Những Vấn Đề Chung Về Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh.

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH.

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH.

1.1.1. Khái niệm doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh.

- Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.

Doanh thu được xác định dựa trên các nguyên tắc kế toán cơ bản như sau:

Cơ sở dồn tích: Doanh thu phải được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không phân biệt đã thu hay chưa thu tiền.

Phù hợp: Khi ghi nhận doanh thu phải ghi nhận một khoản chi phí hợp lý.

Thận trọng: Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

- Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.

- Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng về các hoạt động kinh tế đã được thực hiện trong một kỳ nhất định, được xác định trên cơ sở tổng hợp tất cả các kết quả của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.

Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân Hoàng Ân - 3

1.1.2. Nhiệm vụ của kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh.

Nhiệm vụ của kế toán doanh thu:

Đảm bảo tính hợp pháp của các chứng từ, hợp đồng kinh tế,…chứng minh sự phát sinh của doanh thu.

Phản ánh chính xác, kịp thời khoản doanh thu hiện có tại doanh nghiệp theo nguyên tắc cơ sở dồn tích, phù hợp và thận trọng của chế độ kế toán Việt Nam. Đồng thời theo dòi từng khoản mục doanh thu vào sổ sách kế toán.

Nhiệm vụ của kế toán chi phí:

Ghi chép, mở sổ chi tiết theo dòi đầy đủ các khoản chi phí phát sinh và tiến hành tập hợp, phân bổ các khoản chi phí một cách hợp lý nhất.

Tuân thủ quy tắc chi phí phù hợp với doanh thu để tính và hạch toán chi phí cuối kỳ nhằm xác định kết quả kinh doanh.

Nhiệm vụ của kế toán xác định kết quả kinh doanh:

Hạch toán chính xác, kịp thời kết quả kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của chế độ kế toán hiện hành.

Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp.

1.1.3. Ý nghĩa của kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh.

Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp có ý nghĩa rất là quan trọng trong việc:

Đánh giá kết quả lãi hay lỗ của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau một thời kỳ nhất định.

Cung cấp các thông tin cho nhà quản trị phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, để đưa ra các phương án kinh doanh hiệu quả nhất.

1.2. KẾ TOÁN DOANH THU, THU NHẬP KHÁC.

1.2.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

1.2.1.1. Khái niệm.

Bán hàng là bán sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra và bán hàng hóa mua vào.

Cung cấp dịch vụ là thực hiện công việc đã thỏa thuận theo hợp đồng trong một kỳ hoặc nhiều kỳ kế toán như cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch,…

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có).

1.2.1.2. Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

- Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời 5 điều kiện sau:

Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua.

Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa cũng như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.

Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.

Doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.

Xác định chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

(Tại đoạn 10 của Chuẩn mực kế toán số 14 – Doanh thu và thu nhập khác)

- Doanh thu cung cấp dịch vụ xác định khi thỏa mãn đồng thời 4 điều kiện sau:

Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.

Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó.

Xác định được phần việc đã hoàn thành vào ngày lập bảng cân đối kế toán.

Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó.

(Tại đoạn 16 của Chuẩn mực kế toán số 14 – Doanh thu và thu nhập khác)

1.2.1.3. Chứng từ, sổ sách sử dụng.

- Chứng từ :

Hóa đơn GTGT (do nhà cung cấp lập - nếu doanh nghiệp này thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ).


Phiếu xuất kho.

Ngoài ra còn có một số chứng từ khác như bảng kê bán lẻ hàng hóa hoặc những chứng từ thanh toán khác như phiếu thu, giấy báo có,…

- Sổ sách: Sổ chi tiết TK 511, sổ nhật ký chung, sổ cái TK 511

1.2.1.4. Tài khoản sử dụng.

- Tài khoản sử dụng: Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”.

Tài khoản 511 này có sáu tài khoản cấp 2:

Tài khoản 5111 “Doanh thu bán hàng hóa”.

Tài khoản 5112 “Doanh thu bán các thành phẩm”.

Tài khoản 5113 “Doanh thu cung cấp dịch vụ”.

Tài khoản 5114 “Doanh thu trợ cấp, trợ giá”.

Tài khoản 5117 “Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư”.

Tài khoản 5118 “Doanh thu khác”.

- Nguyên tắc hạch toán trên tài khoản 511:

Tài khoản này chỉ phản ánh doanh thu của khối lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được xác định là tiêu thụ trong kỳ, không phân biệt doanh thu đã thu được tiền hay sẽ thu được tiền.

Nếu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bằng ngoại tệ, ta phải quy đổi ra Việt Nam đồng theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.

Đối với sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá bán chưa có thuế GTGT.

- Nội dung và kết cấu tài khoản 511:

Tài khoản 511


Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp tính trên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Khoản chiết khấu thương mại.

Khoản giảm giá hàng bán.

Trị giá hàng bán bị trả lại.

Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu thuần vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.

Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ.



Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ.

1.2.1.5. Phương pháp hạch toán.

- Khi bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo giá bán chưa có thuế GTGT:

Nợ TK 111, TK 112, TK 131,…: Tổng giá thanh toán.

Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp.

- Khi xuất sản phẩm, hàng hóa để đổi lấy vật tư, hàng hóa, TSCĐ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ đổi lấy vật tư, hàng hóa, TSCĐ không tương tự để sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu theo giá bán chưa thuế GTGT:

Nợ TK 131: Phải thu của khách hàng.

Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp.

- Khi bán hàng hóa theo phương pháp trả chậm, trả góp đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT:

Nợ TK 131: Phải thu của khách hàng.

Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp.

Có TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện.

- Khi hàng hóa giao cho đại lý bán được, căn cứ bảng kê hóa đơn bán ra của hàng hóa đã bán do bên nhận đại lý hưởng hoa hồng lập gửi về:

Đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán chưa thuế GTGT:

Nợ TK 111, TK 112, TK 131,…: Tổng giá trị thanh toán. Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp.

- Cuối kỳ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng bị trả lại, giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại vào doanh thu thực tế để xác định doanh thu thuần:

Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Có TK 521: Chiết khấu thương mại. Có TK 532: Giảm giá hàng bán.

Có TK 531: Hàng bán bị trả lại.

- Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu thuần vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh: Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh.

1.2.2. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính.

1.2.2.1. Khái niệm.

Doanh thu hoạt động tài chính là những khoản doanh thu do hoạt động tài chính mang lại như tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp.

1.2.2.2. Chứng từ, sổ sách sử dụng.

- Chứng từ:

Phiếu tính lãi, giấy báo có, phiếu thu.

Hóa đơn GTGT.

Các chứng từ liên quan khác.

- Sổ sách: Sổ chi tiết TK 515, sổ nhật ký chung, sổ cái TK 515

1.2.2.3. Tài khoản sử dụng.

- Tài khoản sử dụng: Tài khoản 515 “Doanh thu hoạt động tài chính”.

- Nguyên tắc hạch toán trên tài khoản 515:

Tài khoản này chỉ phản ánh các doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và các hoạt động tài chính khác được coi là thực hiện trong kỳ, không phân biệt các khoản doanh thu đó thực tế đã thu được tiền hay sẽ thu được tiền.

- Nội dung và kết cấu tài khoản 515:

Tài khoản 515

- Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.

- Các khoản doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ kế toán.


Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ.

1.2.2.4. Phương pháp hạch toán.

- Các khoản thu lãi tiền gửi phát sinh trong kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 111, TK 112,…

Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính.

- Hằng kỳ, xác định và kết chuyển doanh thu tiền lãi các khoản cho vay, kế toán ghi: Nợ TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện.

Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính.

- Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ, kế toán ghi:

Nợ TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính.

Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh.

1.2.3. Kế toán thu nhập khác.

1.2.3.1. Khái niệm.

Thu nhập khác bao gồm các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu, gồm:

Thu về thanh lý TSCĐ, nhượng bán TSCĐ.

Thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng.

Thu tiền bảo hiểm được bồi thường.

Thu được các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí kỳ trước.

Khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập.

Thu các khoản thuế được giảm, được hoàn lại.

Các khoản thu khác.

(Tại đoạn 30 của Chuẩn mực kế toán số 14 – Doanh thu và thu nhập khác)

1.2.3.2. Chứng từ, sổ sách sử dụng.

- Chứng từ:

Biên bản thanh lý TSCĐ.

Biên bản vi phạm hợp đồng.

Phiếu chi, ủy nhiệm chi.

Biên lai nộp thuế, nộp phạt,…

Các giấy tờ khác có liên quan.

- Sổ sách: Sổ chi tiết TK 711, sổ nhật ký chung, sổ cái TK 711

1.2.3.3. Tài khoản sử dụng.

- Tài khoản sử dụng: Tài khoản 711 “Thu nhập khác”.

- Nguyên tắc hạch toán trên tài khoản 711:

Loại tài khoản này chỉ phản ánh các khoản thu nhập khác, không phản ánh các khoản chi phí. Do đó, trong kỳ kế toán tài khoản thuộc loại 7 được phản ánh bên Có, cuối kỳ được chuyển toàn bộ sang TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” và tài khoản thuộc loại 7 không có số dư cuối kỳ.

- Nội dung và kết cấu tài khoản 711:

Tài khoản 711

- Cuối kỳ, kết chuyển thu nhập khác vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.

- Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ.


Tài khoản 711 không có số dư cuối kỳ.

1.2.3.4. Phương pháp hạch toán.


- Thu nhập về nhượng bán và thanh lý TSCĐ (đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ), kế toán ghi:

Nợ TK 111, TK 112, TK 131: Tổng giá thanh toán.

Có TK 711: Thu nhập khác (giá chưa thuế GTGT). Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp.

- Khi thu phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng kinh tế, kế toán ghi: Nợ TK 111, TK 112,…

Có TK 711: Thu nhập khác.

- Phản ánh tiền bảo hiểm được các tổ chức bảo hiểm bồi thường, kế toán ghi: Nợ TK 111, TK 112,…

Có TK 711: Thu nhập khác.

- Khi truy thu được khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ, kế toán ghi: Nợ TK 111, TK 112,…

Có TK 711: Thu nhập khác.

- Các khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ, quyết định xóa sổ và tính vào thu nhập khác, kế toán ghi:

Nợ TK 331: Phải trả người bán.

Nợ TK 338: Phải trả, phải nộp khác.

Có TK 711: Thu nhập khác.

- Trường hợp doanh nghiệp tài trợ, biếu tặng vật tư, hàng hóa,… kế toán ghi: Nợ TK 152, TK 156, TK 211,…

Có TK 711: Thu nhập khác.

- Cuối kỳ, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ sang TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, kế toán ghi:

Nợ TK 711: Thu nhập khác.

Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh.

1.3. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN GIẢM TRỪ DOANH THU.

1.3.1. Kế toán chiết khấu thương mại.

1.3.1.1. Khái niệm.

Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.

(Tại đoạn 03 của Chuẩn mực kế toán số 14 – Doanh thu và thu nhập khác)

1.3.1.2. Chứng từ, sổ sách sử dụng.

- Chứng từ:

Hóa đơn GTGT.

Hợp đồng kinh tế.

Chính sách bán hàng của doanh nghiệp.


Giấy đề nghị chiết khấu có sự xét duyệt của giám đốc.

Các chứng từ khác có liên quan.

- Sổ sách: Sổ chi tiết TK 521, sổ nhật ký chung, sổ cái TK 521

1.3.1.3. Tài khoản sử dụng.

- Tài khoản sử dụng: Tài khoản 521 “Chiết khấu thương mại”.

- Nguyên tắc hạch toán trên tài khoản 521:

Chỉ hạch toán các khoản chiết khấu thương mại mà người mua được hưởng đã thực hiện trong kỳ theo chính sách chiết khấu thương mại của doanh nghiệp đã quy định.

Trường hợp người mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết khấu thì khoản chiết khấu thương mại này được ghi giảm trừ vào giá bán trên hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng lần cuối cùng.

Trường hợp khách hàng không tiếp tục mua hàng, hoặc khi số chiết khấu lớn hơn số tiền ghi trên hóa đơn lần cuối cùng thì doanh nghiệp phải chi tiền chiết khấu thương mại trả cho người mua.

Trường hợp người mua hàng với số lượng lớn được hưởng chiết khấu và giá bán ghi trên hóa đơn là giá đã trừ khoản chiết khấu thì khoản chiết khấu không hạch toán vào TK 521, doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu thương mại.

Trong kỳ, chiết khấu thương mại thực tế phát sinh phản ánh vào bên nợ TK 521, cuối kỳ được chuyển sang TK 511 để xác định doanh thu thuần của kỳ hạch toán.

- Nội dung và kết cấu tài khoản 521:

Tài khoản 521

- Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán.

- Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang TK 511 để xác định doanh thu thuần.


Tài khoản 521 không có số dư cuối kỳ.

1.3.1.4. Phương pháp hạch toán.

- Phản ánh số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh trong kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 521: Chiết khấu thương mại.

Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp (nếu có).

Có TK 111, TK 112, TK 131,…

- Cuối kỳ, kết chuyển khoản chiết khấu thương mại đã chấp thuận cho người mua phát sinh trong kỳ sang tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, kế toán ghi:

Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Có TK 521: Chiết khấu thương mại.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/07/2022