Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay - 14

vị để từ đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, đưa ra những phương hướng, giải pháp hợp lý trong vấn đề phân phối lợi nhuận (tránh hiện tượng chỉ áp dụng cơ chế quản lý lợi nhuận chỉ mang tính hình thức).

- Về cơ chế kiểm soát tài chính

Phát triển một quy trình kiểm soát tài chính mới trong tập đoàn mà trong đó các mục tiêu kiểm soát tài chính cụ thể, ngắn gọn, khả thi và các bước trong quy trình cứ theo đó định hướng thực hiện. Cần phải đưa ra các tiêu chuẩn định lượng các mục tiêu như là: tổng doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư… là bao nhiêu cho từng đơn vị kinh doanh chiến lược, từ đó theo dõi sát việc thực hiện những mục tiêu đó. Song song với việc định hướng các mục tiêu cụ thể, tập đoàn cũng phải quy định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của từng công ty con để phối hợp thực hiện kiểm soát tài chính trong tập đoàn.

Cần nâng cao hơn nữa công tác dự báo và kiểm soát rủi ro tài chính: Hiện nay, trong điều kiện kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì mức độ rủi ro tài chính ngày càng tăng thêm cùng với sự phát triển của thị trường tài chính. Do đó, kiểm soát rủi ro tài chính được coi là một nội dung quan trọng và không thể thiếu của nội dung kiểm soát tài chính trong TĐKT. Hoạt động kiểm soát muốn đạt hiệu quả, người được giao trọng trách kiểm soát phải hội tụ được một số phẩm chất quan trọng: phải am hiểu ngành, nghề, phải có tính hoài nghi nghề nghiệp, phát hiện ra sai sót, phải khách quan, tôn trọng sự thật (muốn khách quan thì cần phải độc lập về kinh tế, quan hệ, công việc…).

Từ những hạn chế còn tồn tại trong các TĐKTNN, cần xây dựng hệ thống kiểm soát tài chính theo mô hình sau:

Sơ đồ 3.2: Các tầng kiểm soát tài chính trong các TĐKTNN

( (1)


(2)


(3)


(1): Kiểm soát của chủ sở hữu đối với người quản lý tập đoàn và kiểm soát của người quản lý tập đoàn đối với toàn bộ hoạt động trong phạm vi mình quản lý. Ở tầng thứ nhất, đại hội cổ đông, cơ quan quyền lực cao nhất sẽ lập và bầu ra Ủy ban kiểm soát tập đoàn. Ủy ban kiểm soát này có nhiệm vụ kiểm soát tất cả những hoạt động của HĐQT. Nếu phát hiện HĐQT có hành vi sai trái, Ủy ban này sẽ báo cáo đại hội cổ đông để cơ quan này xử lý, kể cả cách chức, miễn nhiệm HĐQT

(2): Đồng thời, HĐQT cũng lập ra một Ban kiểm soát để giám sát hoạt động của Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, trong đó có hai hoạt động quan trọng là hoạt động tài chính và việc thực thi chiến lược, nghị quyết của HĐQT…

(3): Ở tầng kiểm soát tiếp theo, để giám sát hoạt động của các công ty thành viên, Tổng giám đốc cũng lập ra một bộ phận kiểm soát nội bộ. Bộ phận này thay mặt Tổng giám đốc có thể kiểm soát các hoạt động tài chính của các công ty thành viên bằng cách thành lập từng Ban kiểm soát nội bộ trong các công ty thành viên (quay trở lại giống tầng kiểm soát thứ 2 trong sơ đồ 2.2)

3.3.3. Đối với các nhà quản lý của TĐKTNN

Với vai trò lãnh đạo, các nhà quản lý cũng phải có những giải pháp hoàn thiện cách thức quản lý của mình để phù hợp với TĐKTNN sau khi tiến hành cải cách. Với những hạn chế còn tồn tại trong bộ máy lãnh đạo, các nhà quản lý của TĐKTNN cần hoàn thiện theo hướng sau đây:

- Chủ động đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm cho phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện nay. Bộ phận nhân sự cần phải cất nhắc nguồn nhân lực trẻ, có lối tư duy mới, tạo một phong cách làm việc năng động và hiệu quả hơn trong đội ngũ cán bộ, công, nhân viên.

- Nâng cao năng lực quản lý của bộ máy quản lý tài chính trong các tập đoàn bằng cách: tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn không chỉ về quản lý mà còn về tài chính, hình thành một đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực tài chính tiến hành nghiên cứu các giải pháp nhằm hoàn thiện CCQLTC trong các tập đoàn.

- Quản lý tài chính trong các TĐKTNN cần phải từng bước vi tính hoá, đẩy mạnh phân cấp quản lý tài chính trong tập đoàn trên cơ sở tăng cường tính tự chủ tài chính đối với các doanh nghiệp thành viên.

Tóm lại, dù muốn hay không, các TĐKTNN cũng phải tự nhìn lại rằng CCQLTC cũng có nhiều điểm hạn chế, gây cản trở sự phát triển của tập đoàn. Để những giải pháp trên đạt hiệu quả, các tập đoàn phải chủ động đổi mới cơ chế, phối hợp với Nhà nước một cách nhịp nhàng và không ngừng học hỏi kinh nghiệm từ những tập đoàn nước ngoài.

KẾT LUẬN

Để phát huy vai trò nòng cốt trong nền kinh tế, các TĐKTNN đã, đang và sẽ nỗ lực hoàn thiện mô hình TĐKT và CCQLTC dưới sự hỗ trợ của Nhà nước qua các cơ chế chính sách. Với tầm vóc của mình, các tập đoàn đã đạt được rất nhiều kết quả đáng mừng góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. Nhưng không phải vì những đóng góp to lớn trong việc chung tay, góp sức với Nhà nước chống lại khủng hoảng mà bỏ qua những mặt hạn chế còn tồn tại trong các TĐKTNN. CCQLTC trong các tập đoàn còn bị ảnh hưởng nhiều từ cách nghĩ, cách làm từ cơ chế quản lý cũ.

Qua quá trình nghiên cứu, phân tích và tổng hợp, nội dung của khóa luận đã giải quyết được một số vấn đề sau:

- Đưa ra cái nhìn tổng quát về lý luận và thực tiễn của mô hình TĐKT và CCQLTC trong các tập đoàn từ khi chuyển đổi đến nay.

- Từ sự chênh lệch của lý luận và thực tiễn, khoá luận đã chỉ ra được những hạn chế cần phải khắc phục trong CCQLTC của các tập đoàn

- Dựa vào những nghiên cứu trên, khoá luận đã đưa ra những giải pháp từ phía nhà nước và các TĐKTNN nhằm hoàn thiện CCQLTC của các tập đoàn trong bối cảnh kinh tế mới nhiều cơ hội và cũng nhiều thách thức

Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế nên khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong quý thày cô thông cảm và đóng góp ý kiến giúp khóa luận được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Xếp hạng các TĐKTNN theo VRN500:


Xếp

hạng

Tên Tập đoàn

Mã số thuế

Ngành nghề kinh doanh

1

Tập đoàn dầu khí Việt

Nam

0100681592

Khai thác, thăm dò và dịch

vụ dầu khí

3

Tập đoàn điện lực Việt

Nam

0100100079

Sản xuất và phân phối điện

4

Tập đoàn công nghiệp

than-khoáng sản VN

5700100256

Khai thác, thu gom, kinh

doanh than

5

Tập đoàn Bưu chính Viễn

thông VN

0100692594

Viễn thông và công nghệ

thông tin

9

Tập đoàn Viễn thông quân

đội


0100109106

Viễn thông và công nghệ

thông tin

10

Tập đoàn công nghệ tàu

thuỷ Việt Nam

0100113303

Công nghiệp đóng tàu và

sửa chữa tàu

18

Tập đoàn dệt may Việt

Nam

0100100008

Ngành may

28

Tập đoàn công nghiệp cao

su Việt Nam

0301266564

Trồng, chế biến, kinh

doanh cao su

34

Tập đoàn Bảo Việt

0100111761

Bảo hiểm, ngân hàng, tài

chính

57

Tập đoàn công nghiệp xây dựng VN Sông đà

0100105870

Xây dựng dân dụng & công nghiệp; công trình

giao thông

104

Tập đoàn phát triển nhà và đô thị VN

0100106144

Xây dựng dân dụng &

công nghiệp; công trình giao thông

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay - 14


Phụ lục 2: Hiệu quả kinh doanh của các TĐKTNN



Tập đoàn

LN trước thuế/Tổng TS

LN trước thuế/ Doanh thu

LN sau thuế/VCSH


2006

2007

2008

2006

2007

2008

2006

2007

2008

VNPT

16,9

13,67

--

34,45

29,99

--

17,09

14,19

--

VRG

24,49

18,68

18,6

39,09

31,86

27,89

31,1

22,7

21,77

VNS

--

--

--

--

--

--

43,86

11,8

10,08

TKV

12,39

9,96

12,9

9,19

8,41

10,85

26,35

23,9

31,39

PVN

51,82

27,79

27,24

77,78

52,12

47,77

32,74

13,9

14,16

DM

2,17

3,96

3,08

1,61

3,62

3,33

7,2

12,29

9,18

EVN

1,91

2,41

1,02

5,85

7,67

3,21

2,35

2,58

1,03

BV

3,92

2,74

2,67

9,25

12,12

5,77

22,87

8,14

6,41

Tổng

20,7

12,88

11,39

39,81

28,12

25,79

18,27

10,36

9,42


Phụ lục 3: Mức độ an toàn vốn đầu tư của các TĐKTNN


Tập đoàn

Hs nợ ngắn hạn/TSNH

HS nợ phải trả/VCSH

Hs vốn vay ngắn hạn/VCSH (lần)

2006

2007

2008

2006

2007

2008

2006

2007

2008

VNPT

2,15

1,71

--

0,35

0,36

--

0,02

0,06

--

VRG

1,32

2,45

--

0,58

0,49

--

0,20

0,16

--

VNS

1,3

1,55

1,29

15,96

12,23

10,96

12,33

8,79

7,84

TKV

1,57

1,11

1,33

1,55

1,79

2,00

1,18

1,14

1,38

PVN

2,08

1,82

1,82

0,48

0,66

0,74

0,18

0,33

0,35

DM

1,06

1,22

1,28

2,44

2,03

1,61

1,67

1,36

0,99

EVN

2,03

1,95

1,86

1,59

1,44

1,76

1,35

1,19

1,54

BV

5,03

2,16

8,89

5,5

2,51

1,99

--

--

--

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt


1. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội

2. Quốc hội khóa IX (2004), Luật các tổ chức tín dụng 2004

3. Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10, Luật cạnh tranh 2004

4. Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10 (2005), Luật Doanh nghiệp 2005

5. Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10 (2006), Luật chứng khoán 2007

6. Chính phủ (2009), Nghị định 09/2009/NĐ-CP

7. Chính phủ (2009), Nghị định 101/2009/NĐ-CP

8. Nguyễn Tấn Bình (2005), Phân tích hoạt động doanh nghiệp, Nxb Thống kê.

9. Mai Văn Bưu và Phan Kim Chiến (2004), Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế, Nxb Chính trị quốc gia

10. Vũ Huy Cừ (2002), “Mô hình tập đoàn kinh tế trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

11. TS. Hồ Diệu, Học viện Ngân hàng (2001), Giáo trình Tín dụng Ngân hàng, Nxb Thống kê

12. Bùi Văn Huyền (2008), “Xây dựng và phát triển tập đoàn kinh tế ở Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia

13. Nguyễn Hữu Quỳnh (1998), Đại từ điển kinh tế thị trường, Nxb Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa

14. GS. NSƯT. Đinh Xuân Trình (2006), Trường đại học Ngoại Thương, Giáo trình thanh toán quốc tế, Nxb Lao động- xã hội

15. Ban kiểm soát nội bộ, “Hiệu quả hoạt động trên TTCK của PVFC”, Bản tin nội bộ PVFC, số 12, tháng 3/2008

16. BaoLixu và Mingao Shen (2003), “TĐDN Trung Quốc: quá khức, hiện tại và tương lai phát triển”, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (sưu tầm và dịch)

17. TS. Hoàng Ngọc Bắc, “Kinh nghiệm phát triển mô hình công ty mẹ- công ty con tại Trung Quốc và Hàn Quốc”, tạp chí Tài chính doanh nghiệp, số 7/2009

18. Cục tài chính doanh nghiệp, Báo cáo tình hình SXKD- tài chính của VNPT năm 2006, 2007, 2008

19. Vũ Hà Cường, “Cơ chế quản lý tài chính theo mô hình thí điểm tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và đào tạo Ngân Hàng, số 3(5+6/2002)

20. ThS. Trần Thị Hồng, Cơ chế tài chính của tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam theo mô hình tập đoàn”, Tạp chí Lao động – Xã hội, số 261(từ 16- 30/4/2005)

21. TS. Bạch Đức Hiến và ThS. Đoàn Hương Quỳnh, “Tái cấu trúc nguồn vốn

của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Tài chính, tháng 2/2010

22. ThS. Nguyễn Xuân Sinh (2009), “Đánh giá hiệu quả hoạt động của các tập đoàn, TCT nhà nước”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 22/2009

23. Phạm Đình Soạn, “Một số vấn đề quản lý tài chính và báo cáo tài chính của tập đoàn kinh tế công ty mẹ- công ty con”, Tạp chí Thương Mại, số 35/2004

24. ThS. Nguyễn Văn Tài (2010), Cao đẳng du lịch Việt Nam, “Sự nhất quán phát triển kinh tế thị trường XHCN trong xây dựng mô hình TĐDN tại Trung Quốc”, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, số 2 (102)

25. Thanh Tâm, “Đầu tư ra nước ngoài đang khởi sắc”, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, số 10/2009

26. PGS.TS Pham Quang Trung, ThS. Nguyễn Đức Hiển, ThS. Vũ Hoàng Nam, trường Đại học kinh tế quốc dân, “Một số đánh giá về hiệu quả hoạt động

của các TĐKTNN”, Tạp chí tài chính doanh nghiệp, số 10/2009.


Tài liệu tiếng Anh


1. Brealey Richard A. (1998), Principles of corporate finance, Nxb McGraw Hill

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/05/2022