đánh giá của SCIC với các TĐKTNN nhận đầu tư. Cần phải học hỏi từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới, đặc biệt là từ Trung Quốc.
3.3.2. Đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước
Bên cạnh sự hỗ trợ của nhà nước về khung pháp lỹ, những chính sách ưu đãi và định hướng hoạt động, bản thân các TĐKTNN phải nỗ lực không ngừng để hoàn thiện CCQLTC và mô hình phát triển của tập đoàn trong thời kỳ mới. Sau đây là một vài giải pháp tác giả đưa ra để đạt được mục tiêu trên:
Thứ nhất, tiếp tục thực hiện quá trình cải cách trong các TĐKTNN là việc các TĐKTNN cần phải tiến hành ngay sau khủng hoảng tài chính 2008:
Tái cấu trúc lại các tập đoàn nhằm thu gom đầu mối doanh nghiệp có vốn đầu tư của công ty mẹ theo từng ngành, nhóm ngành. Trên cơ sở đánh giá thực trạng cơ cấu ngành nghề kinh doanh, quá trình tái cấu trúc sẽ định hướng lựa chọn cơ cấu ngành nghề kinh doanh và sắp xếp lại các doanh nghiệp trong tập đoàn.
- Các TĐKTNN phải thúc đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các công ty thành viên. Công ty mẹ nên để các công ty con tự chủ trong các quyết định về sản xuất, kinh doanh, nhân lực, tài chính bằng cách thay đổi điều lệ của tập đoàn, hỗ trợ gián tiếp về tài chính, những ý kiến của công ty mẹ chỉ mang tính chất góp ý, không được can thiệp quá sâu để các công ty con có quy mô quá nhỏ không còn quá lệ thuộc vào công ty mẹ.
- Cổ phần hoá chỉ là bước đầu của quá trình cải cách. Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động của các TĐKTNN, cần phải thực hiện các bước tiếp theo của quá trình cải cách: tái cơ cấu cấu trúc, cơ cấu quản lý, cơ cấu tài chính và nâng cao năng lực quản trị tập đoàn. Cụ thể như sau:
(1) Tái cơ cấu cấu trúc: Tái cơ cấu cấu trúc là một quá trình làm thay đổi căn bản trong doanh nghiệp thông qua việc thay đổi cấu trúc các bộ phận một cách thuần tuý, hoặc thay đổi cả quy trình kinh doanh trên nền tảng và triết lý kinh doanh cũ. Để thực hiện tái cơ cấu cấu trúc thành công, các TĐKTNN cần phải thực hiện theo lộ trình sau:
Sơ đồ 3.1: Lộ trình tái cơ cấu cấu trúc trong các TĐKTNN
(2) Tái cơ cấu quy trình quản lý: Quản lý tập trung các công ty cùng một khối kinh doanh chiến lược theo cùng một định hướng chung bằng cách nhóm các cán bộ chủ chốt thích hợp quản lý các công ty dưới quyền kiểm soát của tập đoàn con.
(3) Tái cơ cấu quy trình quản trị tập đoàn: Quản trị doanh nghiệp kém thì nhà đầu tư sẽ đánh giá thấp giá trị doanh nghiệp. Nghĩa là, khi huy động vốn tín dụng, doanh nghiệp sẽ bị xếp hạng tín nhiệm thấp và không được hưởng nhiều ưu đãi từ nhà đầu tư do đó chi phí vốn vay sẽ lớn hơn so với việc quản trị doanh nghiệp tốt. Vì vậy , phải xem xét việc áp dụng các quy trình quản trị thích hợp với mô hình tập đoàn, phù hợp với quy định của pháp luật và lĩnh vực kinh doanh cụ thể cho từng đơn vị kinh doanh chiến lược của tập đoàn.
(4) Tái cơ cấu tài chính: Nguồn vốn trở nên khan hiếm và đắt đỏ hơn sau khủng hoảng, vì vậy tái cơ cấu tài chính là nội dung quan trọng mà các TĐKTNN cần thực hiện, trong đó đặc biệt quan tâm đến tái cấu trúc nguồn vốn trong tập đoàn.
Để tập đoàn có khả năng cạnh tranh về chi phí và làm giảm bớt sức ép về trả nợ gốc, các tập đoàn phải thay thế các khoản vay hiện hành bằng các khoản vay có thời hạn dài hơn và chi phí lãi vay thấp hơn. Tuỳ từng tình hình hoạt động cuả từng tập đoàn mà có những phương án tái cấu trúc nguồn vốn cụ thể:
Đối với lĩnh vực kinh doanh thua lỗ của tập đoàn: Về mặt tài chính, sự thua lỗ khiến cho giá trị tài sản của tập đoàn bị giảm đi và lẽ dĩ nhiên vốn chủ sở hữu cũng bị giảm theo. Để giảm lỗ, tập đoàn cần phải cắt bớt những chi phí không cần thiết, hạn chế những khoản vay đầu tư không thu lời được ngay, chấp nhận rút gọn quy mô của ngành nghề, rút bớt chi nhánh, đại lý thiếu hiệu quả, tìm mọi cách đẩy mạnh doanh thu bằng tăng khả năng tiêu thụ hàng hoá, giảm giá thành đầu vài… từng bước đưa cấu trúc nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực đó dần trở lại cân bằng.
Đối với lĩnh vực kinh doanh có sự tăng trưởng “quá nóng” của tập đoàn: Khủng hoảng đã đem lại cơ hội cho một số ngành nghề phát triển. Tuy nhiên, việc tăng trưởng quá nóng của một số lĩnh vực kinh doanh đó dễ làm cạn kiệt các nguồn lực tài chính cũng như khiến cho cơ cấu nguồn vốn mất cân đối nghiêm trọng. Mức sử dụng tín dụng bên ngoài nhiều hơn so với nguồn vốn huy động từ trong tập đoàn dẫn đến hệ số nợ quá cao. Để giữ vững quyền kiểm soát của tập đoàn với nguồn vốn của mình, không còn cách nào khác phải kiểm soát chặt chẽ các dự án đầu tư, đặt ra các kế hoạch thu hồi vốn và trả nợ đúng hạn định hoặc ít nhất cũng phải dự phòng những phương án phòng khi rủi ro không mong đợi xảy ra.
Ngoài ra, đối với những doanh nghiệp được các TĐKTNN mua lại hoặc sáp nhập, cần phải tái cấu trúc nguồn vốn sao cho phù hợp hơn với những thay đổi của điều kiện kinh doanh đồng thời phải tính đến mức độ rủi ro kinh doanh trong rủi ro tổng thể của cả tập đoàn.
Sau khi quá trình cải cách được hoàn thành, các TĐKTNN phải tiến hành kiểm kê, đánh giá lại toàn bộ tài sản, vốn của tập đoàn tại thời điểm cải cách, phân định rõ ràng các nguồn vốn: vốn Nhà nước cấp (cấp khi mới thành lập và bổ sung trong quá trình hoạt động), vốn có nguồn gốc từ Nhà nước (vốn tích luỹ được từ kết quả
hoạt động SXKD trên phần vốn Nhà nước), vốn góp của các đối tác (các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước), vốn tự tích luỹ, các loại vốn vay… Từ đó lên kế hoạch quản lý và sử dụng vốn và tài sản phù hợp với cấu trúc mới của tập đoàn.
Thứ hai, hoàn thiện CCQLTC trong các TĐKTNN là yêu cầu cấp thiết
- Về cơ chế huy động vốn
Tận dụng tối đa các kênh huy động vốn thông qua các công ty con mà các TĐKTNN có cổ phần chi phối hay cổ đông chiến lược. Tăng cường quyền chủ động huy động vốn cho các đơn vị thành viên như: tự chủ về kinh doanh, tài chính, chủ động trong việc tìm kiếm và thực hiện các dự án đầu tư có khả năng sinh lời cao bằng cách thường xuyên tổ chức các buổi gặp gỡ của ban lãnh đạo các công ty con để cập nhật liên tục tình hình kinh doanh của công ty và tạo sự hoà đồng, gắn bó giữa các công ty con với nhau. Qua đó, các công ty con tự trao đổi kinh nghiệm và đầu tư vốn cho nhau chứ không phải là mệnh lệnh hành chính ép buộc của công ty mẹ như trước đây nữa.
Các TĐKTNN nên coi trọng kênh huy động vốn qua TTCK, nhất là trong bối cảnh thị trường tài chính phát triển như hiện nay. Chủ động đề xuất ý kiến với nhà nước về việc hoàn thiện hơn nữa những quy định pháp lý về TTCK, tạo những ưa đãi nhất định cho các nhà đầu tư lớn như các TĐKTNN.
Cần tranh thủ thu hút vốn đầu tư nước ngoài bằng các hình thức liên doanh, liên kết giữa các TĐKTNN với các tổ chức kinh tế và cá nhân nước ngoài, thúc đẩy nhà nước hoàn thiện luật pháp quản lý đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hoặc có thể phát triển các mối quan hệ quốc tế qua việc tăng cường kênh huy động tín dụng ngân hàng của các ngân hàng thương mại nước ngoài, vừa có thể huy động một số vốn lớn, vừa tạo được uy tín với các ngân hàng thương mại trong nước. Muốn thực hiện chiến lược này, trước hết phải hoàn thiện hình ảnh của tập đoàn thông qua thương hiệu, các báo cáo tài chính và uy tín trong các hợp đồng làm ăn với các đối tác nước ngoài khác.
Phát triển các hình thức liên doanh, liên kết giữa các TĐKTNN với nhau và với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác dưới hình thức lập các công ty trách nhiệm hữu hạn.
Chủ động phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan, các ngân hàng thương mại trong nước và các tổ chức tài chính quốc tế để kịp thời xử lý, giải quyết những vướng mắc, khơi thông nguồn vốn tín dụng cũng là biện pháp quan trọng để đảm bảo nguồn vốn đầu tư. Đồng thời trên tinh thần chia sẻ khó khăn vì lợi ích chung, các TĐKTNN phải chủ động đàm phán với các ngân hàng thương mại để điều chỉnh mức lãi suất cho phù hợp với tình hình mới, nhằm đảm bảo giải ngân vốn vay và tiếp tục thực hiện các hợp đồng tín dụng;
- Về cơ chế quản lý, sử dụng vốn và tài sản
Cơ chế điều hoà vốn nội bộ thông qua các định chế tài chính, đặc biệt là các công ty tài chính phải kết hợp đồng bộ với cơ chế quản lý và sử dụng quỹ chung của TĐKTNN. Cơ chế điều hòa vốn phải được quy định cụ thể trong quy chế tài chính của TĐKTNN và phải thực hiện theo những nguyên tắc nhất định. Đặc biệt, tránh tình trạng hình thành nguồn vốn lớn trong các quỹ chuyên dùng với mục đích cho vay. Điều này làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các định chế tài chính.
Xác định rõ quyền sở hữu tài sản của TĐKTNN, bỏ sự can thiệp của cơ quan nhà nước đối với các vấn đề tài sản của tập đoàn. Xây dựng cơ chế xử lý linh hoạt gắn với tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp đối với việc thanh lý, nhượng bán tài sản, xử lý tổn thất về tài sản của tập đoàn.
Kiên quyết cắt giảm, đình hoãn những công trình, dự án chưa thật cần thiết hoặc chưa thu hồi được lãi ngay để tập trung vốn đầu tư vào các công trình chính, trọng điểm cần hoàn thành ngay. Nếu đầu tư dàn trải mà không thu được lợi nhuận như mong đợi hoặc thua lỗ, TĐKTNN phải quyết định tái cơ cấu nguồn vốn trong các dự án đầu tư theo giải pháp đã đề cập ở trên
Cơ chế chính sách tài chính cần phải tạo điều kiện để các công ty con phát huy cao độ tính độc lập, tự chủ trong các quyết định đầu tư tránh tình trạng
lệ thuộc quá nhiều vào công ty mẹ. Các TĐKTNN cần phân cấp cho các doanh nghiệp thành viên linh hoạt chuyển đổi vốn lưu động cho nhau, chủ động thanh lý tài sản, chuyển nhượng, mua bán, thế chấp, cầm cố tài sản trên nguyên tắc bảo toàn và sử dụng vốn, tài sản có hiệu quả. Cho phép các doanh nghiệp thành viên quyết định mua sắm mới, sửa chữa TSCĐ dựa trên quy mô vốn đầu tư.
Các TĐKTNN cần phải xây dựng một hệ thống tiêu chí hoàn chỉnh để xếp hạng cho các công ty thành viên trong cơ chế đầu tư vốn. Cụ thể như sau: xác định số điểm của các công ty thành viên theo hai bước:
Bước 1: Xác định số điểm của từng tiêu chí đối với đơn vị thành viên cần xem xét cấp vốn theo bảng sau:
Bảng 3.1: Bảng xếp loại điểm của các tiêu chí quyết định trong cơ chế đầu tư vốn
Thấp | Trung bình | Cao | |
Số điểm tương ứng | 10 | 20 | 30 |
Tỷ lệ vốn góp của công ty mẹ | < 1 tỷ đồng | 1-5 tỷ đồng | >5 tỷ đồng |
Lĩnh vực hoạt động của công ty con | lĩnh vực khác | lĩnh vực công nghiệp nhẹ, sản xuất hàng hóa thiết yếu, dịch vụ thiết yếu | lĩnh vực công nghiệp nặng, công nghệ cao |
Tính khả thi của dự án đầu tư | Phụ thuộc vào từng loại dự án mà quyết định dùng NPV, IRR, PI… để tính điểm. | ||
Kết quả kinh doanh của hai kỳ liên tiếp gần nhất | Kinh doanh thua lỗ hoặc không có lãi | Kinh doanh có lãi nhưng tỷ suất lợi nhuận giảm | Kinh doanh có lãi lớn và tỷ suất lợi nhuận liên tục tăng |
Thị phần | Vị trí độc quyền | Vị trí thống lĩnh thị trường | thị phần thấp và thị trường có quá nhiều đối thủ cạnh tranh |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Cơ Chế Quản Lý Tài Chính Trong Các Tập Đoàn Kinh Tế Nhà Nước
- Kinh Nghiệm Quản Lý Cơ Chế Tài Chính Tại Trung Quốc
- Quan Điểm Của Nhà Nước Về Xu Hướng Phát Triển Cơ Chế Quản Lý Tài Chính Trong Các Tập Đoàn Kinh Tế Nhà Nước
- Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay - 14
- Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay - 15
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
Bước 2: Sau khi xác định được số điểm của các tiêu chí trên thì nhân kết quả đó với tỷ lệ phần trăm phản ánh mức độ quan trọng của từng tiêu chí theo bảng sau:
Bảng 3.2: Tỷ lệ phần trăm phản ánh mức độ quan trọng của từng tiêu chí quyết định trong cơ chế đầu tư vốn
Các chỉ tiêu | Tỷ lệ (%) | |
1 | tỷ lệ vốn góp của công ty mẹ | 50% |
2 | lĩnh vực hoạt động của công ty con | 20% |
3 | tính khả thi của dự án đầu tư | 15% |
4 | kết quả kinh doanh của hai kỳ liên tiếp gần nhất | 10% |
5 | Thị phần | 5% |
6 | Một số tiêu chí khác | 5 % |
Bước 3: Sau khi tính điểm cho các công ty thành viên, TĐKTNN tiến hành xếp hạng các công ty đó rồi đưa ra quyết định đầu tư bao nhiêu vốn.
- Về cơ chế phân phối lợi nhuận
Cơ chế quản lý chi phí của TĐKTNN cần phải xây dựng theo hướng mở rộng quyền của người quản lý và điều hành các công ty con trong việc quyết định các khoản chi phí, trên cơ sở trách nhiệm rõ ràng, cụ thể. Xây dựng và ban hành cơ chế kiểm soát chi phí của các công ty con trong các ngành có lợi thế hoặc độc quyền, chống việc lợi dụng những lợi thế, độc quyền để tạo nên những đặc quyền, đặc lợi.
Xác định lại hệ thống quỹ của tập đoàn. Ban lãnh đạo của tập đoàn cần phải theo dõi sát sao việc quản lý quỹ chung của tập đoàn. Nên có các chính sách sử dụng quỹ vào những mục đích chung của cả tập đoàn theo chiến lược kinh doanh ban đầu mà tập đoàn đã đề ra với các công ty con, nếu thực hiện khác đi phải công khai thông báo lí do. Và định kỳ công khai báo cáo sử dụng quỹ của tập đoàn hàng quý cho các đơn vị thành viên cùng được biết.
Nên hình thành cơ chế quản lý lợi nhuận theo hình thức hỗn hợp nhưng cũng cần phải phân định rõ lợi nhuận của từng loại hoạt động của từng đơn