vững mà trước hết là phát triển loại hình DLST bền vững, tạo tay nghề cho hướng dẫn viên hay quy hoạch tiến tới thiết kế DLST cho một khu hay một tour DLST.
Với mong muốn đem đến cho các bạn một cách tiếp cận khác hơn về DLST và nhằm cung cấp một nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho các bạn, chúng tôi mạnh dạn biên soạn cuốn tài liệu này.
Do tính “mới” của DLST không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả ở rất nhiều nước trên thế giới (kể cả những nước đi đầu trong lĩnh vực DLST), một số sai sót là không thể tránh khỏi và chưa hoàn toàn đáp ứng được các đòi hỏi của bạn đọc. Chúng tôi mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn đọc để cuốn sách DLST ra đời một cách hoàn chỉnh.
GS. TSKH Lê Huy Bá
NHẬP MÔN DU LỊCH SINH THÁI
Có thể bạn quan tâm!
- Du lịch sinh thái - 1
- Du lịch sinh thái - 2
- Du lịch sinh thái - 4
- Du lịch sinh thái - 5
- Du lịch sinh thái - 6
Xem toàn bộ 415 trang tài liệu này.
Như chúng ta đã biết, từ thời Tomat Cook đến nay du lịch đã thay đổi rất nhiều cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Du lịch trong thế kỷ này đang là một hiện tượng đã và đang chi phối rất mạnh mẽ đến nền kinh tế của toàn nhân loại và đang là ngành công nghiệp lớn nhất thế giới (Pacific Asia Travel Association (PATA), World Travel and Tourism Council (WTTC), World Tourism Organization), được chứng minh bằng các con số như sau:
- Kinh tế du lịch thu hút được khoảng 11 triệu lao động ở vùng Đông Nam Á (chiếm 7,9% tổng lao động trong ngành du lịch của thế giới) và chiếm 9,9% trong tổng số lao động trong các ngành nghề.
- Du lịch tạo ra 10% tổng sản phẩm xã hội và 9% GDP trong vùng Đông Nam Á.
- Lao động trong các hoạt động lữ hành và trong ngành du lịch của thế giới tăng trưởng gấp 1,5 lần so với các lĩnh vực khác.
Vào những năm 70 của TK 20, du lịch đại chúng và du lịch không phân biệt vẫn chủ yếu trọng tâm đến các loài thú lớn, chính vì sự quan tâm này đã phá hoại đến môi trường sống, gây phiền nhiễu tới hành vi sống của các loài động vật hoang dã, phá hủy thiên nhiên và môi trường. Tuy nhiên, dần dần du khách cũng bắt đầu nhận thức được những tác hại sinh thái do họ gây ra và hơn thế nữa người dân địa phương cũng đã quan tâm đến giá trị của tự nhiên và môi trường, nên các tour du lịch chuyên hóa như săn bắn chim, cưỡi lạc đà, bộ hành thiên nhiên đã bắt đầu có sự hướng dẫn và quản lý nghiêm ngặt. DLST dần dần định hình từ đây (David Western).
DLST (ecotourism) khá mới mẻ và đang từng bước khẳng định lý do tồn tại của nó; nó là hợp nhất của du lịch thiên nhiên và du lịch ngoài trời. Ở góc nhìn hẹp, chúng ta có thể xem xét DLST là sự kết hợp ý nghĩa của 2 từ ghép “du lịch” và “sinh thái”. Tuy nhiên, vấn đề mà chúng tôi đề cập trong tài liệu này sẽ bao hàm ý nghĩa rộng hơn.
DLST đang còn rất mới mẻ đối với các hướng dẫn viên, các nhà điều hành tour và ngay cả đối với các chuyên gia nghiên cứu về du lịch, do đó thường có sự nhầm lẫn giữa DLST với các loại hình phát triển du lịch khác. Một số tổ chức đã cố gắng làm rõ sự nhầm lẫn này bằng cách sử dụng khái niệm DLST như một công cụ để
thực hiện việc bảo tồn và phát triển bền vững. Đến năm 1993, khái niệm DLST mới có được một định nghĩa của Lindberg và Hawkins phản ánh khá đầy đủ về nội dung và chức năng của DLST. Theo đó, “DLST là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên, là công cụ để bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương“.
Tuy vậy, tổ chức bảo vệ thiên nhiên thế giới (IUCN) cũng có đưa ra định nghĩa khá đầy đủ hơn: “DLST là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại các điểm tự nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hóa đã tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện hành, qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế những tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra, và tạo ra ích lợi cho những người dân địa phương tham gia tích cực” (Ceballos – Lascurain, 1996).
Ngày nay, Ủy ban lữ hành và du lịch thế giới cho rằng du lịch đã trở thành một ngành công nghiệp lớn nhất thế giới, đem lại thu nhập và việc làm đáng kể cho thế giới. Ước tính có đến 650 triệu du khách quốc tế vào năm 2000. DLST cũng đóng góp không nhỏ cho du lịch thế giới và ngày càng gia tăng, đem lại nguồn thu nhập lớn cho các nước đang phát triển và kém phát triển. DLST là động cơ cho nền kinh tế của nhiều đảo nhiệt đới vùng Caribe, khu vực Thái Bình Dương và An Độ Dương. DLST đã thực thi chức năng đưa Rwanda và Belize vào bản đồ thế giới.
Ở VIỆT NAM, trong lần hội thảo về “Xây dựng chiến lược phát triển DLST ở Việt Nam” (9/1999) đã đưa ra định nghĩa về DLST “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.
Ngoài những khái niệm và định nghĩa kể trên còn có một số định nghĩa mở rộng về nội dung của DLST:
- “DLST là sự tạo nên và thỏa mãn sự khao khát thiên nhiên, là sự khai thác tiềm năng du lịch cho bảo tồn và phát triển và là sự ngăn ngừa các tác động tiêu cực lên sinh thái, văn hóa và thẩm mỹ”.
- “DLST là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền
và bảo vệ, phát triển môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững”.
PHẦN 1: SINH THÁI MÔI TRƯỜNG HỌC CƠ BẢN
CHƯƠNG 1
ĐẠI CƯƠNG VỀ SINH THÁI MÔI TRƯỜNG HỌC
1.1 ĐỊNH NGHĨA SINH THÁI MÔI TRƯỜNG
“Sinh thái môi trường học” nằm trong lĩnh vực khoa học môi trường (Environmental science), nghiên cứu về các mối quan hệ tương tác không chỉ giữa các cá thể sinh vật với nhau mà còn giữa tập thể, giữa cộng đồng với các điều kiện môi trường tự nhiên bao quanh nó. Tùy thuộc vào từng thời khắc, từng nơi và từng đối tượng mà sự tương tác của mỗi cá thể có sự thay đổi và được biểu hiện thông qua 2 chỉ tiêu để đánh giá: tính trội và tính đồng đều của quần thể sinh vật trong một hệ sinh thái môi trường.
1.2 LƯỢC SỬ VỀ SINH THÁI MÔI TRƯỜNG
Khái niệm sơ lược về sinh thái được nhà khoa học Hy Lạp Phrastus đề cập vào thế kỷ 3 trước công nguyên (TCN). Phrastus là người quan tâm nhiều đến mối quan hệ giữa vật chất sống và không sống. Tuy nhiên, thuật ngữ “sinh thái học” chỉ thật sự ra đời vào năm 1869 do nhà sinh vật học người Đức Ernst Haeckel đưa ra. Haeckel là người đầu tiên đặt nền móng cho môn khoa học sinh thái về mối tương quan giữa động vật (như những thành phần môi trường hữu sinh) với các điều kiện và thành phần môi trường vô sinh.
Vào những năm giữa thế kỉ 13, nhóm các nhà khoa học của Châu Au và châu Mỹ đã tiến hành nghiên cứu về thực vật ở cấp độ quần xã; sự sắp xếp, cấu trúc và sự phân bố các quần xã thực vật cũng đã được đặt ra trong các nghiên cứu. Ngoài ra, nhóm các nhà khoa học người Mỹ cũng đã nghiên cứu về sự phát triển của các quần xã thực vật và đưa ra quan điểm về các mối tương quan hữu cơ giữa quần xã động vật và thực vật… Đó là bước khởi đầu của quá trình nghiên cứu về sinh thái học. Ngày nay, sinh thái học không chỉ tồn tại trong sinh học mà nó còn là khoa học của nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, lâm nghiệp, y học, xã hội học và thậm chí ngay cả kinh tế học và du lịch.
Năm 1971 cuốn sách “Cơ sở sinh thái học” (Fundamentals of ecology) của giáo sư Eugene P. Odum, thuộc trường Đại Học Georgy – Mỹ ra đời là một sự kiện quan trọng trong nghiên cứu về sinh thái học. Tác giả đã phát triển lý thuyết
về sinh thái học ở mức cao hơn và cũng trong thập niên 70 của thế kỷ này, khi ngành môi trường học đã xác định được chỗ đứng chính thức thì sinh thái học môi trường mới được định hình và phát triển.
Ngày nay con người đã nhận thức được rằng không chỉ môi trường tự nhiên của động, thực vật mà còn của cả con người đã và đang bị suy thoái và hủy hoại một cách trầm trọng mà chính con người là thủ phạm gây ra các tổn thất đó. Sinh thái môi trường ngoài nhiệm vụ của sinh thái môi trường học cổ điển còn tập trung vào việc nghiên cứu các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và môi trường sống thông qua các hoạt động công - nông nghiệp, khai thác tài nguyên… Như vậy, sinh thái môi trường phải là gạch nối giữa sinh thái học cổ điển và môi trường học.
1.2.1 Tiền đề của việc hình thành những phân môn của sinh thái môi trường
Nhận định “Khi cấu trúc trở nên phức tạp thì chức năng tổ hợp liền được bổ sung những tính trạng mới” của Feiblemen (1954) là một trong những tiền đề lý thuyết cho việc hình thành những phân môn của sinh thái học.
1.2.2 Các phân môn của sinh thái môi trường
- Căn cứ vào mức độ tổ chức của hệ thống sống có:
Sinh thái môi trường học cá thể;
Sinh thái môi trường học quần thể;
Sinh thái môi trường học quần xã;
Hệ sinh thái môi trường;
Sinh quyển học.
- Căn cứ vào mục đích nghiên cứu có:
Sinh thái môi trường cơ bản: Nghiên cứu các khía cạnh của sinh thái môi trường và đưa ra các lý thuyết về môi trường học.
Sinh thái môi trường ứng dụng: Ứng dụng các kiến thức lý thuyết vào thực tế để quản lý và cải tạo môi trường.
- Căn cứ vào tính chất của môi trường:
Sinh thái môi trường đất,
Sinh thái môi trường nước,
Sinh thái môi trường không khí.
- Căn cứ vào tính chất của môi trường nhưng theo một hệ quy chiếu khác:
Sinh thái môi trường rừng,
Sinh thái môi trường biển,
Sinh thái môi trường sông,
Sinh thái môi trường ven biển,
Sinh thái môi trường nông thôn,
Sinh thái môi trường đô thị.
- Theo một hệ quy chiếu khác của tính chất môi trường:
Sinh thái môi trường tự nhiên,
Sinh thái môi trường nhân tạo.
Ngoài ra còn có rất nhiều căn cứ để phân định những loại hình sinh thái môi trường khác nhau như tính chất của môi trường, từng loại môi trường, đơn vị môi trường…
1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
1.3.1 Phương pháp luận
Nghiên cứu môi trường sinh thái là nghiên cứu sự tương tác giữa các thành phần môi trường. Môi trường sinh thái được tạo thành bởi các thành phần có liên quan chặt chẽ rất hữu cơ với nhau. Một thành phần của môi trường lại là một môi trường hoàn chỉnh gọi là môi trường thành phần. Khi một môi trường thành phần hoặc một mắt xích trong chuỗi thức ăn bị gây ảnh hưởng hoặc bị phá vỡ sẽ kéo theo hoạt động giải phóng năng lượng bị phá vỡ và tiếp theo đó là hoạt động của toàn bộ hệ sinh thái cũng bị phá vỡ (tham khảo thêm trong tài liệu “Sinh thái môi trường học cơ bản – Lê Huy Bá, NXB ĐHQGTPHCM 2002)
Hình 1.1: Trọng tâm của con người trong môi trường sinh thái
Các hoạt động trao đổi vật chất và năng lượng trong môi trường sinh thái luôn ở trạng thái cân bằng “động”, trong đó các thành phần của môi trường có mối quan hệ qua lại và ràng buộc lẫn nhau. Vì vậy, cần phải có một sự nghiên cứu chi tiết về các mối tương quan lẫn nhau cùng với sự tương tác giữa các thành phần và yếu tố môi trường.
Nghiên cứu môi trường sinh thái không được coi nhẹ thành phần nào trong hệ sinh thái môi trường. Bởi vì hầu hết các chất ô nhiễm xuất hiện trong môi trường thành phần này có thể lan truyền sang các môi trường thành phần khác một cách dễ dàng.
MT nước
Sinh vật và con người
đất
MT
MT không khí Khí hậu
Hình 1. 2: Tương quan giữa các thành phần trong MTST
Nghiên cứu môi trường sinh thái cũng chính là tìm các yếu tố trội và chủ đạo trong hệ tương tác môi trường. Xác định được tính đồng nhất và tính trội mới xác