Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu sản xuất sợi tại Công ty Dệt Hà Nam - 10


nội lực của mình. Công ty đang dần bước đổi mới, tiếp cận với các quy trình công nghệ tiên tiến của các nước, mở rộng đầu tư, hợp tác. Đẩy nhanh, mạnh dạn đầu tư thay đổi dây chuyền sản xuất cũ để hòa nhịp với công nghệ sản xuất mới, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm sản xuất ra, nâng cao đời sống cho cán bộ, công nhân trong Công ty.

Công tác quản lý bộ máy gọn nhẹ, các phòng ban chức năng được tổ chức và hoạt động chặt chẽ, phân công phân nhiệm rò ràng đã phát huy hiệu quả tích cực cho lãnh đạo Công ty trong tổ chức lao động cung ứng vật tư, giám sát sản xuất và quản lý kinh tế, quản lý các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất một cách có hiệu quả. Đồng thời có sự đóng góp quan trọng của công tác kế toán, đặc biệt không thể thiếu được sự phân tích khoa học của công tác kế toán NVL để tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm là một trong những quan tâm hàng đầu của Công ty trong cơ chế hiện nay. Phòng kế toán luôn tạo điều kiện cho nhân viên đi học các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, các lớp quản trị kinh doanh. Nhằm tạo cơ sở cho anh, chị em trong phòng nắm và hiểu biết mọi chế độ chính sách về tài chính, chế độ thu chi ngân sách, các nguyên tắc quản lý nhà nước. Mỗi nhân viên phải nắm cụ thể phần việc của mình, nhất là phần việc kế toán nguyên vật liệu.

3.1.2 Bên cạnh những ưu điểm kể trên, Công ty Dệt Hà Nam còn có một số

hạn chế cần được khắp phục và hoàn thiện hơn là:

Thứ nhất: Về công tác quản lý vật liệu chính theo hệ thống kho: Vật liệu chính là Bông và Xơ. Hai vật liệu này Công ty quản lý vào một kho bông là không hợp lý, dễ nhầm lẫn và khi cần tìm hiểu tình hình biến động của Xơ phải in toàn bộ cả vật liệu Bông và ngược lại. Công việc nhập xuất vật liệu này diễn ra thường xuyên, liên tục. Muốn biết số liệu tồn cuối cả về số lượng và tiền của từng loại vật liệu chính của Bông và Xơ, kế toán phải cộng ít nhất các loại vật liệu của một vật liệu chính sau đó làm phép đối trừ mới ra được số tồn cuối kỳ của từng loại. Công việc này làm mất thời gian.

Thứ hai: Công tác dự trữ nguyên vật liệu chính ở kho bông, lượng tồn đầu kỳ còn nhiều: Ví dụ theo Bảng Tổng Hợp Tiết Vật Liệu Bông tháng 9/2008, lượng tồn đầu kỳ là 1.405.134,5kg tương ứng với giá trị tiền là 36.072.910.310đ. Trong khi trong tháng 9 Công ty nhập được 194.472,24 kg tương ứng với trị giá là 30.468.585.545 và


Công ty xuất được 293.123,79kg, tương ứng với trị giá là 30.631.715.688đ. Điều này chứng tỏ, mặc dù Công ty đã có kế hoạch sản xuất nhưng tính kế hoạch chưa cao, chưa sát với thực tế. Có loại bông còn tồn nhiều, trong tháng không sử dụng, đồng thời có loại bông vừa sát với kế hoạch, lượng tồn không đáng kể. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố đã làm cho kế hoạch sản xuất thay đổi như: Thời gian giao hàng, hợp đồng đối tác mới, cho vay, bán lại… làm cho lượng dự trữ luôn dồi dào. Điều này gây ứ đọng vốn kinh doanh của Công ty.

Thứ ba: Thủ tục nhập, xuất vật liệu tại Công ty được thực hiện chặt chẽ, theo đúng trình tự thời gian, phiếu nhập, phiếu xuất do kế toán vật liệu thực hiện. Vì vậy để thực hiện nhập một lô hàng, kế toán vật liệu phải tập hợp được tất cả các chứng từ liên quan sau đó mới tính được giá nhập. Trong khi đó hàng đã được các bộ phận chức năng kiểm nhận thực tế vào kho. Khi có yêu cầu sản xuất đột xuất, bộ phận vật tư viết lệnh xuất kho, phân xưởng nhận vật liệu xuống thẳng kho nhận trước số lượng vật liệu sau đó thủ kho mới chuyển các chứng từ này cho kế toán vật tư. Do đó, công tác luân chuyển chứng từ cho kế toán vật liệu để tính toán lập phiếu nhập, in phiếu xuất vật liệu chưa kịp thời, mất thời gian vì phải đi xin chữ ký liên quan. Mặt khác, trên thực tế tình trạng số liệu ở sổ kế toán xảy ra trường hợp âm (-) lượng và tiền nhưng thực tế trong kho vẫn đủ hàng phục vụ ngay cho sản xuất. Điều này làm cho việc đối chiếu số liệu, theo dòi thực tế giữa thủ kho và sổ chi tiết của kế toán vật liệu dễ nhầm lẫn.

Thứ tư: Về phần mềm kế toán: Việc xây dựng phần mềm kế toán của Công ty còn chậm, mới dừng lại ở chương trình kế toán máy quản lý vật tư, lập phiếu thu, phiếu chi, theo dòi các khoản phải thu, phải trả khách hàng, quản lý tiền mặt, TGNH, thông kê thuế…Phần mềm E-Asplu 3.0 mà Công ty đang sử dụng chưa tỏ ra tính ưu việt, các danh mục mã hóa chưa cụ thể, chương trình làm việc hay bị lỗi làm gián đoạn công tác kế toán.

Thứ năm: Công ty đã không áp dụng đúng chế độ kế toán trong trường hợp không theo dòi khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái để phản ánh trên tài khoản chênh lệch tỷ giá khi nhập khẩu hàng hóa giữa hai thời điểm vay ngắn hạn Ngân hàng trả trước tiền hàng cho bên xuất khẩu được hạch toán theo tờ khai với thời điểm hạch toán hàng khi về nhập kho. Hai thời điểm này khác nhau nên tỷ giá khác nhau, mà khi đã hoàn


thành thủ tục hàng về nhập kho công ty đã hạch toán toàn bộ theo tỷ giá thực tế. Vì vậy nó đã không phản ánh được bản chất của nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa.

Thứ sáu: Công ty sử dụng hình thức chứng từ ghi sổ nhưng cuối tháng mới phản ánh vào chứng từ ghi sổ và sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, như vậy đến cuối tháng công việc nhiều sẽ bị ùn tắc làm cho gián đoạn công tác kế toán.

3.2 Những ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu sản xuất sợi tại Công ty Dệt Hà Nam.

Việc hoàn thiện công tác kế toán NVL sản xuất sợi tại Công ty Dệt Hà Nam phải dựa trên các quyết định quản lý hiện hành của Nhà Nước nói chung, chế độ thể lệ kế toán nói riêng. Thông qua việc hoàn thiện kiểm soát chặt chẽ hơn các khoản chi phí NVL nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Việc hoàn thiện phải quán triệt nguyên tắc tiết kiệm, thiết thực có hiệu quả.

Những hạn chế đã nêu ở trên, tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác kế toán vật liệu ở Công ty, nhưng nếu những hạn chế này không được khắp phục thì việc hạch toán vật liệu ở Công ty sẽ không thực hiện được nhanh chóng và chính xác làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong thời gian thực tập tại Công ty em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu sản xuất sợi tại Công ty Dệt Hà Nam để khắp phục những hạn chế trên.

