Kế Toán Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt, Thuế Xuất Khẩu.

1.3.2. Kế toán hàng bán bị trả lại.

1.3.2.1. Khái niệm.

Giá trị hàng bán bị trả lại là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.

(Tại đoạn 03 của Chuẩn mực kế toán số 14 – Doanh thu và thu nhập khác)

1.3.2.2. Chứng từ, sổ sách sử dụng.

- Chứng từ:

Hóa đơn GTGT.

Biên bản xác nhận hàng bán bị trả lại.

Phiếu nhập kho lại số hàng bị trả lại, phiếu chi và các chứng từ gốc khác,…

- Sổ sách: Sổ chi tiết TK 531, sổ nhật ký chung, sổ cái TK 531

1.3.2.3. Tài khoản sử dụng.

- Tài khoản sử dụng: Tài khoản 531 “Hàng bán bị trả lại”.

- Nguyên tắc hạch toán trên tài khoản 531:

Tài khoản này chỉ phản ánh vào doanh thu của số hàng đã xác định tiêu thụ nhưng vì lý do về chất lượng, mẫu mã, quy cách mà người mua từ chối thanh toán và trả lại cho doanh nghiệp. Trong kỳ, hàng bán bị trả lại thực tế phát sinh phản ánh vào bên nợ TK 531, cuối kỳ được chuyển sang TK 511 để xác định doanh thu thuần của kỳ hạch toán.

- Nội dung và kết cấu tài khoản 531:

Tài khoản 531

- Phản ánh doanh thu của số hàng hóa đã xác định tiêu thụ nhưng bị trả lại trong kỳ.

- Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ số doanh thu hàng bán bị trả lại sang TK 511 để xác định doanh thu thuần.


Tài khoản 531 không có số dư cuối kỳ.

1.3.2.4. Phương pháp hạch toán.

- Thanh toán với người mua hàng về số tiền của hàng bán bị trả lại, kế toán ghi:

Đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ:

Nợ TK 531: Hàng bán bị trả lại (giá bán chưa thuế GTGT).

Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp (số thuế GTGT của hàng bị trả lại).

Có TK 111, TK 112, TK 131,…

- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển sang TK 511 để xác định doanh thu thuần, kế toán ghi: Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Có TK 531: Hàng bán bị trả lại.

1.3.3. Kế toán giảm giá hàng bán.

1.3.3.1. Khái niệm.

Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.

(Tại đoạn 03 của Chuẩn mực kế toán số 14 – Doanh thu và thu nhập khác)

1.3.3.2. Chúng từ, sổ sách sử dụng.

- Chứng từ:

Hóa đơn GTGT, hợp đồng kinh tế.

Biên bản giảm giá.

Chứng từ thanh toán.

- Sổ sách: Sổ chi tiết TK 532, sổ nhật ký chung, sổ cái TK 532

1.3.3.3. Tài khoản sử dụng.

- Tài khoản sử dụng: Tài khoản 532 “Giảm giá hàng bán”.

- Nguyên tắc hạch toán trên tài khoản 532:

Chỉ phản ánh vào TK 532 số tiền giảm giá cho khách hàng được ghi trên các hoá đơn chứng từ bán hàng. Trường hợp hai bên thỏa thuận giảm giá hàng bán và ghi trên hóa đơn theo giá đã giảm thì khoản giảm không được phản ánh trên TK 532

- Nội dung và kết cấu tài khoản 532:

Tài khoản 532

- Phản ánh các khoản giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ.

- Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ số tiền giảm giá hàng bán sang TK 511 để xác định doanh thu thuần.


Tài khoản 532 không có số dư cuối kỳ.

1.3.3.4. Phương pháp hạch toán.

- Khi có chứng từ xác định giảm giá hàng bán cho người mua về số lượng hàng đã bán do kém phẩm chất, sai quy cách hợp đồng (nếu hàng hóa đã bán phải giảm giá cho người mua chịu thuế theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì khoản giảm giá đã chấp thuận cho người mua), kế toán ghi:

Nợ TK 532: Giảm giá hàng bán (giá bán chưa thuế GTGT).

Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp (thuế GTGT của hàng bán phải giảm giá).

Có TK 111, TK 112, TK 131,…

- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển sang TK 511 để xác định doanh thu thuần, kế toán ghi: Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Có TK 532: Giảm giá hàng bán.

1.3.4. Kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu.

1.3.4.1. Khái niệm.

a) Thuế tiêu thụ đặc biệt.

Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu, đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định của luật thuế tiêu thụ đặc biệt - những mặt hàng mà nhà nước không khuyến khích sản xuất, đồng thời cần hạn chế mức tiêu thụ vì không phục vụ thiết thực cho nhu cầu đời sống của nhân dân trong xã hội như bia, rượu, …

Thuế tiêu thụ đặc biệt được tính theo công thức sau:


Thuế TTĐB phải nộp

=

Giá bán đã có thuế TTĐB


x


Thuế suất thuế TTĐB

(1 + Thuế suất thuế TTĐB)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân Hoàng Ân - 4

b) Thuế xuất khẩu.

Thuế xuất khẩu là một loại thuế đánh vào các hàng hóa mậu dịch, phi mậu dịch được phép xuất khẩu qua biên giới Việt Nam.

Thuế xuất khẩu được tính theo công thức sau:


Thuế xuất khẩu phải nộp (VNĐ)


=

Số lượng hàng xuất khẩu thực tế


x


Đơn giá xuất khẩu


x

Tỷ giá bình quân liên ngân hàng


X

Thuế xuất thuế xuất khẩu

1.3.4.2. Chứng từ, sổ sách sử dụng.

- Chứng từ:

Thuế tiêu thụ đặc biệt: Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.

Thuế xuất khẩu: Vận đơn đường biển, hóa đơn, giấy chứng nhận xuất xứ,…

- Sổ sách:

Sổ chi tiết TK 3332, sổ nhật ký chung, sổ cái TK 3332

Sổ chi tiết TK 3333, sổ nhật ký chung, sổ cái TK 3333

1.3.4.3. Tài khoản sử dụng.

- Tài khoản 3332 “Thuế tiêu thụ đặc biệt”.

- Tài khoản 3333 “Thuế xuất, nhập khẩu”.

1.3.4.4. Phương pháp hạch toán.

- Hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của hàng hoá và dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ, kế toán ghi:

Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Có TK 3332: Thuế tiêu thụ đặc biệt.

- Khi bán hàng hoá, dịch vụ chịu thuế xuất khẩu, kế toán xác định số thuế xuất khẩu phải nộp, kế toán ghi:

Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Có TK 3333: Thuế xuất khẩu phải nộp.

1.4. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN CHI PHÍ.

1.4.1. Kế toán giá vốn hàng bán.

1.4.1.1. Khái niệm.

Giá vốn hàng bán là giá thực tế xuất kho số sản phẩm (hoặc gồm chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hóa đã bán trong kỳ đối với doanh nghiệp thương mại), hoặc là giá thành thực tế lao vụ, dịch vụ hoàn thành và đã được xác định là tiêu thụ và các khoản khác được tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.

1.4.1.2. Phương pháp tính giá xuất kho.

Doanh nghiệp cần tuân thủ nguyên tắc nhất quán khi hạch toán và tính giá vốn hàng bán trong kỳ. Việc tính giá hàng hóa xuất kho được tính theo một trong các phương pháp sau đây:

- Phương pháp thực tế đích danh: sản phẩm, vật tư, hàng hóa xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì sẽ sử dụng giá thực tế nhập kho của lô hàng đó làm giá xuất.

- Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO): hàng nhập trước thì được xuất trước, hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ.

- Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO): hàng nhập sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng được mua hoặc sản xuất trước đó.

- Phương pháp bình quân gia quyền: xác định, tính toán giá trị hàng hóa xuất kho theo giá trị trung bình của mỗi loại mặt hàng dựa vào hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị hàng được mua vào hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc ngay sau khi nhập lô hàng về.

Đơn giá bình quân gia quyền


=

Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ + Trị giá hàng nhập trong kỳ

Số lượng hàng tồn kho đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ

1.4.1.3. Chứng từ, sổ sách sử dụng.

- Chứng từ:

Phiếu xuất kho.

Đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế.

Bảng tổng hợp nhập xuất tồn.

Bảng phân bổ chi phí giá vốn, bảng phân bổ chi phí vượt định mức.

Biên bản kiểm kê hàng tồn kho.

Các chứng từ khác có liên quan.

- Sổ sách: Sổ chi tiết TK 632, sổ nhật ký chung, sổ cái TK 632

1.4.1.4. Tài khoản sử dụng.

- Tài khoản sử dụng: Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán” để theo dòi giá vốn của hàng hóa, dịch vụ bán ra trong kỳ.

- Nội dung và kết cấu tài khoản 632:


Tài khoản 632

- Giá vốn của hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ.

- Các chi phí vượt định mức.

- Khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra.

- Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

- Hoàn nhập dự phòng giảm giá của hàng tồn kho cuối năm tài chính.

- Giá vốn hàng bán bị trả lại.

- Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.


Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ.

1.4.1.5. Phương pháp hạch toán.

- Khi xuất bán các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ hoàn thành được xác định là đã bán trong kỳ, kế toán ghi nhận giá vốn hàng bán:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán.

Có TK 154, TK 155, TK 156, TK 157,…

- Phản ánh khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, kế toán ghi:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán.

Có TK 152, TK 153, TK 156, TK 138,…

- Hàng bán bị trả lại nhập kho, kế toán ghi: Nợ TK 155, TK 156

Có TK 632: Giá vốn hàng bán.

- Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ giá vốn hàng bán sang TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, kế toán ghi:

Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh.

Có TK 632: Giá vốn hàng bán.

1.4.2. Kế toán chi phí bán hàng.

1.4.2.1. Khái niệm.

Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí phát sinh trực tiếp liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ như: chi phí vật liệu – bao bì, chi phí dụng cụ - đồ dùng, chi phí bảo hành, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí nhân viên bán hàng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.

1.4.2.2. Chứng từ, sổ sách sử dụng.

- Chứng từ:

Hóa đơn GTGT các dịch vụ phục vụ hoạt động bán hàng, giao hàng.

Bảng tính lương và các khoản trích theo lương cho nhân viên bán hàng.

Bảng kê chi phí, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ.

Các chứng từ có liên quan khác.

- Sổ sách: Sổ chi tiết TK 641, sổ nhật ký chung, sổ cái TK 641

1.4.2.3. Tài khoản sử dụng.

- Tài khoản sử dụng: Tài khoản 641 “Chi phí bán hàng”.

Tài khoản 641 này có bảy tài khoản cấp 2:

Tài khoản 6411 “Chi phí nhân viên”.

Tài khoản 6412 “Chi phí vật liệu, bao bì”.

Tài khoản 6413 “Chi phí dụng cụ, đồ dùng”.

Tài khoản 6414 “Chi phí khấu hao TSCĐ”.

Tài khoản 6415 “Chi phí bảo hành”.

Tài khoản 6417 “Chi phí dịch vụ mua ngoài”.

Tài khoản 6418 “Chi phí bằng tiền khác”.

- Nội dung và kết cấu tài khoản 641:

Tài khoản 641

- Tập hợp chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ.

- Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng.

- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí bán hàng vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.


Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ.

1.4.2.4. Phương pháp hạch toán.

- Tiền lương, phụ cấp, tiền ăn giữa ca, trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN cho nhân viên phục vụ trực tiếp cho quá trình bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ, kế toán ghi:

Nợ TK 641: Chi phí bán hàng.

Có TK 334, TK 338,…

- Giá trị vật liệu, dụng cụ phục vụ cho quá trình bán hàng, kế toán ghi: Nợ TK 641: Chi phí bán hàng.

Có TK 152, TK 153, TK 142, TK 224

- Trích khấu hao TSCĐ của bộ phận bán hàng, kế toán ghi: Nợ TK 641: Chi phí bán hàng.

Có TK 214: Hao mòn TSCĐ.


- Chi phí điện, nước mua ngoài, chi phí thông tin, chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ giá trị không lớn, được tính trực tiếp vào chi phí bán hàng, kế toán ghi:

Nợ TK 641: Chi phí bán hàng.

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có).

Có TK 111, TK 112, TK 141, TK 331,…

- Hoa hồng bán hàng bên giao đại lý phải trả cho bên nhận đại lý, kế toán ghi: Nợ TK 641: Chi phí bán hàng.

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ.

Có TK 131: Phải thu khách hàng.

- Khi phát sinh các khoản ghi giảm chi phí bán hàng, kế toán ghi: Nợ TK 111, TK 112,…

Có TK 641: Chi phí bán hàng.

- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ sang TK 911, kế toán ghi: Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh.

Có TK 641: Chi phí bán hàng.

1.4.3. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp.

1.4.3.1. Khái niệm.

Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí có liên quan đến hoạt động quản lý và điều hành của doanh nghiệp như: tiền lương của nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, đồ dùng, chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận quản lý doanh nghiệp,…

1.4.3.2. Chứng từ, sổ sách sử dụng.

- Chứng từ:

Hóa đơn GTGT.

Bảng kê thanh toán tạm ứng.

Phiếu chi, giấy báo nợ,…

Các chứng từ khác có liên quan.

- Sổ sách: Sổ chi tiết TK 642, sổ nhật ký chung, sổ cái TK 642

1.4.3.3. Tài khoản sử dụng.

- Tài khoản sử dụng: Tài khoản 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”.

Tài khoản 642 này có tám tài khoản cấp 2:

Tài khoản 6421 “Chi phí nhân viên quản lý”.

Tài khoản 6422 “Chi phí vật liệu quản lý”.

Tài khoản 6423 “Chi phí đồ dùng văn phòng”.

Tài khoản 6424 “Chi phí khấu hao TSCĐ”.

Tài khoản 6425 “Thuế, phí và lệ phí”.

Tài khoản 6426 “Chi phí dự phòng”.

Tài khoản 6427 “Chi phí dịch vụ mua ngoài”.


Tài khoản 6428 “Chi phí bằng tiền khác”.

- Nội dung và kết cấu tài khoản 642:

Tài khoản 642

- Tập hợp các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ.

- Các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp.

- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.


Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ.

1.4.3.4. Phương pháp hạch toán.

- Tiền lương, tiền công, phụ cấp và các khoản khác phải trả cho bộ phận quản lý, trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ của nhân viên quản lý doanh nghiệp, kế toán ghi:

Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp.

Có TK 334, TK 338

- Trị giá dụng cụ, đồ dùng văn phòng xuất dùng hoặc mua sử dụng ngay không qua kho cho bộ phận quản lý được tính trực tiếp một lần vào chi phí quản lý doanh nghiệp:

Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp.

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu được khấu trừ).

Có TK 153: Công cụ, dụng cụ. Có TK 111, TK 112, TK 331,…

- Trích khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý chung của doanh nghiệp như: nhà ở, vật kiến trúc, kho tàng, thiết bị truyền dẫn,… kế toán ghi:

Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp.

Có TK 214: Hao mòn TSCĐ.

- Tiền điện thoại, điện, nước mua ngoài phải trả, chi phí sửa chữa TSCĐ một lần với giá trị nhỏ, kế toán ghi:

Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp.

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có).

Có TK 111, TK 112, TK 331, TK 335,…

- Chi phí phát sinh về hội nghị, tiếp khách, chi cho lao động nữ, chi cho nghiên cứu, đào tạo, chi nộp phí tham gia hiệp hội và chi phí khác, kế toán ghi:

Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp. Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ.

Có TK 111, TK 112, TK 331, TK 335,…

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/07/2022