ>bảng lương của đơn vị có ký nhận>sổ phụ ngân hàng

C. Biên bản kiểm kê quỹ có chữ ký của kiểm toán viên>các phiếu chi>hóa đơn của nhà cung cấp

D. Cả A, B, C đều sai

Câu 25.Thu thập thông tin trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán có thể được thực hiện thông qua các công việc cụ thể như sau:

A. Điều tra (tiếp xúc, hỏi han) các cá nhân cụ thể thuộc khách thể kiểm toán

B. Điều tra thực tế (tiếp xúc, hỏi han) các cá nhân cụ thể không nhất thiết phải thuộc khách thể kiểm toán

C. Gửi thư nhờ xác nhận về tình hình cụ thể của khách thể kiểm toán mà kiểm toán viên quan tâm

D. Xem xét các tài liệu, ghi chép của khách thể kiểm toán

Câu 26. Việc thu thập báo cáo kiểm toán trước và trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán chủ yếu là nhằm giúp kiểm toán viên:

A. Xem xét liệu các kiến nghị trong lần kiểm toán trước có được vận dụng trong kỳ kế toán hay không

B. Có nhận định sơ bộ về tình hình tài chính-kế toán của khách thể kiểm toán

C. Khoanh vùng những sai sót có thể cần tập trung trong cuộc kiểm toán lần này.

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 27. Chuẩn bị kiểm toán là giai đoạn:

A. Là giai đoạn đầu tiên cần thiết cho một cuộc kiểm toán, giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán chu đáo, chuẩn xác sẽ giúp cho tiến hành giai đoạn sau có kết quả tốt, vì vậy giai đoạn này được coi là giai đoạn chuẩn bị

B. Là giai đoạn cuối cùng cần thiết cho một cuộc kiểm toán, giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán chu đáo, chuẩn xác sẽ giúp cho tiến hành giai đoạn sau có kết quả tốt, vì vậy giai đoạn này được coi là giai đoạn chuẩn bị

C. Là sự khái quát kết quả thực hiện các chức năng kiểm toán trong từng cuộc kiểm toán cụ thể

D. Cả A, C đều đúng

Câu 28. Thực hành kiểm toán là giai đoạn:

A. Là quá trình thực hiện đồng bộ các công việc đã ấn định trong kế hoạch, quy trình kiểm toán để thu thập các bằng chứng kiểm toán phục vụ cho việc đưa ra các kết luận của kiểm toán viên

B. Là giai đoạn đầu tiên cần thiết cho một cuộc kiểm toán, giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán chu đáo, chuẩn xác sẽ giúp cho tiến hành giai đoạn sau có kết quả tốt, vì vậy giai đoạn này được coi là giai đoạn chuẩn bị

C. Là sự khái quát kết quả thực hiện các chức năng kiểm toán trong từng cuộc kiểm toán cụ thể

D. Cả A, B đều đúng

Câu 29. Kết thúc kiểm toán là giai đoạn:

A. Là quá trình thực hiện đồng bộ các công việc đã ấn định trong kế hoạch, quy trình kiểm toán để thu thập các bằng chứng kiểm toán phục vụ cho việc đưa ra các kết luận của kiểm toán viên

B. Là giai đoạn đầu tiên cần thiết cho một cuộc kiểm toán, giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán chu đáo, chuẩn xác sẽ giúp cho tiến hành giai đoạn sau có kết quả tốt, vì vậy giai đoạn này được coi là giai đoạn chuẩn bị

C. Là sự khái quát kết quả thực hiện các chức năng kiểm toán trong từng cuộc kiểm toán cụ thể

D. Cả A, B đều đúng

Câu 30. Thứ tự của qui trình kiểm toán báo cáo tài chính bao gồm:

A. Chuẩn bị kiểm toán, thực hành kiểm toán, kết thúc kiểm toán

B. Thực hành kiểm toán, kết thúc kiểm toán, chuẩn bị kiểm toán

C. Kết thúc kiểm toán, chuẩn bị kiểm toán, thực hành kiểm toán

D. Cả A, B, C đều đúng

III. BÀI TẬP

Câu 1.Ông A là kiểm toán viên nhà nước được giao nhiệm vụ thực hiện Kiểm toán tại doanh nghiệp Z (doanh nghiệp nhà nước). Qua tìm hiểu kế toán trưởng của doanh nghiệp Z biết được rằng ông A chính là anh trai của cô B-hiện đang là phó phòng kiểm toán .Kế toán trưởng nhờ cô B chuyển 3000$ cho ông A để nhờ ông ta cung cấp một số thông tin liên quan đến kế hoạch công tác của đoàn kiểm toán sắp đến.

Nếu như ông A nhận tiền nhưng chưa cung cấp thông tin thì căn cứ vào Luật kiểm toán nhà nước theo anh (chị) ông ta có vi phạm điều gì không ? Nếu bị phát hiện ông ta sẽ bị xử lý như thế nào?

Câu 2. Kế toán tổng hợp của công ty đã nghỉ việc hai tháng trước ngày kết thúc niên độ và cho đến ngày lập Báo cáo tài chính, công ty vẫn chưa tìm được người thay thế. Do đó, những nghiệp vụ phát sinh trong hai tháng cuối cùng của niên độ đó không được ghi nhận vào sổ sách. Vì vậy, công ty đã nhờ Kiểm toán viên giữ sổ kế toán, lập Báo cáo tài chính và sau đó tiến hành kiểm toán Báo cáo tài chính, Kiểm toán viên đã đồng ý. Kiểm toán viên làm đúng hay sai trong tình huống trên?

Câu 3. Ông A là kiểm toán viên nhà nước được giao nhiệm vụ thực hiện Kiểm toán tại doanh nghiệp Z (DNNN). Qua tìm hiểu kế toán trưởng của doanh nghiệp Z biết được rằng ông A chính là anh trai của cô B – hiện đang là phó phòng kiểm toán.

Kế toán trưởng nhờ cô B chuyển 3000$ cho ông A để nhờ ông ta cung cấp một số

thông tin liên quan đến kế hoạch công tác của đoàn kiểm toán sắp đến .

Nếu như ông A nhận tiền nhưng chưa cung cấp thông tin thì căn cứ vào Luật Kiểm toán Nhà nước theo anh (chị) ông ta có vi phạm điều gì không ? Nếu bị phát hiện ông ta sẽ bị xử lý như thế nào ?

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/06/2022