3.2.1 Hoàn thiện công tác quản lý vật liệu chính theo kho

Để đảm bảo tính lôgic hợp lý, dễ dàng nhận biết, quản lý một cách chi tiết, cụ thể, chính xác vật liệu chính Bông và Xơ về lượng và giá trị trong hệ thống sổ kế toán. Công ty nên mở thêm kho vật liệu Xơ để tách thành 2 kho riêng: Kho vật liệu Bông và kho vật liệu Xơ. Sự phân tách này giúp cho kế toán dễ dàng quản lý, thuận lợi cho việc cung cấp được số tồn về lượng cũng như về giá trị của 2 kho một cách nhanh chóng, chính xác, kịp thời, không phải tính toán, đối trừ mới ra số tồn của từng loại vật liệu như Công ty vẫn đang áp dụng. Có như vậy mới giảm bớt được khối lượng công việc

cho kế toán đồng thời tiết kiệm được thời gian.

Việc tách NVL chính thành 2 kho: Kho vật liệu Bông và kho vật liệu Xơ. Công

ty có thể mở chi tiết cho 2 tài khoản ở 2 kho để dễ theo dòi như sau:

TK15211: NVL Bông

TK15212: NVL Xơ


Cuối tháng Công ty tổng hợp nguyên vật liệu Bông, Xơ vào Bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa chung rồi sau đó mới tách Bông và Xơ riêng. Như vậy mất thời gian và sai sót xảy ra nhiều, vì vậy Công ty nên thay lại hình thức vào Bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa cho Bông và Xơ riêng ngay từ đầu theo mẫu sau:

BẢNG TỔNG HƠP CHI TIẾT NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU,

CÔNG CỤ, DỤNG CỤ, SẢN PHẨM, HÀNG HÓA

Tháng

Tài khoản: 15211 Tên kho: Kho bông



TT


Mã HH

Tên vật tư

ĐV

T

Tồn đầu kỳ

Nhập trong kỳ

Xuất trong kỳ

Tồn cuối kỳ

SL

ĐG

TT

SL

ĐG

TT

SL

ĐG

TT

SL

ĐG

TT

A

B

C

D

1

2

3=1x2

4

5

6=4x5

7

8

9=7x8

10

11

12=10x11


















Cộng















Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 83 trang tài liệu này.

3.2.2 Hoàn thiện về công tác dự trữ vật liệu

Công ty cần xây dựng kế hoạch sản xuất cụ thể, lập kế hoạch cho từng tháng, quý, cân đối giữa kế hoạch với nhu cầu, tránh tình trạng bị ứ đọng vốn, làm tăng chi phí bảo quản, bởi vật liệu bông lượng hao hụt lớn và công tác bảo quản đòi hỏi tính cẩn trọng. Từ sự chiếm dụng vốn này đến các chi phí tăng do đó sẽ kéo theo giá thành sản phẩm tăng.

Vì vậy Công ty cần phải thực hiện tốt công tác tổ chức đánh giá, phân tích tình hình quản lý và sử dụng vật liệu. Để làm được việc này, Công ty nên phân công cho mỗi cán bộ phụ trách chuyên mua một hoặc một số loại vật liệu, khai thác các nguồn cung cấp phong phú, bảo đảm việc thu mua hợp lý, ổn định giá, đáp ứng nhu cầu vật liệu cho sản xuất một cách đầy đủ, kịp thời, đúng chủng loại và quy cách phẩm chất. Căn cứ vào khả năng sản xuất và tình hình thị trường, phòng vật tư xây dựng định mức cho phù hợp với từng loại NVL nhằm dự trữ ở mức hợp lý, đủ đảm bảo cho quá trình sản xuất. Nếu là NVL sẵn có và thị trường ổn định thì nhu cầu dự trữ ở mức thấp (từ 6 đến 8 ngày). Ngược lại, nếu là NVL khan hiếm, ít có người cung cấp hoặc mất nhiều thời gian trong vận chuyển thì có lượng dự trữ cao.


3.2.3 Hoàn thiện thủ tục nhập – xuất kho vật liệu

Công ty quy định rò trách nhiệm của cán bộ thu mua vật liệu. Khi mua vật liệu về cần phải bàn giao chứng từ một cách kịp thời và đầy đủ cho kế toán để hạch toán kịp thời, chính xác số lượng giá trị NVL nhập kho và theo dòi, giám sát tình hình biến động của vật liệu đó.

Nguyên vật liệu cần phải làm thủ tục nhập kho trước khi xuất kho cho các phân xưởng sản xuất, có như vậy kế toán mới thực hiện tốt chức năng giám sát của mình trong việc sử dụng NVL. Đồng thời kế toán hạch toán chính xác chi phí NVL trong giá thành sản phẩm.

Khi xuất kho, nhất thiết bộ phận vật tư phải làm thủ tục xuất kho, kế toán vật liệu in ngay phiếu xuất kho và các bộ phận liên quan ký nhận, rồi bộ phận sử dụng cầm phiếu xuất kho xuống kho nhận, khi nhận đủ số lượng người nhận và thủ kho ký đồng thời, cuối ngày thủ kho vào thẻ kho và chuyển trả phiếu xuất kho cho kế toán. Như vậy đỡ mất thời gian chuyển phiếu cho các cán bộ liên quan ký nhận. Trường hợp nhập trong ngày, lượng hàng trên thẻ kho của thủ kho hết nhưng thực tế hàng đã vừa nhập chưa kịp làm thủ tục viết phiếu nhập, có lệnh xuất phục vụ yêu cầu sản xuất thì thủ kho cần thông báo cho kế toán vật tư điều chỉnh, ngày lập phiếu theo đúng ngày nhập thực tế hoặc ngày xuất để tránh tình trạng số liệu trên sổ kế toán và thẻ kho có số tiền âm (-).

3.2.4 Hoàn thiện về phần mềm kế toán

Phần mềm kế toán áp dụng tại Công Ty Dệt Hà Nam hiện nay là: E-Asplus 3.0 của Công ty AASC. Dựa trên phiên bản của phần mềm E – Asplus. Chương trình kế toán doanh nghiệp của Công ty còn đang trong quá trình chưa được hoàn thiện. Vì vậy Công ty mới áp dụng được phần hành kế toán NVL, công cụ dụng cụ, trong việc quản lý vật tư theo dòi chi tiết, tổng hợp nhập, xuất tồn, in báo cáo liên quan đến hàng tồn kho. Còn công tác hạch toán kế toán khác và các báo cáo tài chính Công ty phải làm ngoài bằng tay. Nó sẽ ảnh hưởng đến công tác kế toán, làm chậm quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Do vậy Công ty cần phải sử dụng phần mềm kế toán khác với nhiều phân hệ hơn, để việc hạch toán được chính xác hơn và nhanh chóng hơn tránh tình trạng ùn tắc công việc vào cuối tháng.

3.2.5 Hoàn thiện về việc áp dụng tài khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái


Công ty đã bỏ qua không theo dòi tài khoản xác định chênh lệch tỷ giá hối đoái tại hai thời điểm trả trước tiền hàng và thời điểm nhận hàng. Như vậy là Công ty đã không áp dụng đúng chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán số 10 – “Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái” đã ban hành. Đặc thù của Công ty là hoạt động sản xuất kinh doanh nên công ty cần phải sử dụng hai tài khoản 635 (nếu lỗ tỷ giá) và tài khoản 515 (nếu lãi tỷ giá) để hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh. Khi nhận hàng về nhập kho Công ty nên hạch toán như sau:

Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ: Nợ TK 1521 (theo tỷ giá hối đoái ngày giao dịch)

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Lỗ tỷ giá hối đoái)

Có TK 331 (theo tỷ giá hối đoái ghi sổ)

Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ: Nợ TK 1521 (theo tỷ giá hối đoái ngày giao dịch)

Có TK 331 (theo tỷ giá hối đoái ghi sổ)

Có TK 515 –Doanh thu tài chính (lãi tỷ giá hối đoái)

3.2.6 Hoàn thiện về hình thức sổ kế toán

Công ty đang áp dụng hình thức sổ kế toán là hình thức Chứng Từ Ghi Sổ nên công tác kế toán vẫn còn ùn tắc, đặc biệt là vào thời điểm cuối tháng việc lập chứng từ báo cáo chưa đúng thời hạn quy định, bởi cuối tháng kế toán mới căn cứ vào bảng kê nhập xuất vật liệu rồi mới vào Chứng Từ Ghi Sổ cùng lúc. Do vậy mà khối lượng công việc vào thời điểm cuối tháng nhiều gây ảnh hưởng đến các sổ kế toán.

Để kế toán nguyên vật liệu hoàn thiện hơn thì Công ty nên áp dụng hình thức ghi Chứng Từ Ghi Sổ ngay khi có chứng từ nhập – xuất hàng ngày, như vậy mới đảm bảo chất lượng tránh sai xót đáng tiếc xảy ra làm gián đoạn công việc. Từ đó nâng cao hiệu quả cho công tác kế toán nói riêng và cho toàn Công ty nói chung.


Hình thức ghi sổ kế toán công ty nên thực hiện theo trình tự sau Chứng từ 1

Hình thức ghi sổ kế toán công ty nên thực hiện theo trình tự sau:

Chứng từ kế toán

(1) (1)

(2) (2)


Sổ quỹ

Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại

(2)


(2)

Sổ, thẻ kế

toán chi tiết

Sổ đăng ký

CTGS

(2) (4)

CHỨNG TỪ GHI SỔ


(3)


Sổ cái

(4)

Bảng tổng

hợp chi tiêt



Ghi chú:


(4)

(5)

Bảng cân đối số

phát sinh


(5)


(5)

Ghi hàng ngày (5)

Ghi định kỳ

Đối chiếu

BÁO CÁO TÀI CHÍNH


PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1 Kết luận

“Kế toán nguyên vật liệu” là một đề tài quen thuộc, tưởng chừng như đơn giản nhưng khi tìm hiểu và hệ thống hóa được thông tin giữa lý luận và thực tiễn mới thấy được sự đa dạng phức tạp và tầm quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng như vai trò kế toán nguyên vật liệu trong hệ thống kế toán nói chung tại doang nghiệp. Việc hạch toán chính xác công tác kế toán nguyên vật liệu sản xuất sợi tại Công ty Dệt Hà Nam là rất quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát triển chiến lược cạnh tranh mặt hàng chiếm lĩnh thị phần trên thị trường cạnh tranh.

Sau thời gian thực tập tại Công ty Dệt Hà Nam, qua tham khảo tài liệu, thâm nhập tình hình thực tế và dựa trên nền tảng kiến thức đã học. Em đã nhận thức được tầm quan trọng của kế toán nguyên vật liệu sản xuất sợi tại Công ty Dệt Hà Nam. Sự cố gắng về chuyên môn nghiệp vụ của kế toán phần nào đáp ứng được yêu cầu quản lý của Công ty. Tuy vậy để hoàn thành hơn nữa Công ty cần tiếp tục hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng, phát huy những mặt tích cực đã đạt được, cố gắng khắp phục những tồn tại để nâng cao hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, Công ty cần chủ động tích cực trong việc cải tiến công tác kế toán cho phù hợp với điều kiện của mình, với chế độ kế toán hiện hành. Từ đó tạo điều kiện cho công cuộc đổi mới, hòa nhập và tạo uy tín lớn trên thị trường.

2 Kiến nghị

Qua thời gian thực tập tại Công ty, tìm hiểu thực tế việc hạch toán tại Công ty đồng thời mong muốn rằng việc hạch toán của Công ty được chính xác và nhanh chóng hơn em xin đưa ra một số kiến nghị sau:

2.1 Đối với Công ty

Năm vừa qua lợi nhuận của Công ty đã bị giảm so với năm 2007 là hơn 50%. Vì vậy tất cả các phòng ban trong công ty kể cả công nhân làm việc trong các phân xưởng cần phải đưa ra chiến lược sản xuất mới cho năm nay để khắp phục tình trạng này, cần phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút nhanh chóng này. Công ty cũng nên tìm thêm thị trường mới để mua nguyên vật liệu đầu vào, phụ tùng thay thế,

Xem tất cả 83 trang.

Ngày đăng: 01/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí