1.4. Nhân tố ảnh hưởng đến thông tin kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp niêm yết
1.4.1. Cơ sở lý thuyết nền tảng
Thông tin kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh có thể bị ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố. Tuy nhiên, như đã nêu trong phần tổng quan nghiên cứu, hầu hết các nghiên cứu trước đây đều chưa dựa vào những lý thuyết nền tảng trong nghiên cứu kế toán để đi sâu vào bản chất lý luận của các nhân tố ảnh hưởng đến thông tin kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh. Trong phần này tác giả sẽ trình bày những lý thuyết nền tảng làm cơ sở cho việc xác định các nhân tố ảnh hưởng và tiếp cận với dữ liệu sơ cấp để giải quyết vấn đề nghiên cứu.
1.4.1.1. Lý thuyết Thể chế
Lý thuyết Thể chế (Institutional Theory) được giới thiệu lần đầu bởi DiMaggio và Powell (1983), là sự kết hợp giữa kinh tế học, xã hội học và chính trị học. Lý thuyết này phản ánh sự tương tác giữa các tổ chức và các thể chế xung quanh (các chính phủ, các tổ chức kinh tế, xã hội, chính trị,...). Theo đó, lý thuyết này mô tả và dự đoán hành vi trong môi trường phức hợp của các tổ chức và các quyết định của các tổ chức, doanh nghiệp trong thực tế. Lý thuyết này về sau này được phát triển bởi nhiều nhà khoa học khác như: Scott (2004, 2008), DiMaggio and Powell (1991), Marquis and Tilcsik (2016).
Theo Douglas North (1990), thể chế là luật lệ trong xã hội do con người tạo ra để ràng buộc, điều chỉnh và định hình tương tác của mình. Hệ thống thể chế gồm ba cấu thành quan trọng là thể chế chính thức (thành văn như luật lệ); thể chế phi chính thức (bất thành văn như tục lệ, quy tắc xử thế); cơ chế và biện pháp chế tài. Douglas North luận điểm rằng thể chế, đặc biệt hệ thống sở hữu phát triển hoàn chỉnh, là yếu tố quan trọng giải thích thay đổi về tăng trưởng kinh tế. Khi nhiều nhóm người trong xã hội nhìn thấy cơ hội thu lợi nhuận cao hơn so với trật tự thể chế hiện tại, họ sẽ tập hợp nhau lại và thay đổi luật chơi để đạt lợi nhuận cao hơn.
Theo Scott (1995, 2004) thì thể chế là các cấu trúc xã hội đã đạt mức độ cao về khả năng phục hồi. Chúng bao gồm tập hợp các nhận thức về văn hóa, tiêu chuẩn
cũng như các hoạt động và nguồn lực liên quan, mang đến sự ổn định và ý nghĩa cho đời sống xã hội. Bổ sung cho quan điểm này, Scott (2008) đã khẳng định rằng thể chế là lý thuyết đã được chấp nhận một cách rộng rãi, họp ý và hợp pháp, về cơ bản, kết quả của các nghiên cứu nhấn mạnh rằng thể chế là nền tảng điều chỉnh hành vi của các tổ chức theo một cấu trúc nhất định, thể chế được xây dựng dựa trên văn hóa, chính trị, kinh tế của mỗi quốc gia. Mở rộng quan điểm này, Kraft và Furlong (2012) nhấn mạnh rằng hoạch định chính sách ở các khía cạnh chính thức và pháp lý của nhà nước. Theo đó, thực tế trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, thể chế của các quốc gia thông qua hệ thống pháp luật có ảnh hưởng không hề nhỏ.
Có thể bạn quan tâm!
- Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Trong Doanh Nghiệp Niêm Yết
- Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại các công ty dược phẩm niêm yết ở Việt Nam - 8
- Trình Bày Thông Tin Doanh Thu, Chi Phí Và Kết Quả Kinh Doanh Trên Báo Cáo Tài Chính
- Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp Nước Ngoài Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Các Doanh Nghiệp Niêm Yết Ở Việt Nam
- Bài Học Kinh Nghiệm Vận Dụng Cho Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Các Doanh Nghiệp Niêm Yết Ở Việt Nam
- Đặc Điểm Sản Xuất Kinh Doanh, Phân Phối Tiêu Thụ Và Tổ Chức Quản Lý Ảnh Hưởng Đến Kế Toán Doanh Thu Chi Phí Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Của
Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.
Lý thuyết thể chế bổ sung sự hiểu biết của con người về những áp lực cho các thể chế chính phủ tác động. Các tổ chức cố gắng tuân thủ những tiêu chuẩn dễ nhận biết và có thể chấp nhận được trong lĩnh vực tổ chức, giúp thúc đẩy tính hợp pháp của tổ chức. Môi trường trong khuôn khổ lý thuyết thể chế giới hạn sự quyết định của các tổ chức khi tham gia vào việc ban hành chiến lược phù hợp. Môi trường và tác động của môi trường tới chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh cũng được lý thuyết này đề cập đến.
Martinsons (1998) phát triển Lý thuyết về sự thiếu hụt về thể chế (Theory of institutional deficiencies) cho rằng quan hệ thương mại trong thị trường dựa trên nguyên tắc luật lệ sẽ không phát triển mạnh do khiếm khuyết về thể chế. Martinsons (2008) mở rộng lý thuyết này hiển thị sự phát triển quan hệ dựa trên thương mại điện tử ở Trung Quốc, chỉ rõ sự thiếu tin cậy trong việc thi hành quy định về kinh doanh tại nước này. Ông nhận định kết nối cá nhân; thông tin không chính thức, và quan hệ kinh doanh chính phủ mập mờ hạn chế sự chuyển đổi từ thị trường thực sang thị trường trực tuyến. Knetter (1989) đưa ra bằng chứng loại hình doanh nghiệp khác nhau của nền kinh tế phản ứng không giống nhau với thách thức tương tự. Xã hội, kinh tế và chính trị tạo thành cấu trúc thể chế cụ thể cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có xu hướng hoạt động hiệu quả hơn nếu nhận được sự hỗ trợ thể chế
từ nhà nước. Khi các thiết chế pháp lý kém hiệu quả và không được doanh nghiệp tin tưởng, xuất hiện tình trạng mà Douglas North đã dự báo trước đây.
Với đặc điểm trên, lý thuyết thể chế là khung lý thuyết phù hợp và được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu kế toán, trong đó có phân tích về cải tiến hệ thống kế toán nói chung và thông tin kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp. Theo đó, nó sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp của thể chế xã hội, được cụ thể hóa bởi các quy định chính sách pháp luật đối với doanh nghiệp thông qua hệ thống pháp luật, quy định tài chính, kế toán và thuế.
1.4.1.2. Lý thuyết Ngẫu nhiên
Lý thuyết Ngẫu nhiên (Contingency Theory) đề cao vai trò và tầm ảnh hưởng của các yếu tố tình huống tới hoạt động của các doanh nghiệp (Lawrence và Lorsch, 1967). Lý thuyết giải thích các mối quan hệ giữa các yếu tố tác động và kết quả trên cơ sở phân tích hành vi, hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời lý giải những yếu tố tình huống cụ thể, như môi trường, công nghệ, kinh nghiệm và quy mô, có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ trên.
Lý thuyết này dựa trên luận cứ cho rằng không có một hệ thống quản trị hiệu quả duy nhất nào là phù hợp cho tất cả các tổ chức và phù hợp cho mọi hoàn cảnh bởi lẽ những đặc điểm riêng biệt của hệ thống và hiệu quả của nó sẽ phụ thuộc vào những đặc thù riêng của tổ chức và những tác nhân thuộc về ngữ cảnh (Otley, 1980; Ferreira và Otley, 2005). Vận dụng lý thuyết này trong lĩnh vực quản lý, Ferreira & Otley (2005) đã chỉ rõ rằng những tác nhân có liên quan đến môi trường bên ngoài, chiến lược, văn hóa, cơ cấu tổ chức, công nghệ, quy mô, quyền sở hữu có tác động đến hiệu quả của tổ chức.
Lý thuyết này được nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực kế toán sử dụng làm nền tảng để lý giải mối quan hệ giữa các nhân tố như Quy mô doanh nghiệp, kiểm toán độc lập, trình độ của nhân viên,… đến hiệu quả của công tác kế toán nói chung và kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh nói riêng trong các doanh nghiệp (Philippe Chapellier, 2010; Ahmad & Mohamed Zabri, 2015).
Lý thuyết Ngẫu nhiên giúp tác giả hình dung được sự tác động của các nhân tố từ bên trong và bên ngoài đến việc tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp. Trong đó các nhân tố cơ cấu quy mô doanh nghiệp và trình độ nhân viên có tác động đến việc tổ chức kế toán đạt hiệu quả.
1.4.1.3. Lý thuyết Ủy nhiệm
Lý thuyết Ủy nhiệm hay còn gọi là Lý thuyết Đại diện (Agency theory) xuất hiện những năm 1970 về chủ sở hữu và người quản lý trong ngành bảo hiểm (Spence and Zeckhauser, 1971); nhanh chóng áp dụng vào lĩnh vực khác liên quan đến hợp đồng đại diện giữa chủ sở hữu và người thay mặt chủ sở hữu điều hành hoạt động đơn vị - gọi là người đại diện (Jensen and Meckling, 1976). Lý thuyết nghiên cứu quan hệ giữa bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm: Nhà quản lý với cổ đông và cổ đông với chủ nợ. Lý thuyết ủy nhiệm cho rằng cả bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm đều tối đa hóa lợi ích của mình. Vấn đề là làm sao bên được ủy nhiệm hành xử theo hướng tối đa hóa lợi ích của bên ủy nhiệm.
Stanley Baiman (1990) cho rằng nghiên cứu về lý thuyết Ủy nhiệm được phân thành nhiều nhánh lý thuyết: Lý thuyết về Người ủy quyền- Người đại diện (the Principal- Agent literature), được xem là nền tảng cho phần lớn các nghiên cứu về kế toán; lý thuyết về Chi phí giao dịch kinh tế (Transaction Cost Economics literature) và lý thuyết Rochester dựa trên nghiên cứu của Jensen & Meckling năm 1976. Lý thuyết Ủy nhiệm giả định rằng các cá nhân luôn dựa trên lý trí và không có giới hạn cho những toan tính của mình. Hơn nữa, họ có khả năng dự đoán và đánh giá những tình huống có thể xảy ra trong tương lai. Bất kỳ sự kiện có thể xảy ra đều được các bên xem như là một luận cứ đáng giá và được đưa vào hợp đồng. Các hợp đồng được cho là được đảm bảo thực thi bởi các cơ quan pháp luật.
Điều này dẫn đến kết quả là việc nghiên cứu hợp đồng được cho là toàn diện và đầy đủ theo hướng mà đối với mỗi sự kiện có thể được xác định, hợp đồng chỉ định rõ các hành động cần phải thực hiện cụ thể bởi các bên tham gia ký hợp đồng. Lý thuyết cũng cho rằng mọi hành động của các cá nhân đều có nguồn gốc nội sinh, dựa trên sở thích, niềm tin và kỳ vọng của mình. Giả thuyết tiếp theo của lý thuyết
là giả định thông tin bất tương xứng. Người ủy nhiệm được xem là nắm được những thông tin riêng mà người ủy quyền không thể tiếp cận được. Những thông tin này là cơ sở cho việc lựa chọn những hành động của người đại diện. Một giả thuyết nữa là người ủy nhiệm không thích những rủi ro. Theo lý thuyết Ủy nhiệm, chính thông tin bất tương xứng và lợi ích cá nhân đã ngăn cản sự hợp tác giữa người ủy quyền và người đại diện. Để giải quyết mâu thuẫn này, cần thực hiện cơ chế thích hợp để hạn chế sự phân hóa lợi ích giữa người ủy quyền và người đại diện như: thiết lập những cơ chế đãi ngộ thích hợp cho người đại diện, thiết lập cơ chế giám sát hiệu quả để hạn chế những hành vi không bình thường, tư lợi của người đại diện.
Constant Djama (2010); George Emmanuel Iatridis (2011),… cho rằng thông tin kế toán được xem là một đòn bẩy quyền lực đối với các nhà quản lý và có thể gây thiệt hại cho các đối tác trong khuôn khổ các mối quan hệ trong hợp đồng. Thông qua các chính sách kế toán, các nhà quản lý có thể tác động quá trình xử lý thông tin kế toán nhằm cung cấp một hình ảnh không đúng với thực tế của doanh nghiệp. Vì vậy, các nhà quản lý có thể khai thác thông tin kế toán để đáp ứng những ràng buộc trong hợp đồng với các nhà đầu tư.
Jensen and Meckling (1976) lập luận lý thuyết ủy nhiệm đòi hỏi ủy nhiệm từ bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm. Mỗi bên giả định hành động để tối đa hóa lợi ích của mình. Jermalowicz (2004) lập luận rằng áp dụng IAS tại doanh nghiệp ở Bỉ dẫn đến thay đổi đáng kể trong vốn chủ sở hữu và lợi nhuận thuần. Jermakowicz (2006) tập trung nghiên cứu về tác động của áp dụng IAS bởi các doanh nghiệp châu Âu. Việc áp dụng IAS tại doanh nghiệp này có tác động tích cực thông tin kết quả kinh doanh và lợi nhuận được ghi nhận.
Những thỏa thuận hợp đồng ký kết với các doanh nghiệp như là tiền bồi thường của nhà quản lý, các thỏa ước về nghĩa vụ, danh tiếng của nhà quản lý, sự cố gắng của nhà quản lý đối với việc củng cố vị trí của mình đều tác động đến hành vi quản trị (Lambert, 2007). Điều này cũng tác động đến nội dung của thông tin trình bày trên BCTC (Fields, Lys & Vincent, 2001). Nhà quản lý có thể tác động đến những con số trên BCTC hoặc tác động làm tăng lợi nhuận hoặc giảm lỗ (Watts,
2003). Như vậy, nhà quản lý có một tác động rõ rệt đến việc quản trị lợi nhuận của đơn vị (Beneish, 1999; Chen, 2005). Dựa trên những lý luận này, tác giả cho rằng quan điểm của nhà quản trị ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán nói chung, trong đó có thông tin kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.4.1.4. Lý thuyết Tín hiệu
Lý thuyết Tín hiệu (signalling theory) được Spence giới thiệu lần đầu vào năm 1973, diễn tả hành vi hai bên tiếp cận thông tin khác nhau, phía cung cấp thông tin phải lựa chọn nội dung và phương pháp để chuyển tải thông tin, phía người nhận thông tin phải tìm cách hiểu thông tin như thế nào. Trong lĩnh vực kế toán, mức độ không hoàn hảo và bất cân xứng thông tin rất cao. Bởi vì kế toán tạo ra thông tin tài chính, là đối tượng bên trong tiếp cận thông tin nội bộ rõ ràng hơn, sớm hơn và biết rõ chất lượng thông tin cung cấp. Trong khi đối tượng sử dụng khó khăn hơn trong tiếp cận, xác định và đánh giá chất lượng thông tin kế toán doanh nghiệp công bố. Lý thuyết được áp dụng vào cung cấp thông tin kế toán, theo đó, doanh nghiệp cần cung cấp thông tin kế toán (tín hiệu) trung thực và minh bạch cho thị trường để đối tượng bên ngoài đánh giá đúng tình hình tài chính kinh doanh của doanh nghiệp.
Bova and Pereira (2012) cho rằng nhà đầu tư nước ngoài tạo ra sự tuân thủ IAS lớn hơn trong doanh nghiệp mà họ đầu tư vì cải tiến giám sát chặt chẽ và giảm bất cân xứng thông tin. Kết quả cho thấy quyền sở hữu nước ngoài tác động tích cực với tuân thủ IAS. Lee and Fargher (2010) chỉ rõ chính nhu cầu giảm rủi ro, nhà đầu tư nước ngoài thường chọn doanh nghiệp áp dụng IAS để có BCTC chuẩn chung thế giới, thuận lợi cho đánh giá danh mục đầu tư ở quốc gia khác nhau. Ali (2016) trên nền tảng lý thuyết tín hiệu đã khảo sát các doanh nghiệp công nghiệp lớn của Thổ Nhĩ Kỳ để xem xét tác động của nhân tố Sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài lên áp dụng IAS của doanh nghiệp. Tác giả kết luận nhân tố sở hữu nước ngoài ảnh hưởng đáng kể đến doanh nghiệp quyết định áp dụng IAS. Khi doanh nghiệp lập BCTC theo IAS sẽ mang thông tin tin cậy hơn, từ đó thu hút được nhiều đầu tư hơn. Guggiola (2010) lập luận doanh nghiệp có lợi nhuận hay khả năng sinh lời cao
muốn chứng minh độ tin cậy báo cáo bằng cách áp dụng IAS. Doanh nghiệp có khả năng sinh lời càng cao sẽ thu hút nhiều nguồn đầu tư hơn, đặc biệt từ nhà đầu tư nước ngoài. Điều này thúc đẩy DN lập BCTC có chất lượng thông tin cao theo thông lệ quốc tế.
Lý thuyết tín hiệu đặt ra vấn đề cơ bản khi nghiên cứu các nhân tố tác động đến thông tin kế toán theo thông lệ quốc tế, đó là yếu tố liên quan đến hệ thống pháp lý, kinh tế và chất lượng kiểm toán. Vấn đề cần quan tâm là nhà soạn thảo văn bản pháp luật cần ban hành quy định rõ ràng, thống nhất về cách thức xử lý, quy định từ lĩnh vực liên quan cần phù hợp để mang lại thông tin kế toán hữu ích, đáp ứng yêu cầu đối tượng sử dụng.
1.4.1.5. Lý thuyết Tăng trưởng nội sinh
Lý thuyết Tăng trưởng nội sinh (Endogenous growth theory) được phát triển bởi rất nhiều nhà kinh tế, trong đó Arrow (1962), Uzawa (1965) và Sidrauski (1967) là những người đặt nền tảng đầu tiên, về cơ bản, lý thuyết này cho rằng, tăng trưởng kinh tế chủ yếu là kết quả của việc phát huy các nội lực, chứ không phải là do các nhân tố bên ngoài. Theo đó, lý thuyết này chú trọng việc đầu tư vào các nguồn nhân lực, đổi mới, tri thức, đây là những tác nhân chính giúp tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, ở đây chúng ta cũng cần phải hiểu rõ rằng, lý thuyết tăng trưởng nội sinh không phải là phủ nhận hoàn toàn tác động của bên ngoài, ngược lại còn cho rằng các tác động bên ngoài tích cực và lan tỏa công nghệ, tri thức cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ, tác động bên ngoài chỉ có ảnh hưởng ngắn hạn đến tăng trưởng kinh tế còn trong dài hạn thì nội lực mới là nhân tố chính. Theo đó, tốc độ tăng trưởng dài hạn sẽ phụ thuộc vào các biện pháp chính sách và các nguồn lực con người, tri thức, công nghệ. Lý thuyết này ủng hộ và nhấn mạnh tầm quan trọng của nguồn nhân lực. Đó là với quy mô chung của nền kinh tế, đối với việc phát triển DN cũng tương tự như vậy (Romer, 2011; Farmer, 1999).
Theo đó, để thực hiện tốt công tác kế toán doanh thu, giống như các hoạt động khác của doanh nghiệp, chúng ta cần các nguồn lực, đặc biệt là nội lực. Đối với
công tác kế toán doanh thu, một yếu tố nội lực quan trọng ở đây chính là yếu tố về con người, kiến thức chuyên môn của nhân sự làm công tác kế toán phải biết ứng dụng những kỹ thuật hiện đại, áp dụng tri thức của thế giới, cũng như các chính sách về hệ thống kiểm soát có thể ảnh hưởng lớn tới công tác kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.4.1.6. Lý thuyết Phụ thuộc nguồn lực
Lý thuyết Phụ thuộc nguồn lực (Resource dependence theory) được xây dựng bởi Pfeffer and Salancik (1978), cho rằng công ty như một hệ thống mở, phụ thuộc vào các tình huống bất ngờ trong môi trường bên ngoài công ty. Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực ghi nhận ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài lên hành vi của tổ chức và mặc dù bị hạn chế về bối cảnh, các nhà quản trị có thể hành động nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc và không chắc chắn của môi trường này hoặc tăng thêm các nguồn lực khác (Hillman et al, 2009). Họ có thể thực hiện nhiều chiến lược khác nhau để tiếp cận các nguồn lực trong công ty, chống lại những tính huống khẩn cấp (Pfeffer and Salancik, 1978).
Pfeffer và Salancik (1978) cho rằng "sự sống còn của một tổ chức phụ thuộc khả năng đạt được và duy trì các nguồn lực". Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực khẳng định sức ảnh hưởng của nguồn lực trong bất kỳ hoạt động nào của doanh nghiệp. Đây là một cơ sở quan trọng để tác giả xây dựng nhân tố tác động tới kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh từ trình độ của năng lực của nhân sự kế toán.
1.4.2. Một số nghiên cứu thực nghiệm liên quan
Fathi, J. (2013) trong “The determinants of the quality of financial information disclosed by French listed companies” nghiên cứu nhân tố quản trị công ty ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên BCTC của các doanh nghiệp niêm yết tại Pháp, xác định 4 nhân tố ảnh hưởng gồm: Đặc điểm tài chính doanh nghiệp (đòn bẩy, lợi nhuận, tình trạng niêm yết); đặc điểm của hội đồng quản trị; chất lượng kiểm toán nội bộ và cơ cấu sở hữu. Kết quả là các nhân tố trên đều có tác động tích cực đến chất lượng thông tin kế toán trên BCTC. Tuy nhiên, cơ cấu sở hữu có tác động ngược chiều. Abdullah và cộng sự (2015) trong nghiên cứu “Transparency