Kết Quả Kinh Doanh Của Công Ty Giai Đoạn Năm 2017-2019

49


Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn năm 2017-2019


STT

Năm

Chỉ tiêu

2017

2018

2019

2018/2017

2019/2018

+/-

%

+/-

%

1

Doanh thu bán hàng và cung cấp

dịch vụ

28,679,904,900

35,729,373,947

43,645,876,224

7,049,469,047

25

7,916,502,277

22

2

Các khoản giảm trừ doanh thu

5,468,556,024

5,862,365,473

7,362,736,284

393,809,449

7,2

1,500,370,811

25,6

3

Doanh thu thuần về BH và CCDV

23,211,348,876

29,867,008,474

36,283,139,940

6,655,659,598

29,2

6,416,131,466

21,1

4

Giá vốn hàng bán

18,765,890,009

21,827,653,789

25,374,839,475

3,061,763,780

16,3

3,547,185,686

16,3

5

Lợi nhuận gộp về BH và CCDV

4,445,458,867

8,039,354,685

10,908,300,465

3,593,895,818

81,7

2,868,945,780

36

6

Doanh thu hoạt động tài chính

262,098,286

321,890,789

332,876,569

59,792,503

22,8

10,985,780

4,2

7

Chi phí hoạt động tài chính

316,531,251

324,282,751

326,101,218

7,751,500

2,5

1,818,467

0,56

8

Chi phí bán hàng

1,125,733,573

1,298,726,376

1,742,837,477

172,992,803

15,2

444,111,101

34,2

9

Chi phí quản lý doanh nghiệp

390,535,754

445,987,387

473,647,289

55,451,633

15

27,659,902

6,4

10

Thuế TNDN phải nộp

768,689,143.75

1,428,294,771.20

1,779,718,210

659,605,627.45

85,8

85.80915092

24,6

11

Lợi nhuận sau thuế

TNDN

2,106,067,431

4,863,954,189

6,918,872,840

2,757,886,758

120

2,054,918,651

40,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của công ty cổ phần Tân Hoàng Mai - 8

Nguồn: Phòng Kế toán

Qua bảng số liệu 2.1, ta có một số nhận xét như sau:

Đối với hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ

- Năm 2017:

+ Ghi nhận doanh thu: Giá trị phát sinh Có tài khoản 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 28,679,904,900 VNĐ, đồng thời phát sinh Nợ tài khoản 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu là 5,468,556,024 VNĐ. Doanh thu thuần năm 2017 đạt 23,211,348,876 VNĐ.

+ Ghi nhận giá vốn hàng bán: Giá trị phát sinh Nợ tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán đạt 18,765,890,009 VNĐ. Theo đó, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đạt 4,445,458,867 VNĐ

+ Ghi nhận chi phí bán hàng: Giá trị phát sinh Nợ tài khoản 641 – Chi

phí bán hàng đạt 1,125,733,573 VNĐ

+ Ghi nhận chi phí QLDN: Giá trị phát sinh Nợ tài khoản 642 – Chi phí

QLDN đạt 390,535,754 VNĐ

- Năm 2018:

+ Ghi nhận doanh thu: Giá trị phát sinh Có tài khoản 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 35,729,373,947 VNĐ, tương đương mức tăng trưởng doanh thu là 25% so với cùng kǶ năm 2017. Đồng thời phát sinh Nợ tài khoản 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu là 5,862,365,473 VNĐ, tương đương mức tăng trưởng giá trị giảm trừ doanh thu là 7.2%, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng doanh thu. Do đó, doanh thu thuần năm 2018 đạt 29,867,008,474 VNĐ, tương đương mức tăng trưởng doanh thu thuần đạt 29,2% so với cùng kǶ năm 2017.

+ Ghi nhận giá vốn hàng bán: Giá trị phát sinh Nợ tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán đạt 21,827,653,789 VNĐ, tương đương mức tăng trưởng giá vốn là 16,3% so với cùng kǶ năm 2017, thấp hơn so với mức tăng trưởng của doanh thu. Theo đó, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đạt 8,039,354,685 VNĐ, tương đương mức tăng trưởng xấp xỉ 80% so với


cùng kǶ năm 2017. Hiệu quả kinh doanh của hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng trưởng vượt trội.

+ Ghi nhận chi phí bán hàng: Giá trị phát sinh Nợ tài khoản 641 – Chi phí bán hàng đạt 1,298,726,376 VNĐ, tương đương mức tăng trưởng xấp xỉ 15.2% so với cùng kǶ năm 2017.

+ Ghi nhận chi phí QLDN: Giá trị phát sinh Nợ tài khoản 642 – Chi phí QLDN đạt 445,987,387 VNĐ, tương đương mức tăng trưởng xấp xỉ 15% so với cùng kǶ năm 2017.

- Năm 2019:

+ Ghi nhận doanh thu: Giá trị phát sinh Có tài khoản 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 43,645,876,224 VNĐ, tương đương mức tăng trưởng doanh thu là 22% so với cùng kǶ năm 2018. Đồng thời phát sinh Nợ tài khoản 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu là 7,362,736,284 VNĐ, tương đương mức tăng trưởng giá trị giảm trừ doanh thu là 25.6%, thấp hơn so với mức tăng trưởng doanh thu cùng kǶ. Do đó, doanh thu thuần năm 2019 đạt 36,283,139,940 VNĐ, tương đương mức tăng trưởng doanh thu thuần chỉ đạt 21% so với cùng kǶ năm 2018, thấp hơn mức tăng trưởng của năm liền kề.

+ Ghi nhận giá vốn hàng bán: Giá trị phát sinh Nợ tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán đạt 25,374,839,475 VNĐ, tương đương mức tăng trưởng giá vốn là 16,3% so với cùng kǶ năm 2018, thấp hơn so với mức tăng trưởng của doanh thu. Theo đó, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đạt 10,908,300,465 VNĐ, tương đương mức tăng trưởng xấp xỉ 36% so với cùng kǶ năm 2018. Hiệu quả kinh doanh của hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ thể hiện sự chững lại so với mức tăng trưởng của năm liền kề.

+ Ghi nhận chi phí bán hàng: Giá trị phát sinh Nợ tài khoản 641 – Chi phí bán hàng đạt 1,742,837,477 VNĐ, tương đương mức tăng trưởng xấp xỉ 34% so với cùng kǶ năm 2018.


+ Ghi nhận chi phí QLDN: Giá trị phát sinh Nợ tài khoản 642 – Chi phí QLDN đạt 473,647,289 VNĐ, tương đương mức tăng trưởng xấp xỉ 6.4% so với cùng kǶ năm 2018

Có thể thấy rằng, tình hình bán hàng và cung cấp vật tư của công ty có sự tăng trưởng tích cực nhất vào năm 2018, công ty ít quan tâm đến các chính sách chiết khấu và các chi phí bán hàng được tiết kiệm triệt để, dẫn tới hiệu quả kinh doanh trong năm đạt được những con số tăng trưởng ấn tượng. Bước sang kǶ kế toán năm 2019, thị trường bất động sản có dấu hiệu đi xuống nên thị trường cung cấp vật tư và bán hàng của công ty bị thu hẹp lại, công ty đã tung ra nhiều chương trình gói chiết khấu và thúc đẩy chi phí cho công tác bán hàng, nên hiệu quả kinh doanh của công ty đã có sự tăng trưởng chậm lại so với kǶ kế toán liền trước.

Đối với hoạt động tài chính

- Năm 2017:

+ Ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính: Tổng giá trị phát sinh Có tài khoản 515 – Doanh thu tài chính đạt 262,098,286 VNĐ.

+ Ghi nhận chi phí hoạt động tài chính: Tổng giá phát sinh Nợ tài khoản

635 – Chi phí hoạt động tài chính đạt 316,531,251 VNĐ.

- Năm 2018:

+ Ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính: Tổng giá trị phát sinh Có tài khoản 515 – Doanh thu tài chính đạt 321,890,789 VNĐ, tương đương mức tăng trưởng xấp xỉ 22% so với cùng kǶ năm 2018.

+ Ghi nhận chi phí hoạt động tài chính: Tổng giá phát sinh Nợ tài khoản 635 – Chi phí hoạt động tài chính đạt 324,282,751 VNĐ, tương đương mức tăng trưởng xấp xỉ 2.5% so với cùng kǶ năm 2018.

- Năm 2019:

+ Ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính: Tổng giá trị phát sinh Có tài khoản 515 – Doanh thu tài chính đạt 332,876,569 VNĐ, tương đương mức tăng trưởng xấp xỉ 4.2% so với cùng kǶ năm 2018.


+ Ghi nhận chi phí hoạt động tài chính: Tổng giá phát sinh Nợ tài khoản 635 – Chi phí hoạt động tài chính đạt 326,101,218 VNĐ, tương đương mức tăng trưởng xấp xỉ 0.56% so với cùng kǶ năm 2018.

Có thể thấy rằng, song song với tình hình hoạt động kinh doanh chính có được sự tăng trưởng rất tích cực vào năm 2018, hoạt động tài chính của công ty vào cùng kǶ năm ấy cǜng có sự tăng trưởng đáng khích lệ bằng cách tối ưu hóa chi phí tài chính, cǜng như tăng khả năng sinh lời khi có tiền hàng nhàn rỗi, trạng thái thanh khoản thặng dư. Bước sang năm 2019, khi tình hình kinh xuống, hoạt động tài chính của công ty được duy trì ở mức ổn định để đảm bảo thanh khoản cho hoạt động kinh doanh trong suốt kǶ kế toán…

2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh

Ban giám đốc

Bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Đứng đầu Công ty là Ban Giám đốc, chỉ đạo công việc trực tuyến xuống từng phòng ban và cửa hàng, ngoài ra các phòng ban có chức năng tham mưu cho Giám đốc điều hành công việc của Công ty. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:


Phòng Kinh doanh

Phòng Kế toán

Cửa hàng

Sơ đồ 2.1: Mô hình cơ cấu quản lý của Công ty

Nguồn: Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai

Các phòng ban trong Công ty có mối liên hệ chặt chẽ cùng nhau phối hợp hoạt động để bộ máy Công ty làm việc có hiệu quả, đưa Công ty phát triển vững mạnh.

Ban Giám đốc Công ty bao gồm một Giám đốc và một Phó Giám đốc.

Giám đốc: Là người giữ chức vụ quan trọng nhất, cao nhất trong Công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa


Việt Nam, toàn thể nhân viên về hiệu quả HĐKD của Công ty. Giám đốc còn là người còn là người có nhiệm vụ tiếp nhận ý kiến sáng tạo của cấp dưới, luôn có cái nhìn bao quát, bình tĩnh theo dòi mọi hoạt động của Công ty thật khách quan và luôn tạo môi trường làm việc thuận lợi cho nhân viên.

Phó Giám đốc: Thực hiện các công việc giám đốc giao phó hoặc ủy quyền, trợ giúp trong công việc theo dòi, giám sát, đôn đốc, chỉ đạo mọi HĐKD.

Phòng Kinh doanh: Là một bộ phận rất quan trọng quyết định tiến độ HĐKD của Công ty. Chịu trách nhiệm nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng cǜng như nhà cung cấp tốt nhất, hiệu quả nhất để tạo uy tín cho Công ty. Là bộ phận liên tiếp đưa ra đơn đặt hàng và các hợp đồng kinh tế, song song là nhiệm vụ theo dòi việc thực hiện hợp đồng của đối tác, tạo sức ép để khách hàng có trách nhiệm trong việc thực hiện hợp đồng. Kiểm tra số lượng và chất lượng hàng hóa thực tế được nhập và xuất, giao theo đơn đặt hàng để giao ngay hoặc gửi bán cho khách hàng. Đề xuất với Ban Giám đốc phương hướng HĐKD, các biện pháp khắc phục khó khăn nhằm phát huy những điểm mạnh, hạn chế mặt yếu để đủ sức cạnh tranh với những đối thủ khác giữa biển cả của thị trường hiện nay.

Phòng Kế toán: Làm nhiệm vụ theo dòi, ghi chép mọi HĐKD của Công ty, đồng thời quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính và tài sản của Công ty. Lập kế hoạch, phân tích tình hình tài chính và hạch toán tổng hợp về các khoản công nợ, doanh thu, khoản nộp ngân sách nhà nước được báo cáo theo định kǶ và trình lên Ban Giám đốc để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh, đảm bảo việc thực hiện tốt thu chi tài chính, nộp ngân sách nhà nước. Ngoài ra, kế toán phải thường xuyên kiểm tra, đối chiếu sổ sách, số liệu, công tác kế toán, kiểm toán nhanh chóng, chính xác, trung thực và đúng qui định của pháp luật, theo dòi tình hình nhân sự, theo dòi chấm công chi trả lương và các khoản liên quan.

Cửa hàng: Bán hàng hóa của Công ty bao gồm cả kho chứa hàng: kho chứa sắt thép, kho xi măng, kho các vật liệu khác.


2.1.4. Đặc điểm khách hàng

Khách hàng của công ty rất đa dạng, bao gồm các cá nhân, tổ chức. Khách hàng cá nhân thường mua với số lượng ít, chủng loại không nhiều, chủ yếu để phục vụ cho xây dựng nhà cửa. Do đó khách hàng cá nhân thường thanh toán ngay bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản qua ngân hàng. Việc vận chuyển sản phẩm từ kho về cho khách hàng thường do khách hàng đảm nhận hoặc thuê công ty với mức CP ưu đãi. Ngoài ra cǜng có một số khách hàng cá nhân mua hàng từ công ty để thực hiện bán lẻ sản phẩm. Khách hàng là các tổ chức bao gồm khách hàng, đơn vị hoặc các công ty mua lại hàng hóa để kinh doanh hoặc mua để phục vụ nhu cầu xây dựng các công trình lớn. Các khách hàng này thường mua hàng hóa với số lượng lớn, đơn hàng liên tục.

Với đặc điểm ngành nghề kinh doanh cǜng như tệp khách hàng của công ty có ảnh hưởng đến công tác kế toán thông qua các chính sách bán hàng, chính sách công nợ. Cụ thể như sau:

+ Ảnh hưởng của chính sách bán hàng: Đối với các khách hàng mua hàng với số lượng lớn sẽ được công ty áp dụng chính sách chiết khẩu thương mại và thực hiện chiết khấu luôn trên hóa đơn của lần mua hàng cuối cùng của khách hàng nên kế toán công ty không theo dòi qua TK 521, (giảm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - 511), tương đương khoảng 3% giá trị tổng đơn hàng.

+ Ảnh hưởng của chính sách công nợ: Đối với các khách hàng có thanh khoản tốt, thanh toán ngay, thanh toán sớm trước khi đến hạn thì công ty xem xét áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán, tương đương 1-1.5% tổng giá trị cần thanh toán và hạch toán tăng chi phí tài chính.

2.1.5. Hình thức kế toán và tổ chức bộ máy kế toán

2.1.5.1. Bộ máy kế toán

Bộ máy quản lý cồng kềnh là một nhân tố gây cản trở đến hiệu quả HĐKD của DN. Do đó để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của công tác kế toán giúp cho bộ máy kế toán của Công ty phát huy được hết vai trò của


mình. Công ty đã tổ chức công tác kế toán một cách khoa học hợp lý và phù hợp với chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước, của nghành và vận dụng thích ứng với đặc điểm tổ chức kinh doanh, quản lý của Công ty.

Bảng 2.2: Cơ cấu nhân sự bộ phận kế toán


Năm

Chỉ tiêu

2017

2018

2019

Số người

Tỷ lệ

(%)

Số người

Tỷ lệ

(%)

Số người

Tỷ lệ

(%)

Tổng số lao động

9

100

12

100

13

100

Đại học, trên đại học

5

56

7

58

8

62

Cao đẳng, trung cấp

2

22

3

25

3

23

Lao động phổ thông

2

22

2

17

2

15

Độ tuổi trung bình

33.5

33.1

32.8

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Qua bảng số liệu 2.2 ta thấy tổng số lao động tại bộ Phận kế toán của Công ty tương đối ổn định và cơ cấu lao động cǜng có sự thay đổi tích cực

qua các năm.

- Về trình độ: tỷ lệ lao động có trình độ trên đại học, đại học tăng và tỷ lệ trình độ cao đẳng, trung cấp, lao động phổ thông giảm qua các năm. Qua đó cho thấy với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế cùng với phương châm hoạt động “An toàn, hiệu quả và bền vững” thì trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngǜ cán bộ nhân viên Công ty không ngừng được nâng lên.

- Về độ tuổi trung bình: độ tuổi trung bình tại phòng Kế toán Công ty có xu hướng trẻ hóa, từ trên 33 tuổi xuống 32.8 tuổi. Do tính chất cạnh tranh lao động trẻ phù hợp với sự vận động nhanh của nền kinh tế hiện nay cǜng được Công ty đặc biệt quan tâm.

Theo đó, bộ máy kế toán của công ty được thể hiện qua sơ đồ:

Xem tất cả 164 trang.

Ngày đăng: 13/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí