Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học Việt Nam hiện nay - 24


- Mở rộng quy mô giai đoạn đầu, các chương trình cao đẳng và thu hẹp quy mô các giai đoạn tiếp sau nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo cơ cấu hình tháp về trình độ nhân lực đáp ứng nhu cầu sử dụng. Quy định sự tương đương trình độ và chuyển đổi giữa hướng nghiên cứu- triển khai và hướng nghề nghiệp- thực hành ở mọi trình độ sau trung học.


- Phân chia hệ thống cơ sở GDĐH theo chức năng và củng cố từng bộ phận: chuyển một bộ phận lớn hệ thống trung học chuyên nghiệp sang cao đẳng kỹ thuật với bằng cử nhân cao đẳng kỹ thuật 2 năm; củng cố và phát triển các trường cao đẳng cộng đồng trên cơ sở xác định rõ mục tiêu phương thức thành lập, đầu tư, phương thức hoạt động đáp ứng nhu cầu học tập của từng cộng đồng, phục vụ nhu cầu phát triển KT-XH tại địa phương; xây dựng trường đại học kiểu mới, hiện đại đạt trình độ tiên tiến trong khu vực làm hình mẫu cho hệ thống GDĐH.


- Thành lập các trường đào tạo sau đại học trong các cơ sở nghiên cứu khoa học cấp quốc gia và chuyển các viện này thành các trường đại học nghiên cứu; sáp nhập một số viện, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành vào các trường đại học; xây dựng các viện, trung tâm nghiên cứu trọng điểm quốc gia trong các trường đại học hàng đầu; xây dựng các trường đại học trong các doanh nghiệp lớn để tăng cường việc gắn đào tạo với sử dụng.


- Phát triển các trường đại học mở và hệ thống đào tạo từ xa ở quy mô toàn quốc bảo đảm nguyên tắc: mở đầu vào theo phương thức ghi danh, chuẩn về chương trình và kiểm tra đánh giá, bằng cấp được công nhận tương đương với hệ chính quy.


- Mở rộng khu vực GDĐH tư thục nhằm khai thác triệt để các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước để phát triển GDĐH; bảo đảm quyền sở hữu tư nhân trong các cơ sở đào tạo tư thục. Cơ sở GDĐH tư thục đăng ký hoạt động theo một phương thức sử dụng lợi nhuận nhất định và thực hiện kiểm toán công khai; chuyển loại trường bán công sang loại hình tư thục bằng cách giao cho tập thể, tư nhân quản lý và hoàn trả vốn cho nhà nước; khuyến khích các trường đại học có uy tín của nước ngoài độc lập hoặc liên kết với các trường đại học nước ta thành lập các cơ sở đào tạo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 251 trang tài liệu này.


- Đảm bảo sự đa dạng về mục tiêu và hình thức đào tạo, chuẩn hóa đối với từng loại hình, khuyến khích phát triển các trường đa ngành và đa cấp. Tăng cơ hội tiếp cận đối với mọi trình độ và lứa tuổi, tạo quy trình nhập học mềm dẻo nhờ các chương trình đào tạo liên thông, chuyển tiếp (lên và xuống) giữa các trường và trong toàn hệ thống. Đảm bảo chất lượng thông qua hệ thống kiểm định công nhận rộng khắp và toàn diện.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học Việt Nam hiện nay - 24


Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện cơ cấu trình độ theo hướng tăng tỷ trọng sinh viên cao đẳng, học viên cao học và nghiên cứu sinh tiến sỹ trong tổng số sinh viên đại học và cao đẳng. Mở rộng các hoạt động đào tạo và nghiên cứu sau đại học. Tuyển dụng các tiến sĩ sau khi tốt nghiệp từ nước ngoài về tham gia hướng dẫn nghiên cứu sinh, phổ biến việc áp dụng các kiến thức chuyên ngành, phương pháp giảng dạy, và kỹ năng nghiên cứu; xây dựng nguồn tư liệu của các thư viện sau đại học và tạo điều kiện cho học viên sau đại học, nghiên cứu sinh tiếp cận các nguồn tài liệu học thuật mới trên mạng; nâng cấp các phòng thí nghiệm chuyên sâu; hỗ trợ nghiên cứu sinh tham dự các hội thảo quốc tế; sắp xếp lại cơ cấu và mối liên hệ giữa các trường đại học,


viện nghiên cứu, thư viện quốc gia và các phòng thí nghiệm trọng điểm để giảng viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh có điều kiện thực hiện nghiên cứu.

Thứ ba, về cơ cấu ngành nghề, xuất phát từ thực tế và yêu cầu nâng cao trình độ và tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia, ưu tiên phát triển một số ngành trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn; công nghệ thông tin; công nghệ cơ điển tử và tự động hoá; công nghệ sinh học; công nghệ vật liệu mới; một số ngành/nghề kỹ thuật và công nghệ đáp ứng yêu cầu CNH và HĐH; giáo viên và chuyên gia trình độ cao trong lĩnh vực dịch vụ. Điều chỉnh cơ cấu sinh viên giữa các ngành nghề theo hướng tăng tỷ trọng sinh viên các ngành khoa học cơ bản (tự nhiên và xã hội); công nghệ-kỹ thuật và nông-lâm-ngư.


Thứ tư, tiếp tục phát triển cơ cấu nhiều thành phần trong hệ thống GDĐH. Hệ thống trường đại học sẽ bao gồm trường công lập; trường tư thục và trường có vốn đầu tư nước ngoài (100% vốn hoặc liên kết, liên doanh).


Thứ năm, hoàn thiện cơ cấu vùng miền theo hướng ở thành thị, ưu tiên thành lập các cơ sở mới có đủ tiềm lực và điều kiện, không dựa trên nâng cấp các cơ sở đã có sẵn; khuyến khích thành lập các trường đào tạo những ngành/nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp; bảo đảm hợp lý cơ cấu trình độ giữa tiến sỹ, thạc sỹ, đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề; cơ cấu ngành nghề giữa khoa học cơ bản, khoa học kỹ thuật-công nghệ và các ngành nghề khác; khắc phục tình trạng có nhiều cơ sở đào tạo đơn ngành hẹp, đồng thời bảo đảm khả năng liên thông giữa các loại hình, các trình độ đào tạo. khuyến khích và hỗ trợ các nhà đầu tư trong và ngoài nước thành lập trường tư thục


nhằm huy động tổng nguồn lực xã hội ngày càng nhiều hơn cho giáo dục đại học trên cơ sở bảo đảm chất lượng giáo dục, công bằng xã hội, gắn với phát triển nhân tài, đặc biệt đối với các vùng kinh tế phát triển, thành phố trung ương và các khu công nghiệp. Ở nông thôn và miền núi, tập trung đầu tư của nhà nước cho xây dựng các trường đào tạo các lĩnh vực then chốt đáp ứng yêu cầu đội ngũ nhân lực cho CNH và HĐH, đặc biệt đối với CNH và HĐH nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp và phát triển nông thôn; chú trọng đào tạo các ngành, nghề đáp yêu cầu mở rộng các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh để tăng giá trị gia tăng của sản phẩm, tăng sức cạnh tranh, giảm sự thua thiệt trong hội nhập kinh tế quốc gia và quốc tế.


3.2.3. Thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục đại học


- Sửa đổi Luật Giáo dục theo hướng phân cấp quản lý chương trình khung cho cơ sở đào tạo để các trường có quyền chủ động nhiều hơn trong việc thiết kế nội dung và sắp xếp chương trình đào tạo; trên cơ sở đó các khoa có thể hợp nhất các môn học nhằm giảm thiểu tổng số tín chỉ của sinh viên để tốt nghiệp; tăng tính linh hoạt bằng cách đưa vào nhiều môn học tự chọn hơn; nhấn mạnh vào các kỹ năng tư duy ở cấp độ cao (ứng dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá) trong giảng dạy và kiểm tra chặt chẽ các kỹ năng tư duy này; thiết kế nhiều hơn nữa những bài học thực hành, ứng dụng thực tiễn, bài tập giả định và thiết kế dự án; khuyến khích giảng dạy bằng tiếng Anh và tạo nhiều cơ hội để sinh viên phát triển các kỹ năng chuyên môn thông qua các hoạt động trong lớp và trong đời sống thực (học và làm việc, thực tập, kinh nghiệm thực tiễn); thiết lập các chương trình liên thông giữa các ngành học trong cùng một trường và giữa các trường; yêu cầu và hỗ trợ thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu về kết quả học


tập của sinh viên làm cơ sở cho việc xây dựng chương trình đào tạo và đề cương chi tiết của các môn học.


- Sử dụng các phương pháp học tập tích cực; thay đổi cách học thuộc lòng lý thuyết bằng khả năng tư duy chiều sâu dựa trên kết quả nhận thức, ứng dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá; phối hợp hợp lý thời gian thuyết trình lý thuyết, bài giảng với thời gian thảo luận, hỏi đáp trên lớp, sinh hoạt nhóm và xây dựng dự án. Chấm điểm bài tập về nhà phải căn cứ một phần vào các ý kiến phát biểu trên lớp và coi việc sử dụng yếu tố này là cách thức phản hồi tích cực đối với việc học tập của sinh viên. Hiện đại hoá phòng học, thư viện, và trang thiết bị thí nghiệm để hỗ trợ giảng dạy và học tập. Biên soạn các tài liệu giảng dạy phù hợp với thực tiễn trong nước nhưng phải bảo đảm tính hiện đại. Kết hợp toàn bộ tài liệu và nội dung môn học (bài thuyết giảng, PowerPoint, các hoạt động trong lớp, kiểm tra, thực hành phòng thí nghiệm); đồng thời điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của mỗi trường và chuyển thành dạng dữ liệu điện tử cho sinh viên. Tăng cường sự ứng dụng thực tế thông qua các bài tập, dự án, thực hành phòng thí nghiệm, thực tập và các cơ hội khác cho sinh viên được đào tạo nhằm hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể. Đánh giá quá trình học của sinh viên trong suốt học kỳ chứ không chỉ dựa vào kết quả kỳ thi cuối kỳ. Cung cấp dữ liệu điện tử cho tất cả giảng viên để cập nhật chương trình đào tạo, chương trình học và các tài liệu học tập liên quan trên trang Web hoặc hệ thống học liệu mở.


- Ưu tiên phát triển đội ngũ giảng viên. Phát triển các trường đại học nghiên cứu, các trường đại học hàng đầu đào tạo giảng viên cho các trường đại học khác; tạo cơ hội học tập sau đại học ở cả trong và nước ngoài cho đội ngũ giảng viên; tiến hành các chương trình phát triển nghiệp vụ chuyên môn, cụ thể


là về phương pháp sư phạm và nghiên cứu; tạo điều kiện cho giảng viên tiếp cận với nguồn tri thức mới, chương trình dạy và học hiện đại, các tài liệu học tập trên mạng internet; giảm khối lượng giảng dạy; cân đối thời gian giữa giảng dạy, nghiên cứu và các hoạt động khác; tăng thời gian nghiên cứu cho các giáo sư bằng cách hỗ trợ đội ngũ trợ giảng để chấm điểm, trợ lý nghiên cứu và thư ký văn phòng; thiết lập chế độ thưởng cho các giảng viên có những cải tiến trong công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu.


- Thay đổi phương pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên và hiệu quả nhà trường. Đưa ra yêu cầu thiết lập và sử dụng kết quả học tập của sinh viên ở cấp trường. Chương trình đào tạo đưa ra phải dựa trên kết quả học tập chung của sinh viên, bao gồm việc xác định tiêu chí kết quả học tập của sinh viên thật cụ thể theo từng đề cương chi tiết môn học; hỗ trợ cho việc thiết lập và thực hiện việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên thông qua các trung tâm xuất sắc về giảng dạy và học tập và các trung tâm đánh giá chất lượng trường; các trường chịu trách nhiệm nâng cao thành tích học tập của sinh viên và xem đó là một yêu cầu trong công tác kiểm định chất lượng nhà trường. Việc phân bố nguồn lực cho trường, khoa, và các chương trình đào tạo dựa trên một phần kết quả học tập của sinh viên. Thiết lập và thực hiện hệ thống đánh giá chương trình đào tạo dựa một phần vào kết quả học tập của sinh viên trong từng môn học và trong toàn bộ chương trình đào tạo, đồng thời thiết lập và thực hiện hệ thống đánh giá môn học và thường niên đánh giá lại giảng viên để có được các phản hồi về công tác giảng dạy và học tập nhằm mục đích để cải tiến chương trình và nội dung đào tạo. Thiết lập các văn phòng nghiên cứu cấp trường và tiến hành đào tạo cho cán bộ quản lý chương trình đảm nhận các chức năng nghiên cứu,


cung cấp các nguồn dữ liệu điện tử để theo dõi, phân tích và báo cáo các số liệu sinh viên như số lượng đăng ký nhập học, tiến triển trong quá trình học tập, tốt nghiệp và kết quả học tập…


- Gắn hoạt động giảng dạy với hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ xã hội. Xây dựng các trường đại học thành những trung tâm nghiên cứu KH, CN mạnh. Có các hình thức, cơ chế kết hợp hữu cơ giữa đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn, làm cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học trong các trường đại học thích ứng với cơ thế thị trường, trực tiếp góp phần làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Hình thành các cơ sở GDĐH vừa tiến hành các nghiên cứu cơ bản, vừa thực hiện các nghiên cứu ứng dụng. Trường đại học thực hiện vai trò của một trung tâm nghiên cứu chuyên ngành, trung tâm nghiên cứu chuyên biệt hoặc các trung tâm nghiên cứu chính sách trong những lĩnh vực chuyên ngành mà trường đào tạo. Các trung tâm này khởi xướng cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học-công nghệ và các nhà nghiên cứu. Đây cũng là các trung tâm điều phối các mạng lưới nghiên cứu chung trên phạm vi quốc gia, trong phạm vi nội bộ từng trường và liên trường, trong đó bao gồm cả những hoạt động hợp tác với các cơ quan nhà nước và tư nhân. Khuyến khích các trường đại học thực hiện mối liên kết đào tạo-nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và lao động sản xuất. Hoạt động NCKH của các trường đại học và cao đẳng một mặt phải phục vụ trực tiếp cho sự phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đặc biệt là đào tạo sau đại học, mặt khác phải xuất phát từ nhu cầu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhiệm vụ NCKH đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa GDĐH cần ưu tiên các chương trình nghiên cứu phục vụ đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình giảng


dạy theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, phát huy tư duy sáng tạo, năng lực tự học, tự tạo việc làm cho sinh viên; gắn NCKH với hoạt động đào tạo sau đại học, nhất là đào tạo tiến sĩ. Thúc đẩy các hoạt động NCKH phục vụ nhu cầu sản xuất, phát triển kinh tế, xã hội của cả nước và từng địa phương. Kết hợp với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để thực hiện các hợp đồng nghiên cứu theo đơn đặt hàng. Nghiên cứu giải mã các công nghệ tiên tiến của nước ngoài để chuyển giao cho các doanh nghiệp trong nước, đồng thời mở ra các khả năng nghiên cứu thuê cho các doanh nghiệp, các trường đại học và viện nghiên cứu của nước ngoài. Xây dựng tiềm lực KHCN, đổi mới công tác quản lý hoạt động KHCN và các định hướng nghiên cứu KHCN trong các trường đại học, cao đẳng. Thành lập tổ nghiên cứu chuyên sâu chung giữa trường và doanh nghiệp. Hình thành liên hợp kinh tế-kỹ thuật tổng hợp trong các trường đại học hoạt động như một tổ chức khoa học công nghệ phù hợp với Luật Khoa học và Công nghệ. Triển khai các hợp đồng chìa khóa trao tay. Thành lập chợ khoa học công nghệ và chỉ dẫn các nhà khoa học nước ngoài cùng xuống làm việc với các cơ sở công nghiệp.


3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM SẮP TỚI


3.3.1. Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật khuyến khích vận dụng quy luật thị trường trong quản lý và quản trị đại học


Thứ nhất, xây dựng tăng cường hệ thống luật pháp của GDĐH Việt Nam. Việc xây dựng tăng cường hệ thống luật pháp phải được tiến hành đồng bộ và toàn diện từ nội dung, tính chất, phạm vi và đối tượng của các quy tắc, chuẩn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/09/2022