Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bà Rịa - 2

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

Hình 2. 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của BIDV – Chi nhánh Bà Rịa 21

Hình 3.2: Quy trình giao dịch Tiết kiệm đề xuất 48

Biểu đồ 2.1: Số lượng cán bộ nhân viên BIDV Bà Rịa từ năm 2012-2018 23

Biểu đồ 2.2: Dư nợ BQ của BIDV Bà Rịa từ năm 2015-2017 26

Biểu đồ 2.3: Thu dịch vụ ròng của BIDV Bà Rịa năm 2015-2017 27

Biểu đồ 2.3: Huy động vốn bình quân của BIDV Bà Rịa năm 2015-2017 28

Biểu đồ 2.4: Quy mô HĐVcủa các chi nhánh BIDV trên địa bàn giai đoạn 2013 – 2017 ...29 Biểu đồ 2.5: Quy mô huy động vốn của BIDV Bà Rịa và các ngân hàng khác giai đoạn 2013-2017 31


PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Những năm gần đây, ngành Ngân hàng Việt Nam đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, từng bước tiến sâu hơn vào quá trình hội nhập quốc tế. Đây là cơ hội để hệ thống tài chính – ngân hàng tiếp cận nguồn vốn, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm chuyên gia… Bên cạnh đó cũng đặt ra không ít thách thức cho Ngành ngân hàng trong quá trình cải cách để tiến đến một hệ thống ngân hàng phát triển ổn định và bền vững.

Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với nhiệm vụ thường xuyên và chủ yếu là huy động vốn để cho vay (Nguyễn Đăng Dờn, 2004). Vì vậy các NHTM rất chú trọng đến vấn đề huy động vốn đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh của mình và có thể đây là chức năng quan trọng nhất của các NHTM.

Huy động vốn chiếm tỷ trọng lớn trong các hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Từ năm 2013 đến nay BIDV luôn giữ vị trí cao trong khối NHTMCP tại Việt Nam về quy mô huy động vốn, quy mô tín dụng, quy mô bán lẻ với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2013-2016 tương ứng xấp xỉ 40%/năm.

Trong những năm qua, với việc nhận thức được tầm quan trọng của công tác huy động vốn. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bà Rịa đã áp dụng nhiều chính sách, biện pháp và hình thức để phát triển nguồn vốn. Nguồn vốn của ngân hàng qua các năm không ngừng tăng lên với tốc độ tăng trưởng khá cao. Tuy nhiên, so với tỷ trọng của tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn thì nguồn vốn huy động của chi nhánh còn chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn, chưa xứng tầm với tiềm năng của chi nhánh. Thu nhập ròng từ hoạt động huy động vốn đóng góp trong tổng thu nhập ròng hoạt động kinh doanh chung của chi nhánh những năm vừa qua cũng chưa thực sự cao.


Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bà Rịa (BIDV Bà Rịa) nằm ngay trung tâm Thành Phố Bà Rịa, thuộc Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Từ 2013-2016 huy động vốn đều tăng, với mức tăng trưởng bình quân 19%/năm. Như vậy so với toàn hệ thống BIDV Bà Rịa vẫn tăng trưởng ít mặc dù BIDV Bà Rịa đã áp dụng nhiều chính sách, biện pháp và hình thức để huy động tối đa tiềm năng nguồn vốn . Đây là một bài toán luôn khiến Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên chi nhánh phải trăn trở. Chính vì vậy tác giả chọn đề tài “ Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bà Rịa” làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế chuyên ngành quản trị kinh doanh của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa các lý thuyết cơ bản về hiệu quả huy vốn tại các ngân hàng thương mại.

- Đánh giá thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bà Rịa.

- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả huy vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bà Rịa.

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động tiền vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bà Rịa.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Không gian: tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bà Rịa.

Thời gian: từ tháng 05/2018 đến tháng 8/2018

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Dữ liệu nghiên cứu

- Dữ liệu thứ cấp: Được lấy từ các báo cáo và các văn bản của Bộ Tài chính, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bà Rịa, Số liệu từ niên giám thống kê; Các báo cáo kế


hoạch của phòng ban tại BIDV Bà Rịa và các bài báo, bài nghiên cứu khác…

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp được sử dụng trong đề tài, gồm:

-Phương pháp thống kê mô tả: Là phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.

-Phương pháp thống kê so sánh: Thông qua các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối để so sánh cho thấy được sự thay đổi của hiện tượng nghiên cứu.

5. Điểm mới của đề tài

Trong nước có rất nhiều đề tài nghiên cứu về hiệu quả huy động vốn ở nhiều NHTM nhưng tại BIDV Bà Rịa chưa có nhiều luận văn nghiên cứu về vấn đề này. Do đó, đề tài này sẽ giúp BIDV Bà Rịa có cái nhìn tồng thể về huy động tiền gửi nói chung, từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả huy động vốn.

Qua bài nghiên cứu này, tác giả huy vọng sẽ giúp cho Ban lãnh đạo BIDV chi nhánh Bà Rịa có những chiến lược phù hợp không chỉ thu hút được nhiều nguồn tiền gửi tại đơn vị, mà còn giúp cho các chi nhánh khác trong hệ thống BIDV nói riêng và ngành ngân hàng nói chung có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong quá trình phát triển.

6. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục các bảng biểu, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Những lý luận cơ bản về hiệu quả huy động vốn của NHTM Chương 2: Phân tích thực trạng hiệu quả huy động vốn tại BIDV chi nhánh Bà Rịa. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại BIDV chi nhánh Bà Rịa


CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM

1.1. Một số lý luận cơ bản về ngân hàng thương mại

1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại (NHTM) là loại hình doanh nghiệp đặc biệt hoạt động trên lĩnh vực tiền tệ tín dụng, với chức năng chủ yếu là làm trung gian tín dụng, trung gian thanh toán giữa các doanh nghiệp và các cá nhân trong nền kinh tế.

Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”. Trong đó, một TCTD được định nghĩa “là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo qui định của Luật này và theo các qui định khác của Pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán” (Quốc Hội, 1997).

Ngoài ra, theo Nghị định Chính phủ số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000 cũng có nêu: “Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước”(Nghị định Chính phủ, 2000). Trong đó, hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.

NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu lợi nhuận”, và định nghĩa: “Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản”(Quốc hội, 2010).

Như vậy NHTM hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.


1.1.2.Chức năng của ngân hàng thương mại Chức năng trung gian tín dụng

Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trò là cầu nối giữa

người dư thừa vốn và người có nhu cầu về vốn thông qua việc huy động các khoản vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, tập hợp lại để cung cấp tín dụng cho nền kinh tế.

Với chức năng trung gian tín dụng, NHTM đã góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia bao gồm: người gửi tiền, ngân hàng và người đi vay, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại vì nó phản ánh bản chất của ngân hàng thương mại là đi vay để cho vay, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Đồng thời nó cũng là cơ sở để thực hiện các chức năng khác (Phan Thị Thu Hà, 2007).

Chức năng trung gian thanh toán

Ngân hàng thương mại đóng vai trò như là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân khi thực hiện các lệnh thanh toán chuyển khoản, lệnh thu chi, dịch vụ tài khoản cho khách hàng bằng cách cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán khác nhau như: uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, thanh toán qua hệ thống thẻ, máy POS

… Tuỳ theo nhu cầu mà mỗi khách hàng có thể lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp với mình.

Nhờ có chức năng trung gian thanh toán mà khách hàng không phải dự trữ số lượng lớn tiền mặt, không phải đem tiền mặt đi thanh toán trức tiếp … qua đó giúp tiết kiệm thời gian, giảm thiểu chi phí, giảm thiểu rủi ro như rủi ro về tiền giả, trộm cướp …; thúc đẩy lưu thông hàng hoá, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế (Nguyễn Thị Minh Hiền, 2011).

Đối với ngân hàng thương mại, chức năng này góp phần tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng thông qua việc thu phí thanh toán và là cơ sở hình thành chức năng tạo tiền của ngân hàng thương mại.


Chức năng tạo tiền

Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rò bản chất của Ngân hàng thương mại. Với mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận các Ngân hàng thương mại với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã vô hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế. Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của Ngân hàng thương mại là chức năng trung gian tín dụng và chức năng thanh toán (David Cox, 1997, trang 54)

Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ đối với nhà cung cấp... Số tiền thanh toán cho nhà cung cấp lại được gửi vào tài khoản của nhà cung cấp tại ngân hàng với tên gọi là tiền gửi thanh toán (Phan Thị Thu Hà, 2007, trang 24). Ngân hàng của nhà cung cấp lại sử dụng nguồn tiền tạm thời này để cho vay với các đối tượng khác … Với chức năng này, hệ thống Ngân hàng thương mại đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội.

1.2. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại

Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của ngân hàng thương mại

Huy động vốn của NHTM là nghiệp vụ tiếp nhận nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các cá nhân bằng nhiều hình thức : tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc trả đầy đủ gốc và lãi cho người gửi theo thỏa thuận.

Vốn huy động là nguồn vốn quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn của NHTM và đó cũng chính là mục tiêu tăng trưởng của các ngân hàng

1.2.1. Nguồn vốn của ngân hàng thương mại

Vốn chủ sở hữu: Hay còn gọi là vốn tự có là vốn riêng của NHTM, đây là số vốn ban đầu và được gia tăng không ngừng cùng với quá trình phát triển của NHTM. Về phương diện quản lý, vốn tự có là số vốn tối thiểu, bắt buộc một NHTM phải có để được cấp giấy phép kinh doanh, đồng thời là cơ sở để thu hút các nguồn vốn khác.


Vốn tự có có vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng với những chức năng: Chức năng bảo vệ, chức năng đảm bảo thanh toán, chức năng hoạt động .Vốn tự có của NHTM được chia thành các khoản mục: Vốn điều lệ, vốn tự có bổ sung và các quỹ ngân hàng (Phạm Thị Hồng Nhung, 2017).

Bảng 1.1: Các nguồn vốn của NHTM


STT

Nguồn vốn

Nội dung


1


Vốn điều lệ

Là vốn tự có ban đầu khi thành lập ngân hàng, vốn điều lệ của NHTM chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn hoạt động của NHTM nhưng nó lại mang tính ổn định cao và có vị trí đặc biệt quan trọng trong hoạt động của ngân hàng.


2


Vốn tự bổ sung

Là vốn hình thành khi ngân hàng đi vào hoạt động, có thể do Nhà nước cấp hoặc do việc bán thêm cổ phần, nhưng chủ yếu được trích qua lợi nhuận của ngân hàng trong quá trình kinh doanh.


3


Vốn đi vay

Là vốn giúp cho các NHTM bổ sung nguồn vốn ngắn hạn của mình để đảm bảo duy trì hoạt động một cách bình thường.

-Vốn đi vay ngân hàng Nhà nước: Vay qua hình thức tái cấp vốn như chiết khấu, tái chiết khấu chứng từ có giá, vay cầm cố chưng từ có giá, cho vay lại hồ sơ tín dụng...

-Vốn đi vay các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín

dụng khác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.

Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bà Rịa - 2

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Ngoài các nguồn vốn trên còn có vốn khác như vốn tài trợ, vốn ủy thác đầu tư,

các nguồn vốn khác trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Xem tất cả 72 trang.

Ngày đăng: 06/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí