Doanh nghiệp cũng có thể thành lập một bộ phận kiêm nhiệm có trách nhiệm giám sát quá trình thực hiện chuyển đổi, trong đó cần có nhân sự thiết yếu của ban lãnh đạo doanh nghiệp và các phòng ban chính như kế toán, kinh doanh, pháp chế, công nghệ thông tin v.v.
- Thứ hai là tổ chức lại bộ máy quản lý và quy trình hoạt động
Tổ chức lại bộ máy doanh nghiệp là công việc hết sức cần thiết, trọng tâm là sắp xếp, điều chỉnh bộ máy kế toán một cách phù hợp, thông suốt từ công ty mẹ đến công ty con và các đơn vị trực thuộc. Việc tổ chức bộ máy kế toán cần đảm bảo được một số yêu cầu cơ bản sau: Phân cấp và phân công rõ ràng phần hành kế toán cụ thể cho từng kế toán viên; với mỗi phần hành được phân công, kế toán viên phải nắm chắc được nội dung công việc và ghi nhận, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh; bộ máy gọn nhẹ, hợp lý, hiệu quả và phù hợp với đặc điểm, điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cũng cần điều chỉnh, thay đổi quy trình hoạt động của mình để các bộ phận kế hoạch, sản xuất, kinh doanh, pháp chế,… thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ với bộ phận kế toán nhằm đảm bảo cung cấp thông tin về hoạt động sản xuất, hợp đồng kinh tế, dữ liệu tài chính kịp thời và đầy đủ.
- Thứ ba là đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Trong khi IFRS chứa đựng nhiều nội dung mới, phức tạp thì hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm. Vì vậy, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng khi doanh nghiệp triển khai áp dụng IFRS. Nguồn nhân lực ở đây không chỉ giới hạn ở đội ngũ kế toán, mà bao gồm cả ban giám đốc, quản lý chủ chốt của doanh nghiệp.
Kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cần phải xây dựng lực kịp thời, bài bản, liên tục và lâu dài. Kế hoạch cũng cần tạo điều kiện để phát triển được nguồn lực tiềm tàng bên trong doanh nghiệp, trọng tâm là bổ sung kiến thức cho bộ phận kế toán về áp dụng IFRS để có thể chủ động thực hành kế toán và lập BCTC theo IFRS. Ngoài ra, các nhân sự được giao triển khai IFRS cũng cần phải đạt được một trình độ
Tiếng Anh nhất định để có thể tự mình nghiên cứu các quy định và diễn giải của IFRS trong trường hợp các hướng dẫn IFRS bằng Tiếng Việt chưa đầy đủ, rõ ràng.
Có thể bạn quan tâm!
- Điều Chỉnh Báo Cáo Tài Chính Lập Theo Vas Sang Báo Cáo Tài Chính Lập Theo Ifrs
- Hoàn Thiện Kế Toán Một Số Khoản Chi Phí Riêng Biệt
- Hoàn Thiện Trình Bày Thông Tin Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Kết Quả Kinh Doanh Trên Báo Cáo Tài Chính
- Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại các công ty dược phẩm niêm yết ở Việt Nam - 26
- Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại các công ty dược phẩm niêm yết ở Việt Nam - 27
- Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại các công ty dược phẩm niêm yết ở Việt Nam - 28
Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.
Song song với việc đào tạo nguồn nhân lực, doanh nghiệp có thể tận dụng kiến thức, hiểu biết, sự hỗ trợ và nguồn lực từ các công ty kiểm toán và các hội nghề nghiệp. Doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ của các công ty tư vấn độc lập giúp nâng cao trình độ chuyên môn một cách hiệu quả với chi phí thấp nhất, tuy nhiên tránh việc giao hoàn toàn việc triển khai cho đối tác mà cần có kế hoạch kết hợp với nhân sự hiện có của doanh nghiệp để áp dụng kế hoạch, thiết kế các hướng dẫn phát triển năng lực. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp phát triển được năng lực của đội ngũ nhân sự, đồng thời giảm dần sự phụ thuộc cho đến khi có thể thực hiện được độc lập.
- Thứ tư là tăng cường hệ thống công nghệ thông tin
Để ứng dụng tốt công nghệ thông tin phục vụ hoàn thiện công tác kế toán, doanh nghiệp cần tổ chức trang bị thiết bị, phương tiện kỹ thuật, kiến thức tin học cho bộ phận kế toán để có thể sử dụng thành thạo thiết bị, vận hành được các phần mềm quản lý tài chính, kế toán. Do thông tin kế toán lại không chỉ đến từ bộ phận kế toán mà đến từ các bộ phận khác như bộ phận tài chính, sản xuất, kinh doanh…. nên cần phải xây dựng hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo kết nối đầy đủ và toàn diện giữa các bộ phận, đảm bảo kết nối giữa công ty mẹ và các công ty con, đơn vị trực thuộc.
IFRS yêu cầu báo cáo nhiều thông tin phù hợp với sự thay đổi của thị trường, như giá trị hợp lý, giá trị có thể thu hồi, giá trị thuần có thể thực hiện được, giá trị hiện tại, giá phí phân bổ… Vì vậy, hệ thống công nghệ thông tin của doanh nghiệp cần xây dựng và kết nối được cơ sở hạ tầng dữ liệu một cách đầy đủ và đồng bộ để có thể định giá và áp dụng cho các mô hình tài chính theo yêu cầu của IFRS, trong đó tập trung vào: Dữ liệu tài chính như giá trị hợp lý, lãi suất VND, lãi suất ngoại tệ, giá cả thị trường và giá trị hợp lý, tỷ giá hối đoái…; và dữ liệu phi tài chính như thị phần, số lượng khách hàng, dung lượng sử dụng, mức tiêu thụ dịch vụ, sản phẩm, hàng hóa, tỷ lệ sản phẩm bảo hành….
- Thứ năm là quan tâm tới phúc lợi người lao động
Công ty nên có hình thức khen thưởng, động viên kịp thời những nhân viên kế
toán thực hiện tốt và hiệu quả nội dung công việc, đặc biệt là việc thu hồi công nợ, khiến nhân viên phấn khởi có tinh thần trách nhiệm cao hơn trong công việc. Bên cạnh những hình thức khen thưởng, nên có hình thức phạt nếu nhân viên làm việc không tốt gây ra nhiều sai sót nghiêm trọng.
- Thứ sáu là tăng cường quan hệ hợp tác với bên ngoài
Thường xuyên giữ vững quan hệ hợp tác với các đối tác truyền thống đồng thời không ngừng mở rộng các mối quan hệ hợp tác với các đơn vị trong và ngoài nước nhằm mở rộng thị trường và học hỏi thêm kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như trong công tác kế toán, quản lý tài chính của công ty.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương 3, Luận án đã nêu định hướng phát triển và yêu cầu hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại các công ty dược phẩm niêm yết ở Việt Nam.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá những ưu điểm và hạn chế, nguyên nhân của hạn chế còn tồn tại trong thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại các công ty dược phẩm niêm yết ở Việt Nam, Tác giả đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện tập trung vào: Điều chỉnh BCTC lập theo VAS sang BCTC lập theo IFRS; hoàn thiện kế toán doanh thu đối với một số hợp đồng với khách hàng, kế toán một số khoản chi phí riêng biệt và hoàn thiện trình bày thông tin kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trên BCTC.
Đồng thời đế thực hiện tốt các giải pháp trên, tác giả đưa ra các kiến nghị và điều kiện thực hiện giải pháp về phía Nhà nước và về phía các công ty dược phẩm niêm yết.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, ngành dược phẩm Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Với lộ trình áp dụng bắt buộc Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế từ năm 2025 trở đi đối với các công ty niêm yết, công tác kế toán nói chung và kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh nói riêng cũng cần được chú trọng hoàn thiện. Trong phạm vi nghiên cứu luận án đã đạt được một số kết quả sau:
Một là, hệ thống hóa và làm rõ thêm lý thuyết về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp niêm yết; củng cố lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến thông tin kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp niêm yết. Trình bày và phân tích các quan điểm và khái niệm khác nhau để làm rõ bản chất của kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh theo hướng tiếp cận của Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế.
Hai là, thông qua khảo sát thực tế về hoạt động sản xuất kinh doanh tại các công ty cổ phần dược phẩm niêm yết ở Việt Nam, luận án đã trình bày thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trên cơ sở phát sinh từ hợp đồng với khách hàng, trong đó phân tích cụ thể một số loại hợp đồng và chi phí đặc thù trong các công ty dược phẩm niêm yết ở Việt Nam. Kết hợp với kết quả phân tích định tính về các nhân tố ảnh hưởng đến thông tin kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong các công ty dược phẩm niêm yết ở Việt nam để đánh giá, phân tích những kết quả đạt được, hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế so với thông lệ quốc tế.
Ba là, luận án đã đề xuất một số giải pháp để về hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong các công ty cổ phần dược phẩm niêm yết ở Việt Nam để đạt được mục tiêu phản ánh thông tin trung thực, hợp lý, sát với bản chất.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
1. Áp dụng mô hình quản trị giảm thiểu lãng phí trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán (Số 01- 2015)
2. Một số vấn đề về cải cách hành chính nhà nước trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, Tạp chí Thanh tra Tài chính (Số 02-2015)
3. Nâng cao chất lượng thông tin kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết khi áp dụng Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS), Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán (Số 03-2022)
4. Một số giải pháp tổ chức công tác kế toán để chuyển đổi từ Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS) sang Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS), Tạp chí Kế toán và Kiểm toán (Số tháng 3/2022)
5. Áp dụng Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết, Tạp chí Thuế nhà nước (Số 13-892)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS,TS. Mai Ngọc Anh, PGS,TS. Lưu Đức Tuyên, PGS,TS. Nguyễn Vũ Việt (2014), Một số chuyên đề về lý thuyết kế toán, NXB Tài chính.
2. PGS,TS. Đoàn Xuân Tiên (2009), Giáo Trình Nguyên Lý Kế Toán, NXB Tài chính.
3. PGS,TS. Nguyễn Văn Dần (2010), Kinh tế học vi mô, Nhà xuất bản Tài chính.
4. GS.TS.NGND Ngô Thế Chi, PGS.TS.Trương Thị Thủy (2013), Giáo trình Kế toán Tài chính, NXB Tài chính.
5. PGS,TS. Đoàn Xuân Tiên (2012), Giáo trình Kế toán quản trị doanh nghiệp, NXB Tài chính
6. Trần Xuân Nam (2010), Kế toán Tài chính, Nhà xuất bản Thống kê.
7. GS,TS. Nguyễn Ngọc Long (2010), Giáo Trình Triết Học Mác Lênin, NXB Chính Trị Quốc gia.
8. Đại từ điển kinh tế thị trường (1998), Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức Bách Khoa.
9. Bộ Tài chính (2013), 26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động.
10. Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 ngày 26/11/2019.
11. Luật Doanh nghiệp năm 2020 số 59/2020/QH14 ngày 17/6/2020.
12. Báo cáo ngành dược phẩm của FPTS (2017).
13. Báo cáo ngành dược phẩm của BSC (2020).
14. Báo cáo nghiên cứu thị trường của IBM năm 2021
15. Bùi Xuân Lưu, Nguyễn Hữu Khải, Nguyễn Xuân Nữ (2003), Thuế và hệ thống thuế ở Việt Nam, NXB Giáo dục.
16. Henry Dauderis, David Annand, Donna Marchand (2019), Introduction to Financial Accounting: Adapted for US GAAP.
17. American Accounting Association (2010), The Accounting Review.
18. IASB (2014), International Financial Reporting Standard 15 Revenue from Contracts with Customers.
19. Ralph Dahrendorft (1959), Class and Class Conflict in Industrial Society, Stanford University Press.
20. Barro, R.J. (1990) The Stock Market and Investment: The Review of Financial Studies, Oxford University Press.
21. FASB (1980), Statement of Financial Accounting Concepts.
22. FASB (1985), Statement of Financial Accounting Concepts.
23. IASB (2010), Conceptual Framework for Financial Reporting.
24. FASB (2017), Accounting Standards Codification Update no. 2017-13, Financial Accounting Foundation.
25. Nathan Slavin (1986), Cost Accounting, Wiley.
26. Jeffrey Slater (1996), College Accounting: A Practical Approach, Prentice Hall.
27. FASB (2006), Statements of Financial Accounting Concepts, Wiley.
28. IASB (2003), International Accounting Standard 8 Accounting Policies, Changes in Accounting Estimates and Errors.
29. IASB (2003), International Accounting Standard 1 Presentation of Financial Statements.
30. IASB (2003), International Accounting Standard 10 Events After The Reporting Period .
31. IASB (2003), International Accounting Standard 24 Related Party Disclosures.
32. IASB (2006), International Financial Reporting Standard 8 Operating Segments.
33. Lê Hoàng Phúc (2014), Luận án TS “Vận dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế để hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệp trong điều kiện ở Việt Nam”
34. Bộ Tài chính (2017), Đề án áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế vào Việt Nam, ban hành ngày 23/5/2017.
35. Bộ Tài chính và ACCA (2017), Tài liệu sử dụng cho khóa đào tạo IFRS.