Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 1


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

----------


TRẦN HOÀNG ÂN


GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN SỰ TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI


Ngành: Luật hình sựtố tụng hình sự Mã số : 8.38.01.04


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LÊ NGUYÊN THANH

LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. LÊ NGUYÊN THANH. Các số liệu và kết quả nghiên cứu được là trung thực, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu.


Tác giả


Trần Hoàng Ân

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN SỰ TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ 7

1.1. Khái niệm vấn đề dân sự và giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự 7

1.2. Đặc điểm của việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự 13

1.3. Ý nghĩa của việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự 27

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 30

Chương 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN SỰ

TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ 32

2.1. Pháp luật về quyền yêu cầu và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ dân sự của vụ án hình sự 32

2.2. Pháp luật về thẩm quyền của chủ thể giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự 37

2.3. Pháp luật về nội dung giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự 39

2.4. Pháp luật về thủ tục giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự 48

KÊT LUẬN CHƯƠNG 2. 53

Chương 3: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN SỰ TRONG VỤ ÁN

HÌNH SỰ VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 54

3.1. Thực tiễn giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự 54

3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự 59

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3. 64

KẾT LUẬN 65

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


BLDS

Bộ luật dân sự

BLHS

Bộ luật hình sự

BLTTDS

Bộ luật tố tụng dân sự

BLTTHS

Bộ luật tố tụng hình sự

ĐH

Đại học

ĐHQG

Đại học Quốc gia

TP

Thành phố

HĐTP

Hội đồng Thẩm phÁN

TÁND

Tòa án Nhân dân

TÁNDTC

Tòa án Nhân dân Tối cao

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.

Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 1


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


1. Kết quả thi hành án dân sự bằng việc và bằng tiền theo yêu cầu THÁ năm 2015.

2. Kết quả thi hành án dân sự bằng việc và bằng tiền chủ động THÁ năm 2015.

3. Kết quả thi hành án dân sự bằng việc và bằng tiền theo yêu cầu THÁ năm 2016.

4. Kết quả thi hành án dân sự bằng việc và bằng tiền chủ động THÁ năm 2016.

5. Kết quả thi hành án dân sự bằng việc và bằng tiền theo yêu cầu THÁ năm 2017.

6. Kết quả thi hành án dân sự bằng việc và bằng tiền chủ động THÁ năm 2017.

7. Kết quả thi hành án dân sự bằng việc và bằng tiền theo yêu cầu THÁ năm 2018.

8. Kết quả thi hành án dân sự bằng việc và bằng tiền chủ động THÁ năm 2018.

9. Kết quả thi hành án dân sự bằng việc và bằng tiền theo yêu cầu THÁ năm 2019.

10. Kết quả thi hành án dân sự bằng việc và bằng tiền chủ động THÁ năm 2019.

11. Bản án số 94/2009/HSST ngày 19/11/2009 của Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Nai.

12, Bản án số 09/2013/HSST ngày 10/01/2013 của Tòa án Nhân Dân TP Biên Hòa, tỉnh Đông Nai.

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong vụ án hình sự, bên cạnh việc giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự thì việc giải quyết vấn đề dân sự liên quan đến tội phạm nhằm chứng minh thiệt hại do tội phạm gây ra cũng quan trọng không kém. Việc chứng minh này gắn liền với quá trình xác định trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự. Theo qui định của Hiến pháp thì Tòa án là cơ quan duy nhất có chức năng xét xử, vì vậy tại khoản 3 Điều 102 Hiến pháp 2013 đã xác định nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Tòa án là “bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Do đó, nghiên cứu vấn đề dân sự trong vụ án hình sự có ý nghĩa trong việc chứng minh vụ án, góp phần giải quyết nhanh chóng, chính xác, toàn diện, khách quan vụ án; góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, một số qui định pháp luật hiện hành về vấn đề này chưa đầy đủ, không thống nhất dẫn đến việc Tòa án lúng túng trong cách hiểu và áp dụng pháp luật nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình giải quyết vụ án. Thực tiễn cho thấy việc giải quyết dân sự trong vụ án hình sự có những hạn chế nhất định như chưa xác định được phạm vi các vấn đề dân sự cần giải quyết, thời hiệu yêu cầu bồi thường thiệt hại sau khi tách, sau khi đình chỉ; hoặc khi vụ án bị hủy phần dân sự thì áp dụng thủ tục tố tụng nào để giải quyết… Tất cả những vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác xét xử nói chung, đến quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng nói riêng.

Với những lí do nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự” để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Tuy việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được áp dụng khá nhiều trong thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự nhưng về mặt lí luận lại ít nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Qua khảo sát có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau đây:

- Đinh Tuấn Anh (2008), Hoàn thiện qui định pháp luật tố tụng hình sự về vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. Trong đề tài này tác giả Đinh Tuấn Anh đi sâu nghiên cứu công văn số 121/2003/KHXX ngày 19/9/2003 của Tòa án nhân dân tối cao và Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08/12/2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, từ đó có những kiến nghị hoàn thiện khắc phục những vướng mắc, bất cập. Bên cạnh đó, tác giả Đinh Tuấn Anh cũng nghiên cứu về kinh nghiệm giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự của một số nước trên thế giới. Tuy nhiên, tác giả Đinh Tuấn Anh chỉ dừng lại ở mặt lí luận, chưa đi sâu nghiên cứu thực tiễn của việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, những khó khăn vướng mắc dẫn đến tình trạng án bị hủy, sửa phần trách nhiệm dân sự; vấn đề này sẽ được tác giả làm rò trong luận văn.

- Phan Thành Bút (2009), Giải quyết vấn đề dân sự trong tố tụng hình sự, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh. Trong đề tài này tác giả Phan Thành Bút đã nêu ra được các căn cứ, điều kiện giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, đồng thời tác giả Phan Thành Bút cũng đã xác định được những chủ thể có quyền yêu cầu giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự. Tuy nhiên, trong đề tài này tác giả Phan Thành Bút chưa xây dựng được khái niệm, phạm vi giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự. Khía cạnh chưa được khai thác này sẽ được tác giả làm rò trong luận văn. Ở phần kiến nghị tác giả Phan Thành Bút có đề xuất bổ sung điều 28 BLTTHS 2003 theo hướng “Các cơ quan tiến hành tố tụng có nghĩa vụ chứng minh căn cứ yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra trong tiến trình giải quyết vụ án hình sự”. Theo ý kiến tác giả thì đề xuất này không mang tính khả thi khi áp dụng vào thực tiễn bởi vì có nhiều trường hợp khi phần dân sự không liên quan đến việc xác định cấu thành tội phạm, tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị can, bị cáo thì trong trường hợp người bị thiệt hại được giải phóng khỏi nghĩa vụ chứng minh, tâm lí chung là họ sẽ yêu cầu mức bồi thường cao, và lúc này cơ quan tiến hành tố tụng phải “chạy” theo yêu cầu của họ, kéo dài thời gian giải quyết vụ án nhưng hiệu quả lại không cao.

- Nguyễn Thị Thu Hương (2009), Nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong đề tài này tác giả Nguyễn Thị Thu Hương đã đưa ra được khái niệm, đặc điểm và qui định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng nguyên tắc này. Tuy nhiên, luận văn này chỉ dừng lại ở nội dung phân tích chung nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự chứ không đi sâu biểu hiện của nguyên tắc này trong giai đoạn xét xử, điều này sẽ được khai thác trong luận văn của tác giả.

- Nguyễn Trần Hồng Loan (2005), Giải quyết dân sự trong vụ án hình sự - Lý luận và thực tiễn, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh. Trong luận văn này tác giả Nguyễn Trần Hồng Loan trên cơ sở phân tích một số bản án, đã chỉ ra được điểm bất hợp lí khi áp dụng mức bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của Hội đồng xét xử, theo đó thì mỗi Hội đồng xét xử khác nhau sẽ có cách áp dụng mức bồi thường khác nhau. Có nghĩa rằng chưa có qui định chung, thống nhất trong việc áp dụng mức bồi thường cho người bị thiệt hại. Tương tự như luận văn của tác giả Phan Thành Bút, tác giả Nguyễn Trần Hồng Loan chưa xác định được phạm vi các vấn đề dân sự cần giải quyết trong vụ án hình sự. Ở phần kiến nghị tác giả Nguyễn Trần Hồng Loan đã đề xuất bổ sung qui định về việc hòa giải giữa các bên tham gia vào việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự ở giai đoạn điều tra, vấn đề này tác giả có thể tham khảo, nghiên cứu để xem xét có nên tổ chức hòa giải cho các bên có liên quan hay không? Từ đó nếu khả thi thì sẽ đưa vào kiến nghị của luận văn.

- Lê Nguyên Thanh (2010), “Một số vấn đề về giải quyết dân sự trong vụ án hình sự”, Tạp chí khoa học pháp lí, (01). Trong bài viết này tác giả Lê Nguyên Thanh đã nêu ra được những ưu điểm của việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự đồng thời nêu được quan điểm của cá nhân về việc xác định giới hạn phạm vi giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự. Hai vấn đề này tác giả có thể tham khảo, học hỏi trong quá trình viết luận văn, cụ thể là ở phần xây dựng khái niệm “vấn đề dân sự trong vụ án hình sự” và phần ý nghĩa của việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự.

Xem tất cả 84 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí