Hệ điều hành mạng - 1

MỤC LỤC

Chương 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ CÀI ĐẶT 6

1.1. Tổng quan về hệ điều hành mạng và hệ điều hành windows server 6

1.1.1. Khái niệm và vai trò của mạng 6

1.1.2. Mô hình mạng 7

1.1.3. Thiết bị mạng 13

1.1.4. Giao thức mạng 16

1.1.5. Địa chỉ mạng 17

1.1.6. Kiến trúc của Windows Server 19

1.2. Cài đặt và cấu hình Windows Server 21

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 350 trang tài liệu này.

1.2.1. Cài đặt Windows Server 21

1) Các phiên bản dòng Windows Server 21

2) Chuẩn bị các điều kiện cài đặt 25

3) Các bước cài đặt Windows server 28

4) Nâng cấp và cài đặt tự động Windows server 34

1.2.2. Cấu hình Windows Server 42

1) Cấu hình và quản lý phần cứng 42

2) Cấu hình hiển thị các lựa chọn 47

3) Cấu hình cài đặt hệ thống 50

4) Cấu hình môi trường để bàn 52

1.3. Kết nối client vào mạng windows server 57

1.3.1. Các kết nối Windows Server 57

1.3.2. Nối vào mạng Microsoft 58

1.3.3. Nối vào mạng Novell Netware 62

1.4. Active directory trong Windows server 67

1.4.1. Các khái niệm liên quan 67

1) Dịch vụ thư mục (Directory Service) 67

2) Dịch vụ thư mục trên Windows Server (Active Directory Service) 68

3) Miền (Domain) 70

4) Organization Unit (OU) 71

5) Cây (Tree) 72

6) Rừng (Forest) 73

7) Site 73

8) Điều khiển vùng (Domain Controller) 73

9) Các khái niệm khác 73

10) DNS và các quy ước đặt tên 74

1.4.2. Cài đặt Active directory 75

1.4.3. Quản trị Active directory 95

BÀI TẬP CHƯƠNG 1 98

Chương 2: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MẠNG 101

2.1. Tạo và quản lý tài khoản người sử dụng 101

2.1.1. Giới thiệu về tài khoản người sử dụng(User Account) 101

2.1.2. Các nguyên tắc khi tạo một tài khoản người sử dụng 102

1) Các qui ước đặt tên 103

2) Các nguyên tắc đối với password. 103

3) Các tuỳ chọn account 104

2.1.3. Tạo tài khoản người sử dụng cục bộ 104

2.1.4. Tạo và cấu hình tài khoản người sử dụng của vùng 108

2.1.5. Quản lý dữ liệu của người sử dụng 111

1) Xác định một vị trí của Folder chủ 111

2) Tạo một Folder chủ 111

2.1.6. Xác lập các thuộc tính cho tài khoản người sử dụng 112

2.1.7. Tạo và xác lập các tuỳ biến cho người sử dụng 118

1) Các loại user Profile 119

2) Tạo Roaming và mandatory Roaming user profiles 119

2.2. Nhóm và cách dùng nhóm để quản lý người sử dụng 122

2.2.3. Tạo các nhóm 125

1) Chiến lược để sử dụng local group trong một workgroup 125

2) Tạo các local group 126

3) Chiến lược để sử dụng group trong một Domain đơn 127

4) Chỉ dẫn để tạo các Domain group 128

5) Tạo và xoá bỏ các domain group 128

2.2.4. Dùng nhóm để quản lý người sử dụng 130

2.2.5. Bảo mật nhóm (Group policies) 131

2.3.1. Tổ chức lưu trữ thông tin trong Windows Server 147

1) Các khái niệm liên quan 147

2.3.2. Các hệ thống File của Windows Server 162

2.3.3. Tạo các thư mục chia sẻ 163

1) Các yêu cầu thư mục chia sẻ 163

2) Chia sẻ một thư mục 164

3) Đặt các quyền truy nhập và các thuộc tính cho File và thư mục chia sẻ 165

4) Kết nối tới thư mục được chia sẻ 166

2.3.4. Chia sẻ quản trị 168

2.3.5. Cấu hình thư mục chia sẻ bằng sử dụng hệ file phân tán (DFS) 170

1) Giới thiệu DFS 170

2) Các kiểu DFS Root 171

3) Truy nhập vào tài nguyên File và thư mục thông qua DFS 172

4) Tạo một DFS root 173

5) Tạo DFS liên kết (DFS link) 174

6) Tạo và cấu hình các Replicas 175

7) Kiểm tra các trạng thái của DFS 177

2.4. Quản lý dữ liệu bằng NTFS 178

2.4.1. Giới thiệu về quyền NTFS 178

2) Các quyền NTFS 178

2.4.2. Áp dụng các quyền NTFS cho Windows Server 180

1) Đa quyền NTFS 180

2) Thừa kế quyền NTFS 181

3) Sao chép và di chuyển các file và thư mục 181

2.4.3. Sử dụng các quyền NTFS 183

1) Gán các quyền NTFS 183

2) Thiết lập sự thừa kế quyền 184

2.4.4. Sử dụng các quyền đặc biệt của NTFS 185

1) Giới thiệu về quyền đặc biệt của NTFS 185

2) Thiết lập sự thừa kế quyền đặc biệt 186

2.4.5. Nén dữ liệu trên một phân vùng NTFS 187

1) Giới thiệu về các file nén và folder nén 188

2) Nén các file và folder 188

3) Copy và di chuyển các file và folder nén 189

2.4.6. Cấu hình đĩa theo dòi và kiểm soát (Disk quotas) trên các phân vùng NTFS

.................................................................................................................................190

1) Sử dụng Disk quotas 190

2) Thiết lập Disk quotas 191

BÀI TẬP CHƯƠNG 2 192

Chương 3: CÁC DỊCH VỤ MẠNG VÀ BẢO MẬT 200

3.1. Quản lý đĩa và máy in 200

3.1.1. Cấu hình và quản lý đĩa 200

1) Các loại quản lý đĩa trên Windows Server 200

2) Tạo các volume trên một đĩa động 204

3) Thực hiện các tác vụ quản lý đĩa thông thường 206

3.1.2. Cài đặt và quản lý máy in 211

3.2. Cấu hình và quản lý các dịch vụ mạng của windows server 230

3.2.1. Cấu hình cho môi trường LAN 230

3.2.2. Cài đặt và cấu hình dịch vụ DHCP 232

1) Giới thiệu dịch vụ DHCP 232

2) Hoạt động của giao thức DHCP 233

5) Cấu hình dịch vụ DHCP 236

3.2.3. Dịch vụ DNS 241

3.2.4. Dịch vụ WWW và FTP Server 264

3.2.5. Dịch vụ truy nhập từ xa 296

1) Mô hình Remote Access Server 296

2) Mô hình Internet Connection Server 303

3.2.6. Cài đặt và cấu hình Terminal service 308

1) Giới thiệu về Terminal service 308

2) Cài đặt và cấu hình Terminal service 308

3.3. Hệ thống bảo mật của window server 309

3.3.1. Phòng chống sự cố trong Windows Server 309

1) Giới thiệu về phòng chống sự cố trong Windows server 309

2) Cấu hình một nguồn điện không bị ngắt quãng 310

a) Chọn cấu hình các tùy chọn dành cho dịch vụ UPS 310

3) Thực thi cơ chế chống lỗi bằng sử dụng RAID 311

3.3.2 Bảo mật trong Windows Server 320

1) Hệ thống khoá công khai 320

2) Certificate Services 323

3) Kerberos Protocol 324

4) Mã hoá hệ thống file 325

3.4. Cấu hình windows server cho mobile computing 326

3.4.1. Cấu hình phần cứng cho mobile computing 326

1) Tạo một môi trường (profile) phần cứng cho những người sử dụng mobile .326 2) Sử dụng các trạm cố định 326

3.4.2. Cấu hình các tuỳ chọn quản lý điện máy tính lưu động 326

1) Chọn một Power scheme 327

2) Sử dụng các tuỳ chọn điện để tiết kiệm 327

3.4.3. Làm cho các file có sẵn sử dụng ngoại tuyến 328

1) Giới thiệu về các file ngoại tuyến 328

2) Cấu hình một server cho các file ngoại tuyến 329

3) Cấu hình một client cho các file ngoại tuyến 329

4) Sử dụng Synchronization Manager để đồng bộ hoá các file 330

3.4.4. Kết nối với các mạng máy tính 330

1) Tạo một nối kết quay số 330

2) Kết nối tới một mạng riêng ảo thông qua Internet 331

BÀI TẬP CHƯƠNG 3 332

TÀI LIỆU THAM KHẢO 340

Chương 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ CÀI ĐẶT

1.1. Tổng quan về hệ điều hành mạng và hệ điều hành windows server

1.1.1. Khái niệm và vai trò của mạng

Mạng máy tính (networking) là một nhóm các máy tính, thiết bị ngoại vi được nối kết với nhau thông qua các phương tiện truyền dẫn như cáp, sóng điện từ, tia hồng ngoại... giúp cho các thiết bị này có thể trao đổi dữ liệu với nhau một cách dễ dàng.

Các thành phần cơ bản cấu thành nên mạng máy tính:

- Các loại máy tính: Palm, Laptop, PC, MainFrame...

- Các thiết bị giao tiếp: Card mạng (NIC hay Adapter), Hub, Switch, Router...

- Môi trường truyền dẫn: cáp, sóng điện từ, sóng vi ba, tia hồng ngoại...

- Các protocol: TCP/IP, NetBeui, Apple Talk, IPX/SPX...

- Các hệ điều hành mạng: Windows NT, Window 2000 server, Windows server 2003, Novell Netware, Unix, Linux ...

- Các tài nguyên: file, thư mục

- Các thiết bị ngoại vi: máy in, máy fax, Modem, Scanner...

- Các ứng dụng mạng.

Server (máy phục vụ): là máy tính được cài đặt các phần mềm chuyên dụng làm chức năng cung cấp các dịch vụ cho các máy tính khác. Tùy theo dịch vụ mà các máy này cung cấp, người ta chia thành các loại server như sau: File server (cung cấp các dịch vụ về file và thư mục), Print server (cung cấp các dịch vụ về in ấn). Do làm chức năng phục vụ cho các máy tính khác nên cấu hình máy server phải mạnh, thông thường là máy chuyên dụng của các hãng như: Compaq, Intel, IBM...

Client (máy trạm): là máy tính sử dụng các dịch vụ mà các máy server cung cấp. Do xử lý số công việc không lớn nên thông thường các máy này không yêu cầu có cấu hình mạnh.

Peer là những máy tính vừa đóng vai trò là máy sử dụng vừa là máy cung cấp các dịch vụ. Máy peer thường sử dụng các hệ điều hành như: DOS, WinNT Workstation, Windows 9X, Windows Me, Windows 2K Professional, Windows XP, Windows 7, Windows 8....

Shared data (dữ liệu dùng chung): là tập hợp các tập tin, thư mục mà các máy tính chia sẻ để các máy tính khác truy cập sử dụng chúng thông qua mạng.

Resource (tài nguyên): là tập tin, thư mục, máy in, máy Fax, Modem, ổ CDROM và các thành phần khác mà người dùng mạng sử dụng.

User (người dùng): là người sử dụng máy trạm (client) để truy xuất các tài nguyên mạng. Thông thường một user sẽ có một username (account) và một password. Hệ thống mạng sẽ dựa vào username và password để biết có quyền vào mạng hay không và có quyền sử dụng những tài nguyên nào trên mạng.

Administrator: là nhà quản trị hệ thống mạng.

Mạng máy tính đem lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích, đó là:

- Chia sẻ thông tin, dữ liệu.

- Chia sẻ phần cứng, phần mềm.

- Tập trung hoá quá trình quản lý và hỗ trợ.

- Tài liệu: các văn bản, giấy tờ soạn thảo trên máy, các dữ liệu bảng tính, cơ sở dữ liệu...

- Thư điện tử.

- Phần mềm xử lý văn bản.

- Phần mềm quản lý dự án.

- Phần mềm xử lý đồ hoạ.

- Các tệp âm thanh, phim.

Hình 1 1 Mô hình mạng máy tính 1 1 2 Mô hình mạng Có nhiều cách phân loại 1

Hình 1.1: Mô hình mạng máy tính

1.1.2. Mô hình mạng

Có nhiều cách phân loại mạng.

Nếu căn cứ vào vị trí địa lý, người ta chia ra thành LAN và WAN. Internet.

LAN (Local Area Network): Mạng LAN là một nhóm máy tính và các thiết bị truyền thông mạng được nối kết với nhau trong một khu vực nhỏ như một toà nhà cao ốc, khuôn viên trường đại học, khu giải trí ...

Các mạng LAN thường có đặc điểm sau:

- Băng thông lớn, có khả năng chạy các ứng dụng trực tuyến như xem phim, hội thảo qua mạng.

- Kích thước mạng bị giới hạn bởi các thiết bị.

- Chi phí các thiết bị mạng LAN tương đối rẻ.

- Quản trị đơn giản.

Hình 1 2 Mô hình mạng cục bộ LAN Mạng đô thị MAN Metropolitan Area Network 2

Hình 1.2: Mô hình mạng cục bộ LAN

Mạng đô thị MAN (Metropolitan Area Network): Mạng MAN gần giống như mạng LAN nhưng giới hạn của nó là một thành phố hay một quốc gia. Mạng MAN nối kết các mạng LAN lại với nhau thông qua các phương tiện truyền dẫn khác nhau (cáp quang, cáp đồng, sóng...) và các phương thức truyền thông khác nhau.

Đặc điểm của mạng MAN.

- Băng thông mức trung bình, đủ để phục vụ các ứng dụng cấp thành phố hay quốc gia như chính phủ điện tử, thương mại điện tử, các ứng dụng của các ngân hàng...

- Do MAN nối kết nhiều LAN với nhau nên độ phức tạp cũng tăng đồng thời công tác quản trị sẽ khó khăn hơn. Chi phí các thiết bị mạng MAN tương đối đắt tiền.

WAN (Wide Area Network): Mạng WAN bao phủ vùng địa lý rộng lớn có thể là một quốc gia, một lục địa hay toàn cầu. Mạng WAN thường là mạng của các công ty đa quốc gia hay toàn cầu, điển hình là mạng Internet. Do phạm vi rộng lớn của mạng WAN nên thông thường mạng WAN là tập hợp các mạng LAN, MAN nối lại với nhau bằng các phương tiện như: vệ tinh (satellites), sóng viba (microwave), cáp quang, cáp điện.

Đặc điểm của mạng WAN:

- Băng thông thấp, dễ mất kết nối, thường chỉ phù hợp với các ứng dụng offline như e-mail, web, ftp, …

- Phạm vi hoạt động rộng lớn không giới hạn.

- Do kết nối của nhiều LAN, MAN lại với nhau nên mạng rất phức tạp và có tính toàn cầu nên thường là có tổ chức quốc tế đứng ra quản trị.

- Chi phí cho các thiết bị và các công nghệ mạng WAN rất đắt tiền.

Xem tất cả 350 trang.

Ngày đăng: 29/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí