Hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam hiện nay - 1




LUẬN VĂN:


Hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam hiện nay


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.


Hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam hiện nay - 1





MỞ ĐẦU


1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài


Mua bán phụ nữ, trẻ em là một vấn nạn có tính toàn cầu và đang có xu hướng gia tăng đáng lo ngại trên phạm vi toàn thế giới, mà Việt Nam không phải là ngoại lệ. Mặc dù hiện tượng mua bán phụ nữ, trẻ em mới xuất hiện ở Việt Nam khoảng hơn mười năm trở lại đây, song tính đa dạng, phức tạp cũng như hậu quả mà loại hành vi này gây ra cho các nạn nhân, gia đình nạn nhân và toàn xã hội là đặc biệt nghiêm trọng. Hành vi mua bán phụ nữ, trẻ em xâm hại đến các quyền cơ bản của con người đã được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Theo thống kê chưa đầy đủ, trong mười năm qua có hàng chục nghìn phụ nữ, trẻ em bị mua bán ra nước ngoài. Cuộc đấu tranh phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam đã đạt được một số kết quả nhất định, đã xử lý hình sự hàng trăm vụ với hàng nghìn đối tượng phạm tội. Tuy nhiên, tình hình mua bán phụ nữ, trẻ em hiện nay có xu hướng gia tăng năm sau cao hơn năm trước và diễn biến rất phức tạp. Loại tội phạm này không chỉ xảy ra ở các địa phương vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, mà đã xuất hiện ở hầu hết các tỉnh và thành phố trong cả nước. Tính chất và thủ đoạn hoạt động của loại hành vi này ngày càng tinh vi, xảo quyệt và đang có xu hướng xuyên quốc gia.

Hành vi phạm tội mua bán phụ nữ, trẻ em diễn ra rất đa dạng có thể là thông qua các loại hình dịch vụ như: môi giới kết hôn; cho, nhận con nuôi, xuất khẩu lao động, du lịch; hoặc cưỡng bức, bắt cóc...

Nhận thức sâu sắc về tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mua bán phụ nữ, trẻ em cũng như những diễn biến phức tạp của loại hành vi này, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật tạo ra cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, cho đến nay hệ thống văn bản đó đã bộc lộ nhiều bất cập, thiếu sót, dẫn đến hạn chế hiệu quả của công tác phòng, chống loại hành vi này. Để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em nói chung, tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em nói riêng, vấn đề có ý nghĩa quan trọng là cần phải tổng kết thực tiễn, tổ chức thực

hiện pháp luật trong lĩnh vực này; qua đó đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em trong tình hình hiện nay. Nhận thức như vậy, chúng tôi đã chọn vấn đề: "Hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam hiện nay" làm đề tài luận văn thạc sĩ luật.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài


Vấn đề phòng chống mua bán phụ nữ, trẻ em được một số nhà lý luận và cán bộ hoạt động thực tiễn quan tâm, nên cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu, trong đó phải kể đến các công trình sau:

- Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam: "Chương trình hành động về phòng chống nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam (1999 - 2002)", Nhà xuất bản Phụ nữ, Hà Nội, 1999;

- Vũ Ngọc Bình: "Phòng, chống buôn bán và mại dâm trẻ em", Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, 2002;

- Bộ Tư pháp: "Báo cáo đánh giá hệ thống pháp luật của Việt Nam trên tinh thần các nghị định thư của Liên hợp quốc về phòng, chống buôn bán người và di cư trái phép, bổ sung Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia", Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, 2004;

- Đỗ Thị Thơm: "Hoàn thiện pháp luật về quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay", Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2003;

- Nguyễn Quang Dũng: "Tình hình tội phạm mua bán phụ nữ qua biên giới nước ta và hoạt động phòng ngừa của bộ đội biên phòng", Tạp chí Công an nhân dân, số 7, 2003;

- Phạm văn Hùng: "Quán triệt chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em từ năm 2004-2010", Tạp chí Công an nhân dân, số 10, 2004;

- Đặng Xuân Khang: "Tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới Việt Nam

- thực trạng và giải pháp", Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Bộ Công an, 2004...


Bên cạnh đó, còn có một số luận văn cao học luật và các bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành như Công an nhân dân, Cảnh sát nhân dân, Kiểm sát...đề cập đến phòng chống tội phạm mua bán phụ nữ trẻ em.

Các công trình, bài viết nêu trên bước đầu đã khái quát tình hình mua bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam, đồng thời đề cập đến cơ sở pháp luật về công tác phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em, qua đó nêu ra những bất cập, thiếu sót và đề xuất các giải pháp hoàn thiện những văn bản pháp luật này. Do cách thức tiếp cận và mục đích nghiên cứu khác nhau nên các công trình đó mới dừng lại ở các góc độ nhất định và vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em và hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này ở Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn


- Đối tượng nghiên cứu: Là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em cũng như pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em.

- Phạm vi nghiên cứu: Mua bán phụ nữ, trẻ em là vấn đề rất phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như: y tế, giáo dục, lao động, phúc lợi xã hội và tư pháp. Việc phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em có liên quan đến đối tượng điều chỉnh của nhiều ngành luật, nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau. Do đó, trong khuôn khổ của một luận văn cao học, chúng tôi chủ yếu tập trung khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em và từ đó nêu ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn


* Mục đích của luận văn:


Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hoàn thiện pháp luật về phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em góp phần cung cấp cơ sở lý luận, thực tiễn để hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này và nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống, tiến đến đẩy lùi loại tệ nạn này.

* Nhiệm vụ của luận văn:


Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ cụ thể

sau:

- Phân tích cơ sở lý luận của việc cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em.

- Đánh giá thực trạng pháp luật về phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em ở Việt

Nam.


- Tổng kết lý luận và đánh giá thực tiễn, dự báo tình hình, luận văn đề xuất

phương hướng, giải pháp để hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam trong thời gian tới.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu


Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta về phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em; đồng thời, trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu của chuyên ngành lý luận chung về nhà nước và pháp luật và các phương pháp nghiên cứu, cụ thể như: phân tích, tổng hợp, tư vấn, thống kê, so sánh, đối chiếu luật, tổng kết thực tiễn...

6. Những đóng góp và ý nghĩa của luận văn


Là công trình chuyên khảo nghiên cứu một cách có hệ thống và tương đối toàn diện về hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em, nên kết quả nghiên cứu của luận văn có những nội dung được coi là mới, có đóng góp cho khoa học chuyên ngành, cụ thể là:

- Xây dựng khái niệm mua bán phụ nữ, trẻ em theo pháp luật Việt Nam và theo tinh thần của Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia năm 2000 và các nghị định thư bổ sung công ước.

- Xác định các tiêu chí hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em.


- Phân tích, đánh giá có hệ thống pháp luật thực định liên quan trực tiếp đến phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em.

- Đề xuất một số giải pháp để góp phần hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam hiện nay.

Với kết quả nghiên cứu như đã nêu ở trên nên luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy về chuyên ngành lý luận chung về nhà nước và pháp luật ở các cơ sở đào tạo về pháp luật.

7. Kết cấu của luận văn


Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 8 tiết.

Chương 1


CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN PHỤ NỮ, TRẺ EM


1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM HÀNH VI MUA BÁN PHỤ NỮ, TRẺ EM VÀ PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN PHỤ NỮ, TRẺ EM

1.1.1 . Khái niệm mua bán phụ nữ, trẻ em và các yếu tố cấu thành hành vi mua bán phụ nữ, trẻ em

1.1.1.1. Khái niệm mua bán phụ nữ, trẻ em


Mua bán người nói chung trong đó có mua bán phụ nữ, trẻ em là một hiện tượng xã hội đã xuất hiện từ khi xã hội loài người bước vào giai đoạn phát triển hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nô lệ. Ban đầu mua bán người là việc mua bán nô lệ trong các cuộc chiến tranh, sau đó là các cuộc trao đổi phụ nữ vì lợi ích chính trị, kinh tế... giữa các quốc gia thời phong kiến. Cho đến nay tệ nạn mua bán người mà chủ yếu là mua bán phụ nữ, trẻ em vẫn tồn tại và còn có chiều hướng gia tăng đáng lo ngại trên phạm vi toàn thế giới, với các mục đích phi nhân đạo như: bóc lột tình dục, bóc lột sức lao động, kết hôn trái ý muốn, lấy đi một bộ phận của cơ thể...

Mặc dù vậy, cho đến nay trong khoa học, cũng như trong thực tiễn vẫn chưa có sự thống nhất khái niệm về buôn bán người.

Theo Công ước của Liên hợp quốc năm 1949 thì: "buôn bán người" là hành vi mua bán phụ nữ vì mục đích mại dâm.Như vậy "buôn bán người" không bao gồm hành vi mua bán đàn ông và trẻ em.

- Báo cáo đặc biệt của Liên hợp quốc về bạo hành ngược đãi phụ nữ có nêu: Mua bán người là hành vi tuyển dụng, vận chuyển, mua bán, chuyển giao, che giấu hoặc tiếp nhận người bằng cách đe dọa hoặc dùng vũ lực, bắt cóc, lừa dối, ép buộc hoặc lạm dụng quyền lực vì mục đích bóc lột, cưỡng bức lao động (kể cả lao động để trừ nợ) hay bắt kẻ hầu hạ.

- Vào năm 1962, Tổ chức quốc tế về nhân quyền (IHRLG), tổ chức đấu tranh chống mua bán phụ nữ (STV) và liên minh toàn cầu chống mua bán phụ nữ và một số tổ chức khác đã thống nhất đưa ra một định nghĩa về mua bán người như sau: Tất cả mọi hành động và mưu toan hành động có liên quan đến việc tuyển dụng, vận chuyển trong phạm vi quốc gia và xuyên biên giới, mua bán, chuyển giao, tiếp nhận che giấu con người bằng cách lừa dối, ép buộc (kể cả sử dụng, hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc lạm dụng thẩm quyền) hoặc bắt buộc trừ nợ vì mục đích xếp đặt hoặc lưu giữ người đó, cho dù trả tiền hay không, trong việc phục vụ (việc nhà, tình dục hoặc sinh sản), trong lao động bắt buộc hoặc lao động trừ nợ, hoặc trong các điều kiện tương tự như nô lệ, trong một cộng đồng, khác cộng đồng mà người đó đã sống tại thời điểm trước khi bị lừa gạt, ép buộc hay gán nợ.

- Năm 1972, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) và Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đưa ra khái niệm sau: Buôn bán người là hành vi tuyển dụng, chuyển giao, che giấu hoặc tiếp nhận người bằng cách đe dọa dùng vũ lực, bắt cóc, lừa dối, ép buộc, kể cả lạm dụng thẩm quyền, hay trừ nợ vì mục đích bố trí hay bắt buộc người đó dù có được trả tiền hay không vào tình trạng lao động cưỡng bức hoặc phải làm công việc tương tự như nô lệ trong một cộng đồng khác mà người đó đã sống.

- Năm 1958, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đưa ra khái niệm: Buôn bán người là việc tuyển dụng, vận chuyển, chuyển giao, che giấu hoặc tiếp cận người bằng cách đe dọa hoặc dùng vũ lực hoặc những hình thức khác như ép buộc, bắt cóc, gian lận, lừa gạt, lạm dụng quyền lực hay địa vị, tình trạng dễ bị tổn thương hoặc việc đưa hoặc nhận tiền hoặc lợi nhuận để đạt được sự đồng ý của một người mà người đó đang cóc quyền kiểm soát một người khác, nhằm mục đích bóc lột.Việc bóc lột bao gồm tối thiểu: bóc lột làm nghề mại dâm hoặc những hình thức bóc lột tình dục khác, lao động hoặc phục vụ bắt buộc, tình trạng nô lệ hoặc những việc làm tương tự như nô lệ, khổ sai hay cắt đi những bộ phận cơ thể.

- Nghị định thư về phòng ngừa, trấn áp và trừng phạt việc buôn bán người đặc biệt là phụ nữ, trẻ em (sau đây gọi tắt là Nghị định thư về buôn bán người) bổ sung Công ước của Liên hợp quốc về tội phạm xuyên quốc gia năm 2000 đã đưa ra định nghĩa về "buôn bán người" được cộng đồng quốc tế thừa nhận (117 nước ký, trong đó 46 nước phê

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/04/2022