Sổ Chi Tiết Tk 511 Phụ Lục 2.3: Sổ Tổng Hợp Tk 511


Nợ TK 131 787.879.575

Có TK 5111 750.361.500

Có TK 33311 37.518.075

Phụ lục 2.1: Hóa đơn GTGT 0015627 Phụ lục 2.2: Phiếu xuất kho

Phụ lục 2.2: Sổ chi tiết TK 511 Phụ lục 2.3: Sổ tổng hợp TK 511

+ Hình thức bán lẻ

Căn cứ hợp đồng kinh tế số 527/CPC1-BVYHCTTW với Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương, ngày 16/01/2020, Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung Ương CPC1 xuất hóa đơn số 0015725 bán thuốc Myderison 150mg cho Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương có địa chỉ ở 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội, hình thức thanh toán chuyển khoản.

Hạch toán:

Nợ TK 131 10.248.840

Có TK 5111 9.760.800

Có TK 33311 488.040

Phụ lục 2.4: Hợp đồng kinh tế.

Phụ lục 2.5: Biên bản thanh lý hợp đồng

+ Hình thức nhập khẩu ủy thác

Căn cứ hợp đồng ủy thác nhập khẩu thuốc số 03/19/CPC1-IMSC với Công ty TNHH IMSC, ngày 06/02/2020, Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung Ương CPC1 xuất hóa đơn số 0017186 phí ủy thác nhập khẩu lô hàng Pharmacel cho Công ty

TNHH IMSC có địa chỉ ở thanh toán chuyển khoản.

Hạch toán:

45 Võ Thị Sáu, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, hình thức

Nợ TK 131

19.991.400

Có TK 5113

18.174.000

Có TK 33311

1.817.400

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Dược phẩm Trung Ương CPC1 - 10


Phụ lục 2.6: Mẫu hợp đồng ủy thác nhập khẩu.

* Đối với hàng hóa xuất cho đơn vị trong nội bộ Công ty thực hiện như sau:

+ Trường hợp xuất bán giữa các đơn vị cùng tỉnh (thành phố) thì hạch toán như sau:

Đơn vị mua sẽ căn cứ vào nhu cầu hàng hóa, lập đơn điều nội bộ trên phần mềm BFO, đơn này sẽ tự động chuyển đến đơn vị bán theo đích đến đã gắn trên đơn điều nội bộ. Đơn vị bán căn cứ vào đơn điều nội bộ trên sẽ thực hiện duyệt đơn và tiến hành xuất hàng bằng cách lập Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. Bộ phận kho sẽ bốc lô, xuất hàng theo số liệu trên Phiếu xuất kho và in kèm Giấy báo lô để chuyển hàng cho đơn vị mua. Kế toán bên bán căn cứ vào các chứng từ trên để ghi nhận doanh thu nội bộ (TK 51182), thuế GTGT phải nộp nội bộ (TK 33318) và công nợ nội bộ (TK 136), đồng thời ghi nhận giá vốn hàng bán nội bộ (TK 63282) và trị giá hàng đã xuất khỏi kho (TK 1561). Bên mua ghi nhận hàng hóa nhập kho, thuế GTGT khấu trừ nội bộ (TK 13318) và khoản phải trả nội bộ (TK 336).

Ví dụ:

Ngày 02/01/2020, hội sở Công ty xuất điều cho Cơ sở bán buôn số 1 ở Hapulico theo đơn điều số DNB01HN220/00001 các mặt hàng dược phẩm theo phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ số AA/17P|0004840.

Hạch toán: tại hội sở như sau:


Nợ TK 13681

409.888.500

Có TK 51182

390.370.000

Có TK 33318

19.518.500

Phụ lục 2.7: Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ số 0004840.

+ Trường hợp xuất bán giữa các đơn vị khác tỉnh (thành phố) thì hạch toán như sau:

Đơn vị mua sẽ căn cứ vào nhu cầu hàng hóa, lập đơn điều nội bộ trên phần mềm BFO, đơn này sẽ tự động chuyển đến đơn vị bán theo đích đến đã gắn trên đơn điều nội bộ. Đơn vị bán căn cứ đơn điều nội bộ trên sẽ xuất Hóa đơn giá trị gia tăng, bộ phận kho tiến hành bốc lô và xuất hàng để gửi cho bên đơn vị mua (in kèm Giấy


báo lô). Kế toán bên bán căn cứ vào hóa đơn (liên 3: nội bộ) để ghi nhận doanh thu nội bộ khác chi nhánh (TK 51181), thuế GTGT bán ra (TK 33311) và công nợ phải thu nội bộ (TK 136), đồng thời ghi nhận hàng xuất kho và giá vốn hàng xuất khác chi nhánh (TK 63281). Đơn vị mua căn cứ vào hóa đơn GTGT và giấy báo lô sẽ ghi nhận hàng hóa nhập kho, thuế GTGT đầu vào khấu trừ (TK 13311) và khoản phải trả nội bộ.

Cuối kỳ, khi tổng hợp báo cáo toàn Công ty, các tài khoản 136, 336, 51181, 51182, 63281, 63281, 13318, 33318 sẽ loại trừ hết.

Ví dụ:

Ngày 16/01/2020, căn cứ đơn điều số DNB0300020/00008 của chi nhánh Đà Nẵng, hội sở Công ty thực hiện điều hàng cho chi nhánh Đà Nẵng theo hóa đơn GTGT số AA/19P|0015652.

Hạch toán: tại hội sở


Nợ TK 13681

409.888.500

Có TK 51181

57.269.500

Có TK 33311

2.863.475

Doanh thu đối với các hàng hóa xuất bán giữa các đơn vị nội bộ được ghi nhận khi thực hiện bán hàng cho khách hàng.

Các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng tại Công ty

- Chiết khấu thương mại

Công ty áp dụng chính sách chiết khấu thương mại phù hợp với từng khách hàng, địa bàn, mức dư công nợ, hình thức thanh toán nhằm thúc đẩy doanh thu hiệu quả nhất. Số tiền chiết khấu thương mại được trừ trước khi xuất hóa đơn, nên khi hạch toán không phản ánh phần chiết khấu thương mại. Phần chiết khấu thương mại được công ty theo dõi riêng trong các báo cáo quản trị đối với từng chính sách bán hàng áp dụng cho các khách hàng cụ thể khác nhau.

- Hàng bán bị trả lại

Vì một lý do nào đó khách hàng trả lại hàng đã mua thì người mua xuất trả hóa đơn GTGT theo đúng mặt hàng với số lượng và thành tiền trên hóa đơn như khách


hàng đã nhận hóa đơn ban đầu. Trường hợp khách hàng không có hóa đơn để xuất lại thì hai bên lập biên bản trả lại hàng và lấy căn cứ nhập trả lại bằng hóa đơn GTGT xuất bán cho khách. Kế toán căn cứ vào hóa đơn, chứng từ khách trả lại sẽ giảm công nợ phải thu hoặc trả lại bằng tiền cho người mua hàng, ghi nhận vào tài khoản hàng bán bị trả lại và giảm thuế GTGT phải nộp. Cuối kỳ, kết chuyển TK 5212 về TK 5111 để giảm doanh thu bán hàng trong kỳ. Khi hạch toán vào phần mềm BFO, phần mềm tự động chuyển số liệu tới sổ nhật ký chung, sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp, báo cáo bán hàng… các tài khoản liên quan.

Ví dụ:

Ngày 20/02/2020, khách hàng là Bệnh viện Đa Khoa Kinh Bắc ở Bắc Ninh trả lại hàng theo hóa đơn số KB/18E|0007564 (kèm theo biên bản trả lại hàng)

Hạch toán:

Nợ TK 5212 1.715.000

Nợ TK 33311 85.750

Có TK 131 1.800.750

Phụ lục 2.8: Biên bản trả lại hàng

Phụ lục 2.9: Sổ kế toán chi tiết TK 131

Phụ lục 2.10: Sổ kế toán chi tiết TK 5212

Kế toán doanh thu hoạt động tài chính:

Đối với các hợp đồng ủy thác nhập khẩu, vì tiền hàng và chi phí khâu nhập khẩu được tính theo nguyên tệ, nên xảy ra tình trạng chênh lệch tỉ giá giữa các thời điểm nhập hàng và thanh toán. Kế toán căn cứ Biên bản thanh lý hợp đồng nhập khẩu ủy thác, sẽ xác định khoản chênh lệch tỉ giá của hàng nhập khẩu, ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính trong trường hợp phát sinh lãi. Kế toán hạch toán bằng phiếu kế toán trên phần mềm BFO để ghi nhận khoản chênh lệch tỉ giá phải thu của khách hàng tăng lên hoặc giảm số phải trả cho nhà cung cấp nước ngoài do có lợi về tỉ giá lúc thực thanh toán. Từ phiếu kế toán được lập, khoản doanh thu tài chính phát sinh sẽ được ghi nhận tăng lên, các khoản phải thu khách hàng tăng lên và phải trả nhà cung cấp nước ngoài giảm xuống.


Trường hợp khách hàng nhập mua ủy thác chậm thanh toán tiền hàng, kế toán căn cứ Bảng tính lãi chậm trả sẽ tính ra số lãi phải thu của khách. Kế toán lập phiếu kế toán ghi nhận tăng doanh thu hoạt động tài chính đồng thời tăng khoản phải thu của khách hàng.

Kế toán căn cứ giấy báo có ngân hàng, giấy báo tiền lãi ngân hàng... hạch toán doanh thu hoạt động tài chính đối với các khoản tiền gửi ngân hàng. Kế toán lập phiếu thu ngân hàng, hạch toán tăng doanh thu hoạt động tài chính và tăng tiền gửi tại ngân hàng.

Sau khi kế toán làm các phiếu kế toán, phiếu thu ngân hàng, phần mềm BFO tự động ghi nhận vào các sổ kế toán chi tiết, tổng hợp, nhật ký chung các tài khoản 515, 131, 331, 111, 112.

Cuối kỳ, kế toán kết chuyển TK 515 về TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, đồng thời số liệu kế toán được phản ánh trên sổ nhật ký chung, sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp và bảng cân đối số phát sinh.

Ví dụ: Căn cứ giấy báo có số 38547 ngày 31/03/2020 của ngân hàng Vietinbank gửi về khoản lãi tiền gửi mà doanh nghiệp nhận được trong tháng 03/2020. Kế toán vào phần mềm việc hạch toán doanh thu hoạt động tài chính như sau:

Nợ TK 112 (tiền gửi ngân hàng Vietinbank) 1.124.641

Có TK 515 1.124.641

Phụ lục 2.11: Phiếu báo có ngân hàng Phụ lục 2.12: Sổ chi tiết TK 515

Phụ lục 2.13: Sổ tổng hợp tài khoản 515

Các khoản thu nhập khác của công ty chủ yếu từ thanh lý TSCĐ, CCDC, phạt vi phạm hợp đồng tuy nhiên ít phát sinh. Quy trình thực hiện thanh lý TSCĐ, CCDC cụ thể như sau:

- Đơn vị quản lý và sử dụng TSCĐ, CCDC căn cứ vào biên bản kiểm kê và đánh giá tình hình tài sản sẽ làm đề nghị thanh lý tài sản gửi phòng tổ chức hành chính.


- Phòng tổ chức hành chính xem xét, kiểm tra và lập Quyết định thanh lý tài sản gửi Ban Tổng Giám đốc phê duyệt theo quy định của Công ty.

- Công ty thành lập hội đồng thanh lý tài sản

- Tiến hành thanh lý tài sản

- Tổng hợp, xử lý kết quả thanh lý tài sản.

Căn cứ vào biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ, CCDC, thu phạt khách hàng vi phạm hợp đồng, kế toán hạch toán lập phiếu kế toán để tăng công nợ phải thu, lập phiếu thu tiền mặt hoặc thu ngân hàng để thu khoản tiền từ các khoản thu nhập trên. Phần mềm sẽ tự động ghi nhận vào các sổ kế toán tổng hợp, chi tiết và nhật ký chung tài khoản 711, 111, 112, 131…

Cuối kỳ, kế toán kết chuyển TK 711 về TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, đồng thời số liệu kế toán được phản ánh trên sổ nhật ký chung, sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp và bảng cân đối số phát sinh.

Ví dụ:

Căn cứ vào Quyết định thanh lý công cụ dụng cụ tại kho Tân Tạo TP. Hồ Chí Minh, kế toán làm phiếu thu tiền mặt số TTM0200020/00546 ngày 28/5/2020 của người mua công cụ dụng cụ thanh lý.

Hạch toán:

Nợ TK 1111 600.000

Có TK 711 600.000

Phụ lục 2.14: Quyết định thanh lý tài sản

Qua nghiên cứu thực trạng kế toán doanh thu tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung Ương CPC1, có thể thấy đối với doanh thu hàng hóa đã có thể theo dõi chi tiết doanh thu từng loại sản phẩm hàng hóa, từng mã kho, tuy nhiên, doanh thu dịch vụ vẫn còn chưa phân loại rõ ràng, do đó việc xác định kết quả kinh doanh theo từng loại dịch vụ gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, bộ phận bán hàng đôi khi chưa theo dõi sát tình hình cung ứng dịch vụ để xuất hóa đơn và ghi nhận doanh thu đúng thời điểm. Thường thời điểm ghi nhận bị chậm hơn so với thực tế, điều này vi phạm điều kiện ghi nhận doanh thu theo chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”.


2.2.2.2. Thực trạng kế toán chi phí

Giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán được phản ánh khi doanh thu được ghi nhận. Giá vốn hàng bán chính là giá xuất kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền tại thời điểm xuất kho.

Chứng từ kế toán

Hàng nội địa: Hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn GTGT, biên bản giao nhận hàng hóa, phiếu xuất kho, phiếu chi, giấy báo nợ …

Hàng nhập khẩu: Bộ chứng từ hải quan (Hợp đồng kinh tế ngoại, vận đơn, hóa đơn mua hàng, chứng từ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, chứng từ xác nhận nguồn gốc hàng hóa, tờ khai hải quan, giấy nộp tiền thuế khâu nhập khẩu), phiếu nhập kho, biên bản giao nhận hàng hóa, hóa đơn GTGT…

Tài khoản sử dụng

Công ty sử dụng tài khoản 6321 - Giá vốn hàng bán để phản ánh giá vốn hàng bán ra trong kỳ.

Phương pháp kế toán giá vốn hàng bán

Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong kế toán hàng tồn kho và tính giá vốn theo phương pháp bình quân gia quyền.

Khi bán hàng hóa, kế toán hạch toán giá vào TK 1561, chi phí mua hàng vào TK 6112. Cuối kỳ, kế toán kết sổ chạy bước tính giá vốn hàng bán trong kỳ của từng sản phẩm, hàng hóa. Giá vốn hàng bán được phản ánh ghi tăng TK giá vốn hàng bán 6321, đối ứng ghi giảm TK hàng hóa 1561, các khoản chi phí mua hàng được phản ánh tăng giá vốn hàng bán 6321, đối ứng giảm TK 6112.

Công ty sử dụng tài khoản 6112 để phản ánh chi phí mua hàng trong kỳ là sai so với phương pháp kê khai thường xuyên mà đơn vị áp dụng. Tài khoản trên sử dụng cho các đơn vị áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ trong kế toán hàng tồn kho. Sau đó, các số liệu sẽ tự động cập nhật vào cả sổ chi tiết, tổng hợp các tài khoản liên quan, sổ nhật ký chung, bảng cân đối số phát sinh. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển giá vốn hàng bán sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.

Ví dụ:


Ngày 15/01/2020, Công ty xuất hàng Fexofedin cho Bệnh viện Đại học Y khoa Vinh, cuối tháng, kế toán chạy giá vốn hàng bán trên phần mềm, giá vốn hàng này được tính toán theo giá bình quân gia quyền.

Nợ TK 6321 5.038.289

Có TK 1561 5.038.289

Phụ lục 2.15: Hóa đơn mua hàng của Công ty cổ phần TMDV Thăng Long Phụ lục 2.16: Báo cáo nhập xuất tồn kho

Phụ lục 2.17: Sổ chi tiết TK 6321 Phụ lục 2.18: Sổ tổng hợp TK 6321

Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của công ty gồm chi phí tiền lương, vật liệu bao bì, tem nhãn, chi phí vận chuyển, thuê kho quầy … Trong đó, chi phí tiền lương bán hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí bán hàng.

Chứng từ kế toán:

Hóa đơn GTGT, phiếu chi, bảng thanh toán tiền lương, bảng chấm công, bảng tính và phân bổ khấu khao, ủy nhiệm chi …

Tài khoản sử dụng

Kế toán sử dụng TK 641 để hạch toán chi phí bán hàng, TK này không có chi tiết tiểu khoản mà được áp mã phân tích theo khoản mục chi phí bán hàng, cụ thể:

- 641 mã 101 chi phí nhân viên

- 641 mã 102 chi phí nguyên vật liệu, bao bì

- 641 mã 103 chi phí công cụ, đồ dùng

- 641 mã 104 chi phí khấu hao TSCĐ

- 641 mã 107 chi phí dịch vụ mua ngoài

- 641 mã 108 chi phí bằng tiền khác

Phương pháp kế toán

Vì Công ty có nhiều chi nhánh, cửa hàng rải trên cả nước, do đó, tại mỗi đơn vị, kế toán thực hiện hạch toán chi phí bán hàng trực tiếp trên phần mềm (ngoại trừ chi phí tiền lương và các khoản chi cho người lao động được chi trực tiếp từ hội sở).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/10/2022