Kiểm toán căn bản - 21


3

Ngân hàng Đông Á

3.719

4

Ngân hàng Vietcombank

2.804

5

Ngân hàng Techcombank

12.097

6

Ngân hàng Sacombank

6.981

7

Ngân hàng Agribank

15.124

8

Ngân hàng SHB

4.730

9

Ngân hàng Seabank

9.880

10

Ngân hàng Phương Nam

12.600

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Kiểm toán căn bản - 21

Giải:

Bước 1: Cộng dồn.


TT

Nhà cung cấp

Số tiền

Số cộng dồn

1

Ngân hàng INDOVINA

3.946

3.946

2

Ngân hàng P&G

17.284

21.230

3

Ngân hàng Đông Á

3.719

24.949

4

Ngân hàng Vietcombank

2.804

27.753

5

Ngân hàng Techcombank

12.097

39.850

6

Ngân hàng Sacombank

6.981

46.831

7

Ngân hàng Agribank

15.124

61.955

8

Ngân hàng SHB

4.730

66.685

9

Ngân hàng Seabank

9.880

76.565

10

Ngân hàng Phương Nam

12.600

89.165


Bước 2:Định dạng tổng thể ( 3.946 – 89.165). Bước 3:Mối quan hệ 5/5.

Bước 4: - Lộ trình: Xuôi theo cột.

- Điểm xuất phát: Dòng 5; Cột 2.

- Không chấp nhận mẫu trùng.

- Chọn số có khoảng cách nhỏ hơn. Bước 5: Chọn mẫu.

Khoảng cách

Số tiền

Nhà cung cấp

Ghi chú

39975

39975-39850 =125

46831-39975 =6856

39850

Ngân hàng Techcombank


06907

06907-03946 =2961

21230-06907 =14323

3946

Ngân hàng INDOVINA


72905

72905-66685 =6220

76565-72905 =3660

76565

Ngân hàng Seabank


14342

14342-03946 =10396

21230-14342 =6888

21230

Ngân hàng P&G


36857

36857-27753=9104

39850-36857=2993

39850

Ngân hàng Techcombank

(Loại)

69578

69578-66685=2893

76565-69578=6987

66685

Ngân hàng SHB


Số NN

Vậy Kiểm toán viên cần gửi 5 thư xác nhận đến: Ngân hàng Techcombank, Ngân hàng INDOVINA,Ngân hàng Seabank, Ngân hàng P&G,Ngân hàng SHB

-Kỹ thuật 2: Chọn mẫu có hệ thống:

Kiểm toán viên muốn chọn ra 5 Khoản phải trả từ tổng thể 10 Khoản phải trả để kiểm toán.Lộ trình xuôi theo cột từ trên xuống, điểm xuất phát: Dòng 5, Cột 2 không chấp nhận mẫu trùng và chọn số có khoảng cách nhỏ hơn.

STT

Nhà cung cấp

Số tiền

1

Ngân hàng INDOVINA

3.946

2

Ngân hàng P&G

17.284

3

Ngân hàng Đông Á

3.719

4

Ngân hàng Vietcombank

2.804

5

Ngân hàng Techcombank

12.097

6

Ngân hàng Sacombank

6.981

7

Ngân hàng Agribank

15.124

8

Ngân hàng SHB

4.730

9

Ngân hàng Seabank

9.880

10

Ngân hàng Phương Nam

12.600

Bước 1: Cộng dồn.


TT

Nhà cung cấp

Số tiền

Số cộng dồn




1

Ngân hàng INDOVINA

3.946

3.946

2

Ngân hàng P&G

17.284

21.230

3

Ngân hàng Đông Á

3.719

24.949

4

Ngân hàng Vietcombank

2.804

27.753

5

Ngân hàng Techcombank

12.097

39.850

6

Ngân hàng Sacombank

6.981

46.831

7

Ngân hàng Agribank

15.124

61.955

8

Ngân hàng SHB

4.730

66.685

9

Ngân hàng Seabank

9.880

76.565

10

Ngân hàng Phương Nam

12.600

89.165



Bước 2: Định dạng tổng thể ( 3.946 – 89.165). Bước 3: Mối quan hệ 5/5.

Bước 4:

- Lộ trình: Xuôi theo cột.

- Điểm xuất phát: Dòng 5; Cột 2.

- Không chấp nhận mẫu trùng.

- Chọn số có khoảng cách nhỏ hơn Bước 5:Chọn mẫu.

Số NN

Khoảng cách

Số tiền

Nhà cung cấp

Ghi chú

39975

39975-39850 =125

46831-39975 =6856

39850

Ngân hàng Techcombank


06907

06907-03946 =2961

21230-06907 =14323

3946

Ngân hàng INDOVINA


72905

72905-66685 =6220

76565-72905 =3660

76565

Ngân hàng Seabank


14342

14342-03946 =10396

21230-14342 =6888

21230

Ngân hàng P&G


36857

36857-27753=9104

39850-36857=2993

39850

Ngân hàng Techcombank

(Loại)

69578

69578-66685=2893

76565-69578=6987

66685

Ngân hàng SHB


Vậy Kiểm toán viên cần gửi 5 thư xác nhận đến: Ngân hàng Techcombank, Ngân hàng INDOVINA,Ngân hàng Seabank, Ngân hàng P&G,Ngân hàng SHB.

Chú ý:

- Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo đơn vị tiền tệ đã chú ý tới quy mô (một biểu hiện của tính trọng yếu), nên đã khắc phục được nhược điểm của phương pháp này trong chọn mẫu theo đơn vị hiện vật. Chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ ta vẫn chấp nhận sự lặp lại của mẫu, còn chọn mẫu theo đơn vị hiện vật thì thường không chấp nhận mẫu lặp lại.Do vậy, chọn mẫu ngẫu nhiên theo đơn vị tiền tệ được ứng dụng khá rộng rãi.

-Trên thực tế, chương trình vi tính cũng được ứng dụng rỗng rãi cho chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ.

-Kết quả của chọn mẫu ngẫu nhiên theo đơn vị tiền tệ cho thấy, các phần tử được chọn thường là những khoản mục có số tiền lớn, đặc biệt là trong những trường hợp có bước nhảy đột biến về mặt lượng tiền. Trong trường hợp các khoản mục trong tổng thể có tính chất giống nhau (tiền mặt, doanh thu bán hàng, hàng tồn kho..) lúc đó khoản mục nào có số tiền lớn hơn thì sẽ có nhiều khả năng được chọn. Từ đó kiểm toán viên sẽ chọn được những khoản mục trọng yếu.

Ngược lại nếu các khoản mục không có tính chất giống nhau về tính trọng yếu biểu hiện qua số tiền (ví dụ các khoản mục trong bảng cân đối kế toán), chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ có thể không phát huy được ưu điểm nói trên. Đặc biệt là những khoản mục có số dư bằng 0 sẽ không có cơ hội được chọn ngay cả khi nó bị xuyên tạc do gian lận. Tương tự như vậy khoản mục có giá trị nhỏ cũng ít có cơ hội được chọn. Chính vì vậy kiểm toán viên cần kiểm tra riêng những khoản mục có số dư nhỏ hoặc bằng 0, nếu thấy cần thiết.

Vấn đề phức tạp hơn là tình huống của các số dư âm, (ví dụ như số dư Có của khoản phải thu, số sư Nợ của khoản phải trả). Nếu đưa vào mẫu chọn, khi xử lý vào khoản cộng dồn phải là số tuyệt đối song sẽ rất phức tạp khi đánh giá. Vì vậy trường hợp này thường không đưa vào trường hợp chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ mà dùng phương pháp khác để chọn mẫu kiểm toán.

2/Chọn mẫu phi thống kê

Trong chọn mẫu phi thống kê theo đơn vị tiền tệ, kiểm toán viên cũng sử dụng 2 kỹ thuật giống như trong chọn mẫu phi thống kê theo đơn vị hiện vật (chọn mẫu theo khối và chọn mẫu theo nhận định nhà nghề).

Tuy nhiên, kỹ thuật chọn mẫu phi thống kê theo đơn vị tiền tệ khác so với đơn vị hiện vật ở điểm kiểm toán viên sẽ lựa chọn căn cứ số tiền của các phần tử.

Ví dụ: Kiểm tra các nghiệp vụ chi tiền trong tháng 1/N có giá trị trên 5 triệu đồng.

CÂU HỎI ÔN TẬP


I. LÝ THUYẾT

Câu 1.Anh (chị) hãy trình bày khái niệm, phân loại của hệ thống phương pháp kiểm toán chứng từ.

Câu 2.Anh (chị) hãy trình bày khái niệm, phân loại của hệ thống phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ.

Câu 3.Anh (chị) hãy trình bày khái niệm chọn mẫu kiểm toán, phương pháp chọn mẫu thống kê theo đơn vị hiện vật.

Câu 4.Anh (chị) hãy cho biết ý kiến sau đúng hay sai và giải thích ngắn gọn: 1/Vấn đề trung tâm của chọn mẫu kiểm toán là phải chọn được mẫu đại diện. 2/Chọn mẫu ngẫu nhiên là phương pháp chọn khách quan nhằm đảm bảo cho

mọi phần tử cấu thành tổng thể có khả năng như nhau trong việc hình thành mẫu chọn. 3/Trong phương pháp chọn mẫu hệ thống, ta chỉ cần biết quy mô mẫu cần chọn

mà không cần biết quy mô của tổng thể.

4/Cách chọn mẫu theo phán đoán chủ quan và không dựa theo phương pháp máy móc, khách quan được gọi chung là chọn mẫu phi xác suất.

5/Chọn mẫu theo khối là một trong những phương pháp chọn mẫu phi xác suất. 6/Phương pháp chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ mất rất nhiều thời gian vì phải cộng

dồn lũy kế số tiền của các khoản mục trong tổng thể nên không được khuyến khích sử dụng rộng rãi trong ứng dụng chọn mẫu kiểm toán.

II. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Phương pháp kiểm toán là:

A. Được xây dựng phù hợp với đối tượng kiểm toán

B. Không nhất thiết phải hoàn toàn dựa vào đối tượng kiểm toán

C. Nhất thiết phải dựa vào đối tượng kiểm toán

D. Được xây dựng trên cơ sở phép biện chứng duy vật, phương pháp kỹ thuật chung và đặc điểm của đối tượng kiểm toán

Câu 2.Phương pháp kiểm toánchỉ:

A. Bao gồm các phương pháp của kế toán

B. Bao gồm các phương pháp của phân tích hoạt động kinh doanh

C. Bao gồm phương pháp của toán, thống kê

D. Bao gồm phương pháp kiểm toán chứng từ và phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ

Câu 3. Phương pháp kiểm toán là phương pháp:

A. Đồng nhất với phương pháp kế toán

B. Bị bao trùm bởi phương pháp kế toán vì khoa học kế toán là nguồn gốc của khoa học kiểm toán

C. Không liên quan tới các phương pháp kế toán

D. Có kế thừa phương pháp kế toán dựa trên những cơ sở phương pháp luận chung (phép biện chứng) và phương pháp kỹ thuật chung (toán học)

Câu 4. Trong các cuộc kiểm toán, khi kiểm toán viên nhận thấy chỉ số hàng bán kỳ này tăng lên rò rệt thì kiểm toán viên thường liên tưởng ngay tới chỉ số hàng tồn kho, doanh thu bán hàng và vốn bằng tiền và kiểm toán viên biết rằng hàng tồn kho trong kỳ giảm xuống, doanh thu bán hàng tăng lên, phải thu của khách hàng tăng lên. Theo cách đó ta nói kiểm toán viên đã sử dụng:

A. Phương pháp kiểm toán cân đối

B. Phương pháp kiểm kê

C. Phương pháp đối chiếu trực tiếp

D. Phương pháp đối chiếu logic

Câu 5. Phân hệ các phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ được áp dụng:

A. Để kiểm toán thực trạng hoạt động tài chính chưa được phản ánh trên tài liệu kế toán

B. Đối với sổ sách kế toán là chủ yếu

C. Tất cả các câu trên đều sai

D. Tất cả các câu trên đều đúng

Câu 6. Trong hoạt động kinh doanh, có rất nhiều nghiệp vụ đồng chất. Do vậy hiểu được bản chất của nghiệp vụ đại diện có thể suy ra cho các nghiệp vụ tương tự. Dựa vào đó, trong hệ thống các phương pháp của kiểm toán đã nảy sinh:

A. Phương pháp kiểm toán cân đối

B. Phương pháp đối chiếu logic

C. Phương pháp chọn mẫu xác suất

D. Phương pháp đối chiếu trực tiếp

Câu 7. Phương pháp kiểm toán chứng từ gồm:

A. Phương pháp kiểm toán cân đối

B. Phương pháp đối chiếu trực tiếp

C. Phương pháp đối chiếu logic

D. Cả ba phương pháp trên

Câu 8. Phân hệ phương pháp kiểm toán chứng từ:

A. Áp dụng để kiểm toán các tài liệu kế toán

B. Áp dụng đối với mọi đối tượng kiểm toán

C. Tất cả các câu trên đều sai

D. Tất cả các câu trên đều đúng

Câu 9. Phương pháp kiểm toán đối chiếu trực tiếp gồm đối chiếu về lượng trên cùng một chỉ tiêu của:

A. Kỳ này với một hoặc nhiều kỳ trước

B. Nhiều giấy tờ, sổ sách, chứng từ khác nhau

C. Thực tế với kế hoạch và dự báo của công ty

D. Tất cả các câu trên đều đúng

Câu 10. Trong các đối chiếu sau, hãy chỉ ra đối chiếu nào thuộc đối chiếu trực tiếp:

A. Đối chiếu trị số của chỉ tiêu với trị số của các yếu tố cấu thành trên nên chỉ tiêu

đó

B. Đối chiếu trị số của cùng một chỉ tiêu trong cùng một thời kỳ trên các chứng

từ khác nhau

C. Tất cả 2 câu trên đều không thuộc đối chiếu trực tiếp

D. Tất cả 2 câu trên thuộc đối chiếu trực tiếp

Câu 11. Một lần kiểm toán các nghiệp vụ tiền mặt, kiểm toán viên N đã đối chiếu con số của cùng một chứng từ số hiệu 352, với nhiều liên và được lưu trữ ở nhiều địa điểm khác nhau, phát hiện thấy số liệu không khớp nhau. Trong trường hợp như vậy, có ý kiến cho rằng kiểm toán viên N đã sử dụng phương pháp đối chiếu logic. Vậy theo anh (chị) thì ý kiến đó:

A. Đúng

B. Sai

C. Chưa có cơ sở để kết luận đúng hay sai

D. Không đúng, nhưng chưa hiểu là sai Câu 12. Phương pháp kiểm toán đối chiếu logic:

A. Sử dụng phương pháp đối ứng tài khoản của kế toán để phân tích nội dung được hạch toán

B. Sử dụng phương pháp của phân tích hoạt động kinh doanh để phân tích nội dung được hạch toán

C. Cả hai câu trên đều sai

D. Cả hai câu trên đều đúng

Câu 13. Khi tiến hành kiểm toán tài khoản tiền gửi ngân hàng, kiểm toán viên tiến hành đối chiếu số dư cuối năm trên sổ chi tiết, trên bảng cân đối kế toán, giấy báo có tiền gửi ngân hàng tại ngày cuối năm, thư xác nhận tiền gửi ngân hàng. Theo cách đó, kiểm toán viên đã sử dụng:

A. Phương pháp đối chiếu logic

B. Phương pháp đối chiếu trực tiếp

C. Phương pháp kiểm toán cân đối

D. Phương pháp điều tra

Câu 14. Phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ gồm:

A. Phương pháp kiểm kê

B. Phương pháp kiểm toán cân đối

C. Phương pháp điều tra

D. Tất cả các câu trên đều đúng

Câu 15. Trong các cuộc kiểm toán, khi kiểm toán viên nhận thấy rằng tài sản số định tăng lên rò rệt thì kiểm toán viên suy luận đến vốn bằng tiền giảm, xây dựng cơ bản dở dang giảm, phải trả nhà cung cấp tăng và vay dài hạn tăng. Qua kiểm toán, kiểm toán viên biết rằng vay dài hạn tăng lên. Vậy theo cách đó, kiểm toán viên đã áp dụng phương pháp kiểm toán:

A. Phương pháp kiểm toán cân đối

B. Phương pháp đối chiếu logic

C. Phương pháp đối chiếu trực tiếp

D. Phương pháp tính toán

Câu 16. Phương pháp rà soát số liệu được hiểu là:

A. Phương pháp kiểm toán cân đối

B. Phương pháp đối chiếu logic và đối chiếu trực tiếp

C. Phương pháp điều tra D.Tất cả các câu trên đều sai

Câu 17. Các kiểm toán viên cần chọn mẫu kiểm toán vì:

A. Đó là quy định bắt buộc đã được quy định bởi chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận rộng rãi đối với các cuộc kiểm toán.

B. Đó là cách duy nhất mà kiểm toán viên có thể sử dụng trong ứng dụng kiểm

toán

C. Họ có thể thực hiện kiểm toán một cách có hiệu quả trong một khoảng thời

gian ngắn và thông qua kết quả kiểm tra chọn mẫu để suy rộng cho cả tổng thể

D. Chọn mẫu kiểm toán sẽ làm tính hiệu lực kiểm toán cao

Câu 18. Trong ứng dụng chọn mẫu kiểm toán, kiểm toán viên thực hiện các bước kiểm toán trên:

A. Các báo cáo tài chính trong mọi cuộc kiểm toán

B. Các tài liệu kế toán cho mọi cuộc kiểm toán

C. Toàn bộ tổng thể để có được ý kiến về tổng thể đó

D. Tất cả ba câu trên đều sai

Câu 19. Nếu khả năng của mọi phần tử trong tổng thể được chọn vào mẫu là như nhau thì đó là cách chọn:

A. Hệ thống

B. Phi xác suất

Xem tất cả 216 trang.

Ngày đăng: 29/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí