DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ACB: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
ACB Leasing: Công ty Cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu BSC: Thẻ điểm cân bằng (Balance Scoredcard)
CB-CNV: Cán bộ - công nhân viên
eCSI: Chỉ số hài lòng của khách hàng bên ngoài DVKH: Dịch vụ khách hàng
KPI: Chỉ số đánh giá thực hiện công việc (Key Performance Indicator)
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu - 1
- Những Xu Hướng Quản Trị Nguồn Nhân Lực Ngày Nay
- Nội Dung, Trình Tự Của Quá Trình Tuyển Dụng (Trần Kim Dung, 2013, P.111)
- Mô Hình Quản Trị Nguồn Nhân Lực (Trần Kim Dung, 2013, P.18)
Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.
HCNS: Hành chánh - Nhân sự
iCSI: Chỉ số hài lòng của khách hàng nội bộ
PAF: Bảng đánh giá thành tích công việc (Performance Assessment Form) PTTD: Phân tích tín dụng
MỞ ĐẦU
1. Lý do hình thành đề tài
Từ cuối những năm 1970, vấn đề cạnh tranh gay gắt trên thị trường cùng với sự chuyển đổi từ quá trình sản xuất công nghiệp theo lối cổ truyền sang quá trình sản xuất theo các công nghệ kỹ thuật hiện đại, những biến đổi trong cơ cấu nghề nghiệp, việc làm và nhu cầu ngày càng nâng cao của nhân viên đã tạo ra cách tiếp cận mới về quản trị con người trong một tổ chức, doanh nghiệp. Vấn đề quản trị con người trong một tổ chức, doanh nghiệp không còn đơn thuần là vấn đề quản trị hành chính nhân viên. Dưới áp lực phát triển bền vững trong một nền kinh tế năng động, cạnh tranh gay gắt, việc xây dựng một đội ngũ nhân viên có năng lực, giàu nhiệt huyết với công việc và sẵn sàng gắn bó lâu dài với tổ chức luôn là một trong những thử thách hàng đầu đối với các chủ doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Chính vì vậy, các doanh nghiệp không thể bỏ qua tầm quan trọng của công tác quản trị nguồn nhân lực tại đơn vị.
Công ty Cho thuê tài chính ngân hàng Á Châu (ACB Leasing) là tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% trực thuộc Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu (ACB), chính thức hoạt động từ ngày 29/10/2007. Là một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, có thể khẳng định chất lượng nguồn nhân lực của ACB Leasing là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ, kết quả hoạt động và định hướng phát tiển lâu dài của công ty. Thiết nghĩ, hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực là một mục tiêu không thể thiếu trong chiến lược phát triển bền vững của công ty.
Với những lý do và ý nghĩa như trên, tôi chọn đề tài “Giải pháp hoàn thiện công tác công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Cho thuê tài chính ngân hàng Á Châu” để thực hiện
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định vấn về cần khắc phục trong công tác quản trị nguồn nhân lực tại ACB Leasing.
- Đề ra giải pháp thích hợp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại ACB Leasing.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu
b. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại công ty Cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu. Mẫu khảo sát được lấy từ toàn thể Cán bộ - công nhân viên công ty gồm 73 người (không bao gồm Tổng giám đốc và Hội đồng thành viên của công ty).
4. Phương pháp nghiên cứu
Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý thuyết về quản trị nguồn nhân lực và thực hiện phương pháp phỏng vấn để xây dựng bảng câu hỏi khảo sát. Nội dung bảng câu hỏi xoay quanh nội dung đánh giá thực trạng và nêu lên những vấn đề đang tồn tại trong công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty.
Giai đoạn 2: Thu thập các tài liệu liên quan đến công tác quản trị nguồn nhân lực kết hợp với kết quả khảo sát ở trên, tác giả phân tích và đưa ra những vấn đề đang tồn tại, làm ảnh hưởng đến hiệu quả trong công tác quản trị nguồn nhân lực. Sau đó, dựa trên cơ sở lý thuyết và tình hình thực tế của đơn vị, đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt, việc xây dựng một tổ chức vững mạnh, đội ngũ nhân viên có năng lực, giàu nhiệt huyết với công việc và sẵn sàng gắn bó lâu dài với tổ chức là điều mong muốn của tất cả doanh nghiệp. Đề tài nghiên cứu này nhằm phân tích, đánh
giá toàn diện công tác quản trị nguồn nhân lực, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp để ứng dụng và nâng cao hiệu quả công tác quản trị tại Công ty Cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu.
6. Bố cục luận văn
Luận văn bao gồm các phần chính sau:
Phần mở đầu: lý do hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về quản trị nguồn nhân lực
Chương 2: Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu
Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Cho thuê tài chính ngân hàng Á Châu
Kết luận Phụ lục
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
1.1 Khái niệm và vai trò của quản trị nguồn nhân lực
1.1.1 Khái niệm
1.1.1.1Nguồn nhân lực
Khái niệm nguồn nhân lực được sử dụng rộng rãi ở các nước có nguồn kinh tế phát triển từ những năm giữa thế kỷ thứ XX, với ý nghĩa là nguồn lực con người, thể hiện một sự nhìn nhận lại vai trò yếu tố con người trong quá trình phát triển. Nội hàm nguồn nhân lực không chỉ bao hàm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, cũng không chỉ bao hàm về mặt chất lượng mà còn chứa đựng hàm ý rộng hơn.
Theo Liên hợp quốc thì nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển (Dương Thị Vân, 2011).
Các nhà khoa học tham gia chương trình KX-07 lại cho rằng nguồn nhân lực cần được hiểu là số dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực, phẩm chất và đạo đức của người lao động (Dương Thị Vân, 2011).
Từ những quan niệm trên có thể hiểu nguồn nhân lực là tổng hợp những con người cụ thể có khả năng tham gia vào quá trình lao động với các yếu tố về thể lực, trí lực, tâm lực; tiềm năng lao động của một tổ chức, một địa phương, một quốc gia trong thể thống nhất hữu cơ năng lực xã hội (thể lực, trí lực, nhân cách); và tính năng động xã hội và sức sáng tạo của con người, yếu tố liên quan đến chính sách giải phóng sức lao động, tạo động lực phát triển, phát huy tài năng. Tính thống nhất đó được thể hiện ở quá trình biến nguồn lực con người thành vốn con người đáp ứng yêu cầu phát triển.
Ở phạm vi trong một tổ chức thì ngoài những đặc tính khái quát trên, nguồn nhân lực là tất cả các thành viên đang tham gia hoạt động cho Tổ chức, không phân biệt vị trí công việc, mức độ phức tạp hay mức độ quan trọng của công việc. Nguồn nhân lực của một tổ chức được hình thành trên cơ sở của các cá nhân có vai trò khác nhau và được liên kết với nhau theo những mục tiêu nhất định. Nguồn nhân lực khác với các nguồn lực khác của doanh nghiệp do chính bản chất của con người.
1.1.1.2 Quản trị nguồn nhân lực
Quản trị nguồn nhân lực là phối hợp một cách tổng thể các hoạt động hoạch định, tuyển chọn, duy trì phát triển, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhân sự thông qua tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chiến lược và định hướng viễn cảnh của tổ chức (Nguyễn Hữu Thân, 2012)
Quản trị nguồn nhân lực là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức năng về thu hút, đào tạo – phát triển và duy trì con người của một tổ chức nhằm đạt được kết quả tối ưu cho cả tổ chức lẫn nhân viên. (Trần Kim Dung, 2013)
Quản trị nguồn nhân lực là chức năng cơ bản của quản trị học, giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến con người trong tổ chức, gắn với những công việc cụ thể của họ cùng các mối quan hệ nảy sinh trong quá trình làm việc nhằm tạo điều kiện để mọi người hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và làm việc hiệu quả cho mục tiêu cuối cùng của tổ chức” (Phạm Phi Yên, 2009)
Quản trị nguồn nhân lực trong những thập kỷ gần đây ngày càng có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp khi trình độ năng lực của nhân viên được nâng cao và mức độ trang bị kỹ thuật ngày càng hiện đại, tính chất công việc phức tạp, mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt trên thị trường. Những thay đổi trong môi trường kinh tế vĩ mô và vi mô buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại cũng phải thay đổi, chủ động sáng tạo với công nghệ mới, dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng. Đó chính là động lực để các doanh nghiệp hoàn thiện chất lượng nguồn nhân lực thông
qua công tác thu hút, phát triển, duy trì; tạo lợi thế cạnh tranh, khẳng định thương hiệu trên thị trường.
1.1.2 Mục tiêu và vai trò của quản trị nguồn nhân lực
1.1.2.1 Mục tiêu
Quản trị nguồn nhân lực nghiên cứu các vấn đề về quản trị con người trong các tổ chức ở tầm vi mô và có hai mục tiêu cơ bản:
- Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức.
- Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên phát huy tối đa các năng lực cá nhân, được kích thích, động viên nhiều nhất tại nơi làm việc và trung thành, tận tâm với doanh nghiệp.
1.1.2.2 Vai trò
Quản trị nguồn nhân lực có vai trò quan trọng trong tổ chức. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường, buộc doanh nghiệp muốn tồn tạiphải cải cách theo hướng tinh giảm, hiệu quả mà trong đó yếu tố con người mang tính quyết định.
Vai trò của quản trị nguồn nhân lực được thể hiện qua các yếu tố sau :
- Quản trị đạt hiệu quả tối ưu nhằm tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm dịch vụ, giảm chi phí, tăng vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với sự thay đổi của công nghệ, môi trường kinh doanh thông qua việc tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân viên.
- Đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên phát huy năng lực cá nhân
- Khuyến khích, động viên nhân viên làm việc tích cực, gắn bó và trung thành với doanh nghiệp.
- Thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp một cách hiệu quả thông qua việc liên kết nguồn nhân lực và các nguồn lực khác.
Tóm lại, quản trị nguồn nhân lực đóng vai trò trung tâm trong quá trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể tồn tại, phát triển và đi lên trong cạnh tranh. Vai trò trọng tâm này xuất phát từ vai trò của con người: con người là yếu tố cấu thành doanh nghiệp; bản thân con người vận hành doanh nghiệp và con người quyết định sự thắng bại của doanh nghiệp. Chính vì vai trò quan trọng của nguồn nhân lực nên quản trị nguồn nhân lực là một lĩnh vực quản trị quan trọng trong mọi doanh nghiệp.
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực
1.2.1 Môi trường bên ngoài
Môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến nguồn nhân lực bởi các yếu tố sau:
- Hoàn cảnh kinh tế: Tình hình kinh tế và thời cơ kinh doanh ảnh hưởng lớn đến quản lý nhân sự. Khi có biến động về kinh tế thì doanh nghiệp phải biết điều chỉnh các hoạt động để có thể thích nghi và phát triển tốt.
- Dân số, lực lượng lao động: Tình hình phát triển dân số với lực lượng lao động tăng đòi hỏi phải tạo thêm nhiều việc làm mới; ngược lại sẽ làm lão hóa đội ngũ lao động trong công ty và khan hiếm nguồn nhân lực.
- Luật pháp cũng ảnh hưởng đến quản lý nhân sự, ràng buộc các doanh nghiệp trong việc tuyển dụng, đãi ngộ người lao động, đòi hỏi giải quyết tốt mối quan hệ về lao động.
- Văn hoá - xã hội: Đặc thù văn hóa - xã hội của mỗi nước, mỗi vùng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý nhân sự với nấc thang giá trị khác nhau, về giới tính, đẳng cấp...
- Khoa học kỹ thuật công nghệ phát triển đặt ra nhiều thách thức về quản lý nhân sự; đòi hỏi tăng cường việc đào tạo, đào tạo lại nghề nghiệp, sắp xếp lại lực lượng lao động và thu hút nguồn nhân lực mới có kỹ năng cao.
- Các cơ quan chính quyền cùng các đoàn thể có ảnh hưởng đến quản lý nhân sự về những vấn đề liên quan đến chính sách, chế độ lao động và xã hội.