Tình Trạng Dinh Dưỡng Của Trẻ Em Nghiên Cứu Theo Độ Tuổi Và Giới Tính


Kết quả khảo sát trong bảng 3.3 cho thấy các chỉ số nhân trắc trung bình của trẻ em nghiên cứu theo độ tuổi, giới tính, dân tộc và khu vực sống.

Theo độ tuổi: Trẻ em 36-47 tháng tuổi có cân nặng và chiều cao trung bình là 13,11 ± 1,63kg và 92,34 ± 3,34cm. Trẻ em 48-59 tháng tuổi có cân nặng và chiều cao trung bình là 14,91 ± 1,65kg và 99,17 ± 3,63cm. Cân nặng và chiều cao trung bình của nhóm trẻ 48-59 tháng tuổi lớn hơn rõ rệt so với nhóm trẻ 36-47 tháng tuổi (p<0,01).

Theo giới tính: Cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ trai và trẻ gái trong nghiên cứu lần lượt là: 14,12 ± 1,95kg và 13,62 ± 1,72kg; 95,86 ± 4,74cm và 95,03

± 4,68cm. N hư vậy, cùng độ tuổi, trẻ trai có cân nặng và chiều cao trung bình lớn hơn so với trẻ gái (p<0,05).

Theo dân tộc: Có sự khác biệt về cân nặng và chiều cao theo dân tộc của trẻ em nghiên cứu. Cân nặng và chiều cao của trẻ em dân tộc Kinh là cao nhất và của trẻ em dân tộc Thái là thấp nhất. Sự khác biệt về cân nặng và chiều cao giữa trẻ em dân tộc Kinh với trẻ em dân tộc Thái có ý nghĩa thống kê (p<0,05); Giữa trẻ em dân tộc Kinh, dân tộc Thái với trẻ em DTTS khác là chưa rõ ràng (p>0,05).

Theo khu vực sống: Trẻ em học tại các trường mầm non ở khu vực trung tâm thành phố có cân nặng và chiều cao là 14,14 ± 1,91kg và 95,86 ± 4,41cm. Trẻ em học tại các trường mầm non ở khu vực ngoại ô thành phố có cân nặng và chiều cao là 13,54 ± 1,74kg và 94,96 ± 5,06cm. N hư vậy, chiều cao và cân nặng của trẻ em khu vực trung tâm thành phố lớn hơn rõ rệt so với của trẻ em khu vực ngoại ô (p<0,05).


Bảng 3.4. Chỉ số Z-score trung bình của trẻ em nghiên cứu

Z-score


Đặc điểm


n


WAZ-score


HAZ-score


WHZ-score

Nhóm tuổi





36-47 tháng

1409

-1,15 ± 0,93

-1,59 ± 0,84

-0,38 ± 1,19

48-59 tháng

1062

-1,08 ± 0,80a1

-1,54 ± 0,87a1

-0,21 ± 1,04a3

Giới tính





Trẻ trai

1301

-1,11 ± 0,94

-1,59 ± 0,87

-0,29 ± 1,23

Trẻ gái

1170

-1,13 ± 0,80a1

-1,53 ± 0,83a1

-0,33 ± 1,01a1

Dân tộc





Kinh

922

-0,98 ± 0,86

-1,52 ± 0,77

-0,16 ± 1,21

Thái

1479

-1,22 ± 0,85

-1,61 ± 0,90

-0,41 ± 1,05

DTTS khác

70

-0,92 ± 1,15b3

-1,40 ± 0,76b2

-0,22 ± 1,4b3

Khu vực sống





Trung tâm

1301

-1,01 ± 0,88

-1,53 ± 0,77

-0,19 ± 1,22

N goại ô

1170

-1,26 ± 0,85a3

-1,62 ± 0,95a3

-0,47 ± 0,98a3

Trung bình

2471

-1,12 ± 0,87

-1,57 ± 0,85

-0,31 ± 1,13

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Hiệu quả bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm lên tình trạng dinh dưỡng và miễn dịch của trẻ em 36-59 tháng tuổi dân tộc Thái tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La - 11


Số liệu trình bày theo trung bình ± độ lệch chuẩn

at-test: so sánh giá trị trung bình giữa hai nhóm tuổi; giữa nam và nữ;

bANOVA-test: so sánh giá trị trung bình giữa ba nhóm dân tộc;

1p > 0,05, 2p < 0,05, 3p < 0,01.


Trong nghiên cứu của chúng tôi, WAZ trung bình của 2471 trẻ là -1,12 ± 0,87. WAZ trung bình của nhóm trẻ 36-47 tháng tuổi thấp hơn nhóm 48-59 tháng tuổi. WAZ trung bình nhóm trẻ gái thấp hơn nhóm trẻ trai. Tuy nhiên, sự khác biệt về WAZ theo nhóm tuổi và theo giới tính không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). WAZ có sự khác nhau theo dân tộc: WAZ lớn nhất là của nhóm trẻ em các DTTS khác, WAZ thấp nhất là của trẻ em dân tộc Thái. Tuy nhiên, sự khác nhau về WAZ chỉ xảy ra giữa nhóm trẻ em dân tộc Kinh với dân tộc Thái, giữa nhóm trẻ em dân tộc Thái với nhóm DTTS khác (p<0,01), WAZ của trẻ em dân tộc Kinh và DTTS khác là tương tự nhau (p>0,05). WAZ của trẻ em ở khu vực trung tâm thành phố cũng cao hơn so với trẻ em ở khu vực ngoại ô (p<0,01).

HAZ trung bình của trẻ em nghiên cứu là -1,57 ± 0,85. HAZ của trẻ em theo độ tuổi và theo giới tính là tương tự nhau (p>0,05). HAZ khác nhau xảy ra giữa các nhóm dân tộc và các khu vực sống (p<0,05). Cụ thể, HAZ khác nhau giữa nhóm trẻ em người Kinh và người Thái, giữa nhóm trẻ em người Thái và DTTS khác, giữa trẻ em khu vực trung tâm và khu vực ngoại ô.

Chỉ số WHZ trung bình là -0,31 ± 1,13. WHZ giữa trẻ trai và trẻ gái, giữa trẻ em dân tộc Thái và DTTS khác, giữa trẻ em DT Kinh và DTTS khác là tương tự nhau (p>0,05). WHZ của trẻ em dân tộc Kinh và dân tộc Thái, giữa trẻ em sống ở khu vực trung tâm và khu vực ngoại ô có sự chênh lệch lớn (p<0,01).


3.1.3. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em nghiên cứu

Thể SDD

n

Thể

Thể

Thể

Thừa cân,

Bảng 3.5. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em nghiên cứu theo độ tuổi và giới tính


Đặc điểm


nhẹ cân

thấp còi

gầy còm

béo phì

Nhóm tuổi






36-47 tháng

1409

217 (15,4)

427 (30,3)

108 (7,7)

44 (3,2)

48-59 tháng

1062

105 (9,9)3

338 (32,0)1

25 (2,2)3

36 (3,4)1

Giới tính






Trẻ trai

1301

186 (14,3)

425 (32,8)

81 (6,2)

53 (4,2)

Trẻ gái

1170

136 (11,6)2

340 (29,1)1

52 (4,4)2

27 (2,3)2

Tổng số

2471

322 (13,3)

765 (31,0)

133 (5,4)

80 (3,2)

Số liệu trình bày theo tần số (%). SDD - SDD

2 test: so sánh tỷ lệ giữa hai nhóm tuổi, giữa trẻ trai và trẻ gái

1p > 0,05, 2p < 0,05, 3p < 0,01


SDD thể nhẹ cân có tỷ lệ trung bình là 13,3%: SDD thể nhẹ cân chiếm 15,4% ở nhóm 36-47 tháng tuổi, 9,89% ở nhóm 48-59 tháng tuổi (p<0,001), trẻ trai có tỷ lệ SDD thể nhẹ cân cao hơn trẻ nữ (14,3% so với 11,62%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). SDD thể thấp còi vẫn còn chiếm tỷ lệ rất cao, trung bình là 31,0%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ SDD thể thấp còi giữa 2 nhóm tuổi cũng như giới tính (p>0,05). SDD thể gày còm chiếm tỷ lệ 5,3%. SDD thể gày còm gặp nhiều ở nhóm tuổi 36-47 tháng hơn nhóm 48-59 tháng tuổi (p<0,01), trẻ nam gày còm (6,2%) nhiều hơn so trẻ nữ (4,4%) (p<0,05).

Bên cạnh tình trạng thiếu dinh dưỡng, thừa cân,béo phì đã bắt đầu xuất hiện tại thành phố Sơn La với tỷ lệ trung bình 3,2%, tỷ lệ trẻ trai thừa cân, béo phì nhiều hơn trẻ gái (p<0,05).


Tình trạng dưỡng theo trường mầm non

Thể nhẹ cân

Thể thấp còi

50.0 Thể gầy còm Thừa cân‐béo phì

40.0

39.5

36.5

35.2

31.7

33.3

30.0

28.7

24.9

24.2

24.4

20.6

20.0

19.3

16.2

16.1

12.8

10.2

10.0

5.8

2.1

7.5

3.9

7.1

3.9 3.8

7.6

3.2

5.0

1.3

7.3 7.4

5.1

1.3

0.7

4.9

4.5

7.7

5.9

4.2

0.0

C.Đen C.Lề C.N gần C.Sinh C.Xôm Hua La Q.Tâm Q.Thắng Tô Hiệu

Trường mầm non

Tỷ lệ %

Biểu đồ 3.2. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em nghiên cứu theo trường mầm non

Biểu đồ 3.2 cho thấy, tỷ lệ SDD của trẻ em nghiên cứu theo trường mầm non trên địa bàn thành phố Sơn La. SDD phổ biến nhất là SDD thể thấp còi. Có 5/9 trường mầm non có tỷ lệ trẻ em SDD thể thấp còi trên 30% là trường mầm non Chiềng Đen, Chiềng N gần, Chiềng Sinh, Hua La và Quyết Tâm.

Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân của các trường dao động từ 7,4 - 20,6%. Có 3/9 trường mầm non có tỷ lệ SDD thể nhẹ cân dưới 10% là trường mầm non Quyết Thắng, Chiềng Lề và Tô Hiệu. Chỉ có duy nhất trường mầm non Chiềng N gần có tỷ lệ SDD thể nhẹ cân trên 20% (20,6%).

SDD thể gầy còm dao động từ 1,3 - 7,6%. Có 6/9 trường mầm non có tỷ lệ SDD thể gầy còm trên 5% là các trường mầm non Chiềng Đen, Chiềng N gần, Chiềng Sinh, Quyết Tâm và Tô Hiệu.

Thừa cân, béo phì xuất hiện ở tất cả các trường mầm non trên địa bàn thành phố Sơn La. Ít gặp nhất là ở trường mầm non Hua La (0,7%), gặp nhiều nhất ở trường mầm non Quyết Tâm (5,1%), các trường còn lại dao động từ 1,3 - 4,9%.


Tình trạng dinh dưỡng theo dân tộc

Kinh

40

33.6

Thái

30

27.5

DTTS khác

20.0

20

15.8

12.9

10

8.6

10.0

5.0 5.4

4.4

2.4

2.9

0

Thể nhẹ cân

Thể thấp còi

Thể gầy còm

Thừa cân-béo phì

Các thể suy dinh dưỡng

Tỷ lệ %

Biểu đồ 3.3. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em nghiên cứu theo dân tộc

Biểu đồ 3.3 cho thấy, tình trạng dinh dưỡng có sự khác biệt theo nhóm dân tộc của trẻ em nghiên cứu. N hìn chung, trẻ em dân tộc Kinh có tình trạng dinh dưỡng tốt nhất vì tỷ lệ SDD thể nhẹ cân, thấp còi và gầy còm thấp nhất trong 3 nhóm dân tộc. Trẻ em dân tộc Thái có tỷ lệ SDD thể nhẹ cân và thấp còi cao nhất, trong đó, SDD thể thấp còi lên đến 33,6%. N gược lại, thừa cân, béo phì ở trẻ em người Kinh có tỷ lệ cao nhất (4,4%), trẻ em người Thái có tỷ lệ thấp nhất (2,4%). Sự khác biệt về tỷ lệ SDD của trẻ em theo 3 nhóm dân tộc có ý nghĩa thống kê (p<0,05).


Tình trạng dinh dưỡng theo khu vực sống

40.0

34.6

N goại ô Trung tâm

30.0

28.1

20.0

18.0

16.8

10.0

4.6

6.0

4.3

1.9

0.0

Thể nhẹ cân

Thể thấp còi

Thể gầy còm

Thừa cân-béo phì

Các thể suy dinh dưỡng

Tỷ lệ %

Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em nghiên cứu theo khu vực sống

Biểu đồ 3.4 cho thấy, tỷ lệ SDD của trẻ em nghiên cứu có sự khác biệt rõ rệt theo khu vực sống (p<0,05). Trẻ em 36-59 tháng tuổi học tại các trường mầm non thuộc các xã ngoại ô thành phố Sơn La có tỷ lệ SDD thể nhẹ cân, thấp còi, gầy còm và thừa cân, béo phì lần lượt là 18%, 34,6%, 4,6% và 1,9%. Tỷ lệ này của trẻ em học tại các trường mầm non ở trung tâm thành phố là 16,8%, 28,1%, 6% và 4,3%.


Bảng 3.6. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dân tộc Thái


Thể SDD

Thể

Thể

Thể

n

Đặc điểm

nhẹ cân

thấp còi

gầy còm

Thừa cân,

béo phì



Giới tính


Trẻ trai

766

134 (17,5)

279 (36,4)

48 (6,3)

21 (2,7)

Trẻ gái

713

100 (14,0)1

218 (30,6)2

32 (4,5)1

14 (2,0)1

Khu vực sống






Trung tâm

430

44 (10,2)

135 (31,4)

32 (7,4)

15 (3,5)

N goại ô

1049

190 (18,1)2

362 (34,5)1

48 (4,6)2

20 (1,9)2

Tổng số

1479

234 (15,8)

497 (33,6)

80 (5,4)

35 (2,4)

Số liệu trình bày theo tần số (%). SDD - Suy dinh dưỡng

2 test: so sánh tỷ lệ giữa hai nhóm tuổi, giữa trẻ trai và trẻ gái

1p > 0,05, 2p < 0,05, 3p < 0,01

Tỷ lệ SDD ở trẻ em dân tộc Thái cao hơn mức trung bình của 2471 trẻ em tham gia nghiên cứu (15,8% so với 13,3%). Tỷ lệ trẻ trai dân tộc Thái SDD thể nhẹ cân, thấp còi, gầy còm, thừa cân, béo phì cũng đều cao hơn so với trẻ gái. Tuy nhiên, chỉ có SDD thể thấp còi, sự chênh lệch về tỷ lệ giữa hai giới của trẻ em dân tộc Thái mới có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Trẻ em dân tộc Thái chủ yếu phân bố ở khu vực ngoại ô thành phố. Trẻ em dân tộc Thái ở ngoại ô có tỷ lệ SDD thể nhẹ cân, gầy còm cao hơn rõ rệt so với trẻ em dân tộc Thái sống ở khu vực trung tâm (p<0,05). Đồng thời, trẻ em dân tộc Thái khu vực ngoại ô cũng ít gặp thừa cân, béo phì hơn (p<0,05).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/03/2023