Sơ Đồ Tiêu Thụ Sản Phẩm Theo Phương Thức Tiêu Thụ Trực Tiếp


thường, có giá trị thấp hơn nhiều so với dòng thuốc đặc trị, vì vậy doanh thu không lớn. Còn lại khoảng 4% doanh thu được phân phối qua kênh xuất khẩu.

Đối với các công ty dược phẩm niêm yết, tương ứng với chuối phân phối và thị trường ngành dược, các công ty này cũng có những phương thức kinh doanh bán hàng chủ yếu gồm:

- Phương thức tiêu thụ trực tiếp: Kết quả khảo sát có 17/17 (100%) công ty sử dụng phương thức tiêu thụ trực tiếp trong kinh doanh. Với phương thức bán buôn trực tiếp tại Công ty (áp dụng cho các đối tượng khách hàng thường xuyên, có số lượng hàng hoá mua lớn), công ty căn cứ vào các hợp đồng kinh tế đã ký kết, vào nhu cầu mua thực tế để bán trực tiếp tại kho sản phẩm cho khách hàng, hàng giao cho khách được vận chuyển bằng phương tiện tự có, hoặc thuê ngoài đến địa điểm giao hàng.

Xuất hàng

Sơ đồ 2.4: Sơ đồ tiêu thụ sản phẩm theo phương thức tiêu thụ trực tiếp


Đơn, Hợp Đồng, Yêu Cầu xin mua

Phòng kế hoạch kinh doanh

Hóa đơn GTGT

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

Kho trung tâm

Đối tượng khách hàng

Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại các công ty dược phẩm niêm yết ở Việt Nam - 14


- Phương thức tiêu thụ gián tiếp thông qua hệ thống các chi nhánh: Kết quả khảo sát có 08/17 (47%) công ty sử dụng phương thức tiêu thụ gián tiếp thông qua chi nhánh. Căn cứ vào khả năng tiêu thụ của các chi nhánh, sản phẩm từ kho trung tâm của Công ty sẽ được xuất tới các chi nhánh. Khi nhận hàng, các nhân viên tại Chi nhánh sẽ tiến hành kiểm kê, tập hợp, phân loại theo từng nhóm hàng. Từ đó, chi nhánh xuất bán cho các phòng khám bệnh, quầy hàng bán lẻ được phân bố trên địa bàn.

Sơ đồ 2.5: Sơ đồ tiêu thụ sản phẩm gián tiếp thông qua các chi nhánh


Kho trung tâm

Xuất hàng

Lệnh điều động nội bộ và phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội

Các Chi nhánh Dược


Xuất bán

Các phòng khám bệnh, quầy hàng bán lẻ được phân bố trên địa bàn


2.1.2.3. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức kế toán

Tổ chức bộ máy quản lý

Qua khảo sát và phỏng vấn trực tiếp, các công ty đều áp dụng một mô hình tổ chức quản lý của công ty niêm yết với chức năng cơ bản như sau:

Bảng 2.6: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty


ĐẠI HỘI ĐỒNG

CỔ ĐÔNG



BAN KIỂM SOÁT


HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ


BAN GIÁM ĐỐC


PHÒNG TỔ CHỨC

CÁC CHI NHÁNH DƯỢC QUẬN HUYỆN

GIÁM ĐỐC


PGĐ

KD

PGĐ

KT


PXNK PHÒNG KẾ HOẠCH

PHÒNG KẾ TOÁN

PHÒNG KĨ THUẬT;

R&D

PHÒNG KIỂM NGHIỆM



CỬA HÀNG THUỐC TRUNG TÂM

KHO TRUNG TÂM

CÁC PHÂN XƯỞNG CHÍNH

CÁC PHÂN XƯỞNG HỖ TRỢ


- Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty. ĐHĐCĐ họp mỗi năm ít nhất 01 lần, quyết định những vấn đề thuộc quyền và nhiệm vụ được Luật pháp và điều lệ công ty quy định như thông qua BCTC hàng năm của công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, bầu hoặc bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát của Công ty, xây dựng điều lệ Công ty...

- Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT công ty thông thường có 5 đến 7 thành viên và có nhiệm kỳ là 5 năm.

- Ban kiểm soát là cơ quan trực thuộc ĐHĐCĐ, do ĐHĐCĐ bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành và hoạt động sản xuất kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê của Công ty. BKS Công ty có tối thiểu 03 thành viên, có nhiệm kỳ 05 năm. BKS hoạt động độc lập với HĐQT và Ban Giám đốc.

- Ban Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm, là người điều hành và có quyền quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty, theo chính sách của nhà nước và các nghị quyết, quyết định của ĐHĐCĐ, HĐQT và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Ban Giám đốc của công ty bao gồm Giám đốc và các Phó Giám đốc phụ trách sản xuất và đảm bảo chất lượng và Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh và hậu cần.

- Giám đốc có thể là người vừa đại diện cho Nhà nước với công ty có vốn góp nhà nước, vừa đại diện cho cán bộ công nhân viên chịu trách nhiệm trước Nhà nước và tập thể người lao động về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty .

- Phó Giám đốc kinh doanh (PGĐKD) có nhiệm vụ xây dựng và đề xuất với Giám đốc kế hoạch kinh doanh, xuất nhập khẩu, quảng cáo, tiếp thị, điều chỉnh giá thành sản phẩm, quản lý và điều hành tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, báo cáo thường xuyên, định kỳ về tiến độ kinh doanh với Giám đốc.


- Phó Giám đốc kỹ thuật (PGĐKT) có nhiệm vụ phụ trách về sản xuất, kỹ thuật, nghiên cứu khoa học và an toàn vệ sinh lao động. Là người xây dựng, đề xuất với Giám đốc kế hoạch sản xuất, đổi mới trang thiết bị công nghệ, giám sát việc thực hiện kế hoạch sản xuất, nhu cầu về vật tư hàng hoá cho sản xuất, báo cáo thường xuyên và định kỳ với Giám đốc về tiến độ sản xuất.

Ngoài ra tùy từng công ty còn có thể phân công các Phó Giám đốc phụ trách các lĩnh vực pháp lý, thông tin,...

- Phòng kế toán: Thực hiện công tác hạch toán kế toán tại Công ty.

- Phòng tổ chức hành chính: Thực hiện công tác quản lý lao động tiền lương, công tác hành chính, phúc lợi..

- Phòng xuất nhập khẩu (PXNK): Có nhiệm vụ XNK thuốc chữa bệnh, hoá chất dược và trang thiết bị y tế.

- Phòng kế hoạch: Giúp lãnh đạo Công ty đôn đốc thực hiện những kế hoạch sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường tiêu thụ trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh.

- Phòng kỹ thuật: Quản lý đổi mới nâng cao chất lượng mẫu mã sản phẩm, nghiên cứu sản phẩm mới.

- Phòng kiểm nghiệm: Kiểm nghiệm nguyên liệu, thành phẩm, phối hợp với Phòng kỹ thuật xây dựng tiêu chuẩn .

- Các phân xưởng: Thực hiện sản xuất các sản phẩm theo kế hoạch đã giao, đảm bảo chất lượng đúng thời gian giao nhập kho, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường.

- Hệ thống các Chi nhánh Dược quận huyện: Kinh doanh, phân phối thuốc tới các nhà buôn, cửa hàng bán lẻ.

Tổ chức bộ máy kế toán

Để phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý, bộ máy kế toán cũng được tổ chức phù hợp tương ứng. Qua khảo sát, có 14/17 (82%) công ty tổ chức kế toán theo hình thức tập trung, có 3/17 (18%) công ty tổ chức kế toán theo hình thức phân tán.


Sơ đồ 2.7: Sơ đồ tổ chức kế toán theo hình thức tập trung



KẾ TOÁN TRƯỞNG

KẾ TOÁN KẾ TOÁN KẾ TOÁN TỔNG HỢP HÀNG HOÁ, TSCĐ, NVL,

TIÊU THỤ CCDC

KẾ TOÁN THANH TOÁN CÔNG NỢ, TIỀN GỬI

NGÂN HÀNG

KẾ TOÁN KẾ TOÁN TIỀN MẶT

TIỀN LƯƠNG CỬA HÀNG CHI PHÍ THỐNG KÊ

Nhân viên kế toán tại các Chi nhánh Dược


Sơ đồ 2.8: Sơ đồ tổ chức kế toán theo hình thức phân tán



KẾ TOÁN TRƯỞNG

KẾ TOÁN KẾ TOÁN KẾ TOÁN TỔNG HỢP HÀNG HOÁ, TSCĐ, NVL,

TIÊU THỤ CCDC

KẾ TOÁN THANH TOÁN CÔNG NỢ, TIỀN GỬI

NGÂN HÀNG

KẾ TOÁN KẾ TOÁN TIỀN MẶT

TIỀN LƯƠNG CỬA HÀNG CHI PHÍ THỐNG KÊ

Phụ trách kế toán tại các Chi nhánh Dược

KẾ TOÁN KẾ TOÁN HÀNG HOÁ, TSCĐ, NVL, TIÊU THỤ CCDC

KẾ TOÁN THANH TOÁN CÔNG NỢ, TIỀN GỬI

NGÂN HÀNG

KẾ TOÁN TIỀN MẶT TIỀN LƯƠNG CHI PHÍ


Trong đó, chức năng và nhiệm vụ của nhân viên các phần hành tại phòng kế toán như sau:

- Kế toán trưởng: Phụ trách chung, là người chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy kế toán, thông tin kinh tế, tham mưu cho Giám đốc về tình hình tài chính của Công ty. Ngoài ra kế toán trưởng là người theo dõi tất cả Sổ kế toán các tài khoản trong và ngoài bảng cân đối kế toán, kiểm tra và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của các phần hành kế toán tại công ty.

- Kế toán tổng hợp: Do phó phòng kế toán đảm nhận, ngoài việc thực hiện công việc của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán tổng hợp còn kiểm tra tổng hợp số liệu và lập BCTC.

- Kế toán hàng hóa, tiêu thụ: Theo dõi tình hình tăng giảm và số tồn kho của thành phẩm, hàng hóa, tình hình tiêu thụ sản phẩm, thuế giá trị gia tăng đầu ra.

- Kế toán TSCĐ, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: Có nhiệm vụ theo dõi sự biến động tăng, giảm của TSCĐ, tính toán và phân bổ mức khấu hao TSCĐ. Theo dõi số hiện có và tình hình tăng giảm của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.

- Kế toán thanh toán công nợ, tiền gửi ngân hàng: Có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ thanh toán, theo dõi kịp thời các nghiệp vụ thanh toán phát sinh trong kỳ kinh doanh theo từng đối tượng, từng khoản nợ, thời gian thanh toán, ghi chép kịp thời trên hệ thống chứng từ, sổ sách chi tiết, tổng hợp về các khoản nợ phải thu, phải trả, tổng hợp và xử lý nhanh thông tin về tình hình công nợ trong hạn, đến hạn, quá hạn, và công nợ khó trả, khó đòi. Đồng thời kiêm luôn việc theo dõi tình hình tăng và giảm số dư tiền gửi ngân hàng.

- Kế toán tiền mặt, tiền lương, chi phí: Có nhiệm vụ lập phiếu thu, phiếu chi tiền mặt, phản ánh và theo dõi tình hình thu chi tồn quỹ tiền mặt. Ngoài ra kế toán phần này còn theo dõi tình hình chi trả lương, các khoản trích theo lương và các khoản phải trả công nhân viên. Đồng thời theo dõi các khoản chi phí khác phát sinh.

- Kế toán cửa hàng thống kê: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình bán hàng của các cửa hàng, doanh thu của các Chi nhánh Dược, số liệu được nhập trực tuyến lên phần


mềm quản lý kế toán tập trung. Tổng hợp toàn bộ số liệu về tình hình hoạt động của Công ty bao gồm doanh thu, số lượng nhập xuất tồn kho các loại hàng hoá và báo cáo cho Ban Giám đốc.

Đối với hình thức tổ chức kế toán theo hình thức tập trung: Nhân viên kế toán tại các Chi nhánh Dược có nhiệm vụ ghi chép số lượng và phân loại sản phẩm hàng hóa nhập về. Tổng hợp số liệu từ các quầy bán lẻ thông qua hệ thống phần mềm kết nối trực tiếp lên phòng kế toán công ty làm cơ sở hạch toán doanh thu tiêu thụ của chi nhánh.

Đối với hình thức tổ chức kế toán theo hình thức phân tán: Tại các chi nhánh có phụ trách kế toán và tổ chức bộ máy kế toán đơn giản để theo dõi tài sản, hàng hóa, doanh thu, chi phí và công nợ phát sinh tại chi nhánh.

Về chế độ kế toán áp dụng

Kết quả khảo sát tại các công ty cổ phần dược phẩm niêm yết, cho thấy 17/17 (100%) công ty áp dụng Thông tư 200/2014/TT- BTC và sử nguyên tắc kế toán cơ sở dồn tích để ghi nhận doanh thu, chi phí. Hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống sổ kế toán đều tuân thủ các quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tự thiết kế các chứng từ kế toán và tự lựa chọn hình thức kế toán, sổ kế toán, hệ thống TK kế toán bao gồm các TK cấp I phù hợp với chế độ kế toán, đồng thời mở các chi tiết…. phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Hệ thống BCTC bao gồm các BCTC theo quy định như: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh BCTC. Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 hàng năm dương lịch. Việc triển khai áp dụng IFRS ở các công ty dược phẩm niêm yết đều chưa được thực hiện, chỉ mới được đưa vào kế hoạch nghiên cứu và đào tạo ở một số công ty.

Về phần mềm kế toán áp dụng

Qua khảo sát, 17/17 (100%) công ty áp dụng phần mềm kế toán trong đó có 05/17 (30%) công ty sử dụng tích hợp trong phần mềm quản lý tổng thể doanh nghiệp ERP.

Xem tất cả 238 trang.

Ngày đăng: 12/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí