Mô Tả Hệ Thống Đãi Ngộ Lương Thưởng Của Ba Doanh Nghiệp Nghiên Cứu:


Cơ cấu tổ chức của Công ty Viễn Thông Quốc Tế (VTI):


Nguồn : Trang web công ty VTI: www.vti.com.vn, truy cập ngày 28/04/2009 lúc 16:42.


1.3.Công ty Dệt – May Hà Nội:

Thông tin chung :

Tên doanh nghiệp: Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội.

Tên giao dịch quốc tế: HANOSIMEX. Được thành lập ngày 7/4/1978, tiền thân là Nhà máy Sợi Hà Nội – Xí nghiệp liên hợp Sợi-Dệt kim Hà Nội – Công ty Dệt kim Hà Nội.

Vốn điều lệ: 300 tỷ đồng

Trụ sở chính: số 1 Mai Động, Quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Tổng công ty Dệt – May Hà Nội là một doanh nghiệp lớn thuộc Bộ Công Thương Việt Nam, trang thiết bị của công ty đều nhập từ Bỉ, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản…


Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty:

Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại sản phẩm dệt may; nguyên phụ liệu, thiết bị, phụ tùng thuộc ngành dệt may.

Kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên liệu bông, xơ, phụ liệu, hoá chất (trừ hoá chất Nhà nước cấm), thuốc nhuộm, thiết bị, máy móc ngành dệt may, vật liệu điện, điện tử, nhựa, cao su;

Các mặt hàng tiêu dùng;

Kinh doanh kho vận;

Cho thuê văn phòng, nhà xưởng, đầu tư và kinh doanh cơ sở hạ tầng;

Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, siêu thị, dịch vụ vui chơi giải trí (không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát Karaoke, vũ trường);

Dịch vụ đào tạo, đào tạo công nhân ngành dệt may;

Dịch vụ khoa học, công nghệ, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị (Chỉ hoạt động sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép);

Lắp đặt thiết bị công nghiệp, hệ thống điện lạnh, thiết bị phụ trợ ngành dệt may.

Quy mô của Tổng công ty cổ phần Dệt – May Hà Nội:

Trụ sở chính của tổng công ty có diện tích 24 ha.

Số lượng lao động tính tới nay là 5200 người với trình độ chuyên môn và tay nghề cao.

Tổng công ty có các công ty thành viên và công ty liên kết:


Các công ty con:

1. Công ty cổ phần Thương mại Hải Phòng - HANOSIMEX;

2. Công ty cổ phần May Thời trang Hà Nội - HANOSIMEX;

3. Công ty cổ phần May Hà Nội -

HANOSIMEX;

4. Công ty cổ phần Dệt kim Phố Nối –

HANOSIMEX.

Các công ty liên kết:

1. Công ty cổ phần May Đông Mỹ - HANOSIMEX;

2. Công ty cổ phần Dệt Hà Đông - HANOSIMEX;

3. Công ty cổ phần Dệt - May Hoàng Thị Loan;

4. Công ty cổ phần Dịch vụ Cơ điện - HANOSIMEX;

5. Công ty cổ phần Dệt Denim - HANOSIMEX;

6. Công ty cổ phần Dệt May Huế;

7. Công ty cổ phần VINATEX Hà Đông.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Hệ thống đãi ngộ lương thưởng dựa trên đánh giá thành tích tại Việt nam: thực trạng và giải pháp - 5


Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty CP Dệt - May Hà Nội:


Nguồn: Trang Web: www.hanosimex.com.vn, truy cập ngày 27/04/2009 lúc 8:32


2. Lí do lựa chọn nghiên cứu:

Thực hiện đề tài khóa luận: “ Hệ thống đãi ngộ lương thưởng dựa trên đánh giá thành tích tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp”, tác giả lựa chọn nghiên cứu tại ba doanh nghiệp. Đó là: Tổng công ty Bảo Việt Nhân thọ (BVNT), Công ty Viễn thông quốc tế (VTI) và Tổng công ty Dệt – May Hà Nội (HANOSIMEX). Việc tác giả tiến hành lẫy mẫu ba doanh nghiệp này là bởi những lý do sau.

Thứ nhất, ba doanh nghiệp này đều là những công ty có quy mô lớn ( với số vốn điều lệ ít nhất là 300 tỷ VND). Ba doanh nghiệp này đều có thị trường tiêu thụ trên khắp cả nước và quốc tế. Hơn thế, đây là những doanh nghiệp có chi nhánh trên khắp Hà Nội


( HANOSIMEX) và trên cả nước ( BVNT, VTI) nên tác giả có thể nghiên cứu một cách tương đối tổng thể thực trạng hệ thống đãi ngộ và đánh giá thành tích của các doanh nghiệp này trên cả nước và từ đó rút ra đánh giá cho việt Nam. Thứ hai, đây là ba doanh nghiệp hoạt động trên ba lĩnh vực khác nhau ( BVNT hoạt động trong ngành bảo hiểm, VTI trong ngành viễn thông, HANOSIMEX trong ngành dệt may). Nghiên cứu ba doanh nghiệp này sẽ cho một cái nhìn tổng thể về lương thưởng và đánh giá thành tích tại Việt Nam chứ không phải chỉ trong một ngành riêng lẻ.Thứ ba, Ba doanh nghiệp này thuộc các loại hình khác nhau. BVNT là một tổng công ty cổ phần thuộc tập đoàn Bảo Việt , VTI là một công ty trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; HANOSIMEX là một thổng cổng ty cổ phần không có mô hình tập đoàn như hai công ty trên. Thứ tư, các công ty này tuy có quy mô lớn những vẫn có nhiều điểm khác nhau. BVNT là tổng công ty với các công ty thành viên ở 61 tỉnh thành đất nước, VTI là công ty với 4 đơn vị hoạch toán trực thuộc tại 3 miền đất nước, còn HANOSIMEX cũng có các công ty con trên toàn miền Bắc. Cuối cùng, ba doanh nghiệp trên có các mô hình tổ chưc tương đối là khác nhau thể hiện ở phần cơ cấu tổ chức tại mục 1 trong phần này. Với những mô hình khác nhau chắc chắn việc đãi ngộ cũng như thực hiện đánh giá thành tích sẽ có nhiều điểm không giống nhau.

Chính vì những lý do trên, việc tác giả chọn nghiên cứu tai ba doanh nghiệp BVNT, VTI và HANOSIMEX sẽ cho thấy một cách tổng quát và khách quan thực trạng đãi ngộ lương thưởng dựa trên đánh giá thành tích tại Việt Nam.

3. Phương pháp nghiên cứu:

Khi thực hiện nghiên cứu tại ba doanh nghiệp nói trên, tác giả sử dụng hai công cụ chính là khảo sát bằng phiếu điều tra và đặt câu hỏi phỏng vấn trực tiếp. Hai cách này được áp dụng cho các đối tượng khác nhau trong doanh nghiệp nhằm thu được hiệu quả lớn nhất.

3.1. Lập phiếu điều tra:

Để tìm hiểu thực tế hệ thống đãi ngộ lương thưởng dựa trên đánh giá thành tích tại Việt Nam , tác giả đã phát phiếu điều tra đến cán bộ công nhân viên trong ba doanh nghiệp là : tổng công ty Bảo Việt Nhân thọ BVNT, công ty Viễn thông quốc tế VTI và tổng công ty cổ phần Dệt – May Hà Nội HANOSIMEX. Cuộc điều tra nhằm thăm dò ý


kiến mọi người về việc thực hiện công tác đãi ngộ lương thưởng dựa trên việc đánh giá thành tích tại ba doanh nghiệp nói trên

Mẫu phiếu điều tra gồm 23 câu hỏi liên quan đến các vấn đề lương thưởng cho người lao động cũng như về hệ thống đánh gí thành tích trong Công ty. Đó là những thông tin liên quan đến tiền lương, thưởng, phúc lợi và các yếu tố thuộc về môi trường, điều kiện làm việc…. Phần lớn các câu hỏi mang tính trắc nghiệm, hỏi trực tiếp vào nội dung quan tâm để kiểm tra độ chính xác của các thông tin chính cần thu thập. Bên cạnh đó, có những câu hỏi đề cập đến những thông tin cá nhân của người được điều tra để có những nhận xét chính xác hơn về hệ thống lương thưởng tại Công ty. Chi tiết bảng hỏi có trong phần phụ lục 1 của luận văn.

Kết quả thu thập được thông qua các câu hỏi trong mẫu phiếu điều tra được tổng hợp, phân tích. Phương pháp phân tích dựa trên tỷ lệ % của mỗi ý kiến được hỏi đối với các câu hỏi nhằm đánh giá công tác tạo động lực của Công ty và đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động. Vì hạn chế về thời gian và nguồn lực nên mẫu phiếu điều tra phát ra cho 20 đối tượng đại diện cho cán bộ công nhân viên trong mỗi công ty chủ yếu là cán bộ và nhân viên tại các bộ phận hành chính ở các lứa tuổi và giới tính khác nhau.

Tại BVNT, tác giả thực hiện phát phiếu điều tra tại các phòng: phòng Định phí và Chấp nhận bảo hiểm, Phòng Bancassurance, phòng Phát triển và Quản lý đại lý, phòng Tài chính – Kế toán. Tại VTI, phiếu điểu tra được phát tại các phòng: phòng kinh doanh và hợp tác quốc tế, phòng Tiếp thị bán hàng, phòng Viễn thông, phòng Tài chính kế toán thống kê và phòng Tổng hợp.Tại HANOSIMEX, việc điều tra khảo sát tiến hành ở các phòng ban sau: phòng Kế toán – Tài chính, phòng Xuất nhập khẩu, phòng Hành chính tổng hợp , trung tâm kiểm tra chất lượng sản phẩm , trung tâm Công nghệ thông tin.

Tổng số phiếu phát ra là 60 trong đó số phiếu hợp lệ là 57 phiếu ( 1 phiếu không hợp lệ và 2 phiếu thất lạc). Do tâm lý người lao động là tương đối rụt rè và do không có thời gian nên họ không muốn đưa ra ý kiến của mình nên các thông tin về cá nhân hầu như không có được. Bảng câu hỏi này chỉ xin đi phân tích những nội dung chính mà người lao động đã trả lời chứ không đi phân tích phần thông tin chung.


3.2. Đặt câu hỏi phỏng vấn:

Đặt câu hỏi phỏng vấn được thực hiện với những nhà quản lý cấp cao trong doanh nghiệp. tác giả đã trực tiếp đặt câu hỏi cho Trưởng phòng Tổ chức cán bộ - lao động tiền lương của VTI : ông Nguyễn Công Thích, Trưởng phòng tổ chức nhân sự của BVNT: ông Phùng Gia Tĩnh và trưởng phòng Nhân sự HANOSIMEX: bà Bùi Thị Hải. Việc phỏng vấn giúp cho tác giả hiểu được phần nào cách thức quản trị tiền lương, đánh giá lao động và những khó khăn tồn tại trong doanh nghiệp. Một số câu hỏi tác giả thường đặt ra trong quá trình phỏng vấn sẽ được tác giả nêu trong phụ lục 2 của bài khóa luận.


4. Mô tả hệ thống đãi ngộ lương thưởng của ba doanh nghiệp nghiên cứu:

4.1. Hệ thống đãi ngộ lương thưởng dựa trên đánh giá thành tích tại Tổng công ty Bảo Việt Nhân thọ:

4.1.1. Đặc điểm về lao động và quỹ lương :

a) Đặc điểm về lao động:

Hiện nay, Tổng công ty có số lao động là 2762 người. Trong đó trình độ cán bộ, nhân viên được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 1. Trình độ chuyên môn của cán bộ, nhân viên BVNT


Tiêu chí

Cán bộ quản lý

Cán bộ chuyên môn

Chuyên ngành bảo hiểm


SL

%

SL

%

SL

%

Trên đại học

9

0.33

14

0.51

5

0.18

Kỹ sư, cử nhân

122

4.42

1527

55.28

248

8.98

Cao đẳng



55

1.99



Trung cấp



571

20.67



PTTH



211

7.64



Nguồn: VB 30/TCNS/ BVNT Phòng Tổ chức nhân sự - BVNT

Nguồn nhân lực của Tổng công ty chủ yếu là đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, am hiểu các vấn đề về chuyên môn nghiệp vụ. Tỷ lệ cán bộ công nhân viên có trình độ từ cao đẳng và đại học tương đối cao. Điều này chứng tỏ chất lượng nguồn nhân lực của Tổng công ty là tương đối cao.


