lãnh đạo phù hợp cho từng giai đoạn?
2. Bầu không khí tâm lý là gì? Điều kiện nào để xây dựng một bầu không khí lành mạnh trong tập thể?
3. Tương hợp tâm lý là gì và vai trò của nhà quản lý trong yếu tố tương hợp tâm lý?
4. Dư luận xã hội là gì? Trình bày các giai đoạn hình thành dư luận xã hội? Phân tích các chức năng của sư luận xã hội trong quá trình lãnh đạo tập thể?
5. Phân tích các loại hình xung đột trong tập thể và liệt kê các cách giải quyết?
5. Đọc trả lời câu hỏi trong những tình huống sau:
TH 1: Công ty A là một Công ty nhà nước trực thuộc Bộ công thương có thành tích kinh doanh rất tốt trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng trong 5 năm đạt 25%/năm và công ty đã nhận được rất nhiều bằng khen cho các tập thể và cá nhân. Trong kỳ bình bầu chiến sĩ thi đua cấp bộ, khi hội đồng thi đua công ty đề cử phó giám đốc phụ trách kinh doanh vào danh sách thì phó giám đốc phụ trách tài chính kiên quyết phản đối với hàng loạt lý do bôi đen và phủ nhận đồng sự của mình. Phó giám đốc kinh doanh lập tức phản ứng. Ông bác bỏ mọi cáo buộc và lớn tiếng công bố những khuyết điểm của đồng sự. Và đến đây, xung đột dữ dội. Người có quyền lực duy nhất là giám đốc, nhưng ông tỏ ra lúng túng chỉ tập trung vào việc dàn hòa. Và cuộc khẩu chiến gay gắt kéo dài. Hội nghị thi đua tan vỡ. Điều quan trọng hơn là từ đó những tình tiết về lỗi lầm của cả 2 phó giám đốc được lan truyền, thậm chí cả những lỗi chết người cũng được đưa ra nửa kín nửa hở. Vai trò của giám đốc bắt đầu mờ nhạt, hình ảnh Ban giám đốc bị méo mó đi trong công ty và các nhà đầu tư, đối tác. Cũng từ đây, các hoạt động trong công ty bị đình trệ, hoạt động kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn do các thành viên trong ban giám đốc không còn tâm huyết với công việc....
Câu hỏi
1.Theo bạn giám đốc cần phải làm gì tại Hội nghị thi đua đó?
Có thể bạn quan tâm!
- Điều Chỉnh Mang Tính Chất Xã Hội Từ Phía Nhà Quản Lý
- Hãy Phân Tích Ưu Nhược Điểm Và Ảnh Hưởng Của Các Cách Đánh Giá Thi Đua Ở 4 Đơn Vị Nói Trên?
- Học phần Tâm lý học quản lý - 5
- Tính Đúng Mực, Tự Chủ, Có Văn Hóa Trong Quan Hệ Ứng Xử Của Người Quản Lý
- Những Khả Năng Đặc Biệt Của Người Lãnh Đạo, Quản Lý
- Chiến Lược Ảnh Hưởng (Các Chiến Lược Sử Dụng Quyền Lực Để Tác Động/ Ảnh Hưởng Đến Người Dưới Quyền)
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
2. Hãy phân tích các nguyên nhân của các mâu thuẫn trên và diễn
biến tâm lý của 3 nhân vật chính trong tình huống trên.
3. Bạn hãy đưa ra cách giải quyết tình huống trên một cách tận gốc các mâu thuẫn
TH 2: Ông Việt - Quản đốc phụ trách Sản xuất Công Ty Điện Tử Sài Gòn là một người dễ tính, sẵn sàng, giúp đỡ nhân viên, đặc biệt trong những trường hợp khó khăn, ông còn cho họ nghỉ làm mà không trừ lương họ. Ông được hầu hết các đồng nghiệp nể nang và nghĩ tốt về ông.
Một Công nhân của ông tên là Vũ trong năm vừa qua trải qua hàng loạt các vấn đề khó khăn: con trai anh bệnh nặng phải nằm bệnh viện, vợ của anh bị bệnh gần một năm qua, tốn rất nhiều tiền thuốc. Anh đã phải vay rất nhiều và tỏ ra chán nản, thất vọng.
Thời kì đánh giá công tác hàng năm. Ông Việt quyết định phải làm cái gí đó để giúp anh Vũ tối đa. Mặc dù anh Vũ trong năm qua chỉ làm việc bằng một công nhân trung bình nhưng ông việt đánh giá anh làm việc xuất sắc về mọi phương diện bởi hệ thống lương bổng gắn liền với việc đánh giá thành tích công tác. Anh Vũ được tặng lương 10%, anh Vũ rất cảm động sau khi nghe ông Việt cho biết lí do sao ông làm như thế.
Câu hỏi:
1. Đứng trên quan điểm của công ty,việc đánh giá thành tích công tác nhân viên của ông Việt sẽ gây những khó khăn gì cho công ty?
2. Ông Việt có thể làm gì bây giờ để giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực trong việc đánh giá thành tích công tác của anh Vũ?
CHƯƠNG 3
ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ NGƯỜI QUẢN LÝ, LÃNH ĐẠO
BÀI 1
PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI
QUẢN LÝ
Mục tiêu bài học:
- So sánh sự giống và khác nhau giữa lãnh đạo và thủ lĩnh
- Xác định vị trí và vai trò của người quản lý trong tổ chức
- Phân tích những phẩm chất và năng lực cần thiết của người quản lý
Nội dung bài học
I. Người lãnh đạo, quản lý trong tổ chức
1. Người lãnh đạo, người quản lý
Để tồn tại và phát triển, con người phải phối hợp hoạt động với nhau, từ đó các tổ chức trong xã hội được hình thành. Tùy theo cách thức hình thành của tổ chức mà người ta phân biệt tổ chức thành hai loại là: Tổ chức chính thức và tổ chức không chính thức. Tổ chức chính thức được hình thành theo con đường bên ngoài, theo yêu cầu của các hoạt động chung, xuất phát từ nhu cầu quản lý và có quyết định thành lập do cơ quan có thẩm quyền
quyết định. Ví dụ: Từ yêu cầu về hoạt động của thanh niên mà tổ chức thanh niên ra đời. Tổ chức không chính thức được hình thành do gắn kết giữa các cá nhân với nhau, do sự tương đồng giữa các cá nhân về những vấn đề nhất định. Tổ chức này được hình thành theo con đường tự phát và không xuất hiện trong cơ cấu tổ chức.
Khi có sự liên kết phối hợp giữa hai người trở lên (tồn tại tổ chức) thì đồng thời xuất hiện hiện tượng cá nhân này chi phối cá nhân khác và có sự ảnh hưởng lẫn nhau. Sẽ có những cá nhân với các ưu thế riêng của mình có khả năng chi phối các cá nhân khác ở các lĩnh vực khác nhau. Những người này giữ vai trò định hướng, dẫn dắt, điều khiển, tổ chức trong các tổ chức, là thủ lĩnh, là người lãnh đạo. Thông thường thủ lĩnh là những người cầm đầu (đứng đầu) trong các tổ chức không chính thức. Ở các tổ chức chính thức có tên là lãnh đạo.
Như vậy, lãnh đạo, thủ lĩnh là một hiện tượng tâm lý xã hội khách quan trong đời sống xã hội – môi trường cho sự tồn tại và hoạt động của tổ chức, đảm bảo để tổ chức hoạt động, tồn tại và phát triển. Tuy nhiên cần có sự phân biệt giữa hai khái niệm thủ lĩnh và lãnh đạo
- Giống nhau:
Họ đều là những người đứng đầu một nhóm và ra đời khi có nhiệm vụ đặt ra trước nhóm cần giải quyết
- Khác nhau:
+ Sự ra đời: Người lãnh đạo ra đời trên cơ sở hợp lệ, có sự bổ nhiệm của cấp trên, hoặc các thành viên vầu ra bằng bỏ phiếu,...Người lãnh đạo được bảo vệ hợp pháp. Thủ lĩnh ra đời trên cơ sở không hợp lệ, là một quá trình tự phát dưới sự tác động của các thành viên trong nhóm và không được thừa nhận bảo vệ bằng luật pháp.
+ Khác nhau về mức độ, trách nhiệm đối với kết quả hành động của nhóm, trách nhiệm của người lãnh đạo lớn. Họ chịu trách nhiệm trên phương diện hoạt động của nhóm dưới sự kiểm soát của cấp trên và các tổ chức cấp dưới, đối với sự không hoàn thành nhiệm vụ của tập thể. Người lãnh đạo phải chịu hình thức kỷ luật thích ứng, còng người thủ lĩnh chịu trách nhiệm công việc trước lương tâm của chính mình và áp lực của nhóm.
+ Khác nhau về tính chất, nhiệm vụ đặt ra trước nhóm: Nhiệm vụ của người lãnh đạo là do tổ chức giao cho, nhiệm vụ của thủ lĩnh là do người lãnh đạo giao cho và bắt buộc phải thi hành nhiệm vụ đó mang tính chính thức. Người thủ lĩnh không giao nhiệm vụ cho nhóm mang tính chính thức. Người thủ lĩnh trên phương diện tình cảm thúc đẩy mọi người thực hiện nhiệm vụ của nhóm
- Trong nghiên cứu và trong thực tế quản lý cho thấy người lãnh đạo làm tròn bổn phận và trách nhiệm của mình khi các thành viên của tập thể có đầy đủ phẩm chất của người thủ lĩnh, hiệu quả của sự lãnh đạo phụ thuộc vào sự hợp tác với người thủ lĩnh trong tập thể.
- Nghệ thuật của người lãnh đạo là biết phối hợp công việc của những thủ lĩnh, biết sử dụng thông minh, sức mạnh của thủ lĩnh để giải quyết nhiệm vụ của tập thể và hiệu quả của tập thể sẽ đạt tới mức khi người lãnh đạo vừa là người thủ lĩnh.
2. Vị trí, vai trò của người quản lý trong tập thể
Người lãnh đạo trong mỗi tổ chức, ngoài vai trò, chức năng và nhiệm vụ chung thì còn có những chức năng và nhiệm vụ theo đặc điểm riêng của từng tổ chức. Vì trong thực tế tồn tại nhiều loại cán bộ lãnh đạo, như người lãnh đạo chiến lược, lãnh đạo ngành, lãnh đạo chức năng, và lãnh đạo các cấp khác nhau. Ngoài ra, khi so sánh hoạt động của những người lãnh đạo giữ các chức vụ có tên gọi giống nhau thì thấy bản thân các chức năng họ được giao cũng có thể không giống nhau. Tuy nhiên giữa chúng cũng có cùng một điểm chung về nội dung có tính nguyên tắc trong hoạt động của người lãnh đạo với tư cách một nhà tổ chức. Xuất phát từ đây có thể coi người lãnh đạo là một số cán bộ, công nhân viên nhất định, đồng thời tùy theo thẩm quyền, vị trí của lãnh đạo từng cấp mà có quyền ban hành các quyết định về các vấn đề liên quan đến lợi ích của cơ quản quản lý, tập thể. Người lãnh đạo tự cân nhắc xem cần phải làm gì, làm như thế nào, đồng thời chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trước tập thể và trước cấp trên trực tiếp. Trong khi thực hiện quyền ra quyết định quản lý, người lãnh đạo đồng thời thực hiện sự tác động lên quá trình hoạt động của đối tượng bị quản lý ( cá nhân, tập thể). Ở đây, người lãnh đạo giữ vị trí trung tâm của tập thể lao động. Mọi vấn đề của tập thể cần giải quyết đều phải thông qua người lãnh đạo theo cơ chế quản lý.
Người lãnh đạo là cầu nối giữa quản lý cấp trên với tập thể lao động. Mọi chỉ thị, nghị nguyết của nhà nước ban hành đều thông qua người lãnh đạo để đến với tập thể người lao động. Người lãnh đạo chịu trách nhiệm trước cấp trên về trạng thái hoạt động, kết quả hoạt động cũng như về mọi mặt đời sống của tập thể do mình quản lý, có trách nhiệm tạo mọi điều kiện cần thiết đảm bảo cho việc thể hiện sáng kiến của người lao động, bảo đảm cho người lao động tham gia tích cực vào hoạt động quản lý tập thể lao động, thảo luận các vấn đề có liên quan đến tập thể và các cán bộ, nhân viên của cơ quan, xí nghiệp.
Người lãnh đạo mang sức mạnh của quyền lực (uy quyền, uy danh, uy tín,...). Sức mạnh đó được nhà nước đảm bảo, đó là quyền lực nhà nước được thể hiện qua hiệu lực theo thẩm quyền của người quản lý. Về nguyên tắc, ý chí của người lãnh đạo trong hoạt động quản lý đại diện cho ý chí của nhà nước. Ý chí của người lãnh đạo gây tác động trực tiếp đối với xung quanh, với đối tượng quản lý.
Người lãnh đạo là người đứng đầu tập thể lao động. Họ là người có tầm nhìn về sự phát triển của tổ chức. Với vị trí đó, họ là những người nắm được khối lượng thông tin lớn nhất. Trong số những thông tin đến với người lãnh đạo có những loại chỉ thông báo riêng cho người lãnh đạo. Các luồng thông tin được chuyển đến có thông tin từ trên xuống, có thông tin từ dưới lên, thông tin từ quá trình hoạt động của tập thể, thông tin ngang và các thông tin bên ngoài xã hội có liên quan đến nhiệm vụ của đơn vị.
Những đặc điểm về vị trí, vai trò của người lãnh đạo trong tập thể của người lao động tạo ra ưu thế, chức vụ của họ. Những ưu thế từ bên ngoài đưa lại, và nó tạo nên hiệu lực của quản lý. Bất kỳ một người nào , khi được đề bạt vào chức vụ lãnh đạo ở các cấp bậc khác nhau, đều có được ưu thế khách quan đó. Đây không phải là ưu thế do những phẩm chất cá nhân trong quá trình hoạt động thực tế của họ đem lại. Trong thực tế, rất khó phân biệt những đặc trưng tâm lý cá nhân với ưu thế chức vụ khách quan ở người lãnh đạo, từ đó thường dẫn đến việc thần tượng hóa vai trò người lãnh đạo trong tập thể, nghĩa là người lãnh đạo thì mọi việc đều hoàn hảo. Khi có quyết định lãnh đạo, người lãnh đạo đã sử dụng ưu thế chức vụ khách quan đó cho hoạt động của mình. Cũng không loại trừ trường hợp người lãnh đạo cố tình lợi dụng ưu thế chức vụ khách quan để đề cao vai trò cá nhân của mình, dùng cơ chế quyền lực tạo ra cho mình vòng hào quang huyền ảo, tô vẽ cho hình ảnh của
người lãnh đạo. Cũng có trường hợp do vụ lợi, những người dưới quyền cố tính tâng bốc, nịnh hót người lãnh đạo của mình, gán cho họ đủ các loại đức tính tốt đẹp, những cái thực ra không có ở người lãnh đạo, để làm đẹp lòng thủ trưởng của mình, mưu lợi cá nhân, do đó việc phân biệt ưu thế chức vụ với ưu thế do đặc điểm tâm lý cá nhân tạo ra trong hoạt động cũng khó. Vấn đề đặt ra là phải phân định rõ và đồng thời tạo được sự phù hợp giữa những đặc điểm tâm lý xã hội của người lãnh đạo với các quy chế xã hội của người lãnh đạo đó. Người lãnh đạo phải thường xuyên tu thân, rèn luyện tài và đức sao xứng đáng với uy danh mà trên cũng như dưới đã trao cho mình, tránh tự cao, tự đại mà làm mất uy tín khách quan của người lãnh đạo và từ đó cũng sẽ đánh mất dần uy quyền.
Theo tâm lý học, người nào đóng vai trò gì trong xã hội lâu ngày, chính vai trò đó sẽ tạo ra cho con người những phẩm chất tâm lý (nhân cách) nhất định, mang lại dấu ấn sâu sắc khó bề thay đổi. Vì vậy, không nên đóng vai trò sai, làm ông “Quan liêu” mà nhân cách quan liêu khó bề rửa sạch. Đóng vai trò ông “ Quan thanh liêm” sẽ suốt đời được nhân dân kính trọng.
II. Những phẩm chất và năng lực cần thiết của người quản lý
1. Những phẩm chất cá nhân của người quản lý
Phẩm chất cá nhân tạo ra uy tín của người lãnh đạo trong tập thể. Đến lượt nó, phẩm chất cá nhân là sự tổng hợp các phẩm chất chính trị, xã hội và những đặc điểm tâm lý cá nhân. Một người lãnh đạo chân chính phải hội tụ được ở trong mình những phẩm chất cần thiết để thực hiện tốt công tác lãnh đạo tập thể. Những phẩm chất đó bao gồm:
1.1. Có lòng say mê làm lãnh đạo, có mục tiêu, lý tưởng rõ ràng, định hướng hoạt động nhất quán
Đây là yêu cầu khởi đầu của một người lãnh đạo. Đó chính là phẩm chất tâm lý cần thiết ở nhà quản lý. Sự rõ ràng trong việc xác định mục tiêu hoạt động theo một lý tưởng nào đó đảm bảo cho nhà quản lý định hướng hoạt động nhất quán trong cuộc đời làm công tác quản lý của mình. Ví dụ lý tưởng của nhà quản lý kinh tế trong kinh doanh sản xuất là phải làm ra nhiều sản phẩm bán có lãi. Mục tiêu có lãi mới đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển trong kinh doanh, sản xuất của công ty. Lý tưởng của nhà quản lý trường học là phải đào tạo ra nhiều trò giỏi, các nhân tài – nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Lý tưởng của nhà lãnh đạo đất nước là phải đưa Tổ quốc mình trở
thành một xã hội văn minh, giàu có, công bằng, tự do, bình đẳng, bác ái. Thiếu những phẩm chất đó, người lãnh đạo sẽ không giữ được vai trò lãnh đạo và nhiệm vụ mà cấp trên và tập thể giao phó.
Người quản lý lãnh đạo phải là người có tính nguyên tắc là trên hết. Tính nguyên tắc thể hiện sự thống nhất giữa hành động, lời nói và việc làm ( giữa nhận thức, tình cảm và hành động), ở hành vi đạo đức trong hoạt động và trong đời sống. Một người lãnh đạo có nguyên tắc bao giờ cũng hành động theo lương tâm và trách nhiệm, không bao giờ chấp nhận bất kỳ một hành vi vô đạo đức nào của người khác trong tập thể lao động.
Một người lãnh đạo có uy tín thể hiện là người có tinh thần vì lợi ích của mọi người, vì xã hội, sau đó mới nghĩ đến lợi ích của mình. Họ không thể làm ngơ trước các hiện tượng, hành vi gây cản trở cuộc sống bình thường của tập thể của xã hội. Họ luôn luôn vững vàng trên cương vị của mình, của người quản lý chân chính, trong sạch( liêm chính, chí công vô tư) dù có thể gặp phải những khó khăn khi lâm vào tình trạng căng thẳng, rủi ro, dù trong điều kiện nào cũng không đánh mất đi mục tiêu, lý tưởng tốt đẹp của mình.
Lý tưởng không chỉ là động lực hoạt động của nhà quản lý mà còn ảnh hưởng đến tập thể lao động. Người lãnh đạo có lý tưởng cao đẹp dù ở đâu cũng chiếm được sự kính trọng sâu sắc của quần chúng dưới quyền và lôi kéo được quần chúng đi theo và làm theo mình. Ở đây lý tưởng của nhà lãnh đạo là yếu tố định hướng, giáo dục tập thể và cá nhân.
Năng lực lãnh đạo, quản lý ở đây không phải ngẫu nhiên nhất thời mà là một quá trình bền bỉ, dẻo dai rèn luyện, phấn đấu, để tiền tài không mua chuộc, uy quyền không khuất phục, gái đẹp không bị cám dỗ. Có nhiều lãnh đạo ban đầu là con người chân chính, sau khi đạt tới mục đích của quyền lực, danh vọng do mục tiêu đề ra cho bản thân, đã quên đi mục đích chung của hoạt động, dù quyền lực đạt được phục vụ cho lợi ích cá nhân và cho “ cái riêng” của mình, quên đi những điều hứa hẹn trước đây về mục đích chung. Cũng không ít trường hợp, có nhà quản lý khi đứng trước cấp trên hay đứng trước đông đảo quần chúng trên các diễn đàn họ cất cao giọng hô hào phấn đấu cho những lý tưởng cao đẹp, nhưng trong đời thực họ lại làm khác đi, làm theo lợi ích cá nhân, đối lập với lợi ích chung. Đó là những bọn tham nhũng, tham ô, lợi dụng chức quyền để móc ngoặc làm lợi cho mình và gây thiệt hại cho xã hội.