Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp Nước Ngoài Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Các Doanh Nghiệp Niêm Yết Ở Việt Nam


and reliability in financial statement: Do they exist, Evidence from Malaysia” tìm ra mối quan hệ giữa chuẩn mực kế toán, quản trị doanh nghiệp, kiểm soát bên ngoài và tiêu chuẩn đạo đức với chất lượng thông tin kế toán trên BCTC dựa theo quan điểm của kiểm toán viên và quản lý ở Malaysia. Kết quả cho thấy các nhân tố đều ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên BCTC và chuẩn mực kế toán có mức ảnh hưởng cao nhất.

Tại Việt Nam, Võ Văn Nhị & Trần Thị Thanh Hải (2013) trong nghiên cứu “Một số ý kiến về chất lượng BCTC của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam” qua phương pháp nghiên cứu tổng hợp lý thuyết và đúc kết từ thực tiễn, xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên BCTC như công tác tổ chức quản lý và người làm công tác kế toán. Luận án tiến sĩ “Các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin BCTC trong các doanh nghiệp tại Việt Nam” của tác giả Phạm Quốc Thuần (2016) khi đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến chất lượng thông tin kế toán trình bày trên BCTC đã xác định 6 nhân tố bên trong doanh nghiệp như hệ thống chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ sách kế toán, nhà quản lý, bộ máy kế toán và mục tiêu lập BCTC có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng thông tin kế toán.

Công trình nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh – Vận dụng vào các doanh nghiệp rượu, bia, nước giải khát Việt Nam” của các tác giả Hoàng Thị Hương, Vũ Thị Thanh Bình (2021) nghiên cứu lý thuyết, dựa trên việc tổng quan tình hình nghiên cứu và phân tích các doanh nghiệp kinh doanh trong rượu, bia, nước giải khát trong đó chủ yếu tại 2 doanh nghiệp Sabeco và Habeco. Kết hợp với các dữ liệu thứ cấp thu thập được, các tác giá tiến hành nghiên cứu nội dung và đề xuất mô hình với 4 yếu tố ảnh hưởng đến kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh các doanh nghiệp này gồm: Quy định pháp luật và chính sách của nhà nước cần áp dụng, đặc điểm doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh, Cơ sở hạ tầng, nguồn lực của doanh nghiệp, và yếu tố nhà quản lý.


Công trình nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên BCTC của các doanh nghiệp niêm yết tại Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Lê Hoàng Vân Trang và cộng sự (2020) xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến chất lượng thông tin kế toán trên BCTC của doanh nghiệp niêm yết tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu hỗn hợp được sử dụng, trong đó nghiên cứu định tính được sử dụng trước với phương pháp tình huống thông qua kỹ thuật thảo luận, phỏng vấn và sử dụng điểm bão hòa. Tiếp theo, nghiên cứu định lượng được dùng để kiểm định lại mô hình. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có 4 nhân tố tác động đến chất lượng thông tin kế toán trên BCTC của doanh nghiệp niêm yết, được sắp xếp theo mức độ ảnh hưởng giảm dần: Bộ máy kế toán, nhà quản lý, chứng từ kế toán và thuế. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng thông tin kế toán tại các doanh nghiệp niêm yết trên địa bàn nghiên cứu, đồng thời đề xuất hướng nghiên cứu cho tương lai.

1.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng

Hệ thống kế toán doanh nghiệp nói chung và kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh nói riêng khi được thiết lập khoa học, hợp lý và hiệu quả sẽ giúp cho các thông tin cung cấp có giá trị, đáp ứng được yêu cầu của các đối tượng sử dụng. Thông qua nghiên cứu cơ sở lý thuyết nền tảng và các nghiên cứu thực nghiệm, tác giả tiến hành tổng hợp và đưa ra các nhân tố có tác động, ảnh hưởng đến thông tin kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp bao gồm:

1.4.3.1. Quy định, chính sách đối với doanh nghiệp

Các thông tin kế toán ảnh hưởng quan trọng đến quyết định của người sử dụng lên trách nhiệm của doanh nghiệp phải cung cấp thông tin trung thực, đáng tin cậy theo những nguyên tắc, quy định của từng thời kỳ. Vì vậy, kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn bởi các quy định pháp luật của từng quốc gia. Các quy định về kế toán được thể chế hóa trong Luật, Chuẩn mực và những vấn đề chi tiết được cụ thể trong các chế độ kế toán có liên quan. Các quy định pháp luật chi phối đến các nguyên tắc, phương

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.


pháp, cách thức ghi nhận doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, mỗi quốc gia sẽ có những quy định riêng về cơ chế quản lý tài chính, quy định thuế và thực hành kế toán khác nhau phục vụ sự quản lý, kiểm soát của nhà nước, các quy định sẽ càng chi tiết, cụ thể, chịu ảnh hưởng nhiều bởi sự điều chỉnh của nhà nước dẫn đến tính linh hoạt của kế toán trong doanh nghiệp giảm đi. Các quy định, chính sách về quản lý tài chính, thuế cùng với quy định kế toán sẽ tạo nên những quy định cụ thể ảnh hưởng đến việc ghi chép, đo lường, xử lý và phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán nói chung và thông tin kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh.

Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại các công ty dược phẩm niêm yết ở Việt Nam - 11

1.4.3.2. Quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Doanh nghiệp là một hệ thống mở với môi trường bên ngoài và đồng thời được cấu thành bởi nhiều bộ phận với các chức năng riêng biệt. Muốn đạt được các mục tiêu của mình đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức tốt các bộ phận cấu thành sản xuất, kế toán, marketing…Thiết lập, phát triển và tổ chức điều hành tốt hệ thống kế toán là cơ sở và yêu cầu đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển.

Tổ chức bộ máy quản lý, quy mô, trình độ, yêu cầu quản lý, tình hình phân cấp quản lý tài chính, cơ sở vật chất, trình độ ứng dụng khoa học công nghệ thông tin ở doanh nghiệp là yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn hình thức tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức công tác kế toán, tổ chức các phần hành công việc kế toán, chức năng nhiệm vụ của nhân viên kế toán, nhân viên hạch toán ban đầu, mối quan hệ giữa các bộ phận kế toán, thống kê, sản xuất …trong doanh nghiệp.

Mỗi một doanh nghiệp có đặc điểm sản phẩm sản xuất khác nhau, quy mô vốn, phương thức tiêu thụ và mạng lưới kinh doanh khác nhau. Những đặc điểm đó ảnh hưởng đến quá trình xác định nội dung, phạm vi cấu thành chi phí,doanh thu để xác định kết quả kinh doanh, xác định tài khoản và sổ kế toán chi phí, doanh thu, thông tin cung cấp trên BCTC.

1.4.3.3. Quan điểm của nhà quản trị doanh nghiệp


Nhu cầu thông tin kế toán của người ra quyết định trong nội bộ của doanh nghiệp khác với đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài. Bản thân các quyết định trong nội bộ của doanh nghiệp cũng tùy thuộc vào loại quyết định gì, sử dụng cho các nhà quản lý cấp cao hay các nhà quản lý bộ phận. Các thông tin kế toán sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp không bắt buộc phải tuân theo các nguyên tắc kế toán cụ thể. Muốn có các thông tin phù hợp, nhà quản lý phải bỏ ra nhiều chi phí hơn để thu thập, phân loại, xử lý bằng các phương pháp thích hợp. Cùng với đó, công tác kiểm soát, kiểm toán nội bộ được coi trọng sẽ giúp tăng cường chất lượng xử lý thông tin. Nhận thức và quan điểm của nhà quản trị về vai trò và tầm quan trọng của áp dụng IAS hay IFRS sẽ giúp doanh nghiệp chú trọng quan tâm đầu tư hơn đến công tác kế toán trong doanh nghiệp từ đó nâng cao chất lượng thông tin cung cấp để thu hút nguồn đầu tư từ bên ngoài.

1.4.3.4. Nhân sự kế toán

Thông tin về doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được nhân viên kế toán thu thập, xử lý, ghi chép và phản ánh. Trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của người làm công tác kế toán sẽ quyết định chất lượng của thông tin kế toán nghĩa là trình độ năng lực của người làm kế toán trong doanh nghiệp tỷ lệ thuận với chất lượng thông tin kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh cung cấp cho các đối tượng sử dụng.

1.5. Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nước ngoài và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam

1.5.1. Các hệ thống kế toán nước ngoài

15.1.1. Trường phái kế toán Anglo-Saxon

Các quốc gia thuộc trường phái này đa số là các nước sử dụng Anh ngữ như Anh, Mỹ, Úc, Canada, ….Họ có hệ thống pháp lý, môi trường kinh doanh, … tương tự nhau, các tổ chức nghề nghiệp của họ ra đời rất sớm, có ảnh hưởng nhiều đến việc ban hành các chuẩn mực kế toán. Hệ thống chuẩn mực của các quốc gia này cũng tương đồng với nhau về nhiều phương diện và có những khác biệt đáng kể với


nhóm Châu Âu lục địa. Thuộc nhóm này có thể chọn Hoa Kỳ là một điển hình, đây là quốc gia có hệ thống kế toán và hệ thống tổ chức nghề nghiệp mạnh, khá vững chắc. Quốc gia này cũng quan tâm rất sớm đến sự cần thiết chuẩn mực hóa công tác kế toán.

Hệ thống kế toán Hoa Kỳ dựa trên khuôn mẫu lý thuyết được ban hành dưới dạng các khái niệm kế toán tài chính (SFAC) và các chuẩn mực kế toán tài chính (SFAS). Các khái niệm và chuẩn mực kế toán tài chính được ban hành bởi FASB, một tổ chức tư nhân độc lập thành lập năm 1973, được SEC (Ủy ban chứng khoán) thừa nhận và ủng hộ. Tính đến tháng 06/2012, FASB đã ban hành 8 khái niệm kế toán tài chính và 9 bộ chuẩn mực kế toán (được tổng hợp theo chủ đề trên cơ sở 168 chuẩn mực kế toán tài chính).[33]

Theo nguyên tắc cơ bản của hệ thống kế toán Hoa Kỳ, doanh thu là dòng tiền vào hay sự tăng lên của các loại vốn hay sự giải quyết các khoản nợ hoặc cả hai từ việc giao hàng, sản xuất, cung cấp dịch vụ hay những hoạt động khác, tạo nên những hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp.

Nguyên tắc ghi nhận doanh thu là khi xác định được hoặc có thể xác định được và thực thu được. Doanh thu được xác định khi hàng hoá và dịch vụ được trao đổi để nhận một khoản tiền hoặc quyền được đòi tiền. Doanh thu thực thu khi doanh nghiệp đã cơ bản hoàn tất quá trình bán hàng và thu được lợi ích.[16]

Theo hệ thống kế toán Hoa Kỳ, việc tính toán giá phí của sản phẩm, dịch vụ được thực hiện theo các hệ thống tính giá thành: Hệ thống tính giá thành theo công việc và hệ thống tính giá thành theo quá trình sản xuất kinh doanh.

1.5.1.2. Trường phái kế toán Châu Âu lục địa

Đối với các quốc gia thuộc trường phái Châu Âu lục địa, đồng nhất hóa về kế toán là điểm khác biệt chủ yếu so với trường phái Anglo – Saxon. Các quốc gia này cho rằng sự đồng nhất về kế toán sẽ giúp cho người sử dụng tránh khỏi những khác biệt trọng yếu do tính thiếu đồng nhất gây ra. Do đó hệ thống chuẩn mực của các quốc gia Châu Âu lục địa như Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, … đều đặt nền tảng trên sự ban hành hệ thống tài khoản thống nhất, khung pháp lý về kế toán và các hướng


dẫn chi tiết. Điển hình cho trường phái này có thể xem xét đến hệ thống kế toán Pháp.

Trung tâm của hệ thống kế toán Pháp là Tổng hoạch đồ kế toán, một hệ thống kế toán thống nhất bao gồm các nguyên tắc kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, mẫu BCTC, cách thức xử lý những trường hợp đặc biệt, phương pháp lập báo cáo hợp nhất và các hướng dẫn về kế toán quản trị. Hội đồng kế toán quốc gia Pháp và Ủy ban quy định kế toán được giao giám sát việc thực hiện cũng như đề xuất cải tiến PCG. Năm 2009, Cơ quan chuẩn mực kế toán Pháp được thành lập, thay thế CNC và CRC, với chức năng chính là thiết lập chuẩn mực kế toán dưới hình thức các quy định cho khu vực tư nhân.[33]

Hệ thống tài khoản kế toán đầu tiên của Pháp được ban hành năm 1947. Hệ thống tài khoản này tách rời phần kế toán đại cương được chia thành 8 loại (đánh số từ 1 đến 8). Tài khoản loại 9 thuộc kế toán phân tích. Các tài khoản đặc biệt được đánh số 0. Hệ thống tài khoản kế toán năm 1947 được sửa đổi, bổ sung rất nhiều vào năm 1957 và từ đó gọi là hệ thống tài khoản kế toán năm 1957. Hệ thống tài khoản kế toán năm 1957 được duyệt xét lại toàn bộ vào năm 1982. Tại Pháp tổng hoạch đồ kế toán năm 1982 do Hội đồng quốc gia về kế toán soạn thảo và được phê chuẩn theo Nghị định ngày 27/04/1982 của Bộ Kinh tế Tài chính nước Cộng hoà Pháp, thay thế tổng hoạch đồ kế toán năm 1957.[36]

Giá bán hàng hoá dùng hạch toán là giá thực tế tức là số tiền không gồm các khoản giảm giá chấp nhận cho người mua. Giá bán không bao gồm các khoản thuế đã thu của người mua và phải nộp sau này.

Khi có các khoản chiết khấu chấp thuận cho người mua đã trừ trên tổng giá trị hoá đơn, cũng phải kê vào giá bán hàng. Khoản chiết khấu này được hạch toán vào chi phí tài chính. Về thời điểm ghi nhận doanh thu: Đối với thời điểm ghi nhận doanh thu, kế toán Pháp chỉ đề cập là thời điểm khi việc bán hàng đã thực sự xảy ra và kế toán đã có kết quả của nghiệp vụ để ghi nhận vào sổ kế toán. Khi bán hàng đã xong, doanh nghiệp đã thực hiện hầu hết các công việc cần thiết trong việc bán hàng và mọi công việc còn lại là không đáng kể.


Giá bán đã được người bán và người mua thoả thuận tại thời điểm bán hàng. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu: Theo kế toán Pháp, các khoản giảm trừ gồm giảm giá, bớt giá và chiết khấu thanh toán. Khi các khoản giảm giá, bớt giá được ghi trên hoá đơn bán hàng nó sẽ được trừ vào tổng số tiền ghi trên hoá đơn. Kế toán ghi nhận doanh thu theo giá thực thu. Khi các khoản giảm giá, bớt giá được chấp thuận ngoài hoá đơn bán hàng, người bán phải lập hoá đơn báo có gửi khách hàng, khoản giảm trừ doanh thu này sẽ được ghi giảm doanh thu bán hàng vào cuối kỳ. Nếu như nghiệp vụ này xảy ra vào cuối năm và các doanh nghiệp chưa lập hoá đơn báo có gửi khách hàng thì kế toán tạm ghi nhận khoản giảm giá, bớt giá sẽ trả cho khách hàng và sẽ chuyển vào doanh thu bán hàng trong kỳ. Sang năm tiếp theo kế toán thực hiện bút toán ngược để xoá bỏ bút toán đã điều chỉnh ở cuối năm trước.

1.5.1.3. Hệ thống kế toán Nhật Bản

Nhật Bản là nước có khoảng cách địa lý tương đối gần với các quốc gia Đông Nam Á, nền văn hóa Nhật Bản cũng có nhiều điểm tương đồng với văn hóa Việt Nam. Nhật Bản là quốc gia châu Á đầu tiên thành công trong công nghiệp hóa và bắt kịp các quốc gia tiên tiến, có nền kinh tế lớn thứ ba thế giới về GDP danh nghĩa và đứng thứ 6 trong Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2019. Bởi vậy Nhật Bản có thể coi là đầu tàu của các quốc gia châu Á trong việc hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế.

Trong hệ thống kế toán Nhật Bản, các công ty niêm yết và công ty chuẩn bị niêm yết tại Nhật Bản được tự nguyện lựa chọn áp dụng chuẩn mực IFRS để lập và trình bày BCTC hợp nhất còn việc lập và trình bày BCTC riêng để gửi cho các cơ quan có thẩm quyền như cơ quan thuế, cơ quan quản lý khác… phải được áp dụng theo Chuẩn mực kế toán Nhật Bản (JGAAP).[37]

Tuy nhiên, Nhật Bản cũng không cấm các doanh nghiệp áp dụng IFRS cho việc lập và trình bày BCTC riêng phục vụ cho các mục đích khác như để quản trị doanh nghiệp, để hợp nhất với BCTC của công ty mẹ ở nước ngoài, vay vốn trên thị trường quốc tế,….


Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp ở Nhật Bản có thể khái quát theo một số điểm cơ bản sau đây:

Việc ghi nhận các thông tin về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh các DN đều tuân thủ theo quy định của chuẩn mực kế toán được Nhà nước Nhật bản ban hành vào năm 2002; ứng dụng tin học trong công tác kế toán ở mức độ cao, các bộ phận kế toán được tổ chức kết hợp giữa Kế toán tài chính và Kế toán quản trị. Mỗi DN căn cứ vào đặc điểm cụ thể của mình để tổ chức chứng từ kế toán liên quan đến doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh, được phép tự in các chứng từ để sử dụng trên cơ sở đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, đồng thời các DN này cũng sử dụng khá nhiều chứng từ điện tử đã được đăng ký.

Về tổ chức hệ thống báo cáo được thực hiện từ việc thiết kế mẫu biểu báo cáo, lập trình các phần mềm để khi dữ liệu kế toán phản ánh vào các tài khoản sẽ được tự động chuyển vào các sổ kế toán có liên quan. Cuối kỳ, các thông tin của kế toán tài chính cung cấp cho việc lập BCTC. Các DN rất chú trọng công tác phân tích thường xuyên đối với các thông tin kế toán nhằm cung cấp thông tin nhanh nhất cho công tác quản trị doanh nghiệp.

1.5.2. Một số doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam

Doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam hay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tuân thủ VAS trong lập BCTC tại Việt Nam, đồng thời cũng lập hoặc chuyển đổi BCTC theo yêu cầu của Tập đoàn mẹ và nhà đầu tư nước ngoài.

Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam

Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, thành lập ở Việt Nam từ năm 1995, là công ty con của tập đoàn Unilever toàn cầu. Các sản phẩm của công ty rất đa dạng, nổi tiếng thế giới trên lĩnh vực sản xuất và các sản phẩm tiêu dùng nhanh bao gồm các sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình, thức ăn, trà và đồ uống.

Công ty đã áp dụng IFRS theo chính sách chung của tập đoàn từ những năm 2010 trong đó các phần hành kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh của công ty cũng được thực hiện theo các nguyên tắc của IFRS. Đội ngũ

Xem tất cả 238 trang.

Ngày đăng: 12/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí