Đặc Điểm Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư


Thực hiện mục tiêu sản xuất thay thế hàng nhập khẩu và tiến tới xuất khẩu, trong nhiều năm qua Công ty đã thực hiện việc nghiên cứu, tìn hiểu thị trường ở các nước như Angola, Lào, Campuchia, Myanma… để sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng công ty có thế mạnh như các sản phẩm PTTH (Máy phát hình từ 100W đến 5KW, máy phát thanh FM, Anten phát hình (UHF,VHF) do Công ty sản xuất, các loại máy thu hình màu, máy thu thanh,.. Nhờ vậy Công ty mở rộng được vùng thị trường, tạo thêm nhiều cơ hội phát triển sản xuất trong nước cũng như tăng cường quan hệ hữu nghị với các nước bạn

2.1.3 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần đầu tư

phát triển Thăng Long


2.1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty.


Do đặc điểm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty cho nên ngoài những nội dung kế toán thông thường như các nghiệp vụ về TSCĐ , nghiệp vụ về tiền lương , thuế và các khoản phải nộp

... công tác kế toán của Công ty còn phải theo dòi một khối lượng hợp đồng tương đối lớn với cả các khách hàng trong nước và các nhà cung ứng nước ngoài . Chính do đặc điểm này , việc tổ chức công tác kế toán trong Công ty được chia ra làm hai bộ phận chính.

* Bộ phận theo dòi Công nợ – Hợp đồng:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 91 trang tài liệu này.

Tổ công nợ - hợp đồng gồm 4 người với chức năng quản lý và theo dòi tình hình thanh toán các hợp đồng nói chung bao gồm cả hợp đồng ngoại (hợp đồng với nhà cung cấp) và hợp đồng nội (hợp đồng với bên ủy thác hoặc hợp đồng cung ứng cho khách hàng). Với các công việc cụ thể sau:

Theo dòi tình hình thanh toán với người bán, tiến hành mua ngoại tệ,

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần phát triển Thăng Long - 7

làm thủ tục mở L/C ( nếu hợp đồng có yêu cầu thanh toán bằng L/C ).


Trong thực tế hầu hết các hợp đồng với nhà cung ứng đều thanh toán bằng

L/C hoặc bằng điện chuyển tiền (TTR ).

Tiếp nhận các giấy tờ, hóa đơn, chứng từ từ phía người cung ứng qua ngân hàng. Theo dòi tiến độ thanh toán để có kế hoạch cụ thể trong thanh toán như mua ngoại tệ gửi vào tài khoản, tổ chức thanh toán và tiến hành thanh lý hợp đồng khi đến hạn.

Theo dòi tình hình thực hiện hợp đồng bao gồm các nội dung như : Theo dòi các khoản chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng, theo dòi các khoản thuế nhập khẩu phải nộp hộ cho khách hàng (với các hợp đồng nhập khẩu uỷ thác), làm thủ tục chuyển tiền thuế nhập khẩu phải nộp. Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thanh toán như các khoản thuế nộp thừa hay còn phải nộp...

Đôn đốc khách hàng thanh toán theo đúng thoả thuận trong hợp đồng, phối hợp với các phòng chức năng tiến hành các các thủ tục tiếp nhận, bàn giao và tiến hành thanh lý hợp đồng sau khi đã thực hiện hoàn tất.

Theo dòi các khoản công nợ với các đơn vị nội bộ

Nhiệm vụ chủ yếu của tổ công nợ - hợp đồng là công tác quản lý tình hình thanh toán của Công ty với khách hàng, nhà cung cấp và với ngân sách. Công tác hạch toán các nghiệp vụ thanh toán do tổ kế toán thực hiện.

* Bộ phận kế toán tài chính :

Tổ kế toán gồm 8 người : Với các công việc cụ thể sau:

Kế toán tiền mặt

Kế toán ngân hàng (02 người)

Kế toán tiền lương và khoản thanh toán nội bộ và các khoản phải

thu

Kế toán chi phí và TSCĐ


Kế toán các khoản phải trả , thuế và các khoản phải nộp khác.

Kế toán công nợ

Kế toán tổng hợp

Mô hình tổ chức công tác kế toán của phòng Tài chính – Kế toán có thể được khái quát thông qua sơ đồ sau :



KTOÁN

TRƯỞNG PHÒNG

THP ĐỒNG

TKTOÁN

KTOÁN TNG HP


K TOÁN TI N M T, NGÂN HÂNG

K TOÁN L ƯƠNG -TT NI B

CÁC KHO N PHI THU


K TOÁN CHI PHÍ VÍ

TSCĐ

K TOÁN CÁC KHO N PH I TRTHUVÀ CÁC KHO N PHI N P

- Quan hchỉ đạo

- Quan hphi hp


NHÂN VIÊN THEO DÒI HP ĐÔNG NGOI

NHÂN VIÊN THEO DÒI HP ĐỒNG

NI

NHÂN VIÊN THEO DÒI THANH TOÁN

2.1.3.2 Hình thức tổ chức sổ sách kế toán.


Công ty tổ chức hệ thống sổ sách kế toán theo phương thức nhật ký

chứng từ, việc theo dòi và hạch toán được bao gồm cả theo dòi tổng hợp và


chi tiết. Toàn bộ công tác hạch toán kế toán đã được tin học hoá. Công ty có trang bị một hệ thống mạng LAN và phần mềm kế toán tài chính do chính cán bộ, chuyên viên của Công ty thiết kế, lập trình và hoàn thiện trong quá trình công tác nên đã góp phần đáng kể nâng cao hiệu quả công tác và đáp ứng yêu cầu công tác của Công ty.

Đối với các hoạt động thường xuyên của Công ty như hoạt động thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền lương và các khoản phụ cấp khác... kế toán tiến hành ghi sổ thường xuyên khi có phát sinh

Đối với các nội dung như: Theo dòi tình hình thanh toán với người bán (TK 331), phải thu của khách hàng (TK 131), thuế nhập khẩu phải nộp (hay nộp hộ khách hàng (nếu có)), các khoản giảm trừ của người cung cấp do không thực hiện đúng hợp đồng đã ký... bên cạnh việc theo dòi và phản ánh thường xuyên các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán tiến hành mở sổ theo dòi chi tiết cho từng đối tượng.

Với hình thức tổ chức như trên, các phần hành kế toán hoạt động vừa độc lập vừa phối hợp chặt chẽ với nhau đảm bảo cho các hoạt động luôn thông suốt.

Một cách tổng quát có thể đánh giá Công ty có một triển vọng phát triển trong tương lai khá tốt nếu Công ty triệt để tận dụng các tiềm năng vốn có như nhân lực, vật lực. Tiếp tục giữ vững và mở rộng trong khu vực thị trường hiện có và tích cực chủ động trong việc tìm kiếm thị trường mới để phát triển đặc biệt trong việc khai thác các mặt hàng xuất khẩu ra thị trường các nước trong khu vực và trên thế giới. Đây là lĩnh vực mà lâu nay chưa được Công ty quan tâm thích đáng.

2.2 Thực trạng kế toán chi phí sản xuấttính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư phát triển Thăng Long


Sử dụng hình thức nhật ký chứng từ, kế toán tại công ty sử dụng đầy đủ các nhật ký chứng từ, bảng kê theo quy định hiện nay trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

a. Nhật ký chứng từ số : 1,2,5,10...

b. Nhật ký chứng từ số 7 : Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp và chi phí sản xuất kinh doanh theo.

c. Bảng kê số 3 : Chi phí thực tế vật liệu, công cụ dụng cụ

d. Bảng kê số 4 : Tập hợp chi phí sản xuất từng phân xưởng.

e. Bảng phân bổ số 1 : Tiền lương, bảo hiểm xã hội.

f. Bảng phân bổ số 2 : Khấu hao tài sản cố định.

Bên cạnh đó kế toán sử dụng các loại chứng từ sổ sách như: Bảng thanh toán lương, hợp đồng sản xuất, biên bản hoàn thành giao nhận sản phẩm, phiếu nhập kho thành phẩm, phiếu xuất vật tư cho SX ...

Tuy nhiên, do đặc thù của việc ứng dụng tin học trong kế toán, trên cơ sở các biểu mẫu và sổ sách theo quy định Công ty đã thiết kế hệ thống sổ sách có một số điểm vận dụng vào thực tế sản xuất kinh doanh tại đơn vị để thuận tiện cho việc theo dòi và hạch toán.

Trình tự kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty

có thể được khái quát qua sơ đồ sau:


PHIU XUT KHO, NHP KHO VÀ CÁC CHNG TGC LIÊN QUAN

SƠ ĐỒ 2.1: TRÌNH TKTOÁN CHI PHÍ SN XUT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SN PHM



Bng phân b1,2,3

Bng kê s3

NKCT 1,2,5,10

BNG KÊ S4

Schi tiết


SCÁI CÁC TK 621,622,627,154


NKCT S7

2.2.1. Hạch toán chi phí sản xuất tại công ty

2.2.1.1 Đặc điểm về chi phí sản xuất tại Công ty

Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định.

Tại Công ty, chi phí sản xuất bao gồm chi phí về nguyên vật liệu, chi phí về nhân công, chi phí về khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác... Có rất nhiều khoản mục chi phí khác nhau phát sinh tại công ty. Do đặc điểm sản phẩm của công ty có rất nhiều chủng loại, mẫu mã, quy cách, chi tiết khác nhau, bên cạnh đó quy trình công nghệ sản xuất lại phức tạp vì vậy chi phí phát sinh ở công ty phải tập hợp theo từng loại, từng khoản mục chi phí và phải được thường xuyên theo dòi chi tiết ở từng phân xưởng và chi tiết cho từng loại sản phẩm. Điều


đó đòi hỏi công tác kế toán phải được tổ chức một cách khoa học, có hệ thống để có thể đảm bảo tính chính xác và phản ánh trung thực các khoản chi phí phát sinh.

Kỳ tập hợp chi phí ở Công ty là hàng tháng, các khoản mục chi phí phát sinh tại công ty sẽ được tính và phân bổ theo tháng, cuối quý kế toán giá thành căn cứ vào các bảng phân bổ của từng tháng để tập hợp lập thành các bảng phân bổ chi phí cho cả quý để tiến hành tính giá thành.

2.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất:

Như trên đã trình bày, chi phí sản xuất ở Công ty bao gồm rất nhiều loại, nhiều khoản mục phí. Nhằm không ngừng nâng cao chất lượng công tác kế toán và đảm bảo tính chính xác, kịp thời của các số liệu tài chính kế toán, ngay từ khi thành lập vào tháng 12 năm 1996, Công ty đã triển khai và ứng dụng tin học trong công tác kế toán. Điều này đã góp phần đáng kể trong sự thành công của Công ty trong nhữnh năm vừa qua. Do vậy, mặc dù các sản phẩm do công ty sản xuất ra là các sản phẩm công nghệ cao, quy trình sản xuất phức tạp và có nhiều loại nguyên vật liệu nhưng có thể khía quát việc tập hợp chi phí sản xuất ở công ty được tập hợp theo ba khoản mục:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí sản xuất chung

2.2.1.3 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:

Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thực chất là việc xác định nội dung chi phí và giới hạn tập hợp chi phí.

Do đặc điểm quy trình công nghệ của công ty rất phức tạp, các sản phẩm sản xuất ra phải trải qua nhiều giai đoạn công nghệ chế tạo, gia công và đóng gói. Mỗi giai đoạn công nghệ được giao cho một bộ phận


sản xuất hay một phân xưởng sản xuất đảm nhiệm. Sản phẩm của phân xưởng này là vật liệu sản xuất của khâu tiếp theo theo một chu trình khép kín. Cúng do đặc thù là sản phẩm công nghệ cao trong lĩnh vực điện tử viễn thông nên quá trình sản xuất của Công ty không có bán thành phẩm nhập kho. Chính vì những đặc điểm đó việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của Công ty được thực hiện ở từng phân xưởng hay tổ sản xuất và sau đó phòng kế toán căn cứ vào chi phí phát sinh thực tế ở từng bộ phận, từng phân xưởng sản xuất trong kỳ để phân bổ và tính giá thành cho sản phẩm hoàn thành nhập kho.

2.2.1.4 Trình tự hạch toán chi phí sản xuất:

Việc tập hợp chi phí sản xuất được kế toán của công ty tiến hành một cách trình tự, hợp lý và khoa học tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính giá thành sản phẩm .

a. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Trong doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu trực tiếp là cơ sở vật chất chủ yếu cấu thành nên sản phẩm, nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng từ 70-80% trong giá thành và thường ổn định trong cơ cấu mỗi loại sản phẩm. Nguyên vật liệu ở công ty bao gồm nhiều loại khác nhau, căn cứ vào vai trò và tác dụng của từng loại nguyên vật liệu trong sản xuất thì nguyên vật liệu ở công ty được chia thành 3 loại:

Nguyên vật liệu chính bao gồm: Tôn, nhựa ép, bo mạch chủ, hộp

kênh (turner),chip, linh kiện chế tạo ...

Vật liệu phụ bao gồm: thiếc hàn, keo dán, đai nhựa, sơn, ốc, vít các

loại, thùng giấy, nilon bao gói,..

Nhiên liệu bao gồm: điện, xăng, dầu.

Xem tất cả 91 trang.

Ngày đăng: 31/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí