Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh Tổng công ty Tài Chính Cổ phần Dầu khí VPFC hướng tới Tập đoàn tài chính - 12


9. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước là cơ quan tham mưu cho Chính phủ trong việc xây dựng và ban hành Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của các tổ chức tài chính, vì thế để có thể tạo được môi trường pháp lý và điều kiên thuận lợi cho tiềm lực về vốn hình thành TĐTC của công ty tài chính nói chung, PVFC nói riêng cần:

9.1. Về huy động vốn

+ Quy định linh hoạt hơn về kỳ hạn huy động vốn của công ty tài chính, không nên hạn chế kỳ hạn trên 1 năm bởi vì các doanh nghiệp trong Tổng công ty, Tập đoàn hầu như không có vốn nhàn rỗi trong 1 năm. Đồng thời việc mở rộng phạm vi và linh hoạt kỳ hạn huy động vốn vẫn không trái với quy định của pháp luật nhưng sẽ tạo điều kiện cho công ty tài chính có khả năng tích tụ, tập trung được vốn nhà rỗi, góp phần phục vụ nhu cầu về vốn cho các Tổng công ty, Tập đoàn tạo động lực thúc đẩy cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

+ Giảm bớt các thủ tục hành chính phiền hà, những quy định không thực tế trong việc xin phép phát hành trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu công trình.


9.2. Về sử dụng vốn

Ngân hàng Nhà nước cần có quy định riêng phù hợp đối với công ty tài chính trong các Tổng công ty, Tập đoàn về giới hạn tỷ lệ, hạn mức cho vay.

9.3. Hoạt động ngoại hối

Mối quan hệ giữa các Tổng công ty, Tập đoàn với các tổ chức nước ngoài và quốc tế có liên quan mật thiết bắt buộc phải sử dụng đồng tiền có thể chuyển đổi USD, EURO...Vì vậy các công ty tài chính trong đó có PVFC đòi


hỏi cần sớm được thực hiện hoạt động ngoại hối như các NHTM mới có thể thu hút được nguồn ngoại tệ không nhỏ cho đất nước.

10. Kiến nghị với Tập đoàn Dầu khí

Tập đoàn cần phân định rõ chức năng nhiệm vụ giữa ban tài chính của Petro VN với PVFC, chức năng nhiệm vụ của PVFC là trung gian tài chính, cầu nối giữa Petro VN, các doanh nghiệp thành viên với các tổ chức tài chính trong nước và thế giới. Vì vậy tập đoàn cần thiết giao nhiệm vụ rõ cho PVFC nhằm tăng cường tính độc lập tự chủ, giao cho PVFC xây dựng các phương án huy động vốn qua phát hành trái phiếu Tập đoàn và thực hiện làm đại lý phát hành. Ngoải ra, uỷ thác cho PVFC làm đại diện trong huy động vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, uỷ thác cho PVFC quản lý nguồn vốn tự tích luỹ để tái đầu tư.


KẾT LUẬN


Từ sau khi gia nhập WTO, theo đúng lộ trình cam kết, trước những đòi hỏi cấp bách khi hội nhập kinh tế quốc tế là phải mở rộng thị trường Tài chính- Ngân hàng, các tổ chức tài chính lớn cùng với các Ngân hàng thương mại đang đứng trước nhiều thách thức và cơ hội lớn để có thể phát triển thành các tập đoàn tài chính, tập đoàn Tài chính- Ngân hàng mạnh. Trở thành tập đoàn tài chính là một xu hướng hấp dẫn, nhưng không có nghĩa là bất cứ tổ chức tài chính nào cũng dễ dàng đạt được nó. Bên cạnh tiềm lực tài chính khổng lồ các tổ chức tài chính cũng phải đáp ứng được những yêu cầu cơ bản về tổ chức, cơ cấu hoạt động, nhân sự, theo tiêu chuẩn quốc tế. Việc PVFC hướng đến một tập đoàn tài chính cũng là phù hợp với điều kiện khách quan và đáp ứng nhu cầu bức thiết của thị trường tài chính hiện nay. Qua nghiên cứu luận văn đã rút ra một số kết quả sau đây:

1- Khái quát hoá về công ty tài chính, tập đoàn tài chính và những đặc điểm, lợi thế, sự cần thiết của nó trong thị trường tài chính- tiền tệ rút ra bài học kinh nghiệm để xây dựng tập đoàn tài chính, Tập đoàn tài chính- Ngân hàng nói chung và cho PVFC nói riêng khi Việt nam trong hội nhập kinh tế quốc tế đặc biệt là về thị trường tài chính

2- Phân tích thực trạng các hoạt động kinh doanh, các nghiệp vụ truyền thống của PVFC, rút ra các ưu, nhược điểm từ đó đánh giá điều kiện xây dựng Tập đoàn tài chính theo như định hướng đến năm 2010 của Tổng công ty

3- Cũng trên cơ sở nghiên cứu các giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của PVFC,các giải pháp này sẽ tăng thêm khả năng huy động và sử dụng vốn hợp lý đồng thời phát huy được mảng dịch vụ mũi nhọn của Tổng công ty là dịch vụ tài chính, khoá luận đã tìm hiểu và xây dựng lộ trình thành lập Tập đoàn tài chính một cách chi tiết và có khả thi.


4- Đưa ra một số kiến nghị với Nhà nước và các cơ quan hữu quan trong việc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cũng như tạo ra một môi trường pháp lý thông thoáng nhằm tạo điều kiện thực hiện tốt các giải pháp đề ra

Mô hình Tập đoàn tài chính là mô hình còn hết sức mới mẻ đối với Việt Nam hiện nay, khoá luận chỉ đứng trên một góc độ rất nhỏ và chỉ cụ thể dừng ở tổng công ty tài chính Cổ phần Dầu khí, và chắc chắn sẽ còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu thêm để có thể hoàn thiện hơn nữa thị trường tài chính ở Việt Nam, nhiều hấp dẫn nhưng cũng nhiều thử thách.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1) Huỳnh Ngọc Hạnh, tìm hiểu về tập đoàn Tài chính- Ngân hàng, trường cao đẳng TC-KT, nội san NCKH, số 46

2) Nguyễn Đại Lai- Nhận dạng về tập đoàn tài chính- Đề xuất khái niệm và khuyến nghị với các NHTM ở Việt Nam, chuyên đề nghiên cứu trao đổi- Ngân hàng Nhà nước.

3) Lê Văn Sang- Trần Quang Lâm, các công ty xuyên quốc gia trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI, Nxb khoa học- xã hội

4) ThS Phan Anh Tuấn - Đề cương bài giảng lý thuyết tài chính tiền tệ 2006

5) Vũ Huy Từ- Mô hình tập đoàn kinh tế trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá

6) Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 315, tháng 8/2004, số 329, tháng 10/2005. số 367, tháng 6/2006

7) Tạp chí tài chính Ngân hàng số 15 ( tháng 8/2006); số 6 ( tháng 6/2006); số 17/2006

8) Tạp chí chứng khoán Việt Nam số 4 ( tháng 4/2005)

9) Tạp chí tổ chức Nhà nước 1/2007

10) Báo cáo tài chính Tổng công ty tài chính Cổ phần Dầu khí 2001- 2007

11) Đặng thị hồng Loan- Khoá luận năm 2006: Nghiên cứu hoạt động của một số tập đoàn tài chính trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam http://www.kiemtoan.com.vn

http://pvfc.com.vn http://www.centralbank.vn/vn/home/tinnghiencuu http://www.forbes.com http://www.vneconomy.vn

http://www.sbv.gov.vn/vn/home/tinnghiencuu.jsp?tin=276


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ


Tên

Nội dung

Trang

Bảng 1

Sự khác biệt giữa công ty tài chính và NHTM

5

Bảng 2

Danh sách 7 TĐTC lớn nhất thế giới năm 2006

14

Bảng 3

Tình hình hoạt động kinh doanh của PVFC 2001- 2007

42

Bảng 4

Cơ cấu đầu tư kinh doanh dự kiến PVFC năm 2008

45

Bảng 5

Biểu lãi suất cho vay cá nhân tại PVFC

46

Bảng 6

Tỷ lệ nắm giữ vốn của Tập đoàn Dầu khí tại PVFC

61

Sơ đồ

Cơ cấu tổ chức Tổng công ty tài chính Cổ phần Dầu khí

PVFC

32

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh Tổng công ty Tài Chính Cổ phần Dầu khí VPFC hướng tới Tập đoàn tài chính - 12


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


TĐTC : Tập đoàn tài chính

TĐTC- NH : Tập đoàn tài chính- Ngân hàng NHTM : Ngân hàng thương mại

PVFC: Tổng công ty tài chính Cổ phần Dầu khí Petro VN: Tập đoàn Dầu khí Việt nam

UTĐT: Uỷ thác đầu tư


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH VÀ XU HƯỚNG HÌNH THÀNH TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 4

I- KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH 4

1. TÌM HIỂU VỀ CÔNG TY TÀI CHÍNH 4

1.1. KHÁI NIỆM 4

1.2. PHÂN LOẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH 6

2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH 6

2.1 KHÁI NIỆM 6

2.2. NGUYÊN TẮC HÌNH THÀNH TĐTC 10

2.3. ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH 11

2.4. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TĐTC 13

2.5. VAI TRÒ CỦA TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 17

II. CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH 18

1. CƠ CHẾ QUẢN LÝ TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH 18

2. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH 20

III. XU HƯỚNG HÌNH THÀNH TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 20

1. XU HƯỚNG HÌNH THÀNH TRÊN THẾ GIỚI 20

2. XU THẾ HÌNH THÀNH TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 24

3 . VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI THÀNH LẬP TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 25

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 02/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí