88
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Trong những năm vừa qua, hoạt động kinh doanh của công ty TranQuangLogistics luôn đạt hiệu quả cao. Đó là nhờ sự nỗ lực không ngừng của ban lãnh đạo cùng các nhân viên trong công ty. Bên cạnh đó là sự nghiêm chỉnh chấp hành, tuân thủ các chuẩn mực, chính sách kế toán cũng như các quy định Bộ tài chính trong công tác kế toán, đặc biệt là kế toán thuế nói chung và thuế GTGT, thuế TNDN nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đạt được, công tác kế toán thuế của công ty vẫn còn một số hạn chế về việc tổ chức, sử dụng chứng từ, sổ sách cần phải khắc phục để việc thực hiện nghĩa vụ đối với Ngân sách nhà nước của công ty được tốt hơn.
CHƯƠNG 5: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Đánh giá chung về thực trạng công tác kế toán thuế GTGT, thuế TNDN tạicông ty TranQuangLogistic:
5.1.1 Những mặt đạt được
Về cơ bản công ty đã làm đúng theo chế độ kế toán thuế GTGT và thuế TNDN. Thực hiện việc kê khai theo đúng mẫu hướng dẫn của thông tư Số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài Chính ( đối với thuế GTGT ) và thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài Chính ( đối với thuế TNDN )
Về tổ chức chứng từ:
Công ty đã tổ chức thực hiện đầy đủ hệ thống chứng từ kế toán về thuế GTGT và thuế TNDN như: Bảng kê hoá đơn chứng từ của hàng hoá dịch vụ mua vào (Mẫu số 01- 2/GTGT), Bảng kê hoá đơn chứng từ của hàng hoá dịch vụ bán ra (Mẫu số 01- 1/GTGT), Tờ khai Thuế GTGT (Mẫu số 01/GTGT), Tờ khai quyết toán thuế TNDN (Mẫu số 03/TNDN).
Các hoá đơn chứng từ đều tuân thủ theo đúng qui định, không tẩy xoá, gian lận và được lưu giữ, bảo quản tại công ty để phục vụ cho công tác quản lý và kiểm tra khi cần thiết.
Hàng ngày, khi có nghiệp vụ phát sinh liên quan đến thuế GTGT đầu vào và đầu ra, kế toán đều ghi chép và theo dòi đầy đủ ở File dữ liệu Template chuẩn, điều này nhằm giúp kế toán tránh bỏ sót các hóa đơn GTGT và cho công việc kê khai thuế GTGT hàng quý được dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Về sổ sách theo dòi thuế GTGT và thuế TNDN
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được kế toán phản ánh kịp thời, chính xác trên sổ sách kế toán, có sự phù hợp, thống nhất giữa sổ Nhật Kí Chung và Sổ Cái TK 133, TK 3331. Điều này giúp cho công tác theo dòi và nộp thuế của công ty tương đối tốt. Việc kê khai luôn kết hợp với các biện pháp kiểm tra, đối chiếu kịp thời tránh sai sót xảy ra.
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, công tác kế toán kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty cũng còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục và hoàn thiện nhằm đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu của doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay.
5.1.2 Những mặt còn hạn chế:
Nhìn chung, công tác kế toán thuế tại công ty TranQuangLogistics được thực
hiện khá tốt, nhưng bên cạnh đó em cũng nhận thấy có hạn chế còn tồn tại như sau:
Về tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán thuế là một phần hành rất quan trọng trong công tác kế toán của bất kỳ doanh nghịêp nào, tuy nhiên, hiện nay công ty vẫn chưa có một kế toán độc lập phụ trách mảng thuế, kế toán tổng hợp kiêm luôn kế toán về thuế dẫn đến việc khác biệt giữa kế toán và cơ quan thuế rất lớn và không khách quan. Theo em, việc tổ chức bộ máy kế toán như hiện nay là chưa thực sự hợp lý.
Về sổ sách kế toán
Thứ nhất, mặc dù TK 133-“Thuế GTGT được khấu trừ” có 2 TK cấp 2 là TK 1331 – “Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ” và TK 1332 – “Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ” nhưng kế toán công ty chỉ theo dòi chung trên sổ Cái TK 133, không tách biệt rò ràng hai khoản thuế này.
Tương tự TK 3331 –“ Thuế GTGT phải nộp” có 2 TK cấp 3 là TK 33311 – “Thuế GTGT đầu ra” và TK 33312 – “Thuế GTGT hàng nhập khẩu” nhưng kế toán công ty chỉ theo dòi chung trên sổ Cái 3331, không tách biệt rò ràng hai khoản thuế này.
Thứ hai, kế toán chưa mở sổ Cái TK 3334 để theo dòi số thuế TNDN
Về việc quản lý và sử dụng hóa đơn GTGT
Đối với các nghiệp vụ mua dịch vụ: Trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty có giao dịch với một số đối tác ngoại tỉnh nghĩa là cách xa về khoảng cách địa lý, khi có nhu cầu mua dịch vụ của các đối tác này, công ty thường yêu cầu qua email và nhà cung cấp sẽ có trách nhiệm cung cấp dịch vụ cho công ty. Do vậy, việc nhận hóa đơn tại nơi nhà cung cấp là không thể mà công ty sẽ nhận hóa đơn do người bán chuyển đến. Điều này có thể dẫn tới việc công ty dễ bị nhận hóa đơn giả hoặc ghi sai thông tin từ phía nhà cung cấp nếu như không xem xét kỹ các hóa đơn này khi nhận.
Về việc kiểm soát các chi phí hợp lý:
Đối với các khoản chi phí tiếp khách, công ty không quy định mức chi cụ thể trong khoản cho phép mà chỉ ghi nhận chi phí theo hóa đơn thanh toán. Điều này có thể làm cho người đi tiếp khách sẽ không hạn chế mức chi do không có giới hạn quy định.
Về việc kê khai, quyết toán và nộp thuế GTGT, thuế TNDN:
Kế toán không phân loại các khoản chi phí được trừ và chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo luật thuế TNDN, điều này có dẫn đến việc truy thu thuế khi cơ quan thuế đến kiểm tra. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc truy thu
thuế vào năm 2010 và năm 2011
Hàng quý của năm 2015, công ty đã không tạm nộp số thuế TNDN của hàng quý cho cơ quan thuế, dẫn đến công ty sẽ bị phạt tiền chậm nộp.
5.2 Những kiến nghị, biện pháp, ý kiến về tổ chức công tác kế toán thuế GTGT,TNDN tại công ty TranQuangLogistic
Để hoàn thiện hơn công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN trên cơ sở thực tiễn tại công ty cùng với những kiến thức đã được học, em xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị, ý kiến đóng góp như sau:
Đối với công ty
Công ty nên bố trí một nhân viên kế toán thuế chỉ chuyên theo dòi thuế độc lập với kế toán tổng hợp, bởi vì đây là công ty thương mại và dịch vụ giao nhận vận tải trong và ngoài nước, do vậy khối lượng công việc về thuế, đặc biệt là thuế GTGT cũng rất nhiều, để việc kê khai thuế hàng quý và cập nhật thông tin về thuế thực sự nhanh thì công ty nên có một kế toán đảm nhận riêng phần hành kế toán thuế.
Đối với sổ Cái TK 133, công ty nên mở thành 2 sổ chi tiết theo nội dung của tài khoản cấp 2, đó là:
+Sổ chi tiết tài khoản 1331 – “Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ”
+Sổ chi tiết tài khoản 1332 – “ Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ”
Đối với sổ Cái TK 3331, công ty nên mở thành 2 sổ chi tiết theo nội dung của tài khoản cấp 3, đó là:
+Sổ chi tiết tài khoản 33311 – “Thuế GTGT đầu ra”
+Sổ chi tiết tài khoản 33312 – “ Thuế GTGT hàng nhập khẩu”
Việc mở sổ chi tiết đối với 2 tài khoản này sẽ giúp nhân viên kế toán theo dòi số thuế GTGT đầu vào và đầu ra chi tiết được rò ràng hơn.
Bên cạnh đó, công ty nên mở thêm một số sổ Nhật ký chuyên dùng để theo dòi một số loại nghiệp vụ chủ yếu như mua hàng, bán hàng, chi tiền, thu tiền, để cuối tháng kế toán thuế có thể lấy số liệu tổng hợp từ các Nhật ký chuyên dùng đó để đối chiếu số liệu đã tổng hợp được trên các sổ chi tiết.
Dưới đây là một số mẫu sổ Nhật ký chuyên dùng công ty nên mở thêm:
SỔ NHẬT KÝ THU TIỀN
Chứng từ | DIỄN GIẢI | Ghi nợ TK 111 (112) | Ghi có các tài khoản | Tài khoản khác | |||||
Số | Ngày | 511 | 711 | ... | Số hiệu | Số tiền | |||
Có thể bạn quan tâm!
- Sơ Đồ Hạch Toán Các Nghiệp Vụ Trên :
- Hoàn thiện công tác kế toán thuế và quyết toán thuế tại Công ty TNHH MTV Giao nhận vận tải Trần Quang - 10
- Hoàn thiện công tác kế toán thuế và quyết toán thuế tại Công ty TNHH MTV Giao nhận vận tải Trần Quang - 11
- Hoàn thiện công tác kế toán thuế và quyết toán thuế tại Công ty TNHH MTV Giao nhận vận tải Trần Quang - 13
Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.
SỔ NHẬT KÝ CHI TIỀN
Chứng từ | DIỄN GIẢI | Ghi có TK 111 (112) | Ghi nợ các tài khoản | Tài khoản khác | |||||
Số | Ngày | 152 | 331 | ... | Số hiệu | Số tiền | |||
SỔ NHẬT KÝ MUA HÀNG
Chứng từ | DIỄN GIẢI | Phải trả người bán (Có TK 331) | Ghi nợ các tài khoản | Tài khoản khác | |||||
Số | Ngày | 152 | 153 | ... | Số hiệu | Số tiền | |||
SỔ NHẬT KÝ BÁN HÀNG
Chứng từ | DIỄN GIẢI | Phải thu khách hàng (Nợ TK 131) | Ghi có tài khoản doanh thu | Ghi chú | ||||
Số | Ngày | Hàng hoá | Thành phẩm | Dịch vụ | ||||
Hiện nay công ty TranQuangLogistics đã ứng dụng tin học vào hạch toán kế toán. Tuy nhiên, việc hạch toán được thực hiện chủ yếu trên Excel nên đôi khi có thể bị sai lệch trong công thức tính toán, dẫn đến kết quả sai và báo cáo không chính xác. Do vậy, công ty nên sử dụng phần mềm kế toán để có thể giảm bớt khối lượng công việc, thời gian cho nhân viên và làm tăng độ chính xác của thông tin kế toán.
Tăng cường công tác quản lý trong công tác kế toán nói chung và kế toán thuế nói riêng bằng cách giao nhiệm vụ cho kế toán trưởng thường xuyên kiểm tra, giám sát và đôn đốc mọi hoạt động của các phần hành kế toán nhằm phát hiện kịp thời và từng bước điều chỉnh những thiếu sót.
Đối với cơ quan quản lý Nhà nước:
Thứ nhất: Tăng cường công tác quản lý hoá đơn, chứng từ bằng cách:
Xử phạt nặng đối với những đối tượng làm hoá đơn giả, làm mất hoá đơn hoặc ghi hoá đơn không đúng với thực tế...
Hạn chế các doanh nghiệp tự in hoá đơn đặc thù vì điều này sẽ gây khó khăn cho các cơ quan quản lý trong công tác kiểm tra, kiểm soát.
Nhanh chóng hiện đại hoá nghành thuế, trang bị máy vi tính trong toàn ngành góp phần kiểm soát hoá đơn, chứng từ hiệu quả hơn.
Thứ hai: Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra:
Cần phân định rò chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chức năng như: thuế, quản lý thị trường, viện kiểm soát... trong công tác thanh tra, kiểm tra để có thể tạo ra sự phối hợp đồng bộ, thống nhất khi thực hiện nhiệm vụ.
Công tác thanh tra, kiểm tra phải được tiến hành kịp thời, nhanh chóng, tránh gây phiền hà, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Các kết luận đưa ra phải chính xác và khách quan, đồng thời có các biện pháp xử
lý thích hợp nhằm nâng cao hiệu lực của công tác thanh tra.
Các cán bộ thanh tra thuế phải là những người công minh, thật thà, chính trực, độc lập... để hạn chế đến mức tối đa việc nhận hối lộ từ phía doanh nghiệp.
Đây mới chỉ là biện pháp trước mắt, về lâu dài, cần phải triển khai nhiều công việc nhằm tăng thêm nhận thức về thuế trong nhân dân, phải làm sao giúp họ hiểu được nộp thuế là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi công dân Việt Nam đồng thời giúp doanh nghiệp nắm bắt được sớm nhất những sửa đổi, bổ sung về các chính sách thuế.
5.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán thuế và lập báo cáo quyếttoán thuế tại công ty TranQuangLogistic
5.3.1 Mục đích hoàn thiện
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển theo xu hướng hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng được mở rộng phong phú, đa dạng hơn. Trong xu hướng đó, để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế- xã hội thì Luật thuế GTGT cũng như Luật thuế TNDN, quyết định, thông tư, các chính sách về thuế liên tục được thay thế, sửa đổi, bổ sung và dần ổn định. Chính vì liên tục thay đổi nên việc thi hành chính sách thuế nói chung cũng như thuế GTGT và thuế TNDN nói riêng cùng với công tác hạch toán các loại thuế này trong các doanh nghiệp luôn cần điều chỉnh và không tránh khỏi sai sót.
Đối với công ty TranQuangLogistics, mặc dù luôn cập nhật sự thay đổi của Luật thuế GTGT, thuế TNDN, làm theo hướng dẫn của các Thông tư cũng như của cơ quan thuế nhưng việc xảy ra sai sót là điều không thể tránh khỏi.
Xuất phát từ những hạn chế đã nêu trên, việc hoàn thiện công tác kế toán thuế tại công ty là điều cần thiết, giúp công ty tuân thủ pháp luật về việc quản lý, sử dụng hóa đơn, kiểm soát tốt chi phí nhằm nâng cao lợi nhuận và tính đúng số thuế phải nộp, góp phần tăng thu cho Ngân sách Nhà nước.
5.3.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán thuế tại công ty TranQuangLogistics
Xây dựng một quy trình quản lý và kiểm soát tại công ty về thuế GTGT
- Rủi ro: Nhà cung cấp có thể phát hành hóa đơn giả hoặc gửi hóa đơn ghi sai về số lượng, giá trị.
- Giải pháp:
+ Khi nhận được hóa đơn của nhà cung cấp, kế toán nên kiểm tra các chi tiết của hóa đơn so với đơn đặt hàng và biên bản giao nhận hàng (về số lượng, giá cả) nhằm phát