Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Doanh Thu Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Tnhh Du Lịch Mondial

Theo báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty :

Số lỗ của năm 2013 là : 8.334.218.491 đồng.

Khoản lỗ lũy kế từ năm 2011 đến ngày 31/12/2013 là : 22.077.939.542 đồng.


Theo điều 9, Chương II, Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính (hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TNDN số 14/2008/QH1, hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 và Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ) :

Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì phải chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của mình năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

Trường hợp trong thời gian chuyển lỗ có phát sinh tiếp số lỗ thì số lỗ phát sinh này sẽ được chuyển lỗ toàn bộ và liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp theo sau năm phát sinh lỗ.

Quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ, nếu số lỗ phát sinh chưa chuyển hết thì sẽ không được chuyển vào thu nhập của các năm tiếp sau.

Căn cứ quy định trên, năm 2013 Công ty bị lỗ 8.334.218.491 đồng thì số lỗ này được chuyển toàn bộ và liên tục vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp theo, kể từ năm 2014 (nếu thu nhập chịu thuế của năm 2014 dương). Sau 5 năm, đến hết năm 2018, nếu số lỗ này chưa được chuyển hết thì sẽ không được chuyển vào thu nhập của các năm tiếp nữa.

Khi Công ty chuyển lỗ thì phải lập Phụ lục chuyển lỗ theo mẫu số 03-2/TNDN ( ban hành theo Thông tư 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài Chính). Bản phụ lục này nhằm xác định kế hoạch chuyển lỗ và số lỗ của Công ty được chuyển trong kỳ tính thuế.

Tại Công ty, mặc dù năm 2011 và năm 2012 Công ty đều bị lỗ ( thu nhập chịu thuế âm) nhưng vào năm 2013 Công ty không lập Phụ lục chuyển lỗ vì thu nhập chịu thuế năm 2013 vẫn âm ( Công ty chỉ lập Phụ lục này khi thu nhập chịu thuế dương). Vì vậy, vào năm 2014, nếu thu nhập chịu thuế của Công ty dương thì Công ty mới lập Phụ lục này để chuyển lỗ của các năm trước sang.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong năm 2013 như sau:

Đơn vị báo cáo:Công ty TNHH Du lịch Mondial. Mẫu số B02 – DN

Địa chỉ:17 Nguyễn Huệ, TP.Huế (Ban hành theo QĐ số 15/ 2006/QĐ-BTC

Ngày 20/03/của Bộ trưởng BTC)

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Năm 2013

Đơn vị tính: Đồng.



CHỈ TIÊU


Mã số

Thuyết minh

Năm nay

Năm trước

1


2

3

4


1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

01

VI.25

19,749,390,545

20,877,490,974

2. Các khoản giảm trừ doanh

thu

02


25,256,390


3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02)

10


19,724,134,155

20,877,490,974

4. Giá vốn hàng bán


11

VI.27

14,374,093,666

13,554,680,545

5. Lợi nhuận gộp về bán hà dịch vụ (20 = 10 - 11)

ng và cung cấp

20


5,350,040,489

7,322,810,429

6. Doanh thu hoạt động tài chính

21

VI.26

6,304,164

14,015,480

7. Chi phí tài chính


22

VI.28

6,280,307,166

7,210,512,287

- Trong đó: Chi phí lãi vay


23


6,277,215,609

7,210,489,087

8. Chi phí bán hàng


24


1,388,635,118

2,606,333,988

9. Chi phí quản lý doanh ngh

iệp

25


5,864,885,394

4,714,901,082

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

{30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)}


30



-8,177,483,025


-7,194,921,448

11. Thu nhập khác


31


909,091

220,000

12. Chi phí khác


32


157,644,557

135,370

13. Lợi nhuận khác (40 = 31

- 32)

40


-156,735,466

84,630

14. Tổng lợi nhuận kế toán

(50 = 30 + 40)

trước thuế

50



-8,334,218,491

-7,194,836,818

15. Chi phí thuế TNDN hiện hành

16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại

51

52

VI.30

VI.30



17. Lợi nhuận sau thuế thu nghiệp

(60 = 50 – 51 - 52)

nhập doanh


60



-8,334,218,491


-7,194,836,818

Người lập biểu

Kế toán trưởng

Giám đốc

( Ký, họ tên)

( Ký, họ tên)

( Ký, họ tên, đóng dấu)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Du lịch Mondial - 11

CHƯƠNG 3.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH DU LỊCH MONDIAL‌


3.1. Đánh giá về công tác kế toán tại Công ty TNHH Du lịch Mondial‌


3.1.1. Ưu điểm‌

Về cơ sở vật chất : Bộ phận kế toán của Công ty được trang bị cơ sở vật chất đầy đủ và hiện đại, không gian làm việc thoải mái và thoáng đãng nên tạo điều kiện cho nhân viên kế toán hoàn thành tốt công việc của mình.

Về bộ máy kế toán : Bộ máy kế toán được tổ chức tương đối gọn nhẹ, hợp lý và phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty. Ngoài ra, kế toán trưởng luôn theo sát và chỉ đạo kịp thời công tác hạch toán của kế toán viên nên công tác kế toán được thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác.

Bên cạnh đó, bộ máy kế toán tổ chức theo mô hình tập trung nên có những ưu điểm như công tác kế toán được thực hiện xuyên suốt, ít trở ngại, kế toán trưởng có quyền ra quyết định duy nhất nên không có sự chồng chéo lẫn nhau giữa các quy định, đồng thời mọi nhân viên khác đều phải tuân theo những quyết định của kế toán trưởng nên thuận lợi trong công tác quản lý.

Về đội ngũ nhân viên : Đội ngũ nhân viên kế toán của Công ty có trình độ chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm cùng với tinh thần nhiệt tình trong công việc. Các nhân viên có sự phối hợp nhịp nhàng với nhau và có mối quan hệ tốt đẹp với các phòng ban khác nên tạo nhiều thuận lợi cho môi trường làm việc của Công ty.

Ngoài ra, các phần hành kế toán được giao phù hợp với năng lực và trình độ chuyên môn của từng nhân viên nên các nhân viên luôn làm tốt công việc được giao. Các nhân viên kế toán cũng thường xuyên cập nhật thông tin kế toán tài chính từ các nguồn thông tin chuyên môn như : Các trang web kế toán, trang web của Bộ Tài chính….nên bắt kịp với các thông tư, quyết định mới ban hành từ đó có thể thực hiện đầy đủ các chỉ thị mới ban hành của Bộ Tài Chính.

Về hệ thống sổ sách : Hệ thống sổ sách của Công ty được tổ chức đầy đủ, khoa học, chặt chẽ theo đúng quy định của Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính và phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty.

Về hệ thống chứng từ : Hệ thống chứng từ được lập rõ ràng, chính xác, đầy đủ và được lập ngay khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh (tuân thủ theo đúng nguyên tắc cơ sở dồn tích của kế toán).

Ngoài ra, quy trình luân chuyển chứng từ, ký duyệt chứng từ cũng được thực hiện một cách chặt chẽ. Việc phân loại, sắp xếp và lưu trữ chứng từ tại Công ty cũng được thực hiện một cách hợp lý, khoa học nên thuận tiện cho việc tìm lại chứng từ khi cần cũng như tránh thất lạc chứng từ.

Về hình thức kế toán : Công ty sử dụng phần mềm kế toán SMILE –phần mềm viết riêng cho khách sạn, phần mềm này gọn nhẹ và dễ dàng sử dụng nên giảm thiểu khối lượng công việc cho nhân viên kế toán và tránh được nhiều sai sót so với hình thức kế toán thủ công. Việc sử dụng phần mềm không những cung cấp thông tin kịp thời khi có yêu cầu mà còn giúp thông tin kế toán được bảo mật cũng như việc hạch toán được chính xác và nhanh chóng. Trong quá trình sử dụng phần mềm, mỗi nhân viên kế toán tùy theo chức năng của mình mà được kế toán trưởng phân quyền ngay trong phần mềm, nhân viên kế toán phụ trách phần hành kế toán nào thì được phép truy cập, sử dụng phần hành trong phần mềm đó vì vậy thông tin kế toán được bảo mật cao và không bị truy cập bởi những người không có quyền.


3.1.2. Nhược điểm‌

Bên cạnh những ưu điểm về công tác tổ chức kế toán đã trình bày trên đây thì công tác kế toán của Công ty vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như Công ty chưa lập đầy đủ bốn loại báo cáo tài chính theo quy định của chế độ kế toán hiện hành, cụ thể là Công ty chưa lập bảng thuyết minh báo cáo tài chính. Vì vậy, người đọc báo cáo khó có thể hiểu rõ và chi tiết về số liệu của tài sản, nguồn vốn, chi phí, thu nhập trong kỳ cũng như các chính sách kế toán mà Công ty đang áp dụng.

Bên cạnh đó, Công ty sử dụng phần mềm kế toán SMILE để hạch toán kế toán, mặc dù phần mềm này đem lại nhiều lợi ích cho công tác kế toán và giúp giảm khối lượng công việc. Tuy nhiên, khi có sai sót xảy ra thì việc tìm kiếm và phát hiện ra sai sót đó là rất khó và mất nhiều thời gian. Phần mềm vẫn còn tồn tại một số nhược điểm khác như : chạy hay bị lỗi do cúp điện đột ngột , chạy sổ chi tiết các tài khoản tương đối chậm…..

Nhìn chung, Công ty đã xây dựng hệ thống tài khoản phù hợp với Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính, một số tài khoản được mở chi tiết cấp 3, cấp 4 và cấp 5 nên thuận tiện để theo dõi chi tiết. Tuy nhiên, một số tài khoản chưa được mở theo đúng quy định của Bộ Tài Chính và một số tài khoản khác chưa được mở chi tiết nên chưa cung cấp được tất cả thông tin chi tiết khi có yêu cầu.


3.2. Đánh giá về công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Du lịch Mondial‌


3.2.1. Ưu điểm‌

Về hệ thống chứng từ : Hệ thống chứng từ tuân theo đúng Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính. Bên cạnh đó, Công ty cũng có những thay đổi để phù hợp hơn với thực trạng của Công ty. Khi có nghiệp vụ về doanh thu phát sinh, Công ty lập đầy đủ các hóa đơn chứng từ, sau đó luân chuyển chứng từ theo đúng quy trình và cuối cùng chứng từ được lưu lại một cách hợp lý và khoa học nên thuận lợi cho việc tìm lại chứng từ khi có yêu cầu.

Về hệ thống sổ kế toán : Hệ thống sổ kế toán phù hợp với chế độ kế toán hiện hành trong việc hạch toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh. Các mẫu sổ được thiết kế rõ ràng, đơn giản và khoa học. Sau khi nhập liệu thì phần mềm tự động ghi chép lên sổ tổng hợp và sổ chi tiết liên quan.

Về các khoản giảm trừ doanh thu : Do đặc điểm kinh doanh nên tại Công ty không xuất hiện các khoản giảm trừ doanh thu như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán hay hàng bán bị trả lại, do đó giúp giảm đối tượng kế toán mà Công ty phải theo dõi nên hạn chế được sai sót liên quan khoản mục này.

Về công tác quản lý doanh thu :

Luôn có sự đối chiếu giữa các nhân viên kế toán với nhau và giữa bộ phận kế toán với các bộ phận khác. Cuối kỳ, kế toán giá vốn và thủ kho luôn đối chiếu với nhau nên hạn chế được các sai sót xảy ra về hàng tồn kho. Bên cạnh đó, còn có sự đối chiếu giữa kế toán doanh thu và thu ngân của các bộ phận nhằm đảm bảo doanh thu được hạch toán một cách chính xác.

Ngoài việc xác định doanh thu chung cho tất cả các dịch vụ, Công ty còn xác định doanh thu riêng cho từng loại dịch vụ mà Công ty cung cấp. Tương tự như doanh thu,

giá vốn cũng được xác định riêng cho từng loại hàng tồn kho nên tạo điều kiện để cung cấp thông tin chi tiết về doanh thu cũng như về các khoản chi phí.

Về phương pháp kế toán hàng tồn kho : Công ty áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ để hạch toán hàng tồn kho và phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ để tính giá xuất kho nên giúp cho nhân viên kế toán giảm bớt khối lượng công việc ghi chép trong kỳ, cuối kỳ tính ra được giá vốn hàng bán trong kỳ khá chính xác và đơn giản, đồng thời phương pháp này phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty.

Về trích lập các khoản dự phòng :

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do giá vật tư, thành phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm, được lập khi giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá trị gốc và được ghi nhận vào giá vốn trong năm.

Dự phòng phải thu khó đòi là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán.

Cuối năm tài chính, Công ty tiến hành trích lập các khoản dự phòng theo đúng Thông tư 228/2009/TT –BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài Chính “Hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp”.

Về hình thức kế toán : Nhờ sử dụng hệ thống phần mềm kế toán SMILE để hạch toán nên các khoản doanh thu đều được hạch toán kịp thời và đầy đủ khi phát sinh. Đồng thời kế toán doanh thu có thể theo dõi chặt chẽ tình hình doanh thu tại Công ty nhờ vào hệ thống phần mềm cũng như giúp giảm bớt khối lượng công việc cho nhân viên kế toán nên hạn chế được nhiều sai sót có thể xảy ra.


3.2.2. Nhược điểm‌

Về tình hình quản lý công nợ : Do đối tượng khách hàng của Công ty chủ yếu là khách tour theo hợp đồng (khách tour chiếm khoảng 90%) nên đầu tháng sau, Công ty mới tổng hợp hóa đơn trong tháng để gửi cho các công ty lữ hành hay các Hãng. Vì vậy, doanh thu tuy đã được ghi nhận trong tháng nhưng vẫn chưa thu được tiền, làm ảnh hưởng đến vốn bằng tiền hiện có tại Công ty.

Ngoài ra, do đặc điểm kinh doanh dịch vụ du lịch là cung cấp dịch vụ trước rồi thu tiền sau nên có trường hợp khách hàng đã dùng dịch vụ rồi mà không thanh toán nên làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Công ty. Bên cạnh đó, còn có một số khoản nợ quá hạn mà không thu hồi được nên không những làm ảnh hưởng đến vốn bằng tiền của Công ty mà còn làm Công ty mất đi một khoản vốn đầu tư.

Về hệ thống tài khoản : Tại Công ty, một số tài khoản ít được sử dụng có thể không được mở hoặc mở không đầy đủ nên làm ảnh hưởng đến công tác kế toán và cung cấp thông tin cho nhà quản lý. Theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính, doanh thu nội bộ sẽ được phản ánh vào TK 512 – Doanh thu nội bộ. Tuy nhiên, tại Công ty, khoản doanh thu nội bộ được phản ánh vào TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Việc phản ánh vào một tài khoản như thế có thể giúp Công ty giảm được đối tượng kế toán phải theo dõi nhưng lại không tuân thủ đúng chế độ kế toán và không cung cấp được thông tin chi tiết về các khoản doanh thu nội bộ khi nhà quản lý yêu cầu.

Theo quy định của chế độ kế toán hiện hành, cuối kỳ Công ty phải kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp (TK 622) và chi phí sản xuất chung (TK 627) vào TK 631

– Giá thành sản xuất, sau đó kết chuyển chi phí ở TK 631 sang TK 632 – Giá vốn hàng bán để xác định giá vốn hàng bán trong kỳ. Tuy nhiên, Công ty lại kết chuyển toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung vào TK 632 mà không qua TK 631 – Giá thành sản xuất.

Ngoài ra, theo quy định, khi xuất nguyên vật liệu để chế biến thì Công ty phải sử dụng TK 621 – Nguyên vật liệu trực tiếp để hạch toán. Đến cuối kỳ, Công ty cũng phải kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở TK 621 vào TK 631 - Giá thành sản xuất, rồi kết chuyển chi phí ở TK 631 sang TK 632 (tương tự như chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung đã trình bày ở trên ). Nhưng thực tế tại Công ty, khi xuất nguyên vật liệu để trực tiếp sản xuất, Công ty không sử dụng TK 621 mà dùng trực tiếp TK 632 để hạch toán. Việc sử dụng trực tiếp TK 632 để hạch toán như vậy thì không cung cấp được thông tin chi tiết và chính xác về nguyên vật liệu đã sử dụng trong kỳ, từ đó gây khó khăn trong việc ra quyết định.

Bên cạnh đó, Công ty áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ để hạch toán hàng tồn kho. Theo phương pháp này, vào đầu kỳ, phải kết chuyển số dư ở TK 152, TK 153

vào TK 6111 – Mua nguyên liệu, vật liệu và số dư TK 156 vào TK 6112 – Mua hàng hóa, và cuối kỳ thì kết chuyển ngược lại. Trong kỳ, khi có các nghiệp vụ làm tăng, giảm hàng tồn kho thì chỉ theo dõi trên TK 611, không sử dụng TK 152, TK 153 và TK 156 trong kỳ. Tuy nhiên, Công ty không sử dụng TK 611 mà lại dùng các tài khoản phản ánh hàng tồn kho như phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán. Công ty làm như vậy thì không tuân thủ theo đúng quy định của chế độ kế toán.

Về cách thức thanh toán : Hiện nay, Công ty khuyến khích khách hàng thanh toán bằng đồng Việt Nam. Khi khách hàng thanh toán bằng ngoại tệ thì nhân viên Lễ tân hoặc chính khách hàng phải đi đến ngân hàng đổi số tiền này ra đồng Việt Nam rồi lúc đó mới được thanh toán. Với cách thanh toán như vậy sẽ giúp cho Công ty giảm bớt rủi ro do chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ. Tuy nhiên, làm như vậy sẽ gây khó khăn cho khách hàng, làm cho khách hàng không hài lòng về cách thanh toán như vậy nên có thể làm ảnh hưởng đến đánh giá của khách hàng về Công ty, từ đó ảnh hưởng đến sự trở lại của khách hàng trong tương lai.

Về phương pháp kế toán hàng tồn kho : Công ty áp dụng phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ để xác định giá trị thực tế của hàng hóa bán ra và phương pháp kiểm kê định kỳ để hạch toán hàng tồn kho nên công việc kế toán bị dồn vào cuối kỳ, khi khối lượng công việc nhiều như vậy thì khả năng xảy ra sai sót cũng tăng lên. Ngoài ra, khi áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ còn gây khó khăn trong việc phát hiện ra các sai sót khi kiểm kê hàng thực tế không trùng với ghi sổ kế toán.

Về công tác hạch toán chi phí kinh doanh : Chi phí điện, nước sử dụng ở bộ phận bán hàng và bộ phận quản lý doanh nghiệp không được hạch toán vào chi phí của bộ phận sử dụng tương ứng mà được hạch toán toàn bộ vào tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung, cuối kỳ kết chuyển vào tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán. Mặc dù, tất cả chi phí điện, nước này cuối cùng đều là chi phí và được kết chuyển vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. Tuy nhiên, hạch toán như vậy thì làm tăng giá vốn thực tế phát sinh và làm giảm chi phí kinh doanh phát sinh trong thực tế. Vì vậy không phản ánh chính xác chi phí giá vốn, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thực sự phát sinh trong kỳ. Do đó, cần phản ánh chính xác chi phí điện, nước vào chi phí của bộ phận sử dụng để có thông tin chính xác nhất nhằm phục vụ yêu cầu quản lý.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/05/2023