DANH MỤC CÁC BẢNG
Cơ cấu khách hàng theo nhóm của HSBC | Trang 51 | |
Bảng 1.2 | Cơ cấu thu nhập ngoài lãi tín dụng của 13 NHTM Thái Lan | |
(tính đến 9/2005) | 53 | |
Bảng 2.1 | Số liệu giao dịch TTĐTLNH qua các năm 2005 - 2010 | 94 |
Bảng 2.2 | Tổng hợp giao dịch thanh toán qua hai hệ thống CTĐT và | |
Bảng 2.3 | TTĐTLNH Tổng hợp giao dịch thanh toán chuyển tiền giữa các đơn vị | 95 |
NHNN qua CTĐT và TTĐTLNH | 96 | |
Bảng 2.4 | Bình quân giao dịch thanh toán song phương VNĐ qua một | |
số TCCƯDVTT đóng vai trò trung tâm/đầu mối thanh toán | ||
trong năm 2010 | 97 | |
Bảng 2.5 | Tổng hợp tỷ trọng thanh toán kinh doanh thương mại từ 2007 | |
- 2010 | 99 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán ở Việt Nam - 1
- Cơ Sở Lý Luận Về Cơ Chế Quản Lý Hoạt Động Thanh Toán Qua Các Tổ Chức Cung Ứng Dịch Vụ Thanh Toán Trong Nền Kinh Tế.
- Vai Trò Của Hoạt Động Thanh Toán Trong Nền Kinh Tế
- Nội Dung Quản Lý Hoạt Động Thanh Toán
Xem toàn bộ 262 trang tài liệu này.
Bảng 2.6 Tỷ trọng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt
qua NH 101
Bảng 2.7 Số liệu giao dịch thẻ nội địa bình quân ngày 103
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Trang | ||
Sơ đồ 1.1 | Tiếp cận hệ thống trong quản lý | 20 |
Sơ đồ 2.1 | Tổ chức bộ máy của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam | 65 |
Sơ đồ 2.2 | Tổ chức bộ máy ngân hàng thương mại lớn | 68 |
Sơ đồ 2.3 | Sơ đồ hoạt động ngân hàng tại Việt Nam (đến 06/2011) | 74 |
Sơ đồ 2.4 | Phương thức “kiểm soát tập trung, đối chiếu phân tán” | 83 |
Sơ đồ 2.5 | Phương thức “kiểm soát tập trung, đối chiếu tập trung” | 84 |
Sơ đồ 2.6 | Tổng quát thanh toán qua NHNN | 87 |
Sơ đồ 3.1 | Sơ đồ giao dịch nhiều cửa | 160 |
Sơ đồ 3.2 | Sơ đồ giao dịch một cửa | 162 |
Biểu đồ 1.1 | Hoạt động của Ngân hàng HSBC | 51 |
Biểu đồ 1.2 | Cơ cấu doanh thu của 6 NH lớn nhất thế giới | 55 |
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển ở mỗi quốc gia, tính tất yếu của sự hội nhập trên phạm vi toàn cầu, thương mại điện tử phát triển không biên giới; hoạt động thanh toán cũng ngày càng phát triển đa dạng, phong phú và phức tạp về phương tiện, hình thức, phương thức và hệ thống thanh toán. Sự phát triển đan xen giữa các công cụ, phương thức truyền thống với phương tiện, phương thức, hệ thống thanh toán hiện đại đòi hỏi một nền công nghệ kỹ thuật cao đối với người sử dụng và quản lý.
Thanh toán trong nền kinh tế - xã hội nói chung, qua hệ thống các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nói riêng đã và đang minh chứng vai trò quan trọng không thể thiếu được của nó trong hoạt động kinh tế - xã hội. Qua hệ thống thanh toán hiện đại của nền kinh tế phản ánh một cách nhanh chóng, đầy đủ, kịp thời nhất các hoạt động kinh tế - xã hội mà được thể hiện bằng các dòng tiền luân chuyển từ các nghiệp vụ phát sinh đến khi kết thúc quyết toán mỗi giao dịch. Sự ách tắc ở bất cứ khâu nào trong quá trình thanh toán sẽ dẫn đến sự trì trệ, ảnh hưởng bất lợi cho hoạt động, thậm chí có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán toàn hệ thống gây nguy cơ mất ổn định nền kinh tế - xã hội. Hơn nữa, sự mất mát, tổn thất trong thanh toán là rất lớn. Do đó, hoạt động quản lý thanh toán càng có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết khi mà nền kinh tế - xã hội phát triển không biên giới. Tính đồng bộ, tương thích giữa việc phát triển các phương tiện, hình thức, phương thức thanh toán hệ thống thanh toán với quản lý nó phải đảm bảo trong từng mắt khâu, từng nghiệp vụ cụ thể, ở từng hệ thống thanh toán của cả quá trình vận hành.
Trên thực tế, ở Việt Nam, hoạt động thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đang phát triển cả về phương tiện, phương thức, hệ thống thanh toán và cơ chế quản lý nó. Nhất là, các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt đã góp phần hữu hiệu nhất định, đáp ứng yêu cầu thanh toán nhanh, kịp thời, an toàn của nền kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, quản lý hoạt động thanh toán thời gian qua
cũng đang bộc lộ những bất cập, yếu kém và lúng túng trước sự phát triển của các công cụ, phương thức và hệ thống thanh toán của nền kinh tế thị trường làm cho nền kinh tế gặp những khó khăn, trở ngại trong thanh toán như còn chậm trễ, chưa kịp thời, chưa an toàn cao và tổn thất trong thanh toán. Vì lẽ đó rất cần sớm có các giải pháp thích hợp đồng bộ trong quản lý, điều hành hoạt động thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán ở Việt Nam ở cả góc độ vĩ mô và vi mô.
Trong bối cảnh đó, luận án được đề cập nghiên cứu với tên đề tài: “Hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán ở Việt Nam” nhằm góp phần giải quyết những tồn tại trên, tăng cường hoạt động thanh toán trong nền kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiệu quả hơn, góp phần lưu thông tiền tệ ổn định.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài
Quá trình đi đến để lựa chọn đề tài tôi đã dành nhiều thời gian sưu tầm và tranh thủ nghiên cứu những tài liệu, bài viết, công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến hoạt động và quản lý hoạt động thanh toán nhằm tìm kiếm tri thức và thực tiễn để đi sâu khai thác, nâng cao, thiết kế và nâng tầm kiến thức, có thể phân ra hai hệ thống danh mục tài liệu dưới đây sau khi đã chọn lọc:
Một là: Trên cơ sở các hội thảo khoa học và các đề tài khoa học do các vụ chức năng Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu tổng hợp và phát hành năm 2005 – 2006 bằng 2 loại tư liệu:
- Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học ngành ngân hàng có 4 quyển gồm 86 bài và đề tài khoa học.
- Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng đến năm 2020, có 2 quyển gồm 48 bài viết và đề tài khoa học.
Dưới đây là những đề tài, bài viết có liên quan được nghiên cứu:
PGS. TS Mai Văn Bạn, chủ nhiệm đề tài “Thanh toán ngân hàng trong thương mại điện tử đến năm 2020”
TS Tạ Quang Tiến “Thanh toán điện tử liên ngân hàng ở Việt Nam”
Th.S Lưu Thúy Mai “Biện pháp mở rộng và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt”
Tạ Quang Đôn: “Hoàn thiện khuôn khổ thể chế đối với dịch vụ ngân hàng hiện đại hiện nay”
T.S Lê Xuân Nghĩa: “Một số định hướng chiến lược phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn 2020”
T.S Phùng Khắc Kế: “Ngân hàng Việt Nam 20 năm đổi mới cùng đất nước và những việc cần làm trong tiến trình phát triển”.
PGS. TS Lê Đình Hợp: “Nhìn lại quá trình đổi mới của hệ thống Ngân hàng Việt Nam trên lĩnh vực thanh toán và những vấn đề của thời kỳ phát triển mới”.
T.S Bùi Quang Tiến: “Định hướng phát triển hệ thống thanh toán trong nền kinh tế giai đoạn 2006 – 2010”.
Trần Quan Toản: “Nâng cao vai trò ngân hàng thông qua hiện đại hóa hệ thống thanh toán” và nhiều bài viết khác liên quan đến hoạt động thanh toán nhưng lượng thông tin không nhiều,...
Qua nghiên cứu, phân tích nội dung các đề án, bài viết trên đây cho thấy:
- Tính thực tiễn, ứng dụng rất cao góp phần cải tiến đổi mới kịp thời những nghiệp vụ cụ thể trong hoạt động thanh toán.
- Phát hiện được những nhược điểm, khó khăn ở một số khâu trong hoạt động thanh toán. Tuy nhiên, hạn chế của các đề án, bài viết trên đây chỉ là đi sâu vào một hoặc một số thậm chí chỉ một nội dung riêng lẻ trong hoạt động thanh toán như thanh toán điện tử liên ngân hàng, thanh toán thẻ, thanh toán không dùng tiền mặt qua phân tích lý luận vào một số chi nhánh ngân hàng nhỏ lẻ,... vì vậy tác dụng không cao và hạn hẹp.
Hai là: Một số đề tài khoa học viết về hoạt động thanh toán đã được công bố. Có nhiều đề tài khoa học viết về hoạt động thanh toán vào những năm 2000 – 2005 đến nay thiếu tính thuyết phục vì sự phát triển thanh toán quá nhanh, mà giai đoạn đó chủ yếu sử dụng công nghệ thủ công truyền thống.
Dưới đây là những đề tài nghiên cứu có liên quan đến hoạt động thanh toán và mới được bảo vệ, công bố từ 2001 đến nay:
T.S Lại Ngọc Quý: “Một số vấn đề cơ bảo nhằm hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam”. Đề tài rất có tính thuyết phục về nghiệp vụ thanh toán quốc tế tuy nhiên phân tích về thanh toán quốc tế còn hời hợt và hạn chế - muốn thanh toán quốc tế tốt trước tiên hoạt động thanh toán trong nước phải mạnh và hiệu quả.
T.S Bùi Thị Thanh Hương: “Các giải pháp quản lý, huy động và sử dụng vốn nước ngoài trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở nước ta”. Đề tài đề cập nhiều nội dung thanh toán trong quản lý huy động và sử dụng vốn, một khâu có tác động đến hiệu quả quản lý và sử dụng vốn nước ngoài. Tuy nhiên, đề tài còn hạn chế về chứng minh thực tế, nặng về lý luận dịch thuật tư liệu.
T.S Võ Kim Thanh “Đa dạng hóa nghiệp vụ ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Công thương Việt Nam”, đề tài đề cập nhiều và rất phong phú, tính thực tiễn cao về nghiệp vụ thanh toán, chứng minh khá sâu sắc về tác động đến hoạt động Ngân hàng Công thương Việt Nam. Tuy nhiên, cũng còn hạn chế là tập trung vào phân tích đánh giá mảng thanh toán nội bộ, điều hòa phân phối, chuyển dịch vốn.
* Các đề tài bảo vệ thạc sỹ
Th.S Tôn Nữ Phương Linh “Giải pháp hoàn thiện và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng thương mại Việt Nam”.
Th.S Lê Hải Hà “Giải pháp hoàn thiện và phát triển dịch vụ thanh toán tại Sở giao dịch I Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”.
Th.S Đào Mạnh Hùng “Giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm” và nhiều đề tài tương tự khác.
Các đề tài trên khá súc tích về lý luận và thực tiễn, cung cấp tư liệu phong phú có giá trị thực tiễn. Tuy nhiên, chỉ thể hiện hạn hẹp ở một ngân hàng cơ sở hoặc một hệ thống ngân hàng thương mại.
Tóm lại, trong tất cả các tài liệu mà tác giả có điều kiện tham khảo, đã đề cập đến các nội dung về lý luận và thực tiễn của một số nội dung riêng lẻ trong hoạt động thanh toán của ngân hàng, nhưng cho đến thời điểm hiện nay, chưa có một
công trình nghiên cứu nào đánh giá cơ chế quản lý hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trong phạm vi tổ chức và hoạt động thanh toán trong nước dựa trên nguồn số liệu thứ cấp cộng với nguồn số liệu sơ cấp được thu thập, điều tra của riêng mình.
Vì vậy, trong luận án, tác giả đã nghiên cứu tổng thể về cơ chế quản lý hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trong nền kinh tế đến nội dung quản lý hoạt động thanh toán cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế quản lý hoạt động thanh toán. Trên cơ sở phân tích thực trạng cơ chế và tổ chức quản lý hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán ở Việt Nam trong thời gian từ năm 2005 – 2010 qua điều tra của riêng tác giả cùng số liệu báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tác giả đã đề xuất những nhóm giải pháp đồng bộ, mang tính thực tiễn cao để hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán ở Việt Nam. Đây là một công trình khoa học nghiên cứu một cách toàn diện về cơ chế quản lý hoạt động thanh toán trong nước tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, một số Ngân hàng thương mại có vai trò cung ứng dịch vụ thanh toán. Do đó, đề tài nghiên cứu không trùng lặp với các công trình đã được nghiên cứu và công bố trước đây.
3. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu, phân tích đánh giá để hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Luận giải có tính hệ thống những cơ sở lý luận liên quan đến hoạt động thanh toán và cơ chế quản lý hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Qua đó, làm rõ những khái niệm, những nội dung, quan niệm về thanh toán, hiệu quả thanh toán và cơ chế quản lý hoạt động thanh toán bằng những chứng kiến của mình
Nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nhất là hoạt động thanh toán của các NHTM. Nêu được kinh nghiệm của các nước phát triển, đang phát triển trong hoạt động và quản lý hoạt động thanh toán. Trên cơ sở đó rút ra những bài học cần thiết đối với Việt Nam trong quản lý điều hành hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Phân tích tình hình, số liệu thực trạng hoạt động và cơ chế quản lý hoạt động thanh toán ở Việt Nam thời gian qua từ đó tìm được những thành công, tồn tại và nguyên nhân của nó.
Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp thiết thực có hiệu quả trong quản lý, điều hành hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán ở Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu những cơ sở lý luận có liên quan đến hoạt động thanh toán và quản lý hoạt động thanh toán trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển.
Nghiên cứu cơ chế chính sách về thanh toán và hoạt động thanh toán, ở
Việt Nam trong thời gian qua và định hướng cho những năm tiếp theo.
Nghiên cứu ở tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, một số Ngân hàng thương mại về tổ chức quản lý hoạt động thanh toán có vai trò cung ứng dịch vụ thanh toán trong phạm vi tổ chức và hoạt động thanh toán trong nước
5. Phương pháp nghiên cứu
Là một công trình nghiên cứu khoa học mang tính ứng dụng thực tiễn nên trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng đa dạng phương pháp nghiên cứu như phân tích, tổng hợp, khảo sát lấy số liệu, điều tra, phỏng vấn lấy số liệu thống kê, so sánh đánh giá có sự kết hợp giữa luận giải về lý luận và chứng minh thực tế. Trên cơ sở đó để phân tích, đánh giá tình hình về thực trạng tổ chức quản lý hoạt động thanh toán để có căn cứ, đề xuất các giải pháp.
Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu trong luận án được thu thập từ nguồn số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp. Nguồn số liệu thứ cấp được tác giả tổng hợp qua nguồn dữ liệu từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, báo cáo thường niên của các ngân hàng,…Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập qua thực hiện điều tra (gửi phiếu, phỏng vấn trực tiếp và qua ngân hàng) về quan hệ thanh toán giữa dân cư với ngân hàng tại Cụm dân cư số 02, Phường Vĩnh Phúc, Quận Ba Đình, Hà Nội. Ngoài ra, tác giả còn thực hiện phỏng vấn lãnh đạo và các chuyên gia đang làm việc tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Phương pháp xử lý số liệu: Tác giả sử dụng các phương pháp lập bảng biểu
để xử lý số liệu.