Hội họa Việt Nam giai đoạn 1925 – 1945 nhìn từ góc độ văn hóa - 19


KẾT LUẬN


1. Hội họa Việt Nam giai đoạn 1925 - 1945 là sản phẩm của xã hội thuộc địa với những ảnh hưởng mọi mặt của tư bản, Âu hóa. Từ những kiến thức văn hóa, tự nhiên, xã hội phương Tây đã tác động tới tầng lớp tri thức Việt Nam trong đó có các họa sỹ. Từ sự tiếp thu và biến đổi những kiến thức mỹ thuật hiện đại như: Giải phẫu tạo hình, Luật xa gần, Khoa học về mầu sắc đã hình thành lên những đặc điểm riêng có của nghệ thuật hội họa Việt Nam giai đoạn 1925 - 1945. Đó là nguyên nhân cũng là động lực của sự phát triển hội họa, tạo nên những thành tựu lớn cho một giai đoạn phát triển mang tính tiền đề của hội họa Việt Nam hiện đại.

2. Sự ra đời của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã đánh dấu một thời kỳ mới cho mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Hội họa Việt Nam đã thực hiện một bước phát triển nhảy vọt trong phong cách, đề tài, loại hình, đặc điểm nghệ thuật. Sự thành lập Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương tại Hà Nội năm 1925 có những ảnh hưởng lớn trong đời sống văn hóa Việt Nam vì một số lý do:

Trước hết, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương là một trong những ngôi trường mỹ thuật đầu tiên, nó trở thành cái nơi mà tài năng có thể được khám phá, đào tạo và hun đúc.

Kế tiếp, nhà trường này mang lại một phương pháp làm việc mới để diễn đạt trong mỹ thuật, nhất là ở một đất nước mà nền hội họa trước đó không phải là một ngành nghề phát triển.

Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương xây dựng nên một truyền thống mới trong mỹ thuật, đó là một quan niệm thẩm mỹ mới và sau đó cùng với sự phát triển của chữ quốc ngữ, là sự thể hiện sự khao khát canh tân của xã hội.

3. Mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1925 - 1945 có sự biến đổi lớn so với mỹ thuật Việt Nam truyền thống. Thay cho mục đích tín ngưỡng và tôn giáo là những đề tài phong phú hơn với nhiều loại thể trong hội họa giai đoạn này. Ảnh hưởng của thẩm mỹ Pháp là không thể phủ nhận với những xu hướng mới, chất liệu mới với


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.

ngôn ngữ tạo hình được xây dựng trên các nguyên lý mới và điều này giúp cho hội họa Việt Nam có bước phát triển mới.

Những bài học thẩm mỹ phương Tây thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hội họa, nhưng những bài học đó không hề mâu thuẫn, ngăn cản kỹ thuật cổ truyền mà còn giúp phát huy nó trong sự kết hợp với quan niệm tạo hình hiện đại. Vẻ đẹp của nghệ thuật hội họa giai đoạn này vốn là kết quả của tính truyền thống trong những giao lưu văn hóa, và hội họa Việt Nam giai đoạn 1925 - 1945 được đánh giá cao một phần là do sự kết hợp thú vị giữa cái mới và truyền thống.

Hội họa Việt Nam giai đoạn 1925 – 1945 nhìn từ góc độ văn hóa - 19

4. Những nhân cách lớn của nhiều họa sỹ tên tuổi, với những tác phẩm hội họa giai đoạn này đã nghi dấu ấn sâu sắc trong lịch sử buổi đầu của mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Tác phẩm hội họa Việt Nam giai đoạn 1925 - 1945 là kết quả đích thực của người Việt Nam, đó là sáng tạo nghệ thuật chân chính, có tâm hồn rất nghệ sỹ và cũng rất đời thường. Nó mang nặng tình yêu quê hương đất nước, tính nhân văn sâu sắc, có chất lượng nghệ thuật cao.

Những họa sỹ thế hệ thời Mỹ thuật Đông Dương chẳng những là tấm gương lao động nghệ thuật cao quý mà thế hệ ấy còn là những nghệ sỹ đã không ngừng phát huy và bảo vệ những giá trị, bản sắc tinh thần dân tộc trong giai đoạn mở đường cho nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Nhiều họa sỹ trong số họ còn có nhiều đóng góp tích cực trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Tên tuổi và tác phẩm của các thế hệ họa sỹ đó dù sinh sống và hoạt động nghệ thuật ở trong hay ngoài nước luôn là niềm tự hào cho nền hội họa của dân tộc ta.

Ngày nay nghệ thuật Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa có nhiều thách thức mới đặt ra với cơ quan quản lý nghệ thuật, với các nhà hoạch định chính sách, các trường nghệ thuật, các nghệ sỹ, các trường phổ thông về giáo dục thẩm mỹ.

5. Bản sắc văn hóa dân tộc là điều vô cùng cần thiết trong mọi ngành nghệ thuật trong đó có hội họa. Các tác phẩm của hội họa Việt Nam giai đoạn 1925 - 1945 là một minh chứng chân xác nhất, rất đáng tự hào của một giai đoạn hội họa tuy ngắn ngủi nhưng đầy vinh quang trong một thời kỳ lịch sử xã hội đặc thù của đất nước.


Hội họa là một ngành nghệ thuật đòi hỏi những giao lưu tiếp biến giữa các nền văn hóa nếu muốn có sự biến đổi để phát triển. Những biến đổi của lịch sử xã hội trên thế giới những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 đã như một con thuyền chuyên chở những cái nhìn và quan niệm nghệ thuật mới đến với mọi nơi từ Âu sang Á, từ Úc tới Phi và ngược lại, đó là tính tất yếu mang tính quy luật của mọi nền nghệ thuật. Hội họa Việt Nam không nằm ngoài quy luật đó, kết quả của sự giao lưu tiếp biến với Pháp giai đoạn lịch sử này làm nên những thành tựu lớn với những tên tuổi các họa sỹ và nhiều kiệt tác của nghệ thuật hội họa Việt Nam hiện đại. Nó như một sự ngẫu nhiên trong cái tất nhiên của sự giao lưu tiếp biến vậy.

Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã làm thay đổi toàn bộ cách nhìn, những phương tiện biểu cảm, những tư duy ý tưởng phát lộ trong lòng nghệ sỹ. Trong cuộc tiếp xúc với thẩm mỹ phương Tây này, nhờ có bản lĩnh và truyền thống tiếp biến các giá trị văn hóa ngoại lai từ lâu đời, mặc dù tiếp thu toàn bộ kỹ thuật bút pháp, những hiểu biết khoa học về tạo hình, song tâm hồn, thị hiếu thẩm mỹ dân tộc vẫn là dòng chủ lưu được chuyển tải trong đó. Tất cả đã được biểu đạt tinh tế, sáng tạo cho phù hợp với văn hóa dân tộc. Từ ngôi trường này đã sản sinh ra một thế hệ họa sỹ tên tuổi, làm rạng danh nền mỹ thuật Việt Nam thời đó cũng như mãi về sau trong dòng chảy của mỹ thuật hiện đại như: Tô Ngọc Vân, Lê Văn Đệ, Trần Văn Cẩn, Lương Xuân Nhị, Nguyễn Đỗ Cung, Lê Phổ, Mai Trung Thứ, NguyễnPhan Chánh, Nguyễn Gia Trí, Lê Thị Lựu, Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái, Dương Bích Liên, Nguyễn Tư Nghiêm… Những lớp họa sỹ tiền bối đó giờ đây đã đi vào giai thoại của nền hội họa Việt Nam ngay từ những năm 1960.

Người ta thường nói về hai “bộ tứ” trong nền hội họa Việt Nam: “Nhất Trí (Nguyễn Gia Trí), nhì Vân (Tô Ngọc Vân), tam Lân (Nguyễn Tường Lân), tứ Cẩn (Trần Văn Cẩn) hoặc “Nghiêm (Nguyễn Tư Nghiêm), Liên (Dương Bích Liên), Sáng (Nguyễn Sáng), Phái (Bùi Xuân Phái)”. Mặc dù cũng không biết được chính xác nguồn gốc được bắt đầu từ đâu, những “bộ tứ” mà công chúng xếp hạng cho các họa sỹ thực chất cũng chỉ là do người ta yêu thích rồi tự “phong tước”, “phong hàm” chứ trên thực tế không có quyết định nào về việc xếp hạng hay ghi danh như vậy.


Trải qua thời gian với những thay đổi về lịch sử và những biến động của xã hội, danh tiếng của hai “bộ tứ” và sự yêu mến của công chúng dành cho họ vẫn không thuyên giảm. Điều này đã chỉ ra rằng, những giá trị thực sẽ là trường tồn. Những đóng góp của các danh họa và những sáng tạo của họ không chỉ giúp định hình mà còn định hướng cho sự phát triển của hội họa Việt Nam từ 1925 đến nay.

Bắt đầu từ đây, Hội họa Việt Nam phải đối mặt với một thực tế mới đòi hỏi những đổi mới để phát triển. Sự năng động của các họa sỹ, cũng như sự bùng nổ của thị tường mỹ thuật đã tạo điều kiện lớn cho hội họa Việt Nam hòa nhập với mỹ thuật quốc tế, đồng thời giúp thế giới hiểu rò hơn về hội họa Việt Nam. Thế hệ các họa sỹ giai đoạn 1925 – 1945 đã hoàn thành vai trò lịch sử, tạo sức mạnh đột phá cho sự phát triển hội họa Việt Nam. Các họa sỹ thế hệ sau đang nắm được thời cơ ở một môi trường thuật lợi hơn, chắc chắn sẽ tạo bước đột phá cho sự phát triển của hội họa Việt Nam.

Cho dù bằng cách nào đi chăng nữa, người họa sỹ vẫn luôn phải tỉnh táo đối mặt với những biến đổi không ngừng của hiện thực cuộc sống, và cái bản sắc thẫm đẫm trong mình vẫn phải là mạch ngầm mạnh mẽ tạo bệ đỡ cho cái hiện đại, cái đương thời trong hội họa. Khi lòng tự trọng, tài năng và tri thức đã có trong họa sỹ Việt, bản sắc văn hóa sẽ tỏa sáng rực rỡ trong các tác phẩm của họ.

Thế kỷ 21 đã tới, chúng ta hy vọng nhiều cho tương lai của một nền mỹ thuật hiện đại và đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NCKH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Nguyễn Văn Cường (2011), “Tính dân tộc trong hội họa Việt Nam giai đoạn 1925 - 1945”, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật (326), tr.37.

2. Nguyễn Văn Cường (2016), “Hiện thực – một xu hướng chủ đạo của hội họa Việt Nam giai đoạn 1925 – 1945”, Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa (15), tr.49.

3. Nguyễn Văn Cường (2016), “Lãng mạn và hiện thực – Hai xu hướng chru đạo của hội họa Việt Nam giai đoạn 1925 - 1945”, Tạp chí Giáo dục Nghệ thuật (17), tr.51.

4. Nguyễn Văn Cường (2016), “Sự tiếp biến văn hóa qua hội họa Việt Nam giai đoạn 1925 – 1945”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (383), tr.49.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đào Duy Anh (1992), Việt Nam văn hóa sử cương (tái bản), Nxb Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Đào Duy Anh (2005), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

3. Toan Ánh (1992), Nếp cũ làng xóm Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.


4. Nguyễn Lương Tiểu Bạch (2005), Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, Viện Mỹ thuật – Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam.

5. Trần Lâm Biền (2000), Một con đường tiếp cận di sản văn hóa dân tộc, Nxb Văn hóa, Hà Nội.

6. Phan Kế Bính (2003), Việt Nam phong tục, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.


7. Bộ Văn hóa Thông tin (1998), Một số giá trị văn hóa truyền thống với đời sống văn hóa cơ sở ở nông thôn hiện nay, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

8. Trần Duy Cảm (2005), Luận nghệ thuật, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.


9. Phạm Thị Chỉnh (2005), Giáo trình lịch sử mỹ thuật Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

10. Phạm Thị Chỉnh (2006), Giáo trình mỹ thuật học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.


11. Trần Khánh Chương (2012), Mỹ thuật Hà Nội thế kỷ 20, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.


12. Nguyễn Văn Cương (2006), Mỹ thuật đình làng đồng bằng Bắc Bộ, Nxb Văn hóa – Thông tin.

13. Nguyễn Văn Cương (2010), “Diễn trình mỹ thuật Việt Nam qua một số kiệt tác tiêu biểu”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (số 6), tr50-tr56

14. Cythia Freeland (2009), “Thế mà là nghệ thuật ư?”, Nxb Tri thức, Hà Nội.


15. Lê Đạt (1976), Tư duy thị giác, Nxb Văn hóa, Hà Nội.


16. David Pier (1997), Lịch sử nghệ thuật, Lê Thanh Lộc dịch, Nxb Văn hóa, Hà Nội.


17. David Piper (1997), Thưởng ngoạn hội họa, Lê Thanh Lộc dịch, Nxb Văn hóa, Hà Nội.

18. Phan Đại Doãn (2000), Làng xã Việt Nam, một số vấn đề kinh tế - xã hội - văn hóa, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

19. Phạm Đức Dương (2002), Từ văn hóa đến văn hóa học, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

20. Triều Dương (2001), Trần Văn Cẩn, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

21. Trần Duy (2002), Cảm luận nghệ thuật, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.

22. Trần Duy (2008), Suy nghĩ về nghệ thuật, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

23. Nguyễn Kiên Giang (2007), Trí tuệ và xúc cảm, Nxb Lao động, Hà Nội.

24. Trần Văn Giàu (1963), Lịch sử cận đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

25. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam,

Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

26. Lê Như Hoa (2003), Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong lối sống hiện đại, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

27. Lê Như Hoa (Chủ biên, 1997), Bản lĩnh văn hóa Việt Nam một hướng tiếp cận, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

28. Nguyễn Phi Hoanh (1984), Mỹ thuật Việt Nam, Nxb Tp Hồ Chí Minh.

29. Nguyễn Phi Hoanh (1993), Mỹ thuật và nghệ sỹ, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

30. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1998), Giáo trình Trung cấp Chính trị, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

31. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2000), Giáo trình Mỹ học Mac – Lenin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

32. Hội Mỹ thuật Việt Nam (2009), Những vấn đề mỹ thuật Việt Nam hiện đại, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.

33. Hội mỹ thuật Việt Nam (2011), Hội họa sơn dầu Việt Nam, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.


34. Hội mỹ thuật Việt Nam (2012), Hội họa sơn mài Việt Nam, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.

35. Hội mỹ thuật Việt Nam (2014), Nữ nghệ sỹ tạo hình Việt Nam, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.

36. Đỗ Xuân Hợp (2008), Các chuẩn nghệ thuật, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.

37. Tô Duy Hợp (1997), Xã hội học nông thôn – tài liệu tham khảo nước ngoài, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

38. Tô Duy Hợp (2000), Phát triển cộng đồng – lý thuyết và vận dụng, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

39. Khương Huân (2008), Họa sỹ Tô Ngọc Vân đường đi đến cái đẹp cho đời, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

40. Nguyễn Văn Huyên (2005), Văn minh Việt Nam, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

41. Nguyễn Thừa Hỷ (Chủ biên, 2012), Tuyển tập tư liệu Phương Tây, Nxb Hà Nội.

42. Jonhn Boardman (1997), Lịch sử mỹ thuật cổ điển, Nxb Đại học Oxford.

43. Trương Cam Khải, Phạm Cao Hoàn (2005), Tổng quan nghệ thuật Phương Đông- nghệ thuật Trung Hoa, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.

44. Đinh Gia Khánh (1995), Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á, Nxb Khoa học xã hội nhân văn, Hà Nội.

45. Lê Thành Khôi (1982), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến năm 1958, Nxb Thế giới, Hà Nội.

46. Huyền Kiêu (1962), “Chất liệu lụa độc đáo trong tranh của họa sỹ Nguyễn Phan Chánh”, Tạp chí Văn học (số 8), tr12-tr16.

47. Trần Trọng Kim (Tái bản 2010), Việt Nam sử lược, Nxb Thời đại, Hà Nội

48. Kỷ yếu hội thảo (1988), Bản sắc dân tộc trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.

49. Kỷ yếu hội thảo (2009), Những vấn đề mỹ thuật Việt Nam hiện đại, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.

50. Kỷ yếu hội thảo (2010), Đại học Mỹ thuật Việt Nam bước vào thế kỷ 21, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022