VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ TRÀ
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VAY TIỀN THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH ĐỊNH
Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : 60.38.01.07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN AM HIỂU
HÀ NỘI, năm 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các tài liệu, tư liệu được sử dụng trong luận văn có nguồn dẫn rõ ràng, các kết quả nghiên cứu là quá trình lao động trung thực của tôi.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Trà
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VAY TIỀN 7
1.1. Khái niệm giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tiền theo pháp luật tố tụng dân sự 7
1.2. Đặc trưng của giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tiền theo thủ tục tố tụng dân sự 11
1.3. Các nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tiền. 16 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VAY TIỀN TỪ TỈNH BÌNH ĐỊNH 19
2.1. Khởi kiện và thụ lý giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tiền 19
2.2. Chuẩn bị xét xử và hòa giải trong giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tiền 27
2.3. Phiên tòa sơ thẩm giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tiền 38
2.4. Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tiền tại tỉnh Bình Định ... 43 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VAY TIỀN 63
3.1. Yêu cầu nâng cao chất lượng giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tiền theo bộ luật tố tụng dân sự 63
3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao chất lượng giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tiền theo bộ luật tố tụng dân sự 64
KẾT LUẬN 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLDS Bộ luật dân sự
BLTTDS Bộ luật tố tụng dân sự
TAND Tòa án nhân dân
TANDTC Tòa án nhân dân tối cao
TTDS Tố tụng dân sự
VKSND Viện kiểm sát nhân dân
VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng | Trang | |
2.1. | Thống kê các vụ án dân sự về tranh chấp hợp đồng vay tiền được thụ lý mới từ năm 2011 đến năm 2015 | 44 |
2.2. | Thống kê việc giải quyết vụ án tranh chấp hợp đồng vay tiền cấp sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Bình Định | 45 |
Có thể bạn quan tâm!
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tiền theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bình Định - 2
- Đương Sự Trong Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Vay Tiền
- Điều Kiện Thụ Lý Vụ Án Tranh Chấp Hợp Đồng Vay Tiền
Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển ở nước ta như hiện nay trạng thái thừa vốn, thiếu vốn ở các cá nhân, tổ chức luôn tồn tại. Chính vì vậy, yêu cầu điều hòa nguồn vốn trong xã hội theo phương thức hợp đồng vay tiền có hoàn trả đã phát sinh. Quan hệ vay tiền là một loại quan hệ dân sự diễn ra phổ biến trong đời sồng xã hội. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, nhà nước cho phép các cá nhân, tổ chức thuộc các thành phần kinh tế được tự do kinh doanh, mua bán, không hạn chế về vốn và quy mô sản xuất kinh doanh. Do vậy, việc vay mượn tiền đã trở nên rất phổ biến. Việc vay tiền diễn ra giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tổ chức và giữa cá nhân, tổ chức với các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, tranh chấp về hợp đồng vay tiền như trả chậm, không hoàn trả, tranh chấp về lãi vay và phương thức thanh toán diễn ra ngày một nhiều hơn về số vụ và về giá trị hợp đồng vay tiền ngày càng lớn. Số lượng án tranh chấp hợp đồng vay tiền chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số các vụ án dân sự mà Tòa án thụ lý, giải quyết. Việc giải quyết các tranh chấp về dân sự của Tòa án đã góp phần giải quyết được những mâu thuẫn trong các quan hệ dân sự. Hầu hết các bản án, quyết định được ban hành đúng quy định của pháp luật, thấu tình, đạt lý, có tính giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật, góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân và các tổ chức.
Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội đã kế thừa và sửa đổi bổ sung một số điều trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011, theo thể chế chiến lược cải cách tư pháp, đổi mới, cải cách thủ tục tố tụng theo hướng công khai, minh bạch, dân chủ, bảo đảm về quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn từ đó góp phần giải quyết các vụ
việc dân sự nhanh chóng, kịp thời, nâng cao hiệu quả giải quyết các vụ việc.
Trên địa bàn tỉnh Bình Định, số lượng án về tranh chấp hợp đồng vay tiền trong những năm qua có xu hướng ngày càng tăng. Mức độ đa dạng, tính phức tạp cũng khác nhau nên việc giải quyết gặp nhiều khó khăn trong việc nhận định, vận dụng pháp luật tố tụng trong giải quyết tranh chấp. Thực tiễn giải quyết đối với các tranh chấp hợp đồng vay tiền của Tòa án trên địa bàn tình Bình Định đạt được những kết quả nhất định, góp phần giải quyết số lượng án, giải quyết mâu thuẫn, đấu tranh với các hành vi trái pháp luật, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội tại tỉnh Bình Định. Ngoài ra, qua thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tiền vẫn còn những bất cập, tồn tại như có những vụ án còn để tồn đọng, kéo dài, vi phạm thời hạn tố tụng, có những vụ án bị sửa, hủy gây ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự. Dẫn đến tình trạng bức xúc, khiếu nại vượt cấp trong nhân dân ảnh hưởng tới việc gây dựng hình ảnh, lòng tin của người dân vào cơ quan xét xử.
Do vậy, với mong muốn nghiên cứu và phân tích về lý luận, quy định pháp luật cùng những tồn tại để từ đó đề ra giải pháp khắc phục những tồn tại trong giải quyết tranh chấp về hợp đồng vay tiền tại tỉnh Bình Định trong thời gian tới, tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tiền theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bình Định” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Pháp luật về hợp đồng vay nói chung ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu dưới dạng cử nhân luật, tiến sĩ luật học, thạc sĩ luật học, đặc biệt sau khi BLTTDS 2004 được ban hành. Những công trình đó thường tập trung nghiên cứu một vấn đề chung về pháp lý của thiết chế hợp đồng vay tài sản, về giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản nói chung hay các khía cạnh của hợp đồng vay tiền như lãi suất của hợp đồng vay tài sản, tài sản thế chấp đảm bảo của hợp đồng vay tài sản..., thể hiện ở công trình nghiên cứu như:
“Một số vướng mắc trong việc giải quyết tranh chấp về hợp đồng vay tài sản liên quan đến trả lãi và lãi suất” của Trần Văn Biên, tạp chí nhà nước và pháp luật, số 11/2001;
Luận án tiến sĩ về “Lãi suất trong hợp đồng vay tài sản theo pháp luật dân sự Việt Nam” của Nguyễn Tiến Thành năm 2006;
Luận văn thạc sĩ năm 2015 về “Lãi suất trong hợp đồng vay tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Phương Linh. Đây là những công trình nghiên cứu mang tính chất lý luận cơ bản về hợp đồng vay tài sản nói chung gồm tất cả các loại tài sản như vật, tiền, giấy tờ có giá và các quy định về lãi suất theo Bộ luật Dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành của cơ quan pháp luật Trung ương. Từ đó phân tích, đánh giá về lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước công bố. Đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật dân sự về lãi suất hợp đồng vay tài sản nói chung, không đề cập một cách cụ thể về một loại tài sản là hợp đồng vay tiền. Các công trình nghiên cứu này đề cập đến một khía cạnh của hợp đồng vay tài sản là về lãi suất theo quy định của Bộ luật dân sự hiện nay. Hay những công trình nghiên cứu về khía cạnh khác của hợp đồng vay tài sản là thế chấp tài sản đảm bảo khoản vay như:
Luận Văn thạc sĩ luật học năm 2006 “Thế chấp tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Nông thị Bích Diệp;
Luận Văn thạc sĩ luật học năm 2014 “Pháp luật về thế chấp tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện” của tác giả Bùi Thị Duyên;
Luận văn thạc sĩ luật học “ Xử lý tài sản thế chấp để đảm bảo khoản thực hiện hợp đồng vay tài sản với tổ chức tín dụng theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Nguyễn Ngọc Tài.
Những công trình đó nghiên cứu ở diện chung nhất của luật hợp đồng vay tài sản về lãi suất và tài sản thế chấp đảm bảo khoản vay theo quy định