Bảng 3.6. Mức độ đáp ứng với phác đồ tân bổ trợ ECX/ECF trong UTDD có thể phẫu thuật theo RECIST 1.1.
ECX/ECF(n=30) | ||
Số BN | % | |
Một phần | 28 | 93,33 |
Hoàn toàn | 1 | 3,33 |
Ổn định | 1 | 3,33 |
Tiến triển | 0 | 0,00 |
Không đánh giá được | 0 | 0,00 |
Có thể bạn quan tâm!
- Khảo sát tình hình sử dụng phác đồ tân bổ trợ trong điều trị ung thư dạ dày có thể phẫu thuật tại Bệnh viện K - 2
- Các Phác Đồ Tân Bổ Trợ Trong Điều Trị Ung Thư Dạ Dày Có Thể Phẫu Thuật
- Khả Năng Đáp Ứng Với Phác Đồ Tân Bổ Trợ Dựa Trên Recist 1.1
- Đặc Điểm Sử Dụng Phác Đồ Hóa Trị Tân Bổ Trợ
- Khảo sát tình hình sử dụng phác đồ tân bổ trợ trong điều trị ung thư dạ dày có thể phẫu thuật tại Bệnh viện K - 7
- Khảo sát tình hình sử dụng phác đồ tân bổ trợ trong điều trị ung thư dạ dày có thể phẫu thuật tại Bệnh viện K - 8
Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.
Nhận xét: Trong nhóm đối tượng sử dụng phác đồ ECX/ECF chủ yếu đáp ứng một phần với phác đồ (93,33%).
Bảng 3.7. Biến cố bất lợi của các phác đồ tân bổ trợ ECX/ECF trong ung thư dạ dày có thể phẫu thuật dựa trên lâm sàng
ECX/ECF(n=30) Số BN (%) | ||
Độ 1-2 | Độ 3-4 | |
Nôn | 4(13,33%) | 2(6,67%) |
Tiêu chảy | 1(3,33%) | 0(0,00%) |
Mệt mỏi | 5(16,67%) | 0(0,00%) |
Sốt | 2(6,67%) | 0(0,00%) |
Bệnh lý thần kinh ngoại vi | 0(0,00%) | 0(0,00%) |
Nhận xét: Trong 30 BN sử dụng phác đồ ECX/ECF, ghi nhận 2 trường hợp (6,67%) nôn độ 4, ngoài ra không gặp trường hợp nào ghi nhận biến cố độ 3,4 khác trên lâm sàng. Các biến cố độ 1,2 được ghi nhận bao gồm nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, sốt.
Bảng 3.8. Biến cố bất lợi của phác đồ tân bổ trợ ECX/ECF trong ung thư dạ có thể phẫu thuật dựa trên cận lâm sàng
ECX/ECF(n=30) Số BN (%) | ||
Độ 1-2 | Độ 3-4 | |
Giảm tiểu cầu | 6(20,00%) | 1(3,33%) |
Thiếu máu | 19(63,33%) | 5(16,67%) |
Giảm bạch cầu | 1(3,33%) | 1(3,33%) |
Giảm bạch cầu trung tính | 6(20,00%) | 8(26,67%) |
Nhận xét: Trong phác đồ ECX/ECF, các biến cố lâm sàng độ 3,4 ghi nhận gồm: 1 BN (3,33%) giảm tiểu cầu, 5 BN (16,67%) thiếu máu, 1 BN (3,33%) giảm bạch cầu, 8 BN (26,67%) giảm bạch cầu trung tính. Các biến cố cận lâm sàng độ 1,2 cũng bao gồm: Giảm tiểu cầu, thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính.
3.2.2. Tình hình sử dụng phác đồ tân bổ trợ FLOT trên đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.9. Số chu kỳ hóa trị tân bổ trợ FLOT mà bệnh nhân đã hoàn thành
FLOT(n=30) | ||
Số BN | % | |
1 | 0 | 0,00 |
2 | 1 | 3,33 |
3 | 1 | 3,33 |
4 | 28 | 93,33 |
Tổng số chu kỳ hóa trị liệu | 117 |
Nhận xét: Trong nhóm đối tượng sử dụng phác đồ FLOT chủ yếu hoàn thành đủ 4 chu kỳ hóa trị (93,33%). Một BN hoàn thành 2 chu kỳ hóa trị và một BN hoàn thành 3 chu kỳ hóa trị.
Bảng 3.10. Tính phù hợp về liều dùng của thuốc trong phác đồ FLOT so với khuyến cáo của Bộ Y Tế
Số lần sử dụng | Số lần sử dụng phù hợp với khuyến cáo của Bộ Y Tế | |
Fluorouracil | 117 | 0 |
Oxaliplatin | 117 | 117 |
Doxetacel | 117 | 117 |
Nhận xét: Trong phác đồ FLOT, không có lần nào sử dụng liều fluorouracil 1200mg/m2 truyền tĩnh mạch 24 giờ vào ngày 1 và ngày 2 theo như “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị UTDD” của Bộ Y Tế năm 2020 mà sử dụng theo nghiên cứu trong phác đồ FLOT4 cũng như trong khuyến cáo của ESMO và NCCN [10, 39, 40]. Đối với oxaliplatin và doxetacel, không có lần nào điều chỉnh liều khác so với khuyến cáo của Bộ Y Tế.
Bảng 3.11.. Mức độ đáp ứng với các phác đồ tân bổ trợ FLOT trong ung thư dạ dày có thể phẫu thuật theo RECIST 1.1
FLOT(n=30) | ||
Số BN | % | |
Một phần | 29 | 96,67 |
Hoàn toàn | 1 | 3,33 |
Ổn định | 0 | 0,00 |
Tiến triển | 0 | 0,00 |
Không đánh giá được | 0 | 0,00 |
Nhận xét: Trong nhóm đối tượng sử dụng phác đồ FLOT chủ yếu đáp ứng một phần với phác đồ (96,67%). Đáp ứng hoàn toàn với phác đồ chỉ ghi nhận 1 BN.
Bảng 3.12. Biến cố bất lợi của các phác đồ tân bổ trợ FLOT trong ung thư dạ dày có thể phẫu thuật dựa trên kết quả lâm sàng
FLOT(n=30) Số BN (%) | ||
Độ 1-2 | Độ 3-4 | |
Nôn | 6(20,00%) | 0(0,00%) |
Tiêu chảy | 6(20,00%) | 0(0,00%) |
Mệt mỏi | 10(33,33%) | 0(0,00%) |
Sốt | 2(6,67%) | 1(3,33%) |
Bệnh lý thần kinh ngoại vi | 6(20,00%) | 0(0,00%) |
Nhận xét: Trong 30 BN sử dụng phác đồ FLOT, gặp 1 trường hợp (3,33%) sốt độ 3, ngoài ra không gặp trường hợp nào ghi nhận biến cố độ 3,4 khác trên lâm sàng. Các độc tính độ 1,2 được ghi nhận bao gồm nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, sốt, bệnh lý thần kinh ngoại vi.
Bảng 3.13. Biến cố bất lợi của phác đồ tân bổ trợ FLOT trong ung thư dạ có thể phẫu thuật dựa trên kết quả cận lâm sàng
FLOT(n=30) Số BN (%) | ||
Độ 1-2 | Độ 3-4 | |
Giảm tiểu cầu | 3(10,00%) | 3(10,00%) |
Thiếu máu | 23(76,67%) | 1(3,33%) |
Giảm bạch cầu | 5(16,67%) | 1(3,33%) |
Giảm bạch cầu trung tính | 6(20,00%) | 2(6,67%) |
Nhận xét: Đối với các biến cố cận lâm sàng nghiêm trọng trong nhóm BN sử dụng phác đồ FLOT, ghi nhận 3 BN (10,00%) giảm tiểu cầu, 1 BN (3,33%) thiếu máu, 1 BN (3,33%) giảm bạch cầu, 2 BN (6,67%) giảm bạch cầu trung tính. Đối vói các biến cố độ 1,2, tỉ lệ gặp thiếu máu tương đối cao (76,67%).
3.2.3. Mối liên hệ giữa tần số xảy ra biến cố bất lợi và việc dự phòng biến cố bất lợi
Bảng 3.14. Mối liên hệ giữa tần số xảy ra biến cố bất lợi sốt giảm BCTT và việc dự phòng sốt giảm BCTT
ECX/ECF | FLOT | ECX/ECF | FLOT | |
Có dự phòng sốt giảm BCTT | Không dự phòng sốt giảm BCTT | |||
Số chu kỳ Sốt giảm BCTT | 0 | 4 | 16 | 5 |
Số chu kỳ không sốt giảm BCTT | 0 | 81 | 74 | 27 |
Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu dự phòng sốt giảm BCTT trong nhóm BN sử dụng phác đồ FLOT chủ yếu không gặp sốt giảm BCTT (81/85 chu kỳ). Đối với nhóm không dự phòng thì chủ yếu cũng ghi nhận không sốt giảm BCTT (27/32 chu kỳ). Trong nhóm BN sử dụng phác đồ ECX/ECF, trong 90 chu kỳ không dự phòng sốt giảm BCTT thì chủ yếu BN không gặp sốt giảm BCTT (74/90 chu kỳ).
Bảng 3.15. Mối liên hệ giữa tần số xảy ra biến cố bất lợi nôn và việc dự phòng nôn
ECX/ECF | FLOT | ECX/ECF | FLOT | |
Có dự phòng nôn | Không dự phòng nôn | |||
Nôn | 6 | 10 | 0 | 0 |
Không nôn | 84 | 99 | 0 | 8 |
Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu dự phòng nôn trong nhóm BN sử dụng phác đồ FLOT chủ yếu không nôn (99/109 chu kỳ). Đối với 8 chu kỳ không dự phòng nôn thì không ghi nhận chu kỳ nào BN bị nôn. Trong nhóm BN sử dụng phác đồ ECX/ECF, trong 90 chu kỳ dự phòng nôn thì chủ yếu BN không nôn (84/90 chu kỳ).
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 60 BN được lựa chọn đáp ứng tiêu chuẩn loại trừ và lựa chọn trong giai đoạn từ 1/2019-12/2020.
4.1.1. Về tuổi và giới
Các nghiên cứu về dịch tễ và sinh bệnh học UTDD cho thấy Việt Nam là nước có tỷ lệ mắc cao [2, 11]. Nguyên nhân là do cả yếu tố chế độ ăn uống và do nhiễm vi khuẩn HP nên tỷ lệ mắc bệnh càng tăng khi càng lớn tuổi và càng tiếp xúc lâu với các yếu tố nguy cơ. Tỷ lệ mắc bệnh theo giới tính trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều có đặc điểm chung là cao hơn ở nam giới. Tùy theo nghiên cứu mà có sự khác biệt về giới tính khác nhau. Điều này có thể là do nam giới có nhiều khả năng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây bệnh hơn.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 51,67% BN trong độ tuổi dưới 60, có 35,82% BN trong độ tuổi từ 60-69 và 10,45% BN trong độ tuổi trên 70, tuổi trung bình là 56,93±10,62. Tỷ lệ mắc bệnh theo nhóm tuổi tăng dần từ thấp đến cao, nhóm 60 - 69 có tỷ lệ mắc cao nhất là 35,82%. Các nhóm tuổi thấp hơn có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn. Số lượng BN nam: 46 (76,67%), nữ: 14 (23,33%). Tỷ lệ nam/nữ là 3,29/1. Kết quả này cao hơn với hầu hết các nghiên cứu tại Việt Nam với độ tuổi mắc trung bình vào khoảng 50 tuổi trong đó nhóm tuổi 50-60 chiếm tỷ lệ cao nhất. Có sự khác biệt trong các nghiên cứu về tỷ lệ nhưng điểm chung là nam mắc nhiều hơn nữ. Không phát hiện có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm ECX/ECF và FLOT về tuổi. Trong 30 BN sử dụng phác đồ ECX/ECF có 10 BN (33,33%) dưới 50 tuổi, 7 BN (23,33%) từ 50-59 tuổi, 10 BN (33,33%) từ 60-69 tuổi và 3 BN (10,00%) trên 70 tuổi. Tương tự, trong 30 BN sử dụng phác đồ FLOT có 7 BN (23,33%) dưới 50 tuổi, 7 BN (23,33%) từ 50-59 tuổi, 12 BN (40,00%) từ 60-69 tuổi và 4 BN (13,33%) trên 70 tuổi. Tuổi trung bình của nhóm BN sử dụng phác đồ ECX/ECF là 54,83±11,50. Tuổi trung bình của nhóm BN sử dụng phác đồ FLOT là 59,03±9,37.
Trong nghiên cứu MAGIC, tuổi trung bình là 62, tỷ lệ nam/nữ là 3,7/1 [9]. Trong nghiên cứu FLOT4, tuổi trung bình là 62, tỷ lệ nam/nữ là 2,91/1 [10]. Nghiên cứu REAL-2 (2009) cho thấy tuổi mắc trung bình là 63, tỷ lệ nam/nữ là 4,1/1 [41]. Nghiên cứu tại Châu Á của Bang (2010) tương đồng về tuổi với nghiên cứu của chúng tôi với 1.035 BN UTDD giai đoạn IIB ở Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan thấy tuổi trung bình ở khoảng 56 với tỷ lệ chiếm 70% (khoảng 2,3/1) [42].
4.1.2. Chỉ số thể trạng
Trong nghiên cứu FLOT4 và nghiên cứu MAGIC gần như tất cả BN tham gia nghiên cứu đều có chỉ số thể trạng là 0 và 1, trong đó trung bình có 68-70% BN có ECOG bằng 0 [9, 10]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 59 BN (98,33%) có chỉ số ECOG bằng 0, có 1 BN (1,67%) có ECOG bằng 1. Nguyên nhân tỉ lệ BN ECOG 0 của chúng tôi cao do lựa chọn những BN còn khả năng phẫu thuật triệt căn R0. So sánh cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chỉ số thể trạng ECOG giữa nhóm ECX/ECF và nhóm FLOT (p>0,05).
4.1.3. Đường kính khối u, hạch và giai đoạn bệnh
Trong nghiên cứu của chúng tôi, không có BN nào u T1, T2, BN được đánh giá là u T3 có 15 BN (25,00%), u T4 có 45 BN (75,00%) và có di căn hạch trên 55 BN (91,67%). Vũ Hải (2009) đánh giá 458 BN UTDD cũng gặp tỷ lệ di căn hạch là 72,5% [43]. Nguyễn Xuân Kiên (2005) cũng thấy có 70,9% BN có di căn hạch [44]. Bùi Ánh Tuyết (2003) gặp 65,6% có di căn hạch [45]. Trong nghiên cứu MAGIC , có 15,7% BN u T1, 36% BN u T2, 43,6% u T3, 4,7% u T4 và 68,9% BN được đánh giá là có di căn hạch [9]. Trong nghiên cứu FLOT4, có 1% BN u T1, 14% BN u T2, 73% BN u T3, 11% BN u T4 và 78% BN được xác định có di căn hạch [10]. Sasako (2008) nghiên cứu 523 BN UTDD giai đoạn III thấy có khoảng 2/3 đã có di căn hạch [46]. Nguyên nhân trong nghiên cứu của chúng tôi không có BN nào thuộc giai đoạn u T1, T2 và tỉ lệ di căn hạch trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn hầu hết các nghiên cứu ở trong nước và quốc tế có lẽ do lựa chọn nhóm BN thuộc nhóm UT tiến triển tại chỗ. Theo nhiều nghiên cứu thì u xâm lấn càng sâu, tỷ lệ di căn hạch càng cao. Với những trường hợp u T3, T4 (bệnh tiến triển tại chỗ) thì nguy cơ di căn hạch càng lớn. Trong 30 BN sử dụng phác đồ ECX/ECF, có 12 BN (40,00%) thuộc giai đoạn cT3, 18 BN (60,00%) thuộc giai đoạn giai đoạn cT4. Trong 30 BN sử dụng phác đồ FLOT, có 3 BN (10,00%) thuộc giai đoạn cT3, 27 BN (90,00%) thuộc giai đoạn giai đoạn cT4.
Trong nghiên cứu FLOT4, giai đoạn bệnh chiếm tỉ lệ cao nhất ở cả 2 nhóm là giai đoạn III (91,90% ở nhóm FLOT và 93,94% BN ở nhóm ECX/ECF). Tỉ lệ này gần sát với kết quả nghiên cứu của chúng tôi với giai đoạn III chiếm 91,67%. Không phát hiện có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm ECX/ECF và FLOT về giai đoạn cT, cN và giai đoạn bệnh (p>0,05).
Về kích thước khối u, trong nghiên cứu của chúng tôi, trong 60 BN có 35 BN (58,33%) có đường kính khối u từ 4,0 – 7,9 cm, 25 BN (41,67%) có đường kính từ 0,0 – 3,9cm, không có BN có đường kính ≥8cm. Trong nghiên cứu MAGIC, 30,9% BN có u từ 0,0 – 3,9cm, 48,8% BN u từ 4,0 – 7,9cm, 20,3% BN có u từ 8cm trở lên
[9]. Bùi Ánh Tuyết (2003) đánh giá kích thước tổn thương qua nội soi ở các BN UTDD tất cả các giai đoạn thấy kích thước u từ 3 – < 5 cm là chủ yếu với 48,9%. Nhóm kích thước u 5 – <7 cm đứng thứ 2 với 16,7% [45]. Kích thước khối u trong nghiên cứu chúng tôi nhỏ hơn so với nghiên cứu MAGIC và lớn hơn so với nghiên cứu của Bùi Ánh Tuyết. Sự khác biệt này có lẽ do nhóm BN được lựa chọn ở từng nghiên cứu. Kích thước khối u trung bình của nhóm ECX/ECF là 4,16±2,04cm, kích thước khối u trung bình của nhóm FLOT là 3,97±1,63. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm BN sử dụng ECX/ECF và FLOT(p>0,05).
Việc đánh giá kích thước hạch sử dụng để xem xét tiềm năng phẫu thuật triệt căn đối với BN UTDD. Trong nghiên cứu của chúng tôi, 35 BN (58,33%) có kích thước ≥2cm, 25 BN (41,67%) có kích thước <2cm. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hà (2020) trên 30 BN cho kết quả 17 BN (56,67%) có kích thước hạch <2cm, 13 BN (43,33%) có kích thước hạch ≥2cm [35]. Kết quả tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi. Trong nghiên cứu của chúng tôi, 30 BN được chỉ định sử dụng phác đồ ECX/ECF, có 17 BN (56,67%) có đường kính trục ngắn hạch ≥2cm, 13 BN (43,33%) có đường kính trục ngắn hạch <2cm. Trong 30 BN sử dụng phác đồ FLOT, có 18 BN (60,00%) có đường kính trục ngắn hạch ≥2cm, 12 BN (40,00%) có đường kính trục ngắn hạch <2cm. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các biến số kích thước hạch giữa hai nhóm (p>0,05).
4.2. Tình hình sử dụng phác đồ tân bổ trợ trong điều trị ung thư dạ dày có thể phẫu thuật
4.2.1. Lựa chọn phác đồ hóa trị tân bổ trợ
Về việc lựa chọn phác đồ, các hướng dẫn từ mỗi quốc gia khác nhau có những chiến lược điều trị UTDD khác nhau. Hướng dẫn điều trị UTDD của ESMO dựa trên các nghiên cứu MAGIC và FNCLCC/FFCD [8, 9]. Tại Nhật Bản, sàng lọc UTDD là cực kỳ phổ biến, hầu hết BN được chuẩn đoán ở giai đoạn đầu giúp cho việc điều trị phẫu thuật có tiên lượng tốt. Do vậy, hóa trị tân bổ trợ không được đưa vào hướng dẫn điều trị của Hiệp hội UTDD Nhật Bản (JGCA) năm 2014 [47]. Tại Việt Nam, việc sàng lọc UTDD chưa được phổ biến, hầu hết BN được chẩn đoán từ giai đoạn muộn. Việc sử dụng hóa trị tân bổ trợ trong điều trị UTDD ở Việt Nam còn hạn chế. Điều này xuất phát từ việc có nhiều tiến bộ trong kĩ thuật mổ, mức độ vét hạch mở rộng hơn, nên phẫu thuật đơn thuần đem lại tiên lượng tương đối tốt, cùng với sự e ngại bệnh tiến triển trong quá trình điều trị hóa chất làm mất cơ hội phẫu thuật triệt căn của BN.