b) Quỹ lương và tiền lương bình quân:

Bảng 2. Quỹ lương và tiền lương bình quân của BVNT


Tiêu chí

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009 quý I

Số lao động

2663

2711

2762

Quỹ lương (triệu đồng)/ tháng

10574.773

10879.243

12636.15

Tiền lương bình quân ( triệu đồng)/ tháng

3.971

4.013

4.575

Nguồn: Báo cáo thường niên của Phòng Tổ chức nhân sự - BVNT


Hình 2.1.TIỀN LƯƠNG BÌNH QUÂN BVNT

Số tiền/ triệu đồng

3.971

4.013

4.575

5


4


3


2


1


0

2007 2008 2009


Năm


Mức lương bình quân toàn Tổng công ty Bảo Việt Nhân Thọ trong các năm 2007, 2008 và 2009 tăng qua các năm và lần lượt là 3.971 , 4.013 và 4.575 triệu đồng, là mức lương khá cao trên thị trường (gấp khoảng 2 lần tiền lương bình quân khu vực nhà nước, gấp 3 lần tiền lương bình quân khu vực tư nhân). Với mức lương như vậy thì người lao động có thể đã được đáp ứng cơ bản nhu cầu sinh lý và duy trì cuộc sống. Tuy nhiên để có thể cạnh tranh về nhân lực với các doanh nghiệp cùng ngành cũng như thúc đấy người lao động đóng góp nhiều hơn cho doanh nghiệp, tổng công ty còn cần chú ý tới những các chính sách đãi ngộ khác.

4.1.2. Hệ thống đánh giá thành tích công tác tại BVNT:

Hệ thống đánh giá thành tích công tác thể hiện rõ trong “Quy trình đánh giá chất lượng lao động của BVNT”14. Trong đó, “chất lượng lao động” là chỉ tiêu dùng để đánh giá kết quả lao động của cán bộ-viên chức về mặt chất lượng căn cứ vào một số tiêu thức lượng hóa, cụ thể định trước. Chất lượng lao động của cán bộ viên chức chia làm 4 loại A+, A,B,C và được đánh giá, phân loại theo từng tháng trong năm .


14 Quy trình đánh giá chât lượng lao động cán bộ, viên chức trụ sở chính BVNT, năm 2007,phòng tổ chức cán bộ.


a) Phân cấp thẩm quyền đánh giá:

Đối với viên chức chuyên môn nghiệp vụ, nhân viên thừa hành, phục vụ:

+ Cá nhân tự đánh giá;

+ Cán bộ quản lý trực tiếp (tổ, nhóm...) đánh giá ( nếu có).

+ Trưởng phòng, Giám đốc Trung tâm đánh giá, xếp loại cho nhân viên trong phòng, trung tâm.

+ Lãnh đạo phụ trách khối xem xét, phê duyệt kết quả đánh giá của từng cán bộ.

Đối với viên chức là cán bộ lãnh đạo cấp phòng, Trung tâm:

+ Cá nhân tự đánh giá;

+ Trưởng phòng, Giám đốc Trung tâm đánh giá xếp loại cho Phó phòng, Phó giám đốc Trung tâm,

+ Lãnh đạo phụ trách khối đánh giá, xếp loại cho Trưởng phòng, Giám đốc trung tâm và xem xét, phê duyệt kết quả đánh giá Phó phòng, Phó giám đốc Trung tâm

Đối với viên chức lãnh đạo BVNT: lãnh đạo BVNT trao đổi, đánh giá và xếp loại cho viên chức lãnh đạo BVNT.

b) Đánh giá chất lượng lao động (Ki):

BVNT áp dụng phương pháp đánh giá chất lượng lao động là phương pháp thang phân loại và cho điểm trọng số. Tổng công ty quy định về hệ số chất lượng lao động , sau đó đưa ra tiêu chuẩn xếp loại và cho điểm như sau.

Quy định về hệ số chất lượng:

Hệ số chất lượng lao động của viên chức (k) được xác định một tháng một lần, kết quả lao động của tháng trước được dùng trả lương cho tháng sau và được tính trên cơ sở xếp loại A+, A, B, C. Trong đó;

Loại

Xếp hệ số k

A+

1,05

A

1,00

B

0,95

C

0,90

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/05/2022