Huy động vốn để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG


Số hiệu bảng Trang

Bảng 1.1. Tiêu thức xác định DNNVV ở một số nước và vùng lãnh thổ 8

Bảng 1.2. Phân loại DNNVV ở Việt Nam theo Nghị định 39/2018NĐ-CP 9

Bảng 2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP, GDP/người của Hà Nội (2010-2019) 53

Bảng 2.2. Cơ cấu GRDP theo ngành kinh tế của Hà Nội 54

Bảng 2.3. Số DN, DNNVV đăng ký kinh doanh trên địa bàn Hà Nội (2010-2019)..56 Bảng 2.4. Số lượng DNNVV Hà Nội đang hoạt động 57

Bảng 2.5. Số lượng DNNVV Hà Nội đăng ký mới và giải thể… 58

Bảng 2.6. DNNVV trên địa bàn Hà Nội phân theo ngành kinh tế… 58

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

Bảng 2.7. DNNVV trên địa bàn Hà Nội phân theo quy mô 59

Bảng 2.8. Cơ cấu tài sản, nguồn vốn cúa DNNVV trên địa bàn Hà Nội 61

Huy động vốn để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội - 2

Bảng 2.9. Cơ cấu nguồn vốn của DNNVV phân theo nguồn vốn, loại hình DN….62 Bảng 2.10. Quy mô vốn chủ sở hữu, hệ số vốn chủ sở hữu của DNNVV 63

Bảng 2.11. Vốn chủ sở hữu của DNNVV phân theo DNNN và DN ngoài NN…..65 Bảng 2.12. Cơ cấu vốn chủ sở hữu của DNNVV khu vực nhà nước 66

Bảng 2.13. Cơ cấu vốn chủ sở hữu của DNNVV khu vực ngoài nhà nước… 67

Bảng 2.14. Hệ số nợ bình quân của DNNVV Hà Nội 69

Bảng 2.15. Dư nợ cho vay DNNVV của NHTM, TCTC trên địa bàn Hà Nội …….71 Bảng 2.16. Dư nợ cho vay DNNVV trên địa bàn Hà Nội so với nợ phải trả 74

Bảng 2.17. Tổng mức phát hành trái phiếu DN của DNNVV trên sàn HNX………76 Bảng 2.18. Nguồn vốn DNNVV huy động từ trái phiếu DN 78

Bảng 2.19. Vốn DNNVV huy động từ tín dụng thương mại của nhà cung cấp…….79 Bảng 2.20. Nguồn vốn DNNVV huy động từ các khoản nợ có tính chu kỳ 81

Bảng 2.21. Vốn huy động từ thuê tài sản của DNNVV trên địa bàn Hà Nội 82

Bảng 2.22. Nguồn vốn DNNVV huy động các Quỹ giai đoạn 2010 - 2019 83

Bảng 2.23. Cơ cấu vốn nợ trong nợ phải trả của DNNVV trên địa bàn Hà Nội……83 Bảng 2.24. Tốc độ tăng quy mô vốn chủ sở hữu và nợ phải trả của DNNVV 85

Bảng 2.25. Hệ số vốn chủ sở hữu và hệ số nợ bình quân của DNNVV 85

Bảng 2.26. Nguồn vốn của DNNVV trên địa bàn Hà Nội phân theo ngành 86

Bảng 2.27. Tốc độ tăng tổng tài sản của DNNVV 87

Bảng 2.28. Tốc độ tăng quy mô hay số lượng lao động trong từng DNNVV………87 Bảng 2.29. Vốn kinh doanh, giá trị TSCĐ và đầu tư tài chính dài hạn 88

Bảng 2.30. Kết quả hoạt động của DNNVV Hà Nội tính đến 31/12 hàng năm…….89 Bảng 2.31. Kết quả hoạt động của DNNVV trên địa bàn Hà Nội 90

Bảng 2.32. Số DNNVV Hà Nội phân theo quy mô, loại hình hoạt động 91

Bảng 2.33. DNNVV trên địa bàn Hà Nội hoạt động theo quy mô vốn 91

Bảng 2.34. Đóng góp của khu vực DNNVV trong GRDP của Hà Nội 92

Bảng 2.35. Đóng góp của khu vực DNNVV trong thu NSNN của Hà Nội 93

Bảng 2.36. Số DNNVV trên địa bàn Hà Nội phân theo ngành kinh tế… 94

Bảng 2.37. Mô hình Dupont - Kết quả huy động vốn để phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội 98

Bảng 2.38. Nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa..106 Bảng 2.39. DNNVV huy động vốn từ các nguồn để tăng nợ phải trả 106

Bảng 2.40. Nguyên nhân DNNVV gặp khó khăn huy động vốn 107

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


Số hiệu biểu đồ Trang

Biểu đồ 2.1. Số DNNVV trên địa bàn Hà Nội đăng ký kinh doanh 56

Biểu đồ 2.2. Số lượng DNNVVtrên địa bàn Hà Nội đang hoạt động 57

Biểu đồ 2.3. Số lượng DNNVV Hà Nội phân theo ngành 59

Biểu đồ 2.4. Số lượng DNNVV Hà Nội phân theo quy mô 59

Biểu đồ 2.5. Tốc độ tăng quy mô vốn chủ sở hữu 64

Biểu đồ 2.6. Cơ cấu vốn chủ sở hữu của DNNVV khu vực NN 67

Biểu đồ 2.7. Cơ cấu vốn chủ sở hữu của DNNVV khu vực ngoài NN 68

Biểu đồ 2.8. Dư nợ cho vay DNNVV/nợ phải trả của DNNVV 74

Biểu đồ 2.9. Phát hành trái phiếu DN của DNNVV trên sàn HNX 76

Biểu đồ 2.10. Vốn tín dụng thương mại của nhà cung cấp DNNVV 79

Biểu đồ 2.11. Huy động vốn thuê tài sản của DNNVV trên địa bàn Hà Nội 82

Biểu đồ 2.12. Năng lực hoạt động của DNNVV trên địa bàn Hà Nội 88

Biểu đồ 2.13. Lợi nhuận trước và sau thuế của DNNVV trên địa bàn Hà Nội…….89 Biểu đồ 2.14. Tăng trưởng số lượng DNNVV 90

Biểu đồ 2.15. Mô hình Dupont - Quan hệ giữa ROA, ROE, ROS. 99

Biểu đồ 2.16. Mô hình Dupont - Vòng quay của vốn, hệ số vốn chủ sở hữu, hệ số nợ 100

Biểu đồ 2.17. Mô hình Dupont - Kết quả huy động vốn để phát triển DNNVV 101

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Sơ đồ phát triển DNNVV 14

Hình 2.1. Vai trò kinh tế của thủ đô Hà Nội 54

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Mô hình Dupont trong phân tích các chỉ tiêu tài chính 179

Phụ lục 2: Phiếu thu thập thông tin doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội 184

Phụ lục 3: Báo cáo kết quả khảo sát thực trạng huy động vốn để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội 189

Phụ lục 4: Báo cáo của Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Hà Nội 193

Phụ lục 5. Mẫu phiếu điều tra DNNVV Hà Nội năm 2019 199

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài luận án

Ngày nay, phát triển DNNVV đã và đang trở thành yêu cầu tất yếu trong chiến lược của mỗi quốc gia, bởi DNNVV ngày càng chiếm tỷ trọng lớn và đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội của hầu hết các nước trên thế giới. Để hoạt động và phát triển, DNNVV cần phải huy động vốn để tăng quy mô tổng nguồn vốn đáp ứng đủ nhu cầu vốn, bởi vốn là nhân tố quan trọng quyết định sự ra đời, hoạt động, phát triển của mọi DN. Vốn là yếu tố tiên quyết, là điều kiện cần và đủ để DN có thể duy trì hoạt động, phát triển. Nguồn vốn của DN bao gồm: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Nguồn vốn chủ sở hữu có vai trò quan trọng khi thành lập DN đồng thời là cơ sở để DN đảm bảo tính tự chủ trong hoạt động kinh doanh. Để có đủ nguồn vốn cho hoạt động và phát triển, ngoài vốn chủ sở hữu, DN phải huy động vốn các khoản nợ phải trả. Xuất phát từ nhu cầu vốn cần huy động của DN, các phương thức cung ứng vốn và các hình thức huy động vốn đã ra đời như một tất yếu khách quan nhằm tăng quy mô tổng nguồn vốn của DN. Đối với DNNVV, vốn chủ sở hữu thường hạn hẹp và được huy động tối đa khi thành lập DN, đồng thời việc tăng vốn chủ sở hữu từ lợi nhuận để lại sau thuế hay phát hành thêm cổ phiếu phụ thuộc hiệu quả hoạt động của DN. Trong quá trình hoạt động, DNNVV phải huy động vốn từ cả hai nguồn: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả nhằm tăng quy mô nguồn vốn, đáp ứng đủ nhu cầu vốn để hoạt động và phát triển. Huy động vốn nhằm tăng quy mô vốn chủ sở hữu, tăng nợ phải trả từ đó tăng quy mô tổng nguồn vốn để phát triển DNNVV là vấn đề có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn, thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, nhà quản lý kinh tế, nhà quản trị DN và các Chính phủ.

Ở nước ta, sau hơn 34 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam và thành phố Hà Nội đã có những bước chuyển mạnh mẽ, tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế được giữ vững. Phát triển DNNVV luôn được coi là khâu quan trọng trong chiến lược xây dựng, phát triển nền KTTT định hướng XHCN, chủ động hội nhập quốc tế ở nước ta và thành phố Hà Nội. Hiện nay, DNNVV phát triển mạnh ở tất cả các địa phương, ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó Hà Nội chiếm khoảng 25%.

Các DNNVV đã huy động được nhiều nguồn lực, tạo nhiều việc làm, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GDP, thu NSNN, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Những năm gần đây, DNNVV trên địa bàn Hà Nội đã phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng (DNNVV chiếm trên 97% tổng số DN trên địa bàn Hà Nội). Đến tháng 4/2020 bình quân cứ 30 người dân Thủ đô có 1 DN, cao gấp 5 lần mức bình quân chung của cả nước. DNNVV chiếm trên 97% tổng số DN trên địa bàn Hà Nội, đóng góp khoảng 40% GRDP, tạo việc làm cho gần 2,5 triệu lao động (chiếm 51% tổng việc làm trên địa bàn Thành phố) [5]. Thế mạnh của DNNVV trên địa bàn Hà Nội là vốn đầu tư ban đầu thấp, thu hồi vốn nhanh, bộ máy tổ chức và quản lý gọn nhẹ, lĩnh vực SXKD đa dạng, khả năng ứng biến linh hoạt trước những biến động của thị trường… Tuy nhiên, phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội đang bộc lộ những hạn chế xuất phát từ quy mô nhỏ và vừa, năng lực tài chính yếu nên gặp bất lợi trong cạnh tranh đồng thời dễ bị "tổn hại" khi có biến động xảy ra. Thiếu vốn và khó khăn huy động vốn để phát triển là vấn đề nổi cộm đang đặt ra của nhiều DNNVV trên địa bàn Hà Nội, là bài toán nan giải cần được tháo gỡ từ chính mỗi DNNVV, các tổ chức cung ứng vốn và các cơ quan quản lý nhà nước.

Thành phố Hà Nội với quan điểm "Phát triển DNNVV là chiến lược lâu dài, nhất quán và xuyên suốt trong chương trình hành động của Thành phố, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội". Mục tiêu của Hà Nội là tạo lập môi trường thuận lợi, bình đẳng, ổn định cho DNNVV phát triển, đóng góp ngày càng nhiều vào tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội Thủ đô. Để góp phần nghiên cứu làm sáng rõ hơn lý luận và thực tiễn trong huy động vốn để phát triển DNNVV, đồng thời chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân hạn chế, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện huy động vốn để phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội, NCS lựa chọn vấn đề: “Huy động vốn để phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm đề tài luận án của mình.

2. Tổng quan nghiên cứu của luận án.

2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.

Trên thế giới và Việt Nam, các vấn đề liên quan đến lý luận DNNVV, phát triển DNNVV, nguốn vốn của DNNVV, huy động vốn của các DNNVV đã được quan tâm nghiên cứu ở nhiều góc độ, gắn với thời kỳ nhất định. Những năm qua, đã có nhiều công trình (luận án tiến sĩ, đề tài nghiên cứu khoa học, bài viết trên các tạp chí) của các tác giả trong và ngoài nước đã nghiên cứu về DNNVV, phát triển DNNVV, huy động vốn để phát triển DNNVV đó là:

* Thứ nhất, Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về DNNVV.

Nghiên cứu của United Nation - Geneva New York (1998), Economic Commission for Europe “Small and medium-sized enterprises in countries in transition/ Economic commission for Europe”[113], của United Nations Conference on trade and development (2003) “Accounting and financial reporting guidelines for small and mediumsized enterprises (SMEGA): Level 3 guidance” [112], của Ludovica Ioana Savlovshi, Nicoleta Raluca Robu (2011) “The role of SMEs in Modern Economy”[109], của Christian M.Rogerson,(2012)“The impact of SMES development in South Africa”[106], của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2008) “Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”[50], của Nguyễn Đình Hương (2002) “Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam”[35] đã phân tích sự hình thành, phát triển, khái niệm và tiêu thức phân loại DNNVV. Các công trình nghiên cứu DNNVV Việt Nam với tiêu thức phân loại theo Nghị định 56/2009-CP. Các nghiên cứu phân tích cơ hội, thách thức đặt ra với các DNNVV khi nước ta là thành viên của ASean, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp phát triển DNNVV.

Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2010) “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”[ 97], của Nguyễn Trường Sơn (2014) “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay”[61], LATS Nguyễn Thị Hoàng Lý (2019)“Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Hòa Bình”[49] đã phân tích tính đặc thù của DNNVV Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, khẳng định tiếp cận vốn là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển DNNVV Việt Nam đến năm 2020. Các nghiên cứu đã chỉ ra: để các DNNVV Việt Nam phát triển, cần đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ, mở rộng liên kết, xúc tiến

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/01/